Các nhà khoa học Anh cho biết đã xác định được enzym SGK1 chính là nguyên nhân gây vô sinh và sảy thai ở phụ nữ.
Các nhà khoa học của trường College London đã tiến hành lấy mẫu từ lớp niêm mạc tử cung của hơn 100 phụ nữ. Kết quả cứ 6 phụ nữ có đến một người khó thụ thai và trong 100 phụ nữ có 1 người thường xuyên sảy thai.
Nghiên cứu mở ra hy vọng cho các cặp vợ chồng thiếu may mắn
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine, thủ phạm gây ra tình trạng trên là do một loại enzyme có tên SGK1 trong niêm mạc tử cung. Nếu mức độ SKG1 quá thấp sẽ dẫn đến sảy thai trong khi SKG1 quá cao sẽ dẫn đến vô sinh.
Sau khi phôi thai được đưa vào dạ con, lớp niêm mạc tử cung phát triển thành một cấu trúc đặc biệt gọi là decidua (màng rụng) cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển. Nếu tử cung ít enzym SGK1, các tế bào decidua dễ bị oxy hoá, tạo điều kiện cho các phản ứng hoá học xảy ra trong tế bào và dẫn đến sảy thai.
Tuy nhiên, nếu SGK1 quá cao sẽ khiến việc thụ thai gặp nhiều khó khăn. Khi các nhà khoa học tiến hành cấy thêm SGK1 vào tử cung của những con chuột mẹ thì những con chuột này sau đó không thể mang thai lại.
“Thử nghiệm trên chuột cho thấy sự mất mát tạm thời của SGK1 là cần thiết để dạ con dễ tiếp nhận phôi thai. Tuy nhiên nếu quá trình này vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều vấn đề, trong đó có chảy máu, dấu hiệu của sảy thai”, GS Jan Brosens, người dẫn đầu nghiên cứu làm việc tại Viện Sinh sản và Phát triển Sinh học của trường Imperial nói.
Kết quả nghiên cứu mở ra phương pháp điều trị vô sinh trong tương lai. Những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể dùng thuốc để ngăn chặn SGK1 trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
|
Theo BBC, Đất Việt |
Tuesday, October 18, 2011
Các nhà khoa học Đại học Cambridge (Anh) cho hay: Khả năng của bộ não người đã đạt tới giới hạn, các định luật vật lý học và sinh lý học không cho phép tăng được các hoạt động tư duy của con người nữa. Phải chăng sự thông minh của con người đã đến giới hạn?
Trong quá trình nghiên cứu cấu tạo của bộ não người và nhu cầu năng lượng cần phải cung cấp cho nó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận là quá trình tiến hóa khả năng trí tuệ của con người đã diễn ra vài triệu năm và nay đã đi đến giới hạn cuối cùng.
Giáo sư sinh học thần kinh Simon Loglin, trường Đại học Cambridge tuyên bố: "Chúng ta đã lên tới đỉnh trong sự phát triển của bộ não”. Não chỉ chiếm 2% trong lượng cơ thể mỗi người nhưng lại tiêu thụ khoảng 20% năng lượng.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đã xác định được rằng, để tăng thêm những hoạt động trí tuệ, bộ não người cần được bổ sung một số năng lượng mà theo tính toán, cấu tạo cơ thể con người không cho phép”. Bất cứ sự tăng năng suất lao động trí óc nào cũng như khả năng trí tuệ nào cũng là một điều quá sức đối với cơ thể.
Một số người lập luận rằng, vẫn còn một cách khác nữa để vượt được khả năng hiện nay của bộ não là tăng cường những mối liên kết giữa các tế bào não. Thế nhưng muốn làm được điều đó thì phải cung cấp cho não một khoảng không gian lớn hơn, nói cách khác, phải tăng kích thước cho nó. Thế nhưng hộp sọ chẳng phải là cao su để co giãn một cách linh hoạt.Những vết gấp của não chứng tỏ chúng đã buộc phải tự giới hạn tối đa để có thể nằm gọn trong kích thước của đầu. Cho nên não đã phát triển đến “đỉnh” và phải ngừng tiến hóa.
Từ những lập luận của mình, giáo sư Loglin đi đến một kết luận đáng buồn: “Con người không thể trở thành thông minh hơn được nữa. Thể chất không cho phép ta cứ muốn là được”.
Nhu cầu năng lượng đã quy định sẵn, não chỉ có thể xử lý một lượng các số liệu nhất định trong một giới hạn. Nạp thêm năng lượng thì cơ thể không cho phép.
Tuy từ lâu, ai cũng biết, ở những người thông minh, mạng tế bào thần kinh sở dĩ làm tốt hơn là bởi nó truyền các tín hiệu từ phần này sang phần khác của bộ não với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Để làm được điều đó càng khó khăn hơn. Đã thế, một số dự báo còn chứng minh một điều khá bi quan bộ não của chúng ta đang giảm kích thước.
Liệu những phát hiện trên đây của các nhà khoa học Anh có đồng nghĩa với mức độ thông minh của con người đã đến giới hạn?
|
Theo Vietnamnet |
Giun đất có thể giúp giữ nước trong đất vào mùa khô, ngăn chặn lũ lụt và làm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Giun đất
Loài giun đất đã sống trên hành tinh của chúng ta gần 300 triệu năm qua, nhưng cho tới gần đây, những vai trò quan trọng của chúng chỉ vừa mới được các nhà nghiên cứu người Anh tiết lộ.
Theo các nhà nghiên cứu, trong quá trình đào hang trong đất, loài giun đất đã vô tình giúp đất đai trở nên tơi xốp và tái tạo chất dinh dưỡng; hấp thụ nước và biến đất thành dạng bọt biển ngăn chặn lũ lụt.
Còn trong mùa hạn, chúng lại giúp làm chậm lại quá trình mất nước trong đất. Từ đó, giun đất có thể giúp làm chậm lại ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu hay hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ngoài ra, giun đất còn đóng vai trò là nguồn thức ăn quan trọng đối với nhiều loài chim khác nhau. Một con giun đất có thể sống thọ tới 10 năm, di chuyển với vận tốc 8m/giờ trên mặt đất.
Mùa sinh sản của giun đất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Khi môi trường đạt tới nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (thường là trong thời kỳ nóng ẩm) loài giun đất sẽ tìm kiếm đối tác để thụ tinh.
Hoạt động giao phối thường diễn ra vào ban đêm. Mỗi một con giun đất, trong điều kiện lý tưởng, có thể sinh sản từ 100 tới 140 con giun con trong một năm.
|
Theo Giáo dục |
Thông báo của chính quyền địa phương tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc cho biết, nhà khoa học tế bào gốc Hàn Quốc Hwang Woo-suk đã nhân bản thành công giống chó sói Bắc Mỹ có nguy cơ tuyệt chủng.
Các con sói Bắc Mỹ nhân bản vô tính được gửi tặng tại trung tâm bảo vệ động vật hoang dã Pyeongtaek, phía nam Seoul (Ảnh: dailymail)
Hiện 8 con chó sói Bắc Mỹ nhân bản vô tính đã được chuyển đến trung tâm bảo vệ động vật hoang dã ở Pyeongtaek, phía nam Seoul.
Hwang Woo-suk tiết lộ, ông đã nhân bản thành công 8 con sói Bắc Mỹ bằng cách chuyển nhân tế bào Soma (tế bào cơ thể) một con chó sói vào trứng của chó sói cái.
Con sói đầu tiên được sinh ra vào ngày 17/6/2005 tại Quỹ nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam.
8 chó sói Bắc Mỹ này là những con chó sói Bắc Mỹ đầu tiên trên thế giới được nhân bản vô tính bằng cách sử dụng tế bào.
Hwang bắt đầu nổi tiếng khi ông cho đăng một bài khoa học công bố nghiên cứu thành công nhân bản vô tính tế bào gốc của con người vào năm 2004. Song đến tháng 11/2005, ông bị cáo buộc làm giả. Tới năm 2009, ông bị phạt án tù 2 năm vì tội biển thủ quỹ nghiên cứu và sai phạm đạo đức nghiên cứu. Tháng 12 năm ngoái ông được giảm xuống còn 18 tháng tù treo.
Tuy nhiên thành công của ông về nhân bản vô tính sói Bắc Mỹ vào năm 2005 đã được các chuyên gia và chính quyền địa phương xác thực.
Hiện tỉnh Gyeonggi đang lên kế hoạch tặng một số con sói Bắc Mỹ nhân bản vô tính cho các vườn thú ở nước ngoài trong một nỗ lực để góp phần bảo tồn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
|
Theo Daily mail, Đất Việt |
Sunday, October 16, 2011
Xét nghiệm ADN có thể giúp lập đội bóng không có thành viên dễ bị chấn thương.
Ngày 16/10, một CLB tham gia giải Ngoại hạng Anh thông báo đội bóng này đã xét nghiệm gene cho các cầu thủ để tìm ra ai dễ bị chấn thương hơn.
GS di truyền học phân tử Marios Kambouris nói: “Ngoài ra, có những gene tốt ảnh hưởng tích cực hoạt động thể chất, như tăng khả năng hô hấp”.
Thạch Vũ (Theo Sunday Times)
Ngày 16/10, một CLB tham gia giải Ngoại hạng Anh thông báo đội bóng này đã xét nghiệm gene cho các cầu thủ để tìm ra ai dễ bị chấn thương hơn.
Hậu vệ Ledley King của Tottenham Hotspur bị một loạt chấn thương ảnh hưởng sự nghiệp thi đấu. Ảnh minh họa (Ảnh: Getty Images)
CLB yêu cầu làm xét nghiệm sau khi các nhà khoa học Anh công bố hơn 100 loại biến đổi gene làm tăng nguy cơ chấn thương, ví dụ đứt dây chằng. Gene COL5A1 bị biến đổi khiến cấu trúc đỡ dây chằng liên kết lỏng lẻo hơn. Cấu trúc này trong như dải ruy băng.GS di truyền học phân tử Marios Kambouris nói: “Ngoài ra, có những gene tốt ảnh hưởng tích cực hoạt động thể chất, như tăng khả năng hô hấp”.
Thạch Vũ (Theo Sunday Times)
Virus là thủ phạm của 40% ca ung thư, nên có thể phát triển vaccine ngừa bệnh này.
Nghiên cứu của nhà vi trùng học Harold Zur Hausen (Đức) và cộng sự cho thấy, trong số 200 loại ung thư, nguyên nhân do virus có thể chiếm đến 40%.
Vì vậy, trong tương lai, có thể sản xuất vaccine để phòng nhiều loại ung thư như, u não, ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, máu trắng…
Trước đây, các nhà hoa học phát hiện ra rằng, virus viêm gan B và C có thể gây ung thu gan, HPV có thể gây ung thư cổ tử cung…
Nghiên cứu mới nhất sử dụng phân tích ADN cho thấy, còn nhiều loại virus khác có khả năng gây ung thư. Ví dụ, ung thư da (biểu mô tế bào Merkel) thường xuất hiện sau khi nhiễm polyomavirus – loại virus có nhiều ở chim và động vật có vú.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, liệu pháp chống virus làm chậm quá trình phát triển u não ở động vật với tỷ lệ 70%.
Ở Anh, 310.000 bệnh nhân ung thư được phát hiện mỗi năm, trong đó 156.000 người sẽ tử vong.
Tuệ Nhi (Theo Daily Mail)
Nghiên cứu của nhà vi trùng học Harold Zur Hausen (Đức) và cộng sự cho thấy, trong số 200 loại ung thư, nguyên nhân do virus có thể chiếm đến 40%.
Vì vậy, trong tương lai, có thể sản xuất vaccine để phòng nhiều loại ung thư như, u não, ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, máu trắng…
Trước đây, các nhà hoa học phát hiện ra rằng, virus viêm gan B và C có thể gây ung thu gan, HPV có thể gây ung thư cổ tử cung…
Nghiên cứu mới nhất sử dụng phân tích ADN cho thấy, còn nhiều loại virus khác có khả năng gây ung thư. Ví dụ, ung thư da (biểu mô tế bào Merkel) thường xuất hiện sau khi nhiễm polyomavirus – loại virus có nhiều ở chim và động vật có vú.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, liệu pháp chống virus làm chậm quá trình phát triển u não ở động vật với tỷ lệ 70%.
Ở Anh, 310.000 bệnh nhân ung thư được phát hiện mỗi năm, trong đó 156.000 người sẽ tử vong.
Tuệ Nhi (Theo Daily Mail)
Friday, October 14, 2011
Không nhiều người thông minh như Einstein, nhưng có những địa phương mà người dân có chỉ số IQ cao hơn những nơi khác. Người ta không khỏi đặt câu hỏi vì sao?
Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người.
Theo Livescience, một nghiên cứu cho thấy rằng một đứa trẻ mới ra đời cần tới 90% số calo của mình để tạo ra và vận hành bộ não. (Thậm chí khi đã trưởng thành, riêng bộ não bé nhỏ ấy vẫn tiêu thụ đến 1/4 tổng năng lượng của chúng ta). Nếu trong thời thơ ấu, khi bộ não đang hình thành lại xảy ra chuyện gì đó thì não cũng phải hứng chịu. Những bệnh truyền nhiễm là yếu tố “cướp đi” một số lớn năng lượng dùng để phát triển bộ não. Có một giả thuyết cho rằng đó là nguyên nhân làm xuất hiện sự khác biệt giữa trí thông minh của con người.
Rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số IQ trung bình khác nhau giữa dân tộc này và dân tộc khác cũng như trong cùng một dân tộc có sự khác nhau giữa địa phương này và địa phương khác. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu nguyên nhân. Trọng tâm của những cuộc thảo luận là yếu tố nào, di truyền hay môi trường sống hoặc cả hai ảnh hưởng lớn đến não.
Người ta cho rằng IQ cao hay thấp liên quan đến hàng loạt nguyên nhân: được học lúc nhỏ ở trường tốt hay không, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ, vị trí công tác, tiền lương, nguy cơ béo phì… Tất cả là những điều phải cân nhắc.
Có sự khác biệt trong trí thông minh của những người ở vùng khác nhau? (Ảnh minh họa: Wordpress)
Nhiều nhà khoa học đã đề cập đến bức tranh IQ trên toàn cầu. Nigel Barber cho rằng IQ phụ thuộc chủ yếu vào trình độ học vấn. Donald Temper và Haroko Arikawa lý luận rằng khí hậu nơi nào càng lạnh, càng khó sống, phải cố gắng để tồn tại làm IQ tăng lên. Satoshi Kanazawa đặt giả thiết sự tiến hoá buộc IQ phải cao ở những vùng xa với nguồn gốc tiến hoá của loài người: vùng hạ Sahara của châu Phi. Một giả thuyết khác: Tổ tiên của chúng ta nếu chỉ ở nguyên một chỗ chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều, nhưng nếu di cư đi tìm nơi ở mới, gặp các môi trường đầy thách thức thì trí thông minh buộc phải tiến hoá hơn để sống còn. Điều này xem ra có vẻ hợp lý hơn cả.
Năm 2010, người ta phát hiện sự phụ thuộc mạnh mẽ giữa IQ và các bệnh truyền nhiễm bằng những so sánh thống kê giữa 2 yếu tố này ở các vùng khác nhau trong các thời đại khác nhau và đi đến kết luận: Bệnh truyền nhiễm có thể là cơ sở quan trọng duy nhất để dự đoán chỉ số IQ trung bình.
Giả thuyết dường như không chỉ đúng ở các quốc gia, các vùng địa lý mà còn đúng với các cá nhân. Có những nghiên cứu chứng minh trẻ em nhiễm giun sán đường ruột khi trưởng thành có chỉ số IQ thấp. Một nghiên cứu khác chỉ ra tại nhiều vùng ở Mehico, chỉ số IQ trung bình tăng lên sau khi xoá được bệnh sốt rét. Các nghiên cứu ở các quốc gia khác cũng khẳng định điều này.
Tại Mỹ, IQ trung bình thay đổi theo từng tiểu bang (người dân ở các bang Massachusetts, New Hampshire và Vermont có IQ ở mức cao, còn ở bang California, Louisiana và Mississippi có IQ ở mức thấp). Bệnh truyền nhiễm là cơ sở quan trọng để dự báo chỉ số IQ và đúng với số liệu điều tra. Năm bang có chỉ số IQ thấp nhất đều là 5 bang có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm cao nhất.
Cho tới nay, các dẫn chứng đều đưa đến kết luận bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân đầu tiên làm thay đổi trí thông minh của con người trên toàn cầu. Vì đây là một nhân tố “động” (có thể thay đổi được) hơn là nhân tố di truyền nên là một tin tốt lành cho những ai có ý định xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, liên quan đến chỉ số IQ (vì nếu chỉ tính đến yếu tố di truyền thì khó mà thay đổi được IQ).
Vấn đề còn lại là tìm hiểu bệnh truyền nhiễm nào có ảnh hưởng nhất đến phát triển bộ não.
|
Theo Livescience, Vietnamnet |
Nhóm các nhà khoa học của Anh, Đức và Mỹ vừa công bố, họ đã giải mã được bộ gene của loại vi khuẩn gây ra Cái chết Đen, bệnh dịch hạch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thu thập và phân tích DNA của loại khuẩn còn bám trên răng và xương ở nạn nhân chết do mắc dịch hạch thời cổ đại. Những xác chết này được khai quật từ một nghĩa trang ở London (Anh).
Hình ảnh minh họa nạn nhân mắc bệnh dịch hạch ở châu Á và châu Âu thời trung cổ
Kết quả sau khi đối chiếu NDA của chủng khuẩn thời cổ đại và hiện đại cho thấy, chủng khuẩn thời trung cổ vẫn tồn tại tới tận ngày nay. Chúng được cho là gây ra bệnh dịch hạch trong quá khứ và một số bệnh dịch khác ở thời nay.
Cái chết Đen là cụm từ chỉ bệnh dịch hạch diễn ra ở châu Á và châu Âu thời trung cổ. Dịch bùng phát hơn 100 lần ở châu Âu trong giai đoạn này. Chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 1347 đến 1351), giết chết khoảng 50% dân số lục địa châu Âu (khoảng 50 triệu người).
Các nhà khoa học đã thu thập vi khuẩn Yersinia pestis từ răng và xương của nạn nhân trong nạn dịch Cái Chết Đen
Theo các nhà khoa học, “thủ phạm” gây ra Cái chết Đen là chủng khuẩn Yersinia pestis, một chủng khuẩn hiếm gặp ở người nhưng lại có sức tàn phá khủng khiếp. Tuy nhiên, họ vẫn chưa xác định chính xác bệnh lây lan từ đâu, lây ra khắp thế giới bằng cách nào. Nhiều giả thuyết cho rằng, vi khuẩn lây lan qua đường biển, theo các thuyền lái buôn hoặc theo đường thương nhân từ châu Á sang châu Âu.
Biểu hiện của bệnh là hạch nổi khắp cơ thể. Khi mạch máu ở các hạch vỡ ra, chúng biến thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông máu đi khắp cơ thể. Chính do các cục máu đen tụ lại trên cơ thể nạn nhân, nên thời đó người ta gọi bệnh này là Cái chết Đen.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Khoa học Nature.
|
Theo Nytimes, Thanh niên |
Subscribe to:
Posts (Atom)