Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Saturday, October 8, 2011


Chỉ cần đặt người tài vào một môi trường không thích hợp với tài năng của họ, ngăn chặn các mối liên kết giữa họ với môi trường tất nhiên của họ, tự khắc tài năng đó cũng sẽ mai một rồi thui chột.
Tài năng nào cũng chỉ xuất hiện từ môi trường mà ở đó nó được ươm mầm, nuôi dưỡng, chăm sóc, kích thích, thúc đẩy để tài năng tự thể hiện mình rồi phát triển và tiếp tục phát triển. Điều này cực kỳ quan trọng đối với chiến lược nhân tài.

Tài năng và môi trường

Không thể mơ đến sự xuất hiện của tài năng ở những nơi mà điều kiện không cho phép tài năng xuất hiện. Đại học đẳng cấp quốc tế không thể xuất hiện ở những nơi mua bằng, bán điểm. Nhà nghiên cứu tầm cỡ không xuất hiện từ những người làm khoa học nhưng quay lưng lại với thành tựu bên ngoài. Tác phẩm có giá trị không ra đời từ môi trường vi phạm trắng trợn tác quyền. Nhà quản lý tài ba không thể trở tay được trong thiết chế gồm toàn những người chú tâm đến lợi ích nhóm…

Với chiến lược nhân tài, việc tạo cơ chế để người tài thiết lập môi trường thuận lợi cho công việc của họ là tối cần thiết. Cần phải có những ưu tiên đáng kể để người tài được giao tiếp, sinh hoạt, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp của họ ở phạm vi thế giới chứ không chỉ trong nước. Ở phạm vi quốc gia, các môi trường đang bị vẩn đục cần phải được làm sạch. Dĩ nhiên điều này rất khó, vì nó phụ thuộc vào các chính sách, cơ chế, thậm chí thói quen… của tổng thể đời sống kinh tế - xã hội. 

Rất khách quan và cũng rất khó trách cứ, có những môi trường gần như không có chỗ cho những nhân tài cụ thể nào đó xuất hiện hoặc phát triển đến cùng tài năng của mình. 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có một số bài báo phân tích khá sâu sắc môi trường thực tế khiến những người như Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn… trở thành tài năng. 

Môi trường thế giới là cái không thể thiếu cho tài năng tầm cỡ thế giới của họ. Còn với những người có tài khác, đừng cho là phi lý khi giả định rằng, rất có thể ở đâu đó trên đất Việt Nam vẫn có những người không kém tài ba, nhưng khi chưa kịp trở thành nhân tài thì họ đã vội trở thành những người bình thường lẫn trong hàng triệu người bình thường khác. 

Ban ơn - hàm ơn làm méo mó giá trị xã hội

Hiện tại, môi trường cho tài năng ở Việt Nam quả thật còn nhiều điều bất hợp lý, thậm chí nhức nhối, cần phải suy ngẫm tìm cách giải quyết trong và ngoài khuôn khổ của Chiến lược quốc gia về nhân tài. Có thể kể đến một vài biểu hiện tương đối rõ về những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đến sự xuất hiện và phát triển của tài năng như: Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, can thiệp để thao túng chính sách, đấu thầu không sòng phẳng, quảng cáo gian lận… đã làm cho thị trường đôi khi bất chấp quy luật mà cũng chẳng theo được những định hướng sáng suốt. 

Hiện tượng này không phải là hiếm trong các hoạt động kinh tế. Một môi trường như vậy thật khó cho những tài năng trong sản xuất, kinh doanh phát triển lành mạnh, nhất là những tài năng “ngây thơ” trong ứng xử hoặc thiếu kinh nghiệm về những tiểu xảo.

Tiếp đến là tình trạng vi phạm bản quyền, thù lao lao động trí tuệ (làm ra bản thảo) quá bất hợp lý đã làm nản lòng những người sáng tạo, phá hỏng động lực làm ra tác phẩm có giá trị. Hệ quả tai hại của tình trạng này là người có tài ít để tâm vào việc sáng tạo và công bố những tác phẩm “để đời”; tác phẩm kiệt xuất do vậy không có cơ hội nảy nở và hoàn thành, cái tài của người tài vì thế mà cũng mai một đi.

Tình trạng tham nhũng và tham nhũng lớn ngày càng khó phát hiện, ngày càng vô hiệu hoá được sự can thiệp của công lý, cùng với nạn “chạy chức chạy quyền”, “chạy việc làm”, “chạy bằng cấp”, “chạy trường”… thậm chí “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”, “chạy án”… đã tệ hại đến mức được coi là bình thường, ai cũng thấy mà rồi ai cũng có ý định (hay buộc phải) làm ngơ. Môi trường này dùng tính từ nào để phê phán cũng vẫn là chưa đủ. Đất nước thật khó hóa rồng hóa hổ nếu cơ chế vẫn khiến người dân còn làm ngơ với những tệ nạn này. Mọi tài năng, có lẽ trừ những tài năng kiệt xuất, mới có thể phát triển bình thường trong một môi trường như vậy. 

Trong các hoạt động có liên quan đến cơ quan nhà nước, cơ chế xin cho - một kiểu quan hệ tưởng đã chết cùng với thiết chế bao cấp, nhưng thực ra vẫn sống nhởn nhơ và đang lộng hành nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế. Với cơ chế xin cho, mọi nhu cầu xã hội dù đương nhiên hoặc chính đáng đến mấy cũng buộc phải “đi xin”, nhất là trước cơ quan công quyền. Danh vị, công lý, thậm chí cả tâm linh, nếu có nhu cầu vẫn phải đi xin. Mọi trách nhiệm xã hội ở đây đều biến tướng thành ban ơn và hàm ơn. Người tử tế thì ban ơn không đòi hàm ơn; còn người được ban ơn nếu không hàm ơn thì chí ít cũng bị coi là người không ra gì. 

Ở phạm vi toàn xã hội, ứng xử kiểu này có thể là tiện lợi vì nó được việc, nhưng gây méo mó các quan hệ xã hội. Ngày nay tư duy về trách nhiệm xã hội đương nhiên của người làm công ăn lương để phục vụ người khác rất mờ nhạt. Tư duy ban ơn đối với người được phục vụ lại rất phổ biến, thậm chí đến cả người gác cổng. Điều đáng ngại hơn là số đông chúng ta lại sẵn sàng hàm ơn, hàm ơn một cách tủn mủn.

Bên cạnh cơ chế xin cho là hệ thống quản lý tài chính máy móc, phức tạp. Tưởng là chặt, hoá ra chỉ có thể trói buộc được các hoạt động ngay thẳng, liêm khiết. Nhiều hoạt động của các tổ chức nhà nước nếu muốn triển khai theo đúng yêu cầu của thực tiễn, không hiếm khi buộc phải dựa trên các chứng từ giả dối. “Chi tiêu gì hóa đơn đó” là nguyên tắc không thể thực hiện được. Trên thực tế, điều này tạo ra những kẽ hở cho tham nhũng, lãng phí, và điều đáng nói hơn là gây ra hệ lụy khác rất lớn về phương diện xã hội: Dối trá ngày càng có nguy cơ trở thành bình thường, miễn là chứng từ chi tiêu hợp lệ, miễn là “nói dối được pháp lý hóa”.Điều kiện phát sinh “giả khoa học”.

Giáo dục và khoa học, thi cử và bằng cấp… là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến môi trường của tài năng, nhân tài. Những hạn chế trong giáo dục mấy năm gần đây báo chí gần như này nào cũng nói mà đến nay vẫn chưa có gì báo hiệu một tương lai sáng sủa hơn. Nhìn từ lát cắt về môi trường xã hội thì các hoạt động này đang bị thao túng bởi bảng giá trị xã hội lệch lạc: Ngày nay, bằng cấp, danh hiệu quan trọng hơn trình độ thực, năng lực thực. Có một số doanh nghiệp và tổ chức xã hội đã tuyên chiến với tình trạng này khi tuyển người, nhưng chống không nổi. Dạy và học vẫn khó đi đúng quỹ đạo của giáo dục là học để làm người, học để làm việc, học để có tri thức và văn hóa. 

Cơ chế quản lý giáo dục có gì đó không ổn khiến cho mọi phản biện, góp ý dù là chân thành nhất từ nhiều năm nay cũng đều trở thành vô nghĩa. Cái xấu của thị trường len lỏi vào giáo dục làm cho quan hệ thày trò đôi khi bị vấy bẩn. Các cơ sở đào tạo vẫn hàng ngày sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng. Khoảng cách đáng kể của khoa học so với khu vực và thế giới chưa được rút ngắn. Nhiều đề tài khoa học, vô tình hay hữu ý, vẫn rơi vào tình trạng giả khoa học (Pseudosience, Pseudo-problem).

Trong các dạng tài năng thì tài năng trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý là một dạng đòi hỏi vừa phải đủ chuyên sâu lại vừa phải có tầm nhìn bao quát, khoáng đạt, dài hạn với tâm thế quản lý đòi hỏi vừa nghiêm khắc và vừa đại lượng. 

Tuy nhiên, bảng giá trị xã hội cho quản lý, trong khi quá thiên lệch về giá trị “làm quan” lại cũng đồng thời quá khe khắt trong nhìn nhận những đóng góp của tài năng quản lý. Rất hiếm có những thành đạt nào khác được cả cộng đồng dễ dàng tôn vinh như thành đạt trên con đường hoạn lộ. Nhưng cũng rất hiếm có những đánh giá kịp thời hay cổ vũ đúng lúc cho những quyết sách táo bạo tài ba của những nhà quản lý. Với cá nhân các nhà quản lý cụ thể, trên báo chí người ta chỉ có thể bắt gặp hoặc là những những tâng bốc thiếu khách quan hoặc là chê trách hoài nghi. 

Đứng trước những đòi hỏi mới của sự phát triển đất nước, môi trường cho tài năng, nhân tài ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, khiếm khuyết. Nếu muốn đề cao, tôn vinh hay phát tuy tính tích cực xã hội của nhân tài, thì chưa chắc đã cần đến lương bổng hay đãi ngộ, mà chỉ cần đặt nhân tài vào đúng chỗ của họ, tạo mọi điều kiện để họ được tự do thiết lập những liên kết tất nhiên của họ với môi trường, tự khắc tài năng của họ sẽ được nhân lên, làm lợi cho chính họ và cho sự phát triển của đất nước. 
GS.TS.Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Posted by Unknown


Trong khi Bộ Nông nghiệp cho rằng, cây trồng biến đổi gene giúp tăng năng suất, thì nhiều nhà khoa học lại cảnh báo về an toàn thực phẩm và nguy cơ lệ thuộc của nền nông nghiệp Việt Nam vào các tập đoàn xuyên quốc gia.

Sáng 5/10, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm về phát triển cây trồng biến đổi gene ở Việt Nam với sự tham dự của hàng chục nhà khoa học, chuyên gia.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Bùi Bá Bổng, việc sử dụng giống cây trồng biến đổi gene (Genetically Modified Crop - GMC) trên thế giới hiện nay có hai ý kiến trái ngược nhau. Bên ủng hộ khẳng đây là tiến bộ của khoa học hiện đại, giúp tăng sản lượng nông nghiệp mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được. Luồng ý kiến ngược lại cho rằng loại cây này có nguy cơ đem lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe người, động vật và đa dạng sinh học.
Giống ngô biến đổi gen đang được trồng khảo nghiệm trên diện rộng tại Vĩnh Phúc. (Ảnh: N.H)
Giống ngô biến đổi gen đang được trồng khảo nghiệm trên diện rộng tại Vĩnh Phúc. (Ảnh: N.H)
Thứ trưởng Bổng cho rằng, với một tiến bộ khoa học và công nghệ phức tạp như GMC thì chọn lựa tiếp thu một cách dễ dãi hay dứt khoát từ chối đều chưa phải là cách tiếp cận hay.
Hiện, Việt Nam mới chỉ cho phép khảo nghiệm 3 loại cây trồng GMC là ngô, đậu tương, bông vải. Đây cũng là 3 loại cây mà chúng ta đang phải nhập khẩu với số lượng lớn. Riêng giống ngô biến đổi gene ở Việt Nam đã hoàn tất phần khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường. Sau bước này còn các bước tiếp theo như chứng nhận an toàn sinh học, chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm. Trong năm 2012, ngô biến đổi gene có thể được đưa vào sản xuất đại trà.
Đại diện cho Viện Di truyền nông nghiệp - đơn vị chủ trì khảo nghiệm đánh giá rủi ro với cây biến đổi gene, tiến sĩ - Viện trưởng Lê Huy Hàm công bố, đến năm 2010, loại cây này trên thực tế đã trồng 148 triệu ha, chưa thấy nước nào trồng rồi từ bỏ. Những nước ở châu Âu chưa chấp nhận biến đổi gene là do đang đối diện với khủng hoảng thừa hơn là thiếu, họ không lo nghĩ nhiều đến an ninh lương thực, hay đất đai như các nước đang phát triển. Ông cũng khẳng định, cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào gây ảnh hưởng cho môi trường sức khỏe.
Ông Hàm phân tích, người dân thường một vụ phun tới 14 lần thuốc trừ sâu, như thế họ sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe từ loại thuốc độc hại này, đồng thời môi trường cũng bị ảnh hưởng, như vậy là tận diệt môi trường. Nếu dùng loại cây trồng biến đổi gene kháng sâu, người trồng không phải phun thuốc trừ sâu, mà bản thân loại này sẽ tiêu diệt sâu đục thân, giảm chi phí, giảm độc hại đến môi trường, đảm bảo sức khỏe tốt hơn người trồng, giảm phát thải dư lượng thuốc trừ sâu vào môi trường, đảm bảo đa dạng sinh học.
Hầu hết các ý kiến trong buổi tọa đàm đều cho rằng VN nên thận trọng và không nên sớm áp dụng đại trà công nghệ biến đổi gene. (Ảnh: N.H)
Hầu hết các ý kiến trong buổi tọa đàm đều cho rằng VN nên thận trọng
và không nên sớm áp dụng đại trà công nghệ biến đổi gene. (Ảnh: N.H)
Theo ông Hàm, về nguyên lý, công nghệ biến đổi gene không mới, có từ hàng triệu năm nay. Bản thân cây trồng vật nuôi đã là khía cạnh của biến đổi gene, nhưng nó là sản phẩm của hàng triệu năm, con người chỉ học và đẩy nhanh để đáp ứng nhu cầu. "Cây trồng biến đổi gene là kỹ thuật của tương lai, trước sau chấp nhận rộng rãi. Kết quả khảo nghiệm vừa qua ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, người dân rất vui mừng khi năng suất từ cây trồng biến đổi gene tăng mạnh", ông Hàm nhấn mạnh.
Ủng hộ cây trồng biến đổi gene, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ tịch Hội vi sinh vật cho rằng nên phát triển công nghệ này. Theo ông, dân số ngày càng tăng, để đảm bảo an ninh lương thực, muốn tăng năng suất cây trồng cần tìm cách thay đổi công nghệ. "Dân số thế giới dự kiến vượt quá 12 tỷ người sau 50 năm tới, làm thế nào để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân loại là một vấn đề rất lớn. Không có lý do gì để chúng ta chậm trễ trong việc nhập khẩu các giống cây trồng biến đổi gene đã được thực hiện nhiều năm trên thế giới", ông Dũng nhấn mạnh.
Phản bác lại, giáo sư - viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch hội giống cây trồng lại cho rằng sinh vật biến đổi gene tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể. Gene kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người và động vật ăn thịt thành phần biến đối gene. Điều này sẽ dẫn tới việc tạo ra vi sinh vật có khả năng kháng thuốc.
Về đa dạng sinh học, theo ông Long, cây biến đổi gene có thể phát tán sang họ hàng hoang dã của chúng và các loài cây trồng khác, sang côn trùng gây hại, vi sinh vật, có nguy cơ làm tăng khả năng đề kháng của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ và làm tăng khả năng gây độc của cây trồng biến đổi gene đối với sinh vật có ích. Từ đó làm ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.
Ngoài ra, cây biến đổi gene còn mang cái gene kháng thuốc trừ cỏ thụ phấn với các cây cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây gene kháng thuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật. Việc trồng cây biến đổi gene mang tính chọn lọc như kháng sâu, bệnh, kháng thuốc trừ cỏ phát triển tràn lan sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gene.
"Việt Nam chưa nên phát triển cây trồng biến đổi gene trên diện rộng. Chúng ta không phản đối cây trồng biến đổi gene, nhưng tiếp cận với chúng thế nào thì cần phải thảo luận", ông Long nói. Ông Long kiến nghị, trong 10 năm tới không nên trồng cây biến đổi gene ở nước ta.
Cùng chung nhận định, bà Lê Thị Phi Vân (Viện chính sách, chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn) khẳng định, "GMC không tạo sự khác biệt đáng kể về năng suất, thực tế chứng minh, năng suất GMC sau một thời gian còn thấp hơn cây trồng thông thường và đòi hỏi lượng tương đương các hóa chất diệt cỏ độc hại".
Bà Vân cũng nêu hàng loạt dẫn chứng chứng minh, GMC không hề giúp tiết kiệm chi phí, lượng thuốc trừ sâu có giảm trong 2-3 năm đầu áp dụng GMC, nhưng sau đó tăng dần. GMC còn làm cho sâu bệnh trở nên kháng thuốc. GMC còn tiềm ẩn ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người và vật nuôi. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng công nghệ gene vốn đã không an toàn, có nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe về mặt độc tố, dị ứng và chức năng miễn dịch, sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh lý, chuyển hóa, gene...
Hàng loạt ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo cũng khẳng định, đối với công nghệ biến đổi gene, Việt Nam không thể "đi tắt đón đầu" bởi lợi thì đếm được nhưng hại thì nhiều vô cùng.
Ông Trần Đắc Lợi nêu hàng loạt dẫn chứng về mối đe dọa từ cây biến đổi gene. (Ảnh: N.H)
Ông Trần Đắc Lợi nêu hàng loạt dẫn chứng về mối đe dọa từ cây biến đổi gene. (Ảnh: N.H)
Ngoài ra, theo bà Vân, điều nguy hiểm là phát triển cây biến đổi gene chỉ càng làm cho nông dân phụ thuộc hơn vào các công ty giống, trong khi các công ty giống sẽ có khả năng kiểm soát cả về kinh tế và chính trị mục tiêu thu hút đầu tư vào khâu giống cây trồng.
Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Đắc Lợi, (Phó chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam) cho rằng cần nghiên cứu kỹ về sinh vật biến đổi gene (GMO). Theo ông Lợi, lực lượng thúc đẩy biến đổi gene chủ yếu là tập đoàn xuyên quốc gia.
Trước báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho rằng nói rằng không có bằng chứng về việc tự tử của nông dân Ấn Độ liên quan tới cây biến đổi gene, ông Lợi thẳng thắn: "Người nông dân này tự tử do không trả đủ tiền cho khoản vay nặng lãi, vì họ hoàn toàn phụ thuộc vào người cung cấp giống biến đổi gene. Khi phổ biến, nhà sản xuất tăng giá lên, và tất nhiên nông dân phá sản hàng loạt".
Theo ông Lợi, trên thế giới mới có 29 quốc gia làm, thậm chí tại các nước này đang diễn ra đấu tranh quyết liệt dưới nhiều hình thức khác nhau để không phát triển GMO như Peru quyết tâm đình chỉ không dùng cây trồng biến đổi gene trong 10 năm. Thụy Sĩ, Australia cũng không tiếp tục phát triển GMC nữa. Người dân các nước ngày càng phản đối mạnh việc đưa GMC vào nước họ trên các diễn đàn như một sự kiểm soát xâm lăng tấn công vào chủ quyền an ninh lương thực quốc gia.
Ông Lợi dẫn chứng báo cáo nghiên cứu toàn diện mới đây về nông nghiệp thế giới do Liên Hiệp quốc bảo trợ với sự tham gia của nhiều nước, nhiều tổ chức, đã kết luận: "Sinh vật biến đổi gene không đóng góp được gì cho an ninh lương thực, xóa nghèo, biến đổi sinh học, thêm vào đó sự du nhập biến đổi gene còn làm suy thoái về giống".
"Xu thế tiêu dùng của thế giới hiện nay rõ ràng là thực phẩm an toàn, ở Mỹ đang tẩy chay GMC, Liên minh châu Âu cấm bán mật ong liên quan đến nhiễm sản phẩm của GMC, Mỹ khi gạo lan tỏa lúa của Mỹ thiệt hàng trăm triệu USD. Đây mới là xu thế của thế giới", ông Lợi nói.
Đại biểu này kiến nghị, cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa cây biến đổi gene vào đời sống. Trong đó, quan trọng là cần tập trung nghiên cứu đảm bảo tính độc lập khách quan sau đó mới xem nên áp dụng hay không.
Theo Vnexpress
Posted by Unknown


Năm ngoái, châu Phi có khoảng 2000 trường hợp bị suy nhược cơ thể do giun ký sinh trùng gây ra.
Loại giun ký sinh trùng này có thể đẻ ra hàng ngàn các ấu trùng trong nguồn nước tạo nên nguồn bệnh. Hiện chưa có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng.
Mặc dù giun ký sinh không làm người nhiễm giun chết ngay lập tức, nhưng chúng có thể gây những đau đớn sau khi con người uống phải nguồn nước bị nhiễm bẩn. Cụ thể, khoảng vài tháng sau khi uống phải nước này sẽ có những con giun xuất hiện dưới da bệnh nhân.
Trước đó, việc thúc đẩy tiêu diệt giun ký sinh trùng đã được bắt đầu bởi Trung tâm Carter – được thành lập bởi bởi cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter từ năm 1986.
Khi trung tâm Carter bắt đầu kế hoạch chống lại bệnh do giun ký sinh trùng gây ra 25 năm trước thì có khoảng 3,5 triệu trường hợp bị bệnh trên 21 quốc gia ở châu Phi và châu Á.
Hiện nay không có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng
Hiện nay không có bất cứ loại vắc xin hay cách chữa trị hiệu quả
nào cho những bệnh nhân bị nhiễm giun ký sinh trùng
Ông Carter cho biết rằng: “Giun ký sinh trùng để lại những hậu quả khủng khiếp về sức khỏe, giáo dục và việc làm của các nước. Nó ngăn cản con người thoát khỏi nghèo đói”.
Cục phát triển quốc tế (DflD) đã sẵn sàng chi 20 triệu bảng Anh để khởi động chương trình này. Tuy nhiên, con số đó chỉ giải quyết được khoảng 1/3 chi phí cho chương trình này.
Vì vậy, số tiền hỗ trợ này sẽ được sử dụng để Trung tâm Carter đào tạo nhân lực trong việc theo dõi dịch và sử dụng vải để lọc nước uống.
Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên một căn bệnh được quét sạch thông qua chương trình giáo dục nâng cao nhận thức người dân mà không cần dùng đến thuốc hay văcxin. Điều đó có nghĩa là bệnh do giun ký sinh trùng đang trên bờ vực bị xóa sổ.
Gần đây Nigeria, Niger và Ghana đã thành công trong những nỗ lực quét sạch dịch bệnh do giun ký sinh trùng gây ra.
Theo Đất Việt
Posted by Unknown


Mặc dù tổng diện tích trồng thực vật biến đổi gene tăng lên theo từng năm và cung cấp thêm nhiều lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân loại, thực vật biến đổi gene vẫn là đề tài gây tranh cãi trên toàn thế giới.
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gene. GMC đã xuất hiện cách đây hai thập kỷ.
Trong kỹ thuật biến đổi gene, người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gene. Nếu thêm gene vào một sinh vật nào đó, người ta thường chọn gene từ loài khác. Để làm được việc đó người ta có thể “gắn” gene ngoại lai vào một virus rồi đưa vào tế bào vật chủ, hoặc đưa DNA ngoại lai vào nhân của tế bào bằng ống tiêm. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể chuyển gene vào tế bào và giới khoa học đã tận dụng chúng để tạo ra GMC.
Theo Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (IPONRE), cây thuốc lá biến đổi gene là GMC đầu tiên được trồng thử nghiệm trên đồng ruộng. Các nhà khoa học gây biến đổi gene ở cây thuốc lá để chúng kháng thuốc diệt cỏ, rồi trồng thử nghiệm tại Mỹ và Pháp vào năm 1986. Một thập kỷ sau đó cây trồng biến đổi gene bắt đầu được trồng đại trà với mục đích thương mại.
Những cây xúp lơ biến đổi gene.
Những cây xúp lơ biến đổi gene. (Ảnh: Flickr)
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, GMC cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho thấy GMC mang đến nhiều lợi ích - như làm tăng nguồn cung lương thực và giảm chi phí sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho người nghèo, giảm tác hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với môi trường, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Song một bộ phận giới khoa học lo ngại chúng có thể gây nên những nguy mà con người chưa biết - như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể người.
Mỹ, Canada và các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng GMC. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra thận trọng trong việc cấp phép gieo trồng GMC và trao đổi thực phẩm có nguồn gốc từ GMC trên thị trường. Đa số nước thành viên trong EU không nhập thực phẩm biến đổi gene từ bên ngoài.
Từ năm 1996 đến 2008, số nước trồng GMC đã lên tới con số 25 và tổng diện tích trồng GMC trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu ha năm 2008), theo IPONRE.
Một báo cáo của Liên minh châu Âu, được công bố vào năm 2007, dự đoán rằng tới năm 2015, hơn 40% số cây trồng biến đổi gene trên thế giới sẽ được trồng tại châu Á.
Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gene đã được đưa vào thử nghiệm trong 5 năm qua. Tháng 8/2009, một hội nghị bàn về tương lai của việc trồng đại trà cây biến đổi gene được tổ chức để bàn về khả năng trồng, thương mại hóa và quản lý các rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng cây trồng đổi gene.
Trang tin của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cho hay, Bộ Nông nghiệp và phát tiển nông thôn đã cho phép các tập đoàn lớn của thế giới về cây trồng biến đổi gen nhập sản phẩm vào nước ta để khảo nghiệm trên diện rộng và bước đầu cho kết quả khá suôn sẻ đối với cây ngô. Trên thế giới các cây GMC được trồng nhiều nhất là ngô, đậu tương, cây bông vải và cây cải dầu.
Kết quả khảo nghiệm, theo Bộ Nông nghiệp, là suôn sẻ, và vì vậy Việt Nam sẽ đề nghị trồng đại trà từ năm 2012.
Hôm nay, Liên hiệp các tổ chức khoa học công nghệ sẽ tổ chức hội thảo bàn về chủ đề này. GMC mang đến nhiều lợi ích rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng còn nhiều ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe của con người cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng đại trà.
Theo Vnexpress
Posted by Unknown

Tuesday, October 4, 2011


Một protein điều hoà sự biệt hoá tế bào ởcác mô bình thường có thể giữ một vai trò khác biệttrong bệnh ung thư vú và ruột kết, kích hoạt sự tăng sinh của các tế bào bị tổn thương, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois và trường Y khoa Chicago.
Protein, có tên là PTK6, được tìm thấy trong các tế bào da, ruột bình thường và trong các mô vú bị ung thư, nhưng không bình thường."Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung vào chức năng thông thường của protein này trong ruột, nơi nó điều hoà sự tăng trưởng và biệthoá," Angela Tyner, giáo sư hóa sinh và di truyền học phân tử, cho biết.
Các tế bào biểu mô, chẳng hạn như các tế bào da và các tế bào ruột kết, được thay thế một cách nhanh chóng. Để thay thế chúng, các tế bào mới phải được tạo ra và biệt hoá liên tụcnhằm thực hiện các chức năng chuyên biệt.
Với các nghiên cứu xa hơn về PTK6, Tyner và các đồng nghiệp đã phát triển một con chuột thiếu gen PTK6. Dựa trên quan sát của họ về sự tăng trưởng gia tăng trong ruột, nhómnghiên cứu củaTyner nghi ngờ rằng những con chuột thiếu PTK6 sẽ dễ bị mắc ung thư hơn.
Bằng cách sử dụng một chất gây ung thư, các nhà nghiên cứu đã gây ra các khối u ruột kết tương tự như ung thư ruột kết người ở những con chuột thiếu gen PTK6 và những con chuột bình thường."Những con chuột thiếu PTK6 có khả năng kháng caovới các chất gây ung thư và phát triển các khối u ít hơn", Tyner nói. "Đó là một kết quả bất ngờ."
Tyner và các đồng nghiệp của cô đã có thể xác định các nguyên nhân của kết quả bất ngờnày. Họ đã phát hiện ra rằng PTK6 kích hoạt một loại protein chịu trách nhiệm cho việc mở và đóng gen, được gọi là STAT3. Các nghiên cứu trước đây đã xác định một vai trò cho STAT3 trong sự tăng sinh và nhận thấy rằng nó giữ vai trò quan trọng trong nhiều bệnh ung thư biểu mô, bao gồm cả ung thư da và ung thư ruột kết.
PTK6 dường như đang giữ các vai trò đối lập nhai trong tế bào bình thường và tế bào ungthư, Tyner nói."Chúng tôi tin rằng PTK6 có thể giữ một vai trò trong việc khởi đầu của ung thư ở ruột kết, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết vai trò của nó trongsự di căn."
Phòng thí nghiệm của Tyner đang tiếp tục nghiên cứu vai trò của PTK6 trong bệnh ung thưnhằm mục đích cung cấp một phương pháp điều trị không chỉ đối với ung thư ruột kết mà còn cho cả ung thư vú trong tương lai.
Theo TTCNSH TPHCM
Posted by Unknown

Thông qua việc xác định tác động của gen trên một con đường truyền tín hiệu, các nhà khoa học tại Trung tâm Y  khoa Trẻ em Quốc gia đã đạt được tiến bộ trong việc tìm hiểu cơ chế của một quá trình phát triển não quan trọng, đó là sự tăng trưởng và sửa chữa chất trắng, được gọi là sự myelin hoá.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh(Neuroscienc), xác định gen Sox17 giúp điều hoà con đường truyền tín hiệu Wnt/beta-catenin trong quá trình chuyển đổi các tế bào tiền thân của tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocyte progenitor cells) hay tế bào não chưa trưởng thành đến một trạng thái được biệt hoá, trưởng thành hơn, nơi mà chúng tạo ra myelin.
"Đây là lần đầu tiên gen Sox17 đã được xác định như một nhân tố điều hoà của con đường WNT/beta-catenin trong quá trình myelin hóa". Tiến sĩLi-Jin Chew, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc mất Sox17 kích thích quá mức con đường WNT/beta-catenin và làm các tế bào não chưa trưởng thành không trưởng thành và sản xuất myelin, gây ra các khuyết tật về phát triển trong sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ em."
Myelin là chất liệu bảo vệ xung quanh sợi trục tế bào thần kinh;nói chung các loại tế bào thần kinh này được gọi chung là chất trắng. Chất trắng có vai trò như "mạng lưới" thông tin sơ cấp, dẫn truyền tín hiệu nhanh chóng giữa các vùng chất xám. Nếu không có nó, bộ não sẽkhông hoạt động đúng. Sự myelin hoá, hay sự phát triển chất trắng, ở người bắt đầu trongbụng mẹ trong giai đoạn khoảng 5 tháng tuổi và tiếp tục trong suốt hai thập kỷ đầu tiên của đời sống. Sự myelin hoá có thể bị sai hỏng bởi một số lý do như nhiễm trùng tử cung, giảm hoặc gián đoạn lưu lượng máu đến não trẻ sơ sinh, hayt ổn thương trong chu kỳ sinh. Kết quả là chất trắng không phát triển đúng cách hay bị hư hỏng, dẫn đến sự chậm phát triểntâm thần và những khuyết tật về phát triển.
"Từ đây, chúng tôi có kế hoạch xem xét kỹ hơn các thành phần của con đường mà Sox17 điều hoà. Chúng tôi sẽ có thể hiểu các sự kiện phân tử rất quan trọng xảy ra trong quá trình phát triển tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocyte), Tiến sĩ Vittorio Gallo, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học thần kinh, phát biểu. "Đây là một khám phá cực kỳ thú vị đưa chúng ta đến gần hơn để tìm ra nguyên nhân cơ bản của các bệnh về chất trắng. Nócũng có nghĩa là cuối cùng chúng ta có thể hiểu làm thế nào có thể tác động đến những con đường này và có thể làm giảm sự tổn thương hay thiếu hụt chất trắng ở những bệnh nhân."
Sự myelin hoá, sự tăng trưởng và sửa chữa chất trắng, và nghiên cứu cơ chế phức tạp của phát triển não trước khi sinh là một trọng tâm chính của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học thần kinh, nơi cũnglà trụ sở của Chương trình Bệnh ChấtT rắng, một trong những chương trình lâm sàng lớn nhất cho việc điều trị trẻ em bị rối loạn gây ra do sự thoái hoá chất trắngcủa não.
Theo CNSH TPHCM
Posted by Unknown

Kính hiển vi điện tử quét (SEM) hình ảnh của ở miếng vá với các sợi nano vàng và alginate. Cụm hình sao của các sợi nano vàng có thể được nhìn thấy trong những hình ảnh này.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại MIT và Bệnh viện Nhi Boston, Hoa Kỳ, đã chế tạo những miếng vá tim sử dụng các sợi dây nhỏ xíu làm bằng vàng (gold) được sử dụng để tạo ra các mẫu mô tế bào mà tất cả chúng có khả năng co bóp đồng thời, bắt chước các động thái tự nhiên của cơ tim. Kết quả của nghiên cứu này trong tương lai, sẽ giúp ích cho việc điều trị cho những bệnh nhân đau tim.
Miếng vá tim mới, sử dụng các sợi dây nano vàng để tăng cường tín hiệu điện giữa các tế bào, một bước tiến đầy hứa hẹn trong điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân đau tim.

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Nature Nanotechnology, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn so với những miếng vá tim đang được sử dụng hiện nay, vốn không đạt yêu cầu về mức độ tăng cường lưu thông tín hiệu điện giữa các tế bàođể đảm bảo cơ tim trơn, liên tục co bóp.

"Trái tim là cơ cấu khá tinh vi bao gồm cả tín hiệu điện", theo giáo sư Daniel Kohane, làm việc tại Phòng Khoa học Y tế và Công nghệ (HST), Harvard-MIT và là tác giả chính của Nghiên cứu này. "Điều quan trọng là các tế bào cơ tim phải co bóp nhịp nhàng, nếu không thì các mô sẽ không hoạt động đúng".
Cách tiếp cận mới và độc đáo sử dụng các dây nano vàng nằm rải rác giữa các tế bào cơ tim khi các tế bào cơ tim này đang phát triển trong ống nghiệm, một kỹ thuật "tăng cường đáng kể hiệu suất của các miếng vá tim", Kohane nói. Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này cuối cùng có thể dẫn đến sự ra đời của các miếng vá tim, sẽ được cấy ghép để thay thế các mô bị hư hại sau một cơn đau tim.
Kính hiển vi điện tử quét (SEM) hình ảnh của dây nano
Kính hiển vi điện tử quét (SEM) hình ảnh của dây nano
Các đồng tác giả của nghiên cứu này gồm: tiến sĩ Brian Timko, làm việc tại MIT và tiến sĩ Tal Dvir, cựu sinh viên, hiện đang làm việc tại Đại học Tel Aviv ở Israel, các tác giả khác là đồng nghiệp của họ đến từ Phòng Khoa học Y tế và Công nghệ (HST), Bệnh viện Nhi Boston và Phân Khoa Hoá học của MIT trong đó có Robert Langer, the David H. Koch Institute Professor.
Để xây dựng mô mới, các kỹ sư sinh học thường sử dụng các miếng vật liệu giống như miếng bọt biển xốp để tổ chức các tế bào thành các hình dạng chức năng khi chúng lớn lên. Theo truyền thống, tuy nhiên, những miếng vật liệu này đã được làm từ vật liệu có độ dẫn điện kém, trong khi các tế bào cơ tim, dựa trên các tín hiệu điện để phối hợp tạo ra sự co bóp đồng thời, đây là một vấn đề lớn.

"Trong trường hợp của các tế bào cơ tim đặc trưng: mối tiếp giáp giữa các tế bào phải có khả năng dẫn truyền tín hiệu điện tốt giữa các tế bào"
, theo Timko. Tuy nhiên miếng vật liệu lại hoạt động như một chất cách điện, ngăn chặn tín hiệu lưu thông giữa các tế bào và làm cho gần như tất cả các mô tế bào không thể phối hợp nhịp nhàng.
Để giải quyết vấn đề, Timko và Dvir đã hợp tác bổ sung lẫn nhau: Timko thiết kế các dây nano bán dẫn bằng vàng (gold), Dvir trong kỹ thuật cấy ghép mô cơ tim - để thiết kế miếng vá tim mà sẽ cho phép các tín hiệu điện đi qua.

"Chúng tôi bắt đầu động não, và tôi nhận ra rằng khá dễ dàng để phát triển các dây nano truyền dẫn tín hiệu điện, làm bằng vàng (gold), và tất nhiên là vàng có tính dẫn điện cao", Timko nói thêm. "Chỉ cần có hai sợi nano truyền dẫn tín hiệu được làm bằng vàng, dài vài microns là truyền tín hiệu được rồi".
Nhóm nghiên cứu đã trộn alginate (một chất hữu cơ như kẹo cao su) với một dung dịch chứa các dây nano vàng để tạo ra một miếng vá tổng hợp với hàng tỷ các cấu trúc kim loại nhỏ xíu chạy qua nó.

Sau đó, họ cấy tế bào cơ tim lên miếng vá hỗn hợp vàng - alginate, thử nghiệm tính dẫn của mô phát triển trên miếng vá hỗn hợp này so với mô phát triển trên miếng vá làm bằng alginate tinh khiết. Vì tín hiệu được hướng dẫn bằng ion canxi và trong số tế bào, nhà nghiên cứu có thể kiểm tra tín hiệu điện lan truyền giữa các tế bào đi bao xa bằng cách quan sát lượng canxi có mặt trong các khu vực khác nhau của mô.

"Về cơ bản, canxi là cách mà các tế bào cơ tim giao tiếp với nhau, vì vậy chúng tôi quan sát tế bào với dấu hiệu đặc trưng canxi và đặt miếng vá lên kính hiển vi", Timko nói. Ở đây, nhóm nghiên cứu quan sát: có sự cải tiến thật ấn tượng trong tế bào phát triển trên miếng vá hỗn hợp: loạt tín hiệu dẫn truyền cải thiện bằng khoảng ba ước dưới dạng luỹ thừa 10.

"Trong mô tim bẩm sinh khoẻ mạnh, có sự dẫn truyền qua nhiều cm", Timko nói. Trước đây, mô phát triển trên miếng vá alginate nguyên chất dẫn truyền đi chỉ khoảng một vài trăm (đo bằng dụng cụ đo vi lượng) hoặc vài ngàn milimét. Nhưng ở miếng vá với các sợi nano vàng và alginate đạt được sự dẫn truyền tín hiệu vượt qua quy mô nhiều milimét, Timko nói.
"Đây là một sự so sánh khập khiễng. Việc sử dụng các miếng vá tim được làm từ những vật liệu nano thì tốt hơn nhiều", Kohane nói.

Charles Lieber, một giáo sư hóa học tại Đại học Harvard nói: "thật tuyệt vời". "Tôi nghĩ rằng kết quả đã khá rõ ràng, và rất thú vị cả về cơ bản: thể hiện rằng nhóm nghiên cứu đã cải thiện tính dẫn điện của những miếng vá và sau đó rõ ràng đã tạo ra sự khác biệt trong việc tăng cường khả năng co bóp đồng thời của mô tế bào cơ tim".

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch để theo đuổi các nghiên cứu trên cơ thể người để xác định làm thế nào các chức năng mô phức hợp tiếp tục phát triển sau khi được cấy ghép vào cơ thể sống. Ngoài ra, đối với bệnh nhân đau tim, Kohane nói thêm rằng các thử nghiệm thành công  "sẽ mở ra một loạt các cánh cửa cho các loại kỹ thuật khác liên quan đến mô tế bào".Lieber nhất trí với nhận định trên.

"Tôi nghĩ rằng: các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác có thể tận dụng lợi thế của ý tưởng này cho các hệ thống khác: Trong tế bào cơ khác, cấu trúc mạch máu khác, có lẽ ngay cả trong hệ thống thần kinh, đây là một cách đơn giản để có một tác động lớn đến các hình thức thông tin liên lạc tập thể của các tế bào", Lieber nói . "Rất nhiều người sẽ tận dụng kết quả của nghiên cứu này".
Theo Hồ Duy Bình/Khoa học
Posted by Unknown


Một con rắn có tới 5 đầu vừa được phát hiện ở gần ngôi đền Kukke Subramanya, làng Subramanya, thuộc Karnataka (Ấn Độ).

Ngôi đền nơi phát hiện ra con rắn kỳ dị này là một địa điểm hành hương nổi tiếng ở Ấn Độ.
Ngôi đền nơi phát hiện ra con rắn kỳ dị này là một địa điểm hành hương nổi tiếng ở Ấn Độ.
Ngôi đền thuộc làng Subramanya, bang Karnataka (Ấn Độ), cách Mangalore khoảng 105km.
Ngôi đền thuộc làng Subramanya, bang Karnataka (Ấn Độ), cách Mangalore khoảng 105km.
Theo Xã luận
Posted by Unknown