Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Monday, September 26, 2011



Trong những năm 1940, khoảng 1.300 tù nhân, bệnh nhân tâm thần và gái mại dâm Guatemala đã bị một số bác sĩ Mỹ cho nhiễm giang mai, lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đây không phải là lần đầu tiên, con người bị sử dụng làm công cụ trong những thí nghiệm như vậy.

Cả làng phát điên

Báo cáo do Ủy ban nghiên cứu các vấn đề đạo đức sinh học của Tổng thống Mỹ công bố đầu tuần này gọi sự kiện nói trên là "một chương đen tối trong lịch sử y học của chúng ta". Cách mô tả này có lẽ còn là quá nhẹ đối với những gì mà một số nhà khoa học Mỹ đã làm với những đối tượng nghiên cứu người Guatemala. Họ không hề được cho biết mình bị sử dụng vì mục đích gì và trong số những người bị nhiễm, chỉ có hơn một nửa được cho dùng một loại thuốc nào đó để điều trị.
Khoảng 1.300 người Guatemala đã bị một số nhà khoa học Mỹ cho nhiễm giang mai để nghiên cứu.
Khoảng 1.300 người Guatemala đã bị một số nhà khoa học
Mỹ cho nhiễm giang mai để nghiên cứu.
Sự kiện này làm người ta nhớ đến hàng loạt các thí nghiệm phi đạo đức khác mà Mỹ đã tiến hành với con người. Dự án MKULTRA mà Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành trong những năm 1950 là một ví dụ. Hàng nghìn người, dù không tình nguyện và không được thông báo, đã bị bí mật cho dùng các loại thuốc hướng thần và chất gây nghiện, bao gồm cả LSD. Nhiều nạn nhân đã bị hủy hoại nặng nề về tâm thần.
Năm 1953, một trong số này, Frank Olson, chuyên gia vũ khí sinh học của Chính phủ Mỹ đã tự sát vì trầm cảm. Theo báo Anh The Daily Telegraph, một thí nghiệm tương tự cũng được CIA tiến hành tại một làng nhỏ miền Nam nước Pháp.
Chỉ trong vài tháng của năm 1951, hàng trăm người ở đây đột nhiên xuất hiện các biểu hiện bất thường về thần kinh, ảo giác. Ít nhất 5 người đã chết, hàng chục người phải vào bệnh viện tâm thần. Phóng viên điều tra người Mỹ H P Albarelli Jr cho rằng, CIA đã trộn thuốc gây ảo giác vào bánh mỳ và một số thực phẩm của người dân địa phương.

Trẻ không tha

Đứng đằng sau các thí nghiệm phi đạo đức không chỉ là CIA hay các tổ chức nghiên cứu của quân đội mà còn có một số nhà khoa học làm việc cho các đại học hàng đầu nước Mỹ.
Năm 1971, để trả lời câu hỏi liệu một con người sẽ biến đổi như thế nào sau 2 tuần nằm trong trại giam, Philip Zimbardo, giáo sư tâm lý thuộc Đại học Stanford đã tuyển 24 sinh viên, trả mỗi người 15 đôla một ngày rồi chia họ thành 2 nhóm, tù nhân và cai ngục. Họ được đưa vào một môi trường giả định giống hệt nhà tù.
Những người đóng cai ngục được dạy một số biện pháp trấn áp tù nhân. Họ nhanh chóng quên đi những thói quen, cách hành xử bình thường ngoài xã hội, trở nên cứng rắn đến mức tàn nhẫn. Còn tù nhân thì suy sụp. Thí nghiệm buộc phải kết thúc sớm hơn kế hoạch 1 tuần. Nhưng hậu quả của nó đối với những người tham gia thì kéo dài hơn rất nhiều so với dự liệu của tác giả.
Không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng bị biến thành vật thí nghiệm. Năm 1920, để nghiên cứu về cảm giác sợ hãi và tác động của phương pháp điều kiện hóa cổ điển, John B. Watson (Đại học Johns Hopkins) đã sử dụng một em bé mới 9 tháng tuổi. Ông ta cho em bé tiếp xúc với một số con vật như thỏ, chuột và đồ chơi để thăm dò phản ứng. Khi thấy bé không tỏ ra sợ hãi, nhà nghiên cứu đã tạo ra những tiếng động mạnh và bất ngờ mỗi khi bé định chạm vào các đồ vật làm "mồi nhử".
Kết quả thu được đúng như Watson mong đợi: Cậu bé khóc thét mỗi lúc nghe tiếng động và không dám chạm vào bất cứ thứ gì được đưa ra. Nhưng đối tượng thí nghiệm thì không may mắn như vậy. Watson đã không thể làm gì để khắc phục ảnh hưởng mà nghiên cứu tàn nhẫn này đã gây ra trước khi nó bị buộc phải chấm dứt.
Theo Bee
Posted by Unknown


Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước vừa có đơn đề nghị các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá lại tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trước khi xây dựng.
Trong Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7 năm nay, một số dự án thủy điện gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học, trong đó có dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Theo các nhà khoa học, sự phát triển ồ ạt của các công trình thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai trong những năm qua đã tác động tới tài nguyên nước và đa dạng sinh học của các vùng đầu nguồn sông Đồng Nai trong tình trạng báo động. Trong khi chưa có bản đánh giá đầy đủ về tác động môi trường từ công trình thủy điện ở đây.
Do đó, các nhà khoa học đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu đánh giá lại toàn diện những tác động môi trường, xã hội của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, xây dựng và hoàn thiện chương trình quản lý môi trường với các giải pháp công khai cho công chúng, các bên liên quan được biết.
Họ cũng đề nghị dừng lại các hoạt động cấp phép đầu tư xây dựng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để chờ kết quả đánh giá tác động môi trường sau đó mới quyết định tiếp tục triển khai hay không.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, các nhà khoa học yêu cầu phải thành lập một hội đồng tư vấn quốc gia để thực hiện nhiệm vụ giám sát và đánh giá tính khả thi của hai dự án thủy điện Đồng Nai.
Theo các nhà khoa học, thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ tác động lớn tới Vườn quốc gia Cát Tiên. (Ảnh: Luxury Travel)
Theo các nhà khoa học, thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ
tác động lớn tới Vườn quốc gia Cát Tiên. (Ảnh: Luxury Travel)
Trong hội thảo về Quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và khu vực sông Đồng Nai vừa qua, hầu hết các nhà khoa học đồng tình nên xem xét tiến hành điều tra, đánh giá tác động môi trường một cách khách quan, khoa học.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, đại học Cần Thơ cho rằng không nên xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. "Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án này là Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai rất sơ sài, thiếu căn cứ, chưa đánh giá hết tác động tiêu cực đến môi trường", tiến sĩ Tuấn nói.
Cũng theo tiến sĩ Tuấn, hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến Bàu Sấu - khu Ramsar (khu dự trữ sinh quyển ngập nước) nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên. Các tổ chức quốc tế sẽ xem xét và có thể rút lại quyết định công nhận khu Ramsar. Mặt khác, danh hiệu khu dự trữ sinh quyển vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận năm 2001 cũng có thể bị xem xét lại.
Bà Phạm Thị Cẩm Nhung, điều phối viên chính sách của tổ chức WWF, cho biết xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là xâm phạm đến Vườn quốc gia Cát Tiên và các khu rừng nguyên sinh, làm xáo trộn cuộc sống của loài động vật quý hiếm ở đây.
Để giải quyết nhu cầu năng lượng, tiến sĩ Tuấn cho rằng không nhất thiết cứ phải phát triển thủy điện, mà cần tận dụng nguồn thay thế như điện hạt nhân, năng lượng mặt trời.
Trong quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện sông Đồng Nai được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2002, dự kiến công trình thủy điện Đồng Nai 6 có công suất lắp máy 180MW, sản lượng điện bình quân 773,6 triệu kWh/năm, diện tích bị ngập gần 2.000 ha, trong đó 732 ha thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, phần còn lại thuộc rừng phòng hộ 2 tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, phải di dời 3 công trình công cộng và 33 hộ dân.
Giữa năm 2007, Tập đoàn Đức Long Gia Lai xin đầu tư dự án này. Quá trình nghiên cứu, lựa chọn phương án tối ưu đã thay đổi dự án thành công trình thủy điện 2 bậc thang mang tên Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A với tổng công suất 241 MW, tổng mức đầu tư gần 5.700 tỷ đồng, tổng sản lượng điện gần 1 tỷ kWh/năm.
Theo Vnexpress
Posted by Unknown


Các nhà khoa học đang tìm cách chế tạo loại vi mạch có khả năng biến ánh sáng thành điện dựa theo phản ứng quang hợp của thực vật.
Thực vật tiến hành các phản ứng quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng với tỷ lệ hiệu quả đạt tới 100%. Các pin mặt trời cũng dùng chất bán dẫn silicon để biến ánh sáng thành điện, song mức độ hiệu quả của chúng chỉ đạt từ 6 tới 25%.
Vì thế Greg Scholes, một giáo sư hóa học của Đại học Toronto tại Canada, nảy ra ý tưởng chế tạo cỗ máy có khả năng quang hợp như lá cây. Họ hy vọng những cỗ máy đó sẽ xuất hiện trong máy tính, thiết bị lưu trữ dữ liệu, động cơ, Discovery cho biết.
Vi mạch quang hợp như lá cây
“Cây cối là những cỗ máy phức tạp hệt như một chiếc máy bay Boeing 777. Chúng có khả năng điều chỉnh hoạt động ở mọi khâu trong từng giây. Đó là loại máy móc mà chúng tôi muốn chế tạo”, Greg phát biểu.
Ý tưởng của Scholes – được công bố trên tạo chí Nature Chemistry – là chế tạo một vi mạch sinh học có khả năng biến ánh sáng mặt trời thành điện. Loại vi mạch này sẽ trở thành nguồn cung cấp điện cho máy tính, các thiết bị lưu trữ và thậm chí các vi mạch điện tử.
Khi các phân tử thu nhận ánh sáng của cây được kích thích bởi các photon hạt photon trong ánh sáng từ mặt trời, chúng sẽ dao động và truyền năng lượng tới phân tử và tế bào khác. Hiện tượng này giống như một sóng lan truyền trên mặt ao.
“Bạn có thể dùng các vi mạch sinh học ấy để ghi và đọc dữ liệu trên các máy tính hiện nay”, Scholes khẳng định.
Một số nhà khoa học tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của vi mạch sinh học. Chris Bardeen, giáo sư hóa học tại Đại học California, nói rằng thách thức lớn nhất sẽ là thu năng lượng từ những ánh sáng có bước sóng khác nhau, chứ không chỉ ánh sáng nhìn thấy.
Alan Aspuru-Guzik, một giáo sư hóa học của Đại học Harvard tại Mỹ, đã tìm hiểu cơ chế quang hợp trong thực vật nhằm tạo ra những tấm pin mặt trời hiệu quả hơn trong tương lai. Ông nhấn mạnh rằng nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi chúng ta chứng kiến sự ra đời của những vi mạch có khả năng quang hợp như lá cây.
“Thực vật có những cơ chế sửa chữa mà chúng ta không thể sao chép. Thách thức lớn về mặt kỹ thuật là tạo ra một loại vật liệu có khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời trong 20 năm liên tục mà không xuống cấp”, ông bình luận.
Theo Xã luận
Posted by Unknown


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv phát hiện, loài bọ cánh cứng Epomis trưởng thành có thể gây rắc rối, thậm chí là ăn thịt loài cóc săn mồi và các loài lưỡng cư.
Khi các nhà nghiên cứu đặt con bọ Epomis và cóc vào trong cùng một chiếc thùng, kết quả cho thấy con cóc bị con bọ đánh bại.
Con bọ sẽ cắn vào miệng cóc và ăn thịt cóc (Ảnh: news.discovery)
Con bọ sẽ cắn vào miệng cóc và ăn thịt cóc (Ảnh: news.discovery)
Sau khi 2 con vật đượng đặt gần nhau, con bọ bắt đầu di chuyển phần đầu và râu của mình để thu hút sự chú ý của con cóc.
Con cóc và các loài lưỡng cư thường xuyên ăn họ hàng ấu trùng Epomis, vì vậy các con cóc nghĩ rằng nó đã phát hiện một bữa ăn và bắt đầu tới gần hơn. Càng gần nó càng được, ấu trùng vẫy gọi.
Cóc thè lưỡi bắt ấu trùng nhưng khi chui vào miệng cóc, Epomis đã sử dụng mồm mình cắn vào miệng cóc và hút nước của cóc sau đó ăn thịt. Đôi khi ấu trùng chỉ được một bữa ăn nhẹ và con cóc thì bị tổn thương, tuy nhiên cóc thường trở thành một bữa ăn trưa của ấu trùng.
Thậm chí con cóc nuốt được con bọ thì nó vẫn sống trong dạ dày cóc 2 giờ và chui ra khỏi miệng rồi ăn thịt cóc.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, đây có thể là cơ chế bảo vệ trong quá trình tiến hóa của Epomis. Vì loài bọ này và ấu trùng của nó sống trong môi trường giống với động vật lưỡng cư.
Theo Đất Việt
Posted by Unknown


Trong xã hội ong mật, một ít ấu trùng được chọn làm ong chúa và đa số còn lại làm ong thợ, đó là nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san Journal of Proteome Research.
Các học sinh thường được dạy rằng, chỉ có một ong chúa trong một đàn ong và nó phát triển từ ấu trùng được nuôi bằng sữa ong chúa. Các ấu trùng còn lại phát triển thành những ong thợ đực và cái. Mặc dù ong chúa và ong thợ có các gien gần giống nhau, số phận của chúng có thể khác nhau rất nhiều.
Theo tiến sĩ Jianke Li và cộng sự, ong chúa thường có kích thước lớn và chuyên về sinh sản, trong khi các ong thợ nhỏ tham gia vào những hoạt động nhằm bảo vệ đàn của mình. Ong chúa sống 1-2 năm còn ong thợ chỉ tồn tại không quá 6-7 tuần. Để thu thập thêm thông tin, các nhà khoa học đã xem xét những protein bên trong các tế bào của ấu trùng được trù định trở thành ong chúa và ong thợ.
Họ phát hiện có những khác biệt quan trọng vào giai đoạn đầu đời, trong hoạt động của protein ở các ty lạp thể, tức những cấu trúc tạo năng lượng cho tế bào. Các khác biệt này bao gồm những thay đổi về số lượng protein được sản sinh trong tế bào và hoạt động của chúng. Ở ấu trùng ong chúa, các protein linh hoạt hơn nhiều so với ong thợ. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy các protein có những hoạt động tăng cường sự chuyển hóa có vai trò quan trọng trong quá trình xác định đẳng cấp.
Trước đó, nghiên cứu của ông Masaki Kamakura, chuyên gia côn trùng học thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học ở Toyoma (Nhật Bản), đã xác định một protein có tên gọiroyalactin là tác nhân chính trong việc tách bạch ấu trùng ong mật để đảm nhận vai trò ong chúa.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown


Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Sanofi-Pasteur, vừa ký với ĐH California (Mỹ) hợp đồng phát triển vaccine phòng mụn trứng cá.
Hơn 85% thiếu niên và trên 40 triệu người Mỹ bị mụn trứng cá.
Hơn 85% thiếu niên và trên 40 triệu người Mỹ bị mụn trứng cá. 
Thủ phạm chính là vi khuẩn trong tuyến tiết chất nhờn. Các phương pháp trị trứng cá hiện nay như dùng benzoyl peroxide, thuốc kháng sinh… có tác dụng diệt khuẩn, nhưng mụn trứng cá thường tái xuất hiện, và việc dùng kháng sinh lâu dài có thể dẫn đến kháng thuốc, trong khi thuốc diệt khuẩn có thể làm hại da.
Một khó khăn lớn trong việc nghiên cứu mụn trứng cá là không thể thí nghiệm với động vật vì chuột bạch, chuột lang… không có mụn trứng cá. Vì vậy, các nhà nghiên cứu tiêm vi khuẩn vào da ở tai chuột, gây sưng giống như mụn nhọt. Kết quả là những con chuột được tiêm vaccine không bị sưng tai như ở nhóm đối chứng.
Nhóm nghiên cứu còn sử dụng một phương pháp khác: tạo vaccine từ một protein tên làCAMP mà các vi khuẩn dùng để giết tế bào chủ. Họ tìm thấy gene CAMP trong chuỗi gene của vi khuẩn gây mụn trứng cá.

Theo Đất Việt
Posted by Unknown

Saturday, September 24, 2011


– Chuột có mũi hình ngôi sao với hơn 20 chiếc tua; Lợn biển sở hữu thân hình tròn ủng như quả trứng; Loài rùa trắng pha các đốm hồng… là những động vật kỳ lạ nhất hành tinh.
Chuột chũi mũi hình ngôi sao với 22 chiếc tua được sử dụng để đánh hơi thức ăn. Loài chuột này thường sống ở vùng Bắc Mỹ.
Loài vật này có tên gọi Solenodon, trông giống chuột chù. Nó sở hữu chiếc mõm dài và bộ răng đặc biệt có thể tiết nọc độc.
Loài lợn biển mang thân hình tròn ủng như quả trứng.
Loài cá tên gọi Blobfish sở hữu cái đầu rất to.
Được phát hiện ở nam Thái Bình Dương năm 2005, sinh vật này có tên gọi Tôm tuyết hoặc Cua tuyết.

Loài rùa trắng pha những đốm hồng.
Loài gặm nhấm này trông giống chuột nhưng sở hữu đôi tai to khác thường, chân và đuôi dài. Nó được tìm thấy ở các vùng sa mạc ở Trung Quốc và Mông Cổ và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Loài Aye aye có nhiều điểm chung với chim gõ kiến vì thường tìm thức ăn trong các thân cây.
Linh dương Xaiga có cái mũi “quá khổ” giúp nó giữ ấm vào mùa đông và lọc bụi vào mùa hè.
Cá mút đá myxin được mệnh danh là sinh vật kinh dị nhất dưới lòng đại dương.
Rồng biển thân lá được tìm thấy ở Australia và được chính phủ bảo vệ từ năm 1982.
Loài culi bé nhỏ được tìm thấy trong các vùng rừng tại Ấn Độ và Sri Lanka.
Cá sấu Ấn Độ là một trong những loài dài nhất trong họ cá sấu đang tồn tại. Có những con dài tới 6m.
Loài cá vây chân với lông phủ kín thân được tìm thấy ở Indonesia.

Bạch tuộc Dumbo là một trong những loài bạch tuộc hiếm nhất thế giới.
Cá rắn vipe sống ở vùng nước sâu sở hữu bộ răng giống như chiếc kim sắc nhọn.
Cò mỏ giày được phát hiện tại vùng đầm lầy nhiệt đới ở đông Phi. Đây là loài chim lớn với chiều cao 1,2m và có sải cánh dài hơn 2m.
Loài động vật có tên gọi Giông Axolotl, còn có biệt danh là “quái vật nước”, được tìm thấy tại một số hồ ở Mexico.
Cá nóc với các đốm sao được tìm thấy ở Thái Bình Dương.
Thằn lằn cổ diềm được phát hiện tại Australia.
Loài nhím mỏ dài.
Tarsier, một loài khỉ ở Đông Nam Á, sở hữu đôi mắt rất to. Mỗi nhãn cầu mắt của nó có đường kính xấp xỉ 16 mm, tương đương với kích thước cả bộ não.
Loài gấu trúc đỏ có kích cỡ chỉ bằng con mèo.
Loài khỉ này nổi bật với chiếc mũi to và dài quá khổ.
Khỉ lùn đuôi sóc châu Mỹ là một trong những loài nhỏ nhất của họ nhà khỉ.
Gấu mặt trời là loài nhỏ nhất trong nhà họ gấu và thường được gọi là khỉ chó.
Chó Komondor là một giống chó quý và được xem là tài sản quốc gia của Hungary. Loài chó này sở hữu bộ lông trông như chiếc chổi lau nhà.
Giống mèo Sphynx không lông.
Ninh Nhi
Theo TG
Posted by Unknown

Dùng 2 hình hộp chữ nhật và hình tháp, sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước mặn thành nước ngọt, hai sinh viên Đại học Cần Thơ vừa giành giải nhất cuộc thi Holcim Prize 2011.

Đề tài “Thiết kế thiết bị chưng cất nước ngọt quy mô hộ gia đình cho người dân miền biển” của hai sinh viên Nguyễn Ngọc Anh và Phạm Duy Linh, được tôn vinh là ý tưởng sáng tạo về phát triển bền vững. Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, là hai hình hộp chữ nhật và hình tháp có khả năng chưng cất từ 90 tới 150 lít nước một ngày.
Nguyên lý hoạt động là nước lợ hoặc nước mặn được đưa vào bình mariot ở phía trên cao so với thiết bị. Nước được điều chỉnh chảy vào bình với lưu lượng nhất định, được đun nóng bởi năng lượng mặt trời nhờ bộ phận hấp thu nhiệt. Nước nóng bốc hơi lên, tiếp xúc với không khí đối lưu bên ngoài và lớp nước mỏng chảy tràn sẽ ngưng tụ, chảy xuống máng ớ phía dưới.

Theo tính toán và thực nghiệm của hai tác giả sinh viên, cứ một m2 bề mặt tiếp xúc của thiết bị sẽ thu được khoảng 5 lít nước một ngày. Nếu tính toán lắp đặt một m2 thiết bị có giá 400.000 đồng, thì một hộ gia đình dùng khoảng 120 lít nước mỗi ngày sẽ cần đầu tư thiết bị trị giá khoảng 9 triệu đồng. Thời gian sử dụng thiết bị từ 5 đến 10 năm.
Duy Linh chia sẻ: "Một lần em về quê bạn tại Bến Tre chơi, thấy người dân ở đây thiếu nước ngọt phải mua ở ngoài với giá rất đắt nên muốn làm thiết bị này để giúp đỡ mọi người".
Holcim Prize là cuộc thi hàng năm dành cho sinh viên có những đề án sáng tạo mang tính phát triển bền vững. Vòng chung kết cuộc thi năm nay có 10 đề tài của sinh viên 5 trường đại học tham gia, diễn ra hôm 20/9 tại Cần Thơ.
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã giành 2 giải với đề tài “Đánh thức không gian hẻm” và "Lồng ghép mô hình ngoại khóa giáo dục xanh ở bậc tiểu học”.
Nhóm sinh viên trường này đưa ra các phương án như cải tạo đường hẻm, hệ thống chiếu sáng, vẽ tường, tạo mảng xanh để cải tạo những không gian hẻm thêm xanh, sạch, đẹp. Những không gian được cải tạo không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại cao. Các hoạt động trong hẻm hầu hết đều được người dân trong hẻm cùng làm với nhau, giúp họ có nhiều cơ hội gắn bó hơn. Đây là mục đích của đề tài " Đánh thức không gian hẻm".
Giải còn lại được trao cho nhóm sinh viên ĐH Kiến trúc TP HCM với đề tài “Trạm cấp nước sạch cục bộ tự túc năng lượng cho đồng bào khó khăn ở Trà Vinh”. 4 giải khuyến khích chia đều cho 4 trường còn lại.
Cuộc thi này không chỉ khích lệ các ý tưởng sáng tạo của sinh viên mà còn tạo cơ hội ứng dụng ý tưởng vào thực tế. Đội đạt giải nhất ngoài tiền thưởng từ ban tổ chức còn được hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng để triển khai ứng dụng ý tưởng của mình. 

Theo datviet
Posted by Unknown