Nhóm các nhà khoa học của Anh, Đức và Mỹ vừa công bố, họ đã giải mã được bộ gene của loại vi khuẩn gây ra Cái chết Đen, bệnh dịch hạch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thu thập và phân tích DNA của loại khuẩn còn bám trên răng và xương ở nạn nhân chết do mắc dịch hạch thời cổ đại. Những xác chết này được khai quật từ một nghĩa trang ở London (Anh).
Hình ảnh minh họa nạn nhân mắc bệnh dịch hạch ở châu Á và châu Âu thời trung cổ
Kết quả sau khi đối chiếu NDA của chủng khuẩn thời cổ đại và hiện đại cho thấy, chủng khuẩn thời trung cổ vẫn tồn tại tới tận ngày nay. Chúng được cho là gây ra bệnh dịch hạch trong quá khứ và một số bệnh dịch khác ở thời nay.
Cái chết Đen là cụm từ chỉ bệnh dịch hạch diễn ra ở châu Á và châu Âu thời trung cổ. Dịch bùng phát hơn 100 lần ở châu Âu trong giai đoạn này. Chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 1347 đến 1351), giết chết khoảng 50% dân số lục địa châu Âu (khoảng 50 triệu người).
Các nhà khoa học đã thu thập vi khuẩn Yersinia pestis từ răng và xương của nạn nhân trong nạn dịch Cái Chết Đen
Theo các nhà khoa học, “thủ phạm” gây ra Cái chết Đen là chủng khuẩn Yersinia pestis, một chủng khuẩn hiếm gặp ở người nhưng lại có sức tàn phá khủng khiếp. Tuy nhiên, họ vẫn chưa xác định chính xác bệnh lây lan từ đâu, lây ra khắp thế giới bằng cách nào. Nhiều giả thuyết cho rằng, vi khuẩn lây lan qua đường biển, theo các thuyền lái buôn hoặc theo đường thương nhân từ châu Á sang châu Âu.
Biểu hiện của bệnh là hạch nổi khắp cơ thể. Khi mạch máu ở các hạch vỡ ra, chúng biến thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông máu đi khắp cơ thể. Chính do các cục máu đen tụ lại trên cơ thể nạn nhân, nên thời đó người ta gọi bệnh này là Cái chết Đen.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Khoa học Nature.
|
Theo Nytimes, Thanh niên |
Friday, October 14, 2011
Giải mã gene vi khuẩn gây ra Cái chết Đen
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment