Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maastricht (Hà Lan) dự đoán, trong vài thập kỷ tới sẽ không có đủ thịt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của người dân nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng với tốc độ như hiện nay. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng thịt gà, cừu, bò, ... được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Sơ đồ mô phỏng quá trình nuôi cấy thịt bò nhân tạo. (Ảnh: Daily Mail)
Nhóm nghiên cứu hiện tại đang phát triển thịt bò nhân tạo được nuôi cấy từ 10.000 tế bào gốc của bò. Quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ giúp những tế bào gốc này phân chia thành hàng tỷ tế bào để tổng hợp thành các mô cơ giống như thịt bò nạc.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Mark Post, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Tôi nhận thấy rằng chúng ta không thể chỉ phụ thuộc các nguồn thịt gia súc tự nhiên trong những thập kỷ tới. Lúc đó, thịt nhân tạo sẽ là một sự lựa chọn bất khả kháng. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng có thể tạo ra những sản phẩm thịt nhân tạo”.
Trong năm 2009, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maastricht cũng đã nuôi cấy thành công thịt lợn nhân tạo bằng phương pháp tương tự. Tuy nhiên, sản phẩm thịt lợn nhân tạo do họ tạo ra chưa có vị và màu như thịt lợn tự nhiên. Trước đó, một nhóm nghiên cứu ở New York (Mỹ) cũng đã tạo ra thịt cá nhân tạo bằng phương pháp nuôi cấy tế bào gốc từ mô cơ của cá vàng.
Các nhà khoa học tính toán rằng, từ 10 tế bào gốc ban đầu có thể tạo ra 50.000 tấn thịt bằng phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trong vòng 2 tháng.
Trong khi đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford (Anh) phát hiện, phương pháp sản xuất thịt nhân tạo từ tế bào gốc sẽ tiết kiệm được từ 35% đến 60% năng lượng và giảm được 80 – 90% lượng khí thải nhà kính so với việc nuôi gia súc để giết mổ lấy thịt.
|
Theo Dailymail, VNN |
Saturday, August 20, 2011
Sản xuất thịt bò nhân tạo từ tế bào gốc
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment