Thursday, September 29, 2011

MVA-B: Vắc xin HIV đầy triển vọng mới



Các nhà nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Cao cấp Tây Ban Nha, gọi tắt là CSIC, vừa mang đến một tin vui cho các bệnh nhân bị nhiễm virus HIV rằng họ đã hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình sản xuất vắc-xin HIV. Vắc-xin có tên MVA-B sử dụng chính hệ miễn dịch của con người để chống lại virus HIV. MVA-B đã được chứng minh là có sức mạnh tương đương với các loại vắc-xin khác đang được thử nghiệm và thậm chí còn mạnh hơn chúng. 90% những người tình nguyện sử dụng MVA-B đã cho thấy có nhiều dấu hiệu tốt về khả năng kiểm soát sự phát triển của con virus thế kỷ này.

Vào năm 2008, người ta đã thử nghiệm lâm sàng vắc-xin MVA-B trên chuột và khỉ và thấy rằng nó có tác dụng rất tốt trong việc chống lại SIV, một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch của khỉ. Và nay để thử nghiệm khả năng bảo vệ của nó trước HIV, các nhà khoa học đã chính thức thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin này trên 30 người tình nguyện có sức khỏe tốt, trong đó có 24 người là được cho sử dụng MVA-B thật còn 6 người còn lại được cho dùng giả dược. Thời gian thử nghiệm kéo dài suốt 48 tuần.
Virus HIV
Virus HIV
Để tạo ra vắc-xin MVA-B, người ta đã cấy 4 gen của HIV vào một loại vắc-xin khác chữa bệnh đậu mùa là MVA. Hệ miễn dịch của những người tình nguyện sau khi được tiêm MVA-B sẽ phải ứng lại với MVA còn các gen của HIV sẽ không có khả năng tự tái tạo được nên quá trình này vô cùng an toàn đối với họ. Thêm vào đó, việc thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin mới này trên người khỏe mạnh giúp cho hệ miễn dịch của họ có thể phát hiện và chiến đấu với những thành phần của virus HIV. "Nó giống như việc bạn đưa một bức hình của HIV cho hệ miễn dịch để sau này nó có thể nhận biết được virus HIV vậy", ông Mariano Esteban, trưởng nhóm nghiên cứu của CSIC nói.
"Cơ thể của chúng ta chứa rất nhiều lympho bào, mỗi một lympho bào đó đều được lập trình để chống lại các tác nhân gây bệnh khác. Do đó việc huấn luyện các lympho bào này là một điều cần thiết để ta có thể chống lại các mầm bệnh, ví dụ như HIV, một loại virus mà bạn không thể nào tiêu diệt được nó một cách tự nhiên được".
Tiến sĩ Mariano Esteban, trưởng nhóm nghiên cứu vắc-xin MVA-B tại CSIC
Tiến sĩ Mariano Esteban, trưởng nhóm nghiên cứu vắc-xin MVA-B tại CSIC
Công trình thử nghiệm của nhóm cũng nói về 2 loại lympho bào khá quan trọng đó là lympho bào B và lympho bào T. Vắc-xin MVA-B sẽ kích thích quá trình sản sinh ra lympho bào B, có chức năng sản xuất các kháng thể chống lại sự tấn công của HIV vào những tế bào khỏe mạnh. Khi xét nghiệm máu của những bệnh nhân vào tuần thứ 48, người ra thấy rằng cơ thể của khoảng 72,7% số người thử thuốc đã phát triển được những kháng thể chống HIV. Tuy nhiên, điều làm nên tính hiệu quả của vắc-xin MVA-B đó là nó có thể "chiến đấu" dài hạn với các virus chứ không phải chỉ một vài lần. Để làm được điều này, cơ thể của chúng ta cần có lympho bào T, lympho bào này được sản sinh ra ngay từ lần đầu tiên cơ thể bị tấn công và sẽ tồn tại trong cơ thể suốt nhiều năm liền. Chức năng của lympho bào T là kích thích phản ứng miễn dịch của những tế bào bị virus tấn công, giúp cho nó có thể phát hiện và tiêu diệt được cả virus HIV. Xét nghiệm máu vào tuần thứ 48 cho thấy cơ thể của 85% bệnh nhân vẫn giữ được "bộ nhớ" của lympho bào T, tức là cơ thể họ vẫn lưu trữ được thông tin về virus HIV này.
Ông Mariano nói, "Vắc-xin MVA-B đáp ứng được những yêu cầu của một vắc-xin HIV". Mặc dù nó không thể loại bỏ HIV ra khỏi cơ thể nhưng hệ thống miễn dịch của người bệnh có thể giữ cho virus ở trong tầm kiểm soát được, không cho nó tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác. Theo như CSIC cho biết, "Nếu MVA-B vượt qua được giai đoạn 2 và 3 của quá trình thử nghiệm lâm sàng và được đưa vào sản xuất thì trong tương lai, người ta có thể coi HIV giống như mụn mà thôi".
Theo Xã luận

Người Việt Nam nhận giải thưởng Eureka 2011


Tiến sĩ Chu Hoàng Long là đồng tác giả người Việt duy nhất được nhận giải thưởng Eureka 2011 - giải thưởng khoa học uy tín và danh giá nhất Australia được trao cho công trình nghiên cứu “Mô hình lưu lượng dòng chảy đo lường lượng nước có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lượng nước cần dự trữ để bảo vệ môi trường”. Nhân dịp này, TS. Chu Hoàng Long đã dành riêng cho PV một bài trả lời đầu tiên về thành công của công trình nghiên cứu.
“Đề tài đưa ra một công cụ hiện thực để xác định cách thức phân bổ tài nguyên nước một cách tối ưu”

Tháng 9 năm nay giải thưởng Eureka 2011 - giải thưởng khoa học uy tín và danh giá nhất Australia được trao cho công trình nghiên cứu “Mô hình lưu lượng dòng chảy đo lường lượng nước có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lượng nước cần dự trữ để bảo vệ môi trường” của nhóm nghiên cứu: GS. R.Quentin Grafton (chủ trì), GS. Tom Kompas, TS. Chu Hoàng Long đến từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) và GS. Michael Stewardson ( Đại học Melbourne).
Đại học Quốc gia Australia là đối tác lâu năm và thân thiết của Ipsard. Tiến sĩ Chu Hoàng Long là đồng tác giả người Việt duy nhất được nhận giải. Nhân dịp này, TS. Chu Hoàng Long đã dành riêng cho Agroinfo một bài trả lời đầu tiên về thành công của công trình nghiên cứu. Agroinfo xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc:
-Thưa TS. Chu Hoàng Long, được biết ông và đồng sự mới nhận được giải thưởng Eureka 2011, giải thưởng quan trọng nhất cho những người làm khoa học của Australia, xin ông cho biết cảm nhận của mình khi được nhận giải thưởng cao quý này?
Cảm nhận đầu tiên của tôi là vui mừng. Rất vui vì nỗ lực của cả nhóm nghiên cứu trong đó có bản thân mình được mọi người ghi nhận. Và sau đó, chắc cũng giống mọi người khi đón nhận tin vui, tôi nhớ đến những người thân, các bạn bè, đồng nghiệp ở Úc cũng như ở Việt Nam đã từng hỗ trợ, giúp đỡ mình rất nhiệt tình.
-Trên cơ sở nào nhóm nghiên cứu quyết định chọn lĩnh vực này để nghiên cứu thưa ông?
 Một trong những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước là cân đối giữa nước dành cho dân sinh và nước dành cho môi trường. Ở hầu hết các hệ thống sông trên thế giới, rất nhiều đập lớn được xây dựng để trữ nước, và từ những con đập này, nước được phân bổ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Điều này, một phần giúp thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước của con người, nhưng đồng thời cũng gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân: chế độ thủy văn bị đảo lộn, các hệ thống sông bị cạn kiệt, các loài thủy sản không còn môi trường phát triển, các vùng sinh thái bị ảnh hưởng v.v.
Trong nhiều trường hợp, các tác động về môi trường là khá lớn, đặc biệt trong những giai đoạn thời tiết không thuận lợi, ví dụ khô hạn kéo dài 8-10 năm. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước cần có công cụ để xác định mức độ phân bổ nguồn nước một cách tối ưu và đề án nghiên cứu đã đưa ra một lời giải cho bài toán này.
-Đề tài được giải thưởng là đề tài nghiên cứu về phương án “Phân bố tài nguyên nước một cách tối ưu”, xin ông cho biết kết quả nghiên cứu của đề tài này và ý nghĩa thực tiễn ra sao?
Nhóm nghiên cứu đã phát triển một mô hình giúp xác định phân bổ nguồn nước thế nào để tối ưu hóa lợi ích của xã hội trong khi vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường. Mô hình này có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống thủy lợi trên thế giới. Nếu muốn áp dụng vào khu vực nào, ta chỉ cần tính toán các tham số tương ứng với khu vực đó và đưa vào mô hình để tính ra cách phân bổ nguồn nước.
Để minh họa, mô hình được áp dụng cho một trường hợp cụ thể là vùng Murray Darling của Úc. Các phân tích cho thấy là việc ứng dụng kết quả của mô hình trong giai đoạn 2001-2009 tại vùng Murray Darling sẽ giúp tăng lợi ích ròng của xã hội lên khoảng từ 500 triệu đến 3 tỷ USD so với những gì đã thực sự đã diễn ra trong cùng thời gian.
-Có một điều mà chúng ta đang rất quan tâm, đó là sự tác động của các nghiên cứu khoa học đối với các nhà hoạch định chính sách. Theo quan điểm của ông, đề tài nghiên cứu này sẽ có những tác động và hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách như thế nào?
Trường Kinh tế Quản trị Crawford của Đại học Quốc gia Úc, nơi tôi đang làm việc, là một trường chuyên tập trung vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu ứng dụng cho chính sách. Đề tài này là một trong những hoạt động thuộc loại này vì kết quả nghiên cứu không bó hẹp trong phạm vi khoa học thuần túy mà còn nhằm tạo ra sự thay đổi trong chính sách quản lý nguồn nước và môi trường.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đã đưa ra một công cụ hiện thực cho các nhà hoạch định chính sách để xác định cách thức phân bổ tài nguyên nước một cách tối ưu. Ngoài ra, kết quả của mô hình còn cho thấy cách thức phân bổ tài nguyên nước cho môi trường nên được thực hiện theo chu kỳ (pulse effects).
Nói cách khác, khi có thể kiểm soát lưu lượng dòng chảy của các con sông, con người nên tạo ra chế độ thủy văn (ví dụ khoảng cách giữa 2 đợt lũ) gần giống như chế độ thủy văn trước khi các đập chứa nước được xây dựng. Điều này góp phần khẳng định một thực tế là để tối ưu hóa lợi ích của chính mình, con người không nên đi ngược lại với tự nhiên.
-Xin ông cho biết thêm về ý kiến đánh giá của các nhà khoa học chuyên ngành đối với đề tài nghiên cứu này?
 Việc đề tài được trao giải thưởng Eureka đã phần nào nói nên sự đánh giá tích cực của các nhà khoa học về nghiên cứu này. Như lời ông Frank Howarth, Giám đốc của Australia Museum đánh giá điều quan trọng là mô hình này có ý nghĩa toàn cầu bởi nó có thể áp dụng cho tất cả các hệ thống sông trên thế giới. Đây cũng là mô hình đầu tiên trên thế giới giúp các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để đưa ra quyết sách phân bố nguồn nước có lợi cho cả môi trường và kinh tế.
Toàn văn bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí “Water Resource Research” số 47, năm 2011. Đây là một trong những tạp chí quan trọng nhất về tài nguyên nước. Các bài được công bố trên tạp chí này đều phải trải qua quá trình phản biện độc lập.
Theo nguyên tắc, nhóm nghiên cứu không được biết ai là người phản biện bài viết của mình nhưng chắc chắn họ đều là các chuyên gia tầm cỡ, nếu như không nói là hàng đầu thế giới. Ngay từ bản thảo đầu tiên, những nhà phản biện đều đã đánh giá cao về công trình này, chỉ gợi ý một số chỉnh sửa nhỏ để giúp người đọc dễ tiếp cận hơn với những khía cạnh kỹ thuật của bài viết.
-Ông có dự định thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng khoa học và tham gia giảng dạy tại Việt Nam trong tương lai hay không?
 Ngoài nhu cầu cập nhật các tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, tôi nghĩ một người làm khoa học cũng có nhu cầu phổ biến những tiến bộ này để góp phần nâng cao hiệu quả chung của xã hội. Vì vậy, tôi rất vui khi được tham gia vào công tác giảng dạy cũng như là các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học ở Việt Nam. Sắp tới, tôi sẽ tham gia giảng một khóa học về các phương pháp định lượng kinh tế ở trong nước.
Theo Agroinfo/Bee.net

Sự vô vọng của việc xếp hạng các tạp chí khoa học


Xếp hạng tạp chí khoa học và xếp hạng trường đại học là hai xu hướng toàn cầu vừa mới nổi lên trong thời gian gần đây, và đã tạo ra nhiều tác động về chính sách đối với khoa học và giáo dục đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, như bất cứ một xu hướng mới nào, tác động của việc xếp hạng tạp chí khoa học luôn có hai mặt, tích cực và tiêu cực. 

Để hiểu rõ hơn về các tác động tiêu cực của việc xếp hạng tạp chí, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Ellen Hazelkorn - Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu và doanh nghiệp, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chính sách giáo dục tại Viện Công nghệ Dublin. Bà còn là tác giả của cuốn sách “Xếp hạng và việc tái định hình giáo dục đại học: Cuộc chiến giành danh hiệu đẳng cấp thế giới” đã được nhà xuất bản Palgrave Macmillan xuất bản vào tháng ba vừa qua. Phương Anh dịch và giới thiệu.
Xếp hạng các tạp chí học thuật là một trong những khía cạnh gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc đánh giá công trình nghiên cứu của nhà khoa học, và là một căn cứ quan trọng để xếp hạng các trường đại học; đồng thời việc xếp hạng này có ảnh hưởng đến sự nghiệp của nhà khoa học và hoài bão của người dân. Trong giới hàn lâm, nếu ai đó chỉ đơn thuần lâu lâu mới viết được một vài bài trên tạp chí khoa học thì sẽ bị xem là không đủ năng lực khoa học.
Để đáp ứng đòi hỏi về việc phải đưa ra bằng chứng rõ ràng về thành tích nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều quốc gia như Úc, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, và nhiều nước khác nữa, đã đưa ra một số tiêu chí trong việc xếp hạng các tạp chí dựa trên tác động trích dẫn, cũng như phạm vi ảnh hưởng của bài viết trên tạp chí là ở tầm địa phương, quốc gia hay toàn thế giới. Gần đây Quỹ khoa học châu Âu đã tiếp tục đưa ra phiên bản kế tiếp của cái gọi là Chỉ số tham khảo châu Âu cho khối ngành nhân văn (European Reference Index for the Humanities).
Đo lường chất lượng là một việc làm có tính chủ quan; và việc những người thực hiện xếp hạng là các học giả có tầm cỡ, hoạt động trong các tổ chức tư nhân độc lập, cũng chẳng làm giảm tính chủ quan của nó một chút nào.  

Cách làm này có lợi cho các trường đại học ưu tú và các nhà nghiên cứu của họ, vốn là những người thống trị các loại ấn phẩm được có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng. Một số người khác tuyên bố rằng việc xếp hạng tạp chí có tác dụng giúp cho các ngành mới được nhiều người biết đến. Nhưng nhìn chung, tuyệt đại đa số các nhà khoa học chỉ biết cắn răng chịu đựng trước trào lưu xếp hạng tạp chí này mà thôi. 
Hơn thế, còn có vấn đề về cơ sở dữ liệu của các tổ chức xếp hạng, vì chúng chỉ chứa được một phần nhỏ hơn 1,3 triệu bài viết được xuất bản hằng năm. Những ngành chiếm ưu thế trong các bảng xếp hạng là các ngành Vật lý, Sinh học và Y học, do thói quen công bố của các ngành này. Điều này có nghĩa là các nguồn ấn phẩm hoặc các định dạng xuất bản quan trọng khác, chẳng hạn như sách hoặc các bản kỷ yếu hội thảo, các đóng góp vào những bộ tiêu chuẩn quốc tế, các báo cáo chính sách, các định dạng điện tử hoặc các ấn phẩm mã nguồn mở, vv, tất cả đều bị bỏ qua.

Bảng xếp hạng trường đại học thế giới của Thượng Hải, vốn đã trở thành tiêu chuẩn vàng được sử dụng bởi các chính phủ trên khắp thế giới, tính điểm thưởng cho những bài viết đăng trên hai tạp chí Nature và Science - nhưng họ làm như thế dựa trên cơ sở nào nhỉ? Những nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu của từng quốc gia thường liên quan đến các ngành nhân văn và khoa học xã hội cũng ít được công bố trên các tạp chí.
Có thể có rất nhiều lý do để dẫn đến một số lượng trích dẫn cao: lĩnh vực của bài báo có thể rất phổ biến, hoặc bài báo đề cập đến một vấn đề quan trọng, nhưng những điều này không có nghĩa là chất lượng của bài viết cao hơn những bài khác.

Thực tế này có thể thấy khi tôi gặp một nhóm phụ nữ từ các nước đang phát triển: Pakistan, Philippines, Nigeria... đang theo học để lấy bằng tiến sĩ và  đang theo đuổi các nghiên cứu về vấn đề chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, và năng suất cây trồng– những nghiên cứu ứng dụng có liên quan thực sự cho cộng đồng của họ; điều này có nghĩa là ngôn ngữ công bố của họ không phải là tiếng Anh vì các công bố của họ là nhắm vào đối tượng độc giả trong nước. Những ứng viên mà tôi phỏng vấn tại Nhật Bản vào năm 2008 cũng đã nêu lên các quan ngại tương tự, khi các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh được đánh giá cao hơn so với các tạp chí bằng tiếng Nhật.

Việc phụ thuộc quá mức vào sự đánh giá của đồng nghiệp như là một thước đo về chất lượng công trình nghiên cứu cũng là một vấn đề cần được nhìn nhận lại, bởi có rất nhiều lý do để dẫn đến một công trình có số lượng trích dẫn cao: lĩnh vực của bài báo có thể rất phổ biến, hoặc bài báo đề cập đến một vấn đề quan trọng, nhưng những điều này không có nghĩa là chất lượng của bài viết cao hơn những bài khác.
Đây chính là nguyên do của việc trường Đại học Alexandria của Ai Cập đã chiếm được một thứ hạng cao nhưng đầy tranh cãi trong kết quả xếp hạng năm 2010 của THE. Trong khi giới hàn lâm đang đặt dấu hỏi về xu hướng chuyển từ nghiên cứu do sự thôi thúc của sự tò mò đi tìm tri thức mới sang hướng nghiên cứu với mục đích ứng dụng, thì các nhà nghiên cứu vẫn phải có trách nhiệm đối với sự tài trợ từ nguồn ngân sách công.

Tuy nhiên, việc xếp hạng các tạp chí không hề quan tâm gì đến trách nhiệm này. Nói cách khác, bằng cách các chính sách của riêng mình, các bảng xếp hạng tạp chí chỉ đơn thuần đo lường những gì đã được các học giả viết ra và được người khác đọc, hơn là đo lường những tác động và lợi ích của nó đối với xã hội.

Đâu là bằng chứng cho thấy rằng các nghiên cứu đang góp phần giải quyết những thách thức lớn của xã hội hoặc đem lại lợi ích cho sinh viên? Chính phủ các nước đã áp dụng việc xếp hạng tạp chí bởi vì nó có vẻ như là một phương pháp khoa học cho việc phân bổ nguồn lực.

Tuy nhiên, với  phương pháp luận của việc xếp hạng tạp chí hiện nay, rõ ràng là sẽ để lại những hậu quả xấu về lâu dài. Đã có bằng chứng về những tác động tiêu cực liên quan đến việc chọn định hướng nghiên cứu và phương pháp quản lý nghiên cứu: các học giả được khuyến khích viết các bài để đăng trên tạp chí chứ không viết sách hoặc các báo cáo phản biện chính sách, làm cản trở những tìm tòi trong lãnh vực mới vì không an toàn, thiên vị một số ngành nghề trong việc phân bổ nguồn lực, và có những tác động đối với việc tuyển dụng và sa thải trong các trường.
Thay vì sử dụng các yếu tố định lượng để đo lường chất lượng, một Nhóm chuyên gia của EU đã đề nghị kết hợp các phương pháp tính và định lượng. Sở dĩ cần phải làm như vậy là vì các tạp chí, các biên tập viên, và những người phản biện của họ thường rất bảo thủ, họ luôn hành động như người gác cổng, và điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm mất đi những đột phá về mặt tư tưởng vào một thời điểm mà xã hội trên toàn thế giới đang cần có ngày càng nhiều hơn, chứ không phải là ít đi những tiếng nói phản biện của các nhà khoa học.
Theo Tia sáng

Đầu tư nghiên cứu nông nghiệp: không sợ lỗ !


Nhiều ý kiến về cơ chế, chính sách, mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp cũng như những khó khăn, tồn tại đã được các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo Viện, Trường bày tỏ thẳng thắn trong buổi thăm và làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân với lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PPNT) hồi mới đây.

Những cái “được” của khoa học nông nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, những thành tựu mà khoa học mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua là rất lớn và đáng tự hào. Khoa học đã giúp cho Việt Nam giữ vị trí là một trong những nước đi đầu trong xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.

Là một Viện hàng đầu trong ngành thủy lợi thuộc Bộ NN&PTNT, ông Lê Mạnh Hùng- GĐ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết, hầu hết các đề tài, dự án do Viện thực hiện đều hướng tới giải quyết các vấn đề chiến lược của ngành, đòi hỏi cấp bách của thực tế sản xuất và quản lý.

Một số kết quả tiêu biểu của Viện trong thời gian qua có thể kể tới là: Đề tài nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra loại máy bơm 4000 m3/h hướng trục để thay thế cho các loại máy bơm trục ngang hoạt động kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra hướng cải tạo, nâng cấp, giảm điện năng tiêu thụ, tăng hiệu suất làm việc cho loại máy bơm lắp đặt ở 700 trạm bơm đã được xây dựng 50 -60 năm trước trên hệ thống thủy nông ĐBSH.

Cũng trong 5 năm từ 2006 -2010, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu tạo ra được 273 giống cây trồng, trong đó có 97 giống cây được công nhận chính thức gồm: 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 8 giống rau, 4 giống cây ăn quả…nhiều loại giống đã được công nhận và cho sản xuất thử.

Nghiên cứu nông nghiệp còn nhiều cái "vướng" (Ảnh: Phương Hoàn)

Theo báo cáo của Viện di truyền Nông nghiệp, kết quả khảo nghiệm bước đầu của Viện Di truyền nông nghiệp, ngô chuyển gên kháng sâu có khả năng kháng sâu cao hơn hẳn so với giống đối chứng,  không hề bị gãy cờ do sâu đục thân, trong khi tỷ lệ gãy cờ ở giống đối chứng chiếm 2-8%. Ngô kháng thuốc diệt cỏ hoàn toàn không bị ảnh hưởng, trong khi ngô đối chứng bị nhiễm độc bởi thuốc diệt cỏ. Dự kiến sau khi khảo nghiệm thành công thì từ năm 2011 Viện sẽ đưa các giống ngô biến đổi gên vào sản xuất đại trà, đưa sản lượng ngô của cả nước lên 7 – 7,5 triệu tấn/năm.

Ông Nguyễn Văn Bộ-  GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua, Viện đã có 260 giống cây trồng được công nhận, trong đó công nhận chính thức 95 giống (25 giống lúa, 10 giống ngô, 10 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 10 giống rau, 4 giống cây ăn quả, 4 giống chè, 11 giống cà phê và 2 giống mía..) và 165 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử.

Ông  Nguyễn Đăng Vang, nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN - MT Quốc hội khẳng định, tuy nông nghiệp là ngành nằm trong bộ phận cóp thu nhập thấp nhưng những năm qua ngành đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Ngành nông nghiệp xuất khẩu 18- 19 tỷ đô la/năm, nhập khẩu vào vn 8,6 tỷ/năm, để đạt được kết quả này không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của KH&CN.

Còn nhiều bài toán cần đáp án
Hầu hết đại diện các Vụ, Viện đang hoạt động và nghiên cứu trong nông nghiệp đều đồng ý kiến cho rằng, hiện nay cơ chế chính sách cho nghiên cứu trong nông  nghiệp còn nhiều bất cập trong đó nổi bật nhất là đầu tư cho nghiên cứu còn thấp, cơ sở nghiên cứu phòng thí nghiệm còn chưa đồng bộ dẫn tới kết quả nghiên cứu chưa thực sự hiệu quả.

Theo ông  Bùi Bá Bổng, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, thì khó khăn đầu tiên mà Bộ gặp phải là trong công tác quản lý KH&CN ở tầm vĩ mô tuy đã đổi mới nhưng còn chậm. Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu.

PGS. TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp.

Trong thời gian tới cần xây dựng thành lộ trình phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 – 20 năm, đồng thời cần một hành lang pháp lý và cơ chế cụ thể để vừa tạo động lực, vừa là áp lực nhất định để các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình đã đề ra. Trường Đại học Nông nghiệp 1 mong rằng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu khoa học. Không nên phân cấp nghiên cứu theo kiểu hành chính như cấp Viện, cấp Bộ và cao nhất là cấp Nhà nước, mà hãy quan tâm đến kết quả nghiên cứu đó có hiệu quả và cần thiết hay không.

Đại diện Viện Chăn nuôi thẳng thắn chia sẻ, cần có chế độ ưu tiên các nhà khoa học có công trình khoa học chất lượng cao, khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao. Hiện nay, nhiều nhà khoa học có công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa những họ chưa nhận được nhiều, thậm chí không nhận được sự khuyến khích. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, cũng như sức làm việc của các nhà khoa học, hiện tượng chảy máu chất xám trong các Viện đã và đang là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Ngành nông nghiệp mỗi năm xuất khẩu 18 -19 tỷ đôla/năm, là một ngành giữ vào trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua thì có thể nói rằng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp đã có hiệu quả cao, lợi ích đầu tư cho nông nghiệp là tương xứng.
Phương Hoàn

Không có quá trình lão hóa, con người sẽ tuyệt chủng?


Tuổi tác và cái chết không phải là thứ con người muốn nghĩ đến. Tuy nhiên, chính quá trình lão hóa lại giúp chúng ta tồn tại và tiến hóa.

Sử dụng mô phỏng máy tính của hai xu hướng “cạnh tranh”, nhà sinh vật học tiến hóa Andre Martins đến từ trường Đại học Sao Paolo, Brazil đã chứng minh rằng dưới một số điều kiện nhất định, đây hoàn toàn là điều có lợi không phải cho các cá nhân có liên quan mà cho toàn thể các loài.


Mô hình của Martins mô phỏng hai nền văn minh với xu hướng đối lập nhau, một là con người theo thời gian sẽ không thoát khỏi cái chết, hai là con người trở nên bất tử. Qua đó, Martins muốn chứng minh rằng lão hóa là quá trình có lợi.

“Khi có sự thay đổi và đột biến, mỗi loài đều cố thích nghi tốt hơn với điều kiện mới”, ông cho biết. Nếu con người trở nên bất tử, theo dự đoán của những nhà nghiên cứu về tương lai như Ray Kurzweil, thì cuối cùng chúng ta có thể sẽ bị tiêu diệt bởi các loài đối thủ có lợi thế.

“Các loài lão hóa có một lợi thế rõ ràng để thích nghi nhanh hơn và khả năng thích ứng này bằng cách nào đó có thể bù đắp một phần ảnh hưởng có hại của cái chết”, Martins nói thêm.

Ông cho biết, theo thời gian, những loài không có sự lão hóa sẽ bị tuyệt chủng.
Phương Huyền (Theo Daily Mail)

Đánh lừa thị giác qua những bức ảnh độc đáo

Theo các kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu não phải thì ngược lại. Bán cầu não trái có vai trò chính chỉ các kỹ năng nói, viết, tính toán, tư duy và phán đoán; còn bán cầu não phải đóng vai trò chủ đạo quyết định sự khéo léo, óc thẩm mỹ, khả năng cảm thụ âm nhạc, tình cảm, lòng say mê… Như vậy, mỗi bán cầu não đảm trách những nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt và khi được phát triển, sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
- Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi bạn xem tấm hình ở trên:
1. Ngược: Bạn luôn luôn hoặc trong đa số trường hợp thấy cô gái quay ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng não trái nhiều hơn (hay bạn là người thiên về não trái).
2. Thuận: Bạn luôn luôn hoặc trong đa số trường hợp thấy cô gái quay theo chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng não phải nhiều hơn (hay bạn là người thiên về não phải).
3. Bạn thấy cô gái lúc quay chiều này lúc quay chiều kia. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng đều cả não trái và não phải.
1. Hãy nhìn thật kỹ vào hình cô gái khoảng một phút, bạn sẽ thấy:


2. Nhìn kĩ dấu cộng màu đen, bạn sẽ thấy sự khác lạ...

3. Bạn thấy các hình tròn quay hay đứng yên?

4. Hãy nhìn vào dấu chấm đen rồi lùi người ra phía sau hoặc phía trước. 

5. Theo bạn các chấm hình tròn có màu đen hay màu trắng?
 

6. Bạn thử tìm hình khuôn mặt người phía trên tấm ảnh này.

7. Bạn thử tìm 9 khuôn mặt người trong tấm ảnh dưới.

Kỹ năng làm tổ của chim không phải di truyền



Việc làm tổ của chim không phải là một kỹ năng tự nhiên mà là điều phải học và cải thiện dần bằng kinh nghiệm.
Theo hãng tin UPI, các chuyên gia thuộc ĐH Edinburgh (Scotland) đã quay phim những con chim Southern Masked Weaver (một loại chim sâu) ở Botswana khi chúng làm tổ trong suốt mùa sinh sản.
Kỹ năng làm tổ của các con chim thuộc loài trên khác nhau giữa tổ này với tổ kia. Một số xây tổ từ phải qua trái trong khi các con khác làm theo chiều ngược lại.
Một tổ chim Southern Masked Weaver
Một tổ chim Southern Masked Weaver
Các chuyên gia nhận thấy càng xây nhiều tổ, chúng càng đánh rơi ít lá cỏ hơn, nghĩa là việc xây tổ, đối với chúng, là một quá trình học tập.
“Nếu chim làm tổ theo khuôn mẫu di truyền, bạn sẽ nghĩ tất cả các con chim sẽ làm tổ theo cách giống nhau”, chuyên gia Patrick Walsh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
“Tuy nhiên, chuyện này không phải như vậy. Chim Southern Masked Weaver đã phô bày những “biến tấu” trong cách làm tổ của chúng, cho thấy một vai trò rõ ràng của kinh nghiệm. Ngay cả với loài chim, có công mài sắt có ngày nên kim”, ông Walsh nói thêm.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên chuyên san Behavioural Processes.
Theo Thanh Niên

Cà phê có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ



Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Harvard (Mỹ) công bố trên tạp chí Lưu trữ y học nội khoa, những phụ nữ uống từ 2-3 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được 15% nguy cơ bị trầm cảm và giảm tới 20% nguy cơ này nếu uống 4 tách cà phê/ngày.
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học không giải thích một cách rõ ràng tác dụng này của cà phê, tuy nhiên họ nghĩ rằng chất caffeine trong càphê có thể làm hỏng các đặc tính hóa học của bộ não.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cà phê dù đã được khử chất caffeine cũng không có tác dụng tốt đối với tính khí của những phụ nữ tham gia nghiên cứu.
Trước đó, hồi tháng Năm vừa qua, Trường đại học Harvard cũng đã công bố một nghiên cứu khác cho thấy việc uống cà phê dù có hay không có chất caffeine, đều có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến.
Theo các nhà khoa học, hiện vẫn còn quá sớm để khuyến nghị việc uống nhiều càphê. Người dân không nên uống quá 4 tách cà phê/ngày vì uống quá nhiều cà phê có thể gây mất ngủ, lo lắng và co dạ dày.
Theo Vietnam+

Nhiều người thiệt mạng do ăn dưa đỏ



Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) cho biết ít nhất đã có 13 người thiệt mạng và 72 người khác đang trong tình trạng nguy cấp do sự bùng phát dịch bệnh từ vi khuẩn từ hoa quả tại bang Colorado, Mỹ.
Nhiều cái chết được xác định do dưa đỏ bị nhiễm khuẩn. Tại Mỹ, 8 bang đã có báo cáo về dịch bệnh do dưa đỏ bị nhiễm khuẩn.
Trong số 13 nạn nhân thiệt mạng có 4 nạn nhân thuộc bang New Mexico, 2 thuộc bang Colorado, 2 nạn nhân người bang Texas và các nạn nhân còn lại thuộc bang Kansas, Nebraska, Maryland, Missouri và bang Oklahoma.
Nhiều người thiệt mạng do ăn dưa đỏ
Theo thông tin mới nhất, CDC cho hay dịch nhiễm khuẩn đã lan rộng từ California tới Virginia.
Phụ nữ mang thai có thể gặp nguy hiểm do dịch bệnh này. Ba trường hợp tử vong tại bang New Mexico, Kansa và Wyoming đang được nghiên cứu về mối liên hệ với hoa quả bị hư hỏng.
CDC cảnh báo số lượng nạn nhân đang tăng lên. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trên 4 tuần.
Giáo sư Dr Robert Tauxe thuộc CDC cho rằng thời gian ủ bệnh kéo dài thực sự là một vấn đề rắc rối. Người ăn những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn trong vòng một hoặc hai tuần trước có thể phát bệnh sau đó vài tuần.
Nguồn bùng phát dịch bệnh được xác định là từ dưa đỏ trồng tại trang tại Jensen, Granada, Colorado.
Năm 1988 đã có 21 người thiệt mạng vì dịch bệnh bùng phát do hot dog (món xúc xích kẹp bánh mì) bị nhiễm độc, năm 1985, 52 người chết có liên quan đến một loại pho mát mềm kiểu Mexico bị nhiễm khuẩn.
CDC cho biết hàng năm có khoảng 800 dịch bệnh do vi khuẩn được ghi nhận tại Mỹ.
Phạm Thị Bích Thu (Theo BBC)

Mất trí nhớ nếu thiếu vitaminB12



Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức ở những người cao tuổi, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức ở những người cao tuổi
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ
và suy giảm nhận thức ở những người cao tuổi
Khi sử dụng máy chụp cắt lớp kiểm tra 121 người già tại Mỹ, những người thiếu vitamin B12, các nhà khoa học nhận thấy thể tích não của những người này nhỏ hơn bình thường, đồng thời nhận thức của họ cũng rất kém.
Trong nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng chính sự thu hẹp của não dẫn đến suy giảm khả năng ghi nhớ thậm chí mất trí nhớ.
Vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng cho phép các tế bào não hình thành kết nối mới, quá trình hình thành bộ nhớ. B12 cũng là một thành phần thiết yếu của Myelin, lớp phủ bảo vệ các tế bào não. Chính vai trò này của B12 có thể giải thích tại sao thiếu nó dẫn đến mất trí.
Vitamin B12 có trong thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Thiếu vitamin B12 là tình trạng phổ biến ở những người ăn chay, người nghèo ở các nước kém phát triển và thậm chí cả với nhiều người ở các nước phát triến do chế độ ăn uống không hợp lý.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố hôm 27/9 trên tạp chí Neurology, khuyên các bác sỹ nên kiểm tra mức độ vitamin B12 khi điều trị cho các bệnh nhân cao tuổi có dấu hiệu mất trí nhớ.
Theo Đất Việt

Wednesday, September 28, 2011

10 ý tưởng sẽ cải tiến tương lai



Có những gì mới mẻ sẽ đi vào cuộc sống con người trên trái đất vào năm 2100? TS, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Michio Kaku của Trường City University of New York, người Mỹ gốc Nhật, mới đây đã chia sẻ những dự đoán của mình trên tờ The Times.

Thay đổi khó ngờ

Theo TS Kaku, tới năm 2030 sẽ có một loạt những phát minh quan trọng. Trước thời điểm này sẽ phải có những thấu kính tiếp xúc (contact lens) có thể sử dụng được ngay trên mạng Internet. Hiện nay GS Babak Parviz thuộc Trường Đại học Washington ở Seatle, đang nghiên cứu sáng chế mô hình của một công cụ như thế.
Trong bài trả lời phỏng vấn cho The Times, ông mô tả rằng hình ảnh sẽ được tạo nên "ngay trước mắt" với sự trợ giúp của những LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là đèn điốt phát quang) mờ, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực. Công cụ này có thể giúp nhận biết gương mặt, tự động thực hiện các bản dịch từ các thứ tiếng nước ngoài và đưa vào cho mắt ta nhìn thấy những thông tin khác.
Cũng ở thời điểm đó sẽ xuất hiện trên thị trường tự do những "linh kiện" khác nhau của cơ thể con người. Ngay bây giờ những thành tựu mới nhất của khoa học cũng đã cho phép chế tạo các loại sụn, xương, da, tai, mũi, các huyết mạch, van tim, bàng quang và khí quản.
Công việc này được tiến hành như sau trong lời kể của TS Anthony Atala ở Trường Đại học Tổng hợp Wake Forest: các tế bào lấy từ cơ thể bệnh nhân được cấy vào một gốc plastic hình môi. Sau khi cho thêm chất xúc tác tăng trưởng, các tế bào bắt đầu sinh sôi, còn cái gốc cũng dần dà xẹp đi…

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Cũng tới thời điểm năm 2030, nhân loại có thể sẽ làm chủ được công nghệ thần giao cách cảm (truyền thông tin giữa các tâm thức). Ngay ở thời điểm hiện tại, các bác sĩ đã có thể gắn vào não người những vi mạch để với sự giúp đỡ của chúng, chúng ta có thể học cách dùng ý nghĩ để viết những bức thư điện tử, chơi games hay đi du lịch trên mạng Internet,…
Các kỹ sư của Hãng Honda đã chế tạo được những robot theo nguyên tắc này. GS Kendrick Kay ở Trường Đại học Tổng hợp Califonia tại Berkely hiện đang nghiên cứu soạn thảo Từ điển tư duy. Ông nói: "Không loại trừ rằng sắp tới sẽ xuất hiện khả năng khôi phục lại toàn cảnh nhận biết hình ảnh với sự giúp đỡ của các đo lường trong hoạt động não".
TS Kaku nhận định: Có khả năng là tới năm 2070 sẽ có thể làm sống lại những động vật tưởng như đã muôn đời tuyệt chủng. Các chuyên gia hiện nay đã có thể nhân bản động vật theo mẫu ADN lấy từ hài cốt của chúng sau khi chúng chết khoảng một phần tư thế kỷ.
Trong thời điểm hiện nay, các nhà khoa học đã giải mã được bộ gien của người sống ở thời kỳ đồ đá (nealderthal) và trong giới khoa học đang có những bàn tán về triển vọng phục sinh dạng người này! "Tôi nghĩ rằng việc đó có thể làm được khi chúng ta tìm thấy những công cụ giúp biến đổi gien. Về mặt lý thuyết, những công cụ như thế sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện. Vấn đề là ở chỗ, liệu có cần làm việc đó hay không", - TS y khoa Robert Lansa từ HãngAdvanced Cell Technology mô tả bản chất của các tranh luận xung quanh vấn đề này.
Tới năm 2070, có thể sẽ xuất hiện những kỹ nghệ giúp làm chậm quá trình lão hóa của con người. Các thí nghiệm được tiến hành trên động vật và côn trùng đã cho thấy, 30% tuổi thọ có thể sẽ được kéo dài thêm nhờ sự "tiết kiệm năng lượng" cũng khoảng 30% tương ứng.
Tới năm 2100 có thể sẽ trở thành sự thật mơ ước lâu nay của các nhà khoa học về "vật liệu đã được lập trình", có thể giúp các đồ vật thay đổi hình dạng như robot đã làm trong phim Kẻ hủy diệt - 2, Ngày tận thế. Ở thời điểm hiện nay các nhà khoa học đã chế tạo được những con chíp đặc biệt chỉ to bằng đầu kim băng.
Khi thay đổi điện tích, chúng có thể tụ lại với nhau và vì thế, có thể có hình dạng lúc như tờ giấy, lúc như cái cốc, lúc lại giống như cái dĩa… Trong trí tưởng tượng của các nhà khoa học qua cách diễn giải của TS Kaku, sẽ có lúc mà giữa sa mạc bỗng nhiên nổi lên cả một thành phố điệp trùng như trong những bộ phim mang tính viễn tưởng nhất…
Tới đầu thế kỷ XXII sẽ xuất hiện con tàu vũ trụ có thể sử dụng để đi du lịch, chứ không phải để tiến hành chiến tranh giữa các vì sao. Có thể, thoạt tiên đó mới chỉ là những máy tính "nhỏ như móng tay" (!) nhưng bay rất nhanh với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng và nhân loại có thể gửi hàng triệu máy tính như thế vào vũ trụ.
Cũng ở thời điểm đó, nền văn minh của loài người có thể sẽ tìm ra được cách chiến thắng căn bệnh hiểm ung thư. TS Kaku gắn những chờ mong này với bước nhảy vọt trong ngành dự báo học: những con chíp AND gắn vào trong hố xí bệt có thể giúp phát hiện sớm các triệu chứng mắc bệnh ung thư. Trong cuộc chiến đấu chống lại các tế bào ung thư (theo TS Kaku, từ "ung thư" tới thời điểm đó sẽ biến mất ra khỏi tiếng Anh) sẽ có sự tham gia của các quả bom thông minh được chế tạo dưới dạng các phân tử nano mà việc thử nghiệm đang được tiến hành ngay từ bây giờ.
GS Rodney Brooks ở Trường Đại học Massachusetts, một chuyên gia có uy tín cao trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo người máy, chờ đợi ở năm 2100 "sự hội nhập với robot". Ông khẳng định: "Sau 50 năm nữa, chúng ta sẽ được chứng kiến việc tạo nên những sự thay đổi căn bản được đưa vào cơ thể người với sự giúp đỡ của các biến tính gien...
Chúng ta sẽ không còn bị hạn chế theo con đường tiến hóa của Darwin nữa... Tới năm 2100 sẽ có những robot rất trí tuệ bước vào trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không bị cách biệt đối với chúng - có lẽ chúng ta, ở một số phần nào đấy, cũng sẽ trở thành robot và sẽ gắn kết với các robot".
Cũng tới thời điểm năm 2100, sẽ xuất hiện bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực du lịch vũ trụ gắn với việc xây dựng thang máy vũ trụ. Dự kiến rằng, sáng chế này sẽ tiết kiệm được giá thành vận chuyển hàng hóa lên quỹ đạo gần trái đất hàng trăm lần và vì thế, việc đi du lịch trong vũ trụ có thể vừa túi tiền của cả các công dân có mức thu nhập trung bình.
Ca bin sẽ được đưa vào vũ trụ theo đường cáp dài tới hàng nghìn dặm, được chuyển động nhờ lực hướng tâm từ vòng quay của trái đất. Hy vọng biến thành hiện thực dự án kỳ vĩ này được thắp sáng nhờ phát minh các đường ống nano carbon mới được thực hiện gần đây. "Sẽ không có bất cứ một chướng ngại vật lý nào", - Bradley Edwards, người sáng lập ra Hãng Carbon Designs khẳng định.

Khoa học cho đời thường

TS Michio Kaku sinh ngày 24/1/1947 tại San Jose, California trong một gia đình người Nhật nhập cư. Ông nội của TS Kaku sang Mỹ từ năm 1906 để tham gia chương trình dọn sạch San Francisco lúc đó bị thiệt hại nặng nề vì động đất.
Cha ông sinh ra ở California nhưng lại về học ở Nhật Bản và chỉ nói được một chút tiếng Anh. Cả cha mẹ TS Kaku đều từng bị tập trung trong trại dành cho người Nhật ở Califonia (Tule Lake War Relocation Center). Và hai người đã gặp nhau rồi nên duyên chồng vợ chính tại đó. Anh trai của ông cũng cất tiếng khóc chào đời chính trong trại này.
Kaku đã theo học ở Trường cao cấp Cubberley tại Palo Alto vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước và từng là đội trưởng đội cờ vua của trường. Tại liên hoan khoa học quốc gia ở Albuquerque (bang New Mexico), Kaku đã gây được sự chú ý của nhà vật lý Edward Teller và được ông này cấp cho học bổng của Quỹ Hetz Engineering Scholarship.
Năm 1968, Kaku đã tốt nghiệp xuất sắc Đại học Harvard với bằng cử nhân và là sinh viên đứng đầu lớp vật lý của trường. Sau đó, Kaku vào làm việc ở phòng thí nghiệm phóng xạ Berkeley thuộc Đại học California và tại đây, ông đã bảo vệ thành công luận án TS triết học năm 1972. Và ông bắt đầu giảng dạy tại Đại học Princeton từ năm 1973.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, TS Kaku từng bị gọi vào lính và đã được huấn luyện tại căn cứ quân sự Benning, Georgia, cảng Lewis và ở Washington. Tuy nhiên, chiến tranh đã kết thúc vào năm 1975 nên Kaku đã không phải cầm súng ra chiến trường. Hiện nay, TS Kaku giảng dạy tại Trường City University of New York, nơi ông cộng tác từ hơn một phần tư thế kỷ nay.
Ông là một trong những người rất tích cực trong việc phổ biến các kiến thức khoa học về vật lý lý thuyết và các quan điểm hiện đại về cấu tạo thế giới. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách mà mục đích hơn hết của chúng là truyền đạt những lý thuyết khoa học phức tạp tới bất cứ độc giả nào bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
TS Kaku thường xuyên xuất hiện trên đài phát thanh và truyền hình. Ông cũng tham gia nhiều bộ phim tài liệu. Một số bài viết của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng. TS Kaku còn hay tổ chức các cuộc hội thảo ở New York
Theo CAND

Ý tưởng “Con ngựa thành Troy” có thể tiêu diệt tế bào ung thư


Một loại thuốc hóa trị liệu thông thường bên trong vi hạt nhỏ - lấy cảm hứng từ hiểu biết về hoạt động của hệ thống miễn dịch, đã được chuyển hóa thành công vào các tế bào ung thư.
Loại thuốc này được phân phối theo cách trên giúp giảm khối u ung thư buồng trứng trong mô hình động vật nhiều gấp 65 lần so với sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn. Cách tiếp cận này hiện đang được phát triển
Nghiên cứu được tiến hành bởi Quỹ tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Công nghệ sinh học và Sinh học (BBSRC), đã cho thấy "bằng chứng” ở giai đoạn ban đầu, hứa hẹn sẽ biến kết quả nghiên cứu này thành đầu ra cho đề xuất thương mại và được thực hiện tại Queen Mary, Đại học London. Nghiên cứu này sẽ được công bố vào tuần tới trên tạp chíBiomaterials.
Tiến sĩ Davidson Ateh, người đã tiến hành nghiên cứu tại Queen Mary, Đại học London và công ty BioMoti (sẽ phát triển công nghệ này để sử dụng lâm sàng) cho biết: "Nó giống như chúng ta tái hiện trận chiến thành Troy nhưng trên quy mô nhỏ nhất. Tại đây, người Hy Lạp bị lừa bởi sự xâm nhập của một con ngựa rỗng với những người lính do chúng ta quản lý, đánh lừa các tế bào ung thư chấp nhận các vi hạt chứa đầy thuốc”.
Tiến sĩ Ateh và các đồng nghiệp đã tìm ra các vi hạt được bao bọc bởi lớp phủ xung quanh với đường kính một phần trăm sợi tóc người cùng một loại protein đặc biệt gọi là CD95, các hạt này có thể tấn công bên trong tế bào ung thư. Không chỉ có vậy, mà các hạt này có thể cung cấp một liều thuốc hóa trị phổ biến được gọi là paclitaxel.
Chìa khóa thành công của nghiên cứu chính là CD95 gắn với một protein gọi là CD95L - được xem là hiệu quả trên bề mặt của các tế bào ung thư hơn là trên các tế bào khỏe mạnh bình thường.
Tế bào ung thư (nguyên tử màu đỏ và màu xanh lam) bị 2 vi hạt lớn tấn công. (Nguồn: ScienceDaily.com)
Tế bào ung thư (nguyên tử màu đỏ và màu xanh lam) bị 2 vi hạt lớn tấn công. (Nguồn: ScienceDaily.com)
Sau khi bị thâm nhập, các tố bào ung thư sẽ hấp thụ CD95 và các vi hạt kết hợp. Bên trong tế bào, vi hạt có thể dỡ bỏ hàng hóa trị của nó, giết chết các tế bào để giảm kích thước của khối u.
Tiến sĩ Ateh bổ sung: "Các nhà nghiên cứu khác đã nhận thấy rằng những tế bào ung thư có thể sử dụng kết cấu CD95-CD95L để tránh bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch, đó là lý do tại sao CD95L có khả năng tồn tại tốt hơn các tế bào bình thường. Chúng tôi đã giám sát để điều chỉnh các lợi thế hiện có và đẩy mạnh việc thương mại hóa phương pháp này - để "Con ngựa thành Troy" được thông qua”.
Đồng tác giả, giáo sư của Phụ khoa Ung thư thuộc Queen Mary, Đại học London, Iain McNeish nhận xét: "Hóa trị vẫn là cách chính mà chúng tôi xử lý ung thư buồng trứng, phương pháp này có tác dụng tích cực đối với các trường hợp khó điều trị. Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm là tập trung điều trị các tế bào khối u và đồng thời bảo vệ tế bào khỏe mạnh. Đây là một phương pháp hiệu quả và nếu được tiến hành lâm sàng sẽ mang lại hy vọng cho các bệnh nhân về cách điều trị tốt hơn với ít tác dụng phụ hơn”.
Điều tra viên và giáo sư Bệnh học tại Queen Mary, Đại học London, Joanne Martin nói thêm:"Có rất nhiều thuốc mà chúng tôi muốn cung cấp vào trong tế bào - không chỉ là phương pháp hóa trị mà với cả các phương pháp khác. Ví dụ, có các thí nghiệm mới về những loại thuốc để điều trị khối u như liệu pháp sinh học Nếu chúng ta có thể đưa các phương pháp trị liệu sinh học vào CD95 tráng hạt tương tự, sẽ không có lý gì để từ chối phương pháp này”.
Các nhà khoa học đang tiến những nghiên cứu này và BioMoti đang tìm cách thu hút các công ty dược phẩm lớn hơn, thiết lập đối tác công nghệ OncoJanTM để cùng thúc đẩy sự phát triển lâm sàng của phương pháp điều trị mới trong các loại ung thư cụ thể.
Giáo sư Douglas Kell, Giám đốc điều hành BBSRC phát biểu: "BBSRC đã tài trợ công trình tuyệt vời nhằm cải thiện sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về quá trình sinh học. Khi có cơ hội để sử dụng những hiểu biết đó vì lợi ích của con người, nó là điều vô cùng quan trọng để nắm bắt và thực hiện chúng. Một ví dụ điển hình là nghiên cứu hệ thống miễn dịch của con người đã mang lại một công nghệ tiềm năng mới giúp củng cố sức khỏe và hạnh phúc cho cuộc sống tương lai”.

Theo Sciencedaily, Đất Việt

Thành phố nổi có 11 boong tàu, 4 sàn trực thăng



Một công ty Anh tin rằng tòa nhà nổi trên nước, có 11 boong tàu, một khu vực quan sát 360 độ, 4 sàn trực thăng, bến tàu riêng và một vài hồ bơi có thể là nơi con người trú ngụ trong tương lai.

Thiết kế có tên gọi "Dự án Utopia", được giới thiệu tại triển lãm du thuyền Monaco.
Dự án Utopia giống một thành phố nổi hơn là một con tàu.
Dự án Utopia giống một thành phố nổi hơn là một con tàu.
Công ty thiết kế BMT Nigel Gee tới từ Southampton, Hants, Anh hiện vẫn chưa tiết lộ chi phí chi cho việc xây dựng "hòn đảo" nổi này và đối tượng khách hàng nhắm đến của họ là ai.
Di chuyển với tốc độ chậm, du thuyền đặc biệt này trải dài 65 mét trên bề mặt biển. Tầng trên cùng có cả cửa hàng, quán bar và nhà hàng, được bao phủ bởi một mái vòm có thể kéo ra kéo vào.
Dự án Utopia giống một thành phố nổi hơn là một con tàu.
Giám đốc Công ty Thiết kế Du thuyền James Roy tin rằng tòa nhà nổi này có thiết kế khác hoàn toàn với kiến trúc hải quân truyền thống. “Những phiên bản của tương lai thường bị hạn chế bởi sự quen thuộc với hiện tại hoặc là sự phản ánh của quá khứ”, James Roy nói.
James Roy cho biết thêm: “Khi cho rằng du thuyền là một hình thức vận tải, nó sẽ bị ràng buộc trong thiết kế ngay lập tức. Utopia không phải là thứ để đi chuyển. Nó là nơi để ở, hoạt động như một hệ thống neo đậu”.
Theo Bee

Tạo ra tế bào tim người đầu tiên phản ứng với ánh sáng



Trong không gian phòng thí nghiệm nhỏ gọn của Trường Đại học Stanford, Tiến sĩ, bác sĩ y khoa Oscar Abilez đã huấn luyện 1 chiếc kính hiển vi thu thập các tế bào trên 1 chiếc đĩa petri. Một đầu máy video phát lại những gì mà chiếc kính hiển vi nhìn thấy trên màn hình gần bên.
Các tế bào trên đĩa petri này đập nhịp nhàng, khoảng 1 lần/giây. Các tế bào này là các tế bào cơ tim cardiomyocyte, điều khiển chức năng điều hoà nhịp tim và tạo lực cho tim người. Chúng được lập trình là có nhịp đập. Chúng sẽ đập theo cách này cho đến khi chết.
Các chuyên gia nghiên cứu đã tạo tế bào tim người đầu tiên có thể phản ứng với ánh sáng. (Nguồn: sciencedaily.com)
Các chuyên gia nghiên cứu đã tạo tế bào tim người đầu tiên có thể phản ứng với ánh sáng.(Nguồn: sciencedaily.com)
Abilez đưa 1 ngón tay lên như thể muốn nói rằng “Chờ chút” và với tay lấy 1 cái đòn bẩy nhỏ được giấu sau kính hiển vi. Cũng bằng ngón tay này, ông bật cái đòn bẩy lên. Một luồng ánh sáng xanh nhạt lùa vào chiếc đĩa petri. Abilez bật tắt ánh sáng này, lúc đầu nhanh sau đó chậm lại. Mỗi lần ngón tay ông đưa lên thì các tế bào tim co rút lại phối hợp theo ánh sáng.
Trong một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Sinh học - vật lý của Mỹ, Abilez đã mô tả cách thức tạo ra tế bào tim người đầu tiên mà có thể phối hợp cùng ánh sáng bằng cách sử dụng 1 công nghệ có tên là optogenetics.
Các nghiên cứu gia này cho biết, sự tiến bộ này sẽ đem lại cái nhìn mới về chức năng tim. Tuy nhiên, về lâu dài, sự phát triển này có thể dẫn đến 1 thời đại của những máy điều hoà nhịp tim bằng ánh sáng và các mảnh mô phù hợp về mặt di truyền có thể thay đổi các cơ bị huỷ hoại do lên cơn đau tim.
Để tạo các tế bào tim phản ứng với ánh sáng này, ban đầu các nghiên cứu gia đã chèn DNA mã hoá 1 loại protein nhạy ánh sáng có tên channelrhodopsin-2 hay còn gọi là ChR2 vào tế bào phôi gốc của người. ChR2 điều khiển dòng ion được sạc điện vào tế bào phôi gốc của người. Đối với các tế bào tim thì ion chủ yếu là natri, ion này khởi động 1 tầng điện hoá khiến tế bào này co lại. Sau đó họ biến các tế bào gốc này thành các tế bào cơ tim cardiomyocyte không giống các tế bào khác – những tế bào này phản ứng với ánh sáng.
Cũng giống tế bào tim mới này, công nghệ optogenetics là 1 sản phẩm của Trường Đại học Stanford. Tiến sĩ, bác sĩ y khoa Karl Deisseroth đã đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển công nghệ này. Đó là 1 kỹ thuật nghiên cứu ngày càng phổ biến, cho phép các nghiên cứu gia tạo ra các mô của loài động vật có vú phản ứng với ánh sáng.
Abilez là người đầu tiên tạo tế bào tim người bằng công nghệ optogenetics.
Các nghiên cứu gia đã thử nghiệm tế bào mới của họ bằng 1 mô hình tim người trên máy tính, tiêm các tế bào nhạy ánh sáng vào nhiều vị trí khác nhau trong tim và chiếu 1 loại ánh sáng xanh ảo vào chúng để quan sát xem những tế bào được tiêm vào này có ảnh hưởng như thế nào đến việc co lại khi nó di chuyển qua tim.
“Trong quả tim thật, các tế bào điều hoà nhịp tim này nằm ở trên đầu quả tim và tim co lên xuống và xung quanh”, Giáo sư Ellen Kuhl giải thích. “Bằng những mô hình này, chúng tôi có thể cho thấy rằng, không chỉ điều hoà tế bào bằng ánh sáng mới hoạt động mà ở đâu có thể tiêm tế bào tốt nhất đều tạo ra kiểu phản ứng tối ưu này”.
Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, ngoài quả tim thì công nghệ optogenetics còn có thể đem lại nhiều cải tiến cho nhiều căn bệnh khác như các chứng rối loạn thần kinh, cơ xương, tuỵ và tim, bao gồm chứng trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt, chứng tê liệt âm quặt lưỡi, chứng liệt, tiểu đường, các hội chứng đau nhức và chứng loạn nhịp tim.
Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ tài trợ Khoa học Quốc gia, các Viện Y tế Quốc gia và Viện Y khoa Tái sinh California.
Theo Đất Việt

Phương pháp khiến tế bào ung thư tự hủy diệt



Các nhà khoa học vừa phát minh ra một cơ chế "cầu dao" Protein đặc biệt, có thể chỉ đạo cho các tế bào ung thư tự sản xuất ra chất kháng ung thư.
Trong môi trường phòng thí nghiệm, các chuyên gia của Johns Hopkins cho biết những "cầu dao" này hoạt động từ sâu bên trong tế bào và có thể kích hoạt một hoạt chất tiêu diệt tế bào ung thư cực mạnh. Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học là tạo ra một loại vũ khí có thể vừa khiến tế bào ung thư tự hủy diệt, vừa bảo tồn các mô lành tính.
Cầu dao protein sẽ biến các tế bào ung thư thành những nhà máy tí hon, sản xuất ra thuốc chống ung thư ngay trong lòng tế bào ung thư. (Ảnh: Science Daily)
Cầu dao protein sẽ biến các tế bào ung thư thành những nhà máy tí hon,
sản xuất ra thuốc chống ung thư ngay trong lòng tế bào ung thư. (Ảnh: Science Daily)
Theo Science Daily, phương pháp điều trị ung thư đầy hứa hẹn này vừa được công bố hồi đầu tuần trên Tạp chí Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS). Mặc dù "cầu dao" chưa được thử nghiệm trên người và vẫn cần rất nhiều thời gian nữa để "thử lửa", song các tác giả của công trình tin rằng họ đã có bước đi đúng hướng đầu tiên.
Một trong những bài toán đau đầu nhất khi điều trị ung thư là các phương pháp xạ trị phổ biến hiện nay cũng đồng thời tiêu diệt hoặc gây thương tổn đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, với phương pháp "cầu dao protein", các bác sĩ sẽ có thể tiêm cho bệnh nhân"tiền kháng chất", tức một thể thuốc chống ung thư chưa kích hoạt. Chỉ khi nào phát hiện thấy các dấu hiệu ung thư, cầu dao này mới biến tiền kháng chất thành một dạng xạ trị mà thôi.
"Về cơ bản, cầu dao sẽ biến tế bào ung thư thành một nhà máy tí hon, sản xuất ra thuốc chống ưng thư ngay trong lòng tế bào ung thư", Giáo sư Sinh hóa Marc Ostermeier của Trường Đại học Whiting Engineering cho biết trên Science Daily"Chúng tôi hy vọng phương pháp mới sẽ tiêu diệt được nhiều tế bào ung thư hơn, trong khi giảm thiểu những mặt trái và tác dụng phụ của thuốc lên tế bào mạnh khỏe".
Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên tế bào ung thư vú ở người trong môi trường phòng thí nghiệm. (Ảnh: Science Daily)
Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên tế bào ung thư
vú ở người trong môi trường phòng thí nghiệm. (Ảnh: Science Daily)
Để chứng minh hiệu quả của "cầu dao", các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chúng thành công trên tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết ở người trong phòng thí nghiệm. "Đây là một công cụ hoàn toàn khác biệt để tấn công ung thư, tuy nhiên sẽ phải tiến hành thêm nhiều thí nghiệm nữa trước khi chúng ta có thể áp dụng cho các bệnh nhân ung thư", Giáo sư James R.Eshleman, tác giả bài báo trên PNAS bình luận.
Cầu dao protein được tạo ra trên cơ sở hợp nhất 2 protein khác nhau. Một protein chịu trách nhiệm dò tìm các dấu hiệu ung thư, trong khi protein còn lại sẽ biến tiền kháng chất dạng"ngủ" thành hoạt chất tiêu diệt tế bào ung thư. Muốn cầu dao hoạt động được, trước hết người ta phải đưa được chúng vào bên trong tế bào ung thư. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiêm tiền kháng chất.
Liên quan đến tiến độ của cuộc nghiên cứu, Giáo sư Ostermeier cho biết, giai đoạn tiếp theo sẽ là thí nghiệm trên động vật và dự kiến sẽ được tiến hành trong vòng 12 tháng tới.
Theo Vietnamnet

Bé gái nghiện ăn thủy tinh và gạch


Một bé gái 3 tuổi ở bang Indiana (Mỹ), mắc hội chứng hiếm gặp, nghiện ăn những đồ vật như bóng đèn hay gạch.

Bé gái Natalie Hayhurst mắc hội chứng Pica, nghiện ăn những đồ vật không có chất dinh dưỡng. Những món ăn mà cô bé yêu thích nhất là đá và cành củi trong vườn. Thậm chí, Natalie có thể ăn ngấu nghiến một viên gạch như ăn bánh ngọt.
Natalie có thể ăn ngấu nghiên một viên gạch
Natalie có thể ăn ngấu nghiên một viên gạch
Tháng 2/2011, cô bé đã suýt chết sau khi ăn một chiếc bóng đèn. “Một lần, tôi để Natalie nằm trên giường để vào bếp rửa bát. Đột nhiên, cháu bước vào cầm một đoạn dây điện. Miệng cháu chảy máu và tôi hiểu ngay chuyện gì xảy ra”, Colleen, mẹ của Natalie, kể lại.
Colleen lập tức đưa Natalie tới trung tâm y tế gần nhà để sơ cứu trước khi đưa cô bé tới bệnh viện nhi phẫu thuật gắp thủy tinh ra khỏi cơ thể. Rất may là Natalie đã nhanh chóng hồi phục sau ca mổ.
Từ sau vụ tai nạn, Natalie được bố mẹ theo dõi gần như 24/24 và cô bé cũng ít ăn đồ thủy tinh hơn. Nhưng đôi khi sự thèm muốn khiến một cô bé mới 3 tuổi như Natalie không thể cưỡng lại được, đặc biệt là khi chơi trong vườn.
Colleen cho biết: “Con gái tôi ít ăn đồ thủy tinh hơn từ khi cháu bị đau, nhưng cháu lại ăn đá và cành cây tìm được trong vườn. Tôi đã nhiều lần phải gọi cấp cứu vì cháu bị ngộ độc khi ăn chúng.”

Cải thiện trí nhớ bằng chip điện tử



Các nhà khoa học Mỹ đã nghĩ ra được một sơ đồ nguyên lý để tăng cường trí nhớ cho con người, giúp con người có thể nhớ lại tất cả những gì xảy ra trước đây mà chúng ta đã quên. Sơ đồ được rút ra từ những thí nghiệm trên chuột.
Các microchip sẽ giúp cải thiện trí nhớ của con người.
Các microchip sẽ giúp cải thiện trí nhớ của con người.
Theo trang Km của Nga, ý tưởng đó dựa trên việc cấy microchip vào não và điều khiển chúng bằng sóng vô tuyến. Khi nhấn nút ở phím điều khiển, thì có thể thực hiện quá trình nhớ và quên các thông tin.
Trong các thí nghiệm, người ta cắm chip vào não chuột để tác động lên quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Một thiết bị kỹ thuật gắn vào não sinh ra những tín hiệu đặc biệt đi qua các nơron, tác động đến quá trình nhớ và quên. Đặc biệt quá trình này có thể dùng để hồi phục được trí nhớ đã mất.
Qua những thí nghiệm rất công phu, các nhà khoa học đã thực hiện được mục đích đề ra.Thông qua các microchip để ức chế hoạt tính của một phần não xác định, tương ứng với vùng lưu trữ trí nhớ ngắn hạn. với động tác này, chuột không nhớ được những gì đã dạy cho chúng, còn khi bật microchip, thì nó chuyển những tín hiệu tương tự từ vùng trí nhớ ngắn hạn vào vùng trí nhớ dài hạn. Lúc này chuột nhớ lại những gì chúng đã học được.
Các nhà nghiên cứu có ý định tiến hành hàng loạt thí nghiệm lên khỉ và sẽ tiếp tục dùng phát minh của họ để chữa các bệnh Alzheimer và những bệnh khác liên quan đến sự suy giảm chức năng hoạt động của bộ não.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo rằng bộ não người cho tới nay vẫn là một hệ cực kỳ phức tạp mà nhiều điều còn chưa hiểu rõ. Việc can thiệp quá sâu đến nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, mà làm rồi thì sau này không thể sửa chữa.
Theo Vietnamnet

Game giúp người mắc bệnh tâm thần… nâng cao nhận thức



Hãy tưởng tượng bạn đi ra từ văn phòng bác sĩ với một toa thuốc chỉ định chơi một trò chơi video. Các nhà sáng chế của Brain Plasticity với trò chơi nâng cao nhận thức, đã bắt đầu đàm phán với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để thâm nhập vào thị trường game như một loại thuốc điều trị.
Brain Plasticity đã chỉnh trò chơi giúp những người mắc bệnh tâm thần phân liệt cải thiện những thiếu hụt tập trung và trí nhớ liên quan tới rối loạn.
Đầu năm tới, họ sẽ tiến hành một nghiên cứu với 150 người tham gia tại 15 địa điểm trên khắp các đất nước. Những người tham gia sẽ chơi trò chơi trong một giờ, năm lần một tuần trong sáu tháng. Nếu chất lượng cuộc sống của người tham gia được cải thiện ở "liều" như trên thì Brain Plasticity sẽ nhận được phê duyệt của FDA.
FDA chấp thuận các trò chơi máy tính nói chung có thể thay đổi phương thức y tế giúp đỡ các đối tượng cho dù là tâm thần phân liệt hoặc rối loạn phổ biến hơn như trầm cảm hoặc lo âu, Daniel Dardani, thành viên chuyển giao công nghệ tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Nhưng sự tham gia của FDA vào ngành công nghiệp game trí tuệ sẽ đi kèm với cả ưu và nhược điểm. Danh sách phân tích song song các yếu tố này được rút ra từ nghiên cứu và tranh luận chuyên ngành về vấn đề này tại một cuộc họp Phần mềm giải trí và nhận thức Neurotherapeutics tại San Francisco hồi đầu tuần.
Game có thể giúp nâng cao trí tuệ?
Game có thể giúp nâng cao trí tuệ?
Một số hy vọng rằng sự chấp thuận của FDA sẽ bổ sung thêm tính toàn vẹn cho một ngành công nghiệp luôn đầy tranh cãi. "Thế giới của game trí tuệ chỉ toàn là nhảm nhí", Michael Merzenich, một nhà phát triển trò chơi nhận thức, đồng sáng lập của Posit Science phát biểu trên New Scientist tại cuộc họp.
Ông chỉ ra một nghiên cứu năm ngoái cho thấy rằng các trò chơi nâng cao nhận thức không có tác dụng với não bộ (Nature, DOI: 10.1038/nature09042). Sự tham gia của FDA sẽ có tác dụng duy nhất để chứng minh lợi ích của những trò chơi này.
Tuy nhiên, xác định lợi ích của các trò chơi đó là một quá trình phức tạp. Kể từ khi nghiên cứu của the Nature được công bố, các nhà phê bình đã yêu cầu 11.430 người tham gia được tự lựa chọn, khỏe mạnh và không theo một "liều” cố định. Họ cho rằng các trò chơi cần phải được kiểm tra chặt chẽ hơn.
Không giống như các yêu cầu nhận thức trong nghiên cứu của the Nature, các trò chơi của Brain Plasticity có mục tiêu cụ thể và đi kèm với "liều lượng" được yêu cầu nghiêm ngặt với mức độ thường xuyên và lâu dài để đem lại kết quả.
Ngay cả khi FDA chấp thuận cho các trò chơi của Brain Plasticity, họ có vẻ không nghiên cứu kỹ lưỡng yêu cầu bồi thường của các trò chơi cho sự ổn định não người khỏe mạnh, ông Henry Mahncke, một nhà khoa học cấp cao của Brain Plasticity cho biết.
Một số người lo ngại rằng chấp thuận của FDA thực sự sẽ cản trở phát triển của các trò chơi nâng cao nhận thức, bởi vì cơ quan này quá chậm chạp trong việc phê duyệt cho phép trò chơi phát triển. "Tôi nghĩ rằng còn quá sớm để FDA tham gia", Alice Medalia, một chuyên gia khắc phục hậu quả nhận thức tại Đại học Columbia, thành phố New York nhấn mạnh.
Khi thỏa hiệp diễn ra. FDA có thể hướng dẫn cho người tiêu dùng nên tìm kiếm sản phẩm game điều trị nào - tương tự như xử lý các ứng dụng smartphone y tế, ông Alvaro Fernandez, Giám đốc điều hành của SharpBrains, một công ty nghiên cứu thị trường của Washington DC - theo dõi các công cụ khoa học thần kinh ngoài ảnh hưởng cho biết.
Theo Newscientist, Đất Việt