Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Monday, September 12, 2011



Cách đây 50 năm, các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Toronto, Canada đã khám phá ra các tế bào gốc.
Tuy nhiên, kể từ khoảng thời gian đó đến nay, đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học đã thành công trong việc cô lập một tế bào gốc tạo máu của con người dưới hình thức tinh khiết nhất của nó, như là một tế bào gốc có khả năng khôi phục toàn bộ hệ thống máu.
Bước đột phá này mở ra cánh cửa để khai thác, sử dụng sức mạnh của các tế bào này trong việc điều trị ung thư và các bệnh suy nhược khác một cách hiệu quả hơn.
Nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Khoa học của Mỹ ngày 29/8 vừa qua."Phát hiện này có nghĩa là chúng ta sẽ có một bản đồ di chuyển chi tiết của hệ thống phát triển máu sau khi tìm tế bào gốc", Giáo sư John Dick đến từ Trung tâm Y học tái sinh McEwen và Viện Ung thư Ontario, Đại học Health Network (UHN) cho biết.
"Chúng tôi đã phân lập được một tế bào đơn lẻ mà đó là chìa khóa để phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của các tế bào gốc trong việc sử dụng những ứng dụng lâm sàng. Tế bào gốc thực sự rất hiếm, trong khi vai trò của nó trong y học lại rất lớn”.
Bước đột phá mới có thể đem đến những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả.
Bước đột phá mới có thể đem đến những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả.
Giáo sư John Dick, người đã đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng tế bào gốc ung thư với những khám phá trước đó trong bệnh bạch cầu và ung thư ruột kết, cũng đã phát triển một cách để nhân rộng toàn bộ quá trình hình thành và phát triển bệnh bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng chuột biến đổi gene.
Phát hiện của giáo sư James Till vào năm 1961 và Ernest McCulloch sau đó đã nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng tế bào gốc cho việc cấy ghép tủy xương ở bệnh nhân bệnh bạch cầu. Đây là một trong những ứng dụng lâm sàng thành công nhất cho đến nay trong y học tái sinh và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm trên thế giới.
"Kể từ khi khoa học tế bào gốc bắt đầu, các nhà khoa học đã tìm kiếm cho các tế bào gốc tinh khiết có thể được kiểm soát và mở rộng trong quá trình cấy ghép trước khi cấy ghép vào bệnh nhân. Gần đây các nhà khoa học đã bắt đầu khai thác, sử dụng tế bào gốc trong máu dây rốn, vốn được dùng để điều trị cho trẻ em bị ung thư máu, cũng có thể cứu được sinh mạng cho hàng triệu người trưởng thành bị bệnh này song không tìm được người hiến tuỷ xương.
Vấn đề duy nhất đối với máu dây rốn là nó thường không sản xuất đủ tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân có thể hình lớn hoặc trung bình mà chỉ đủ cho một người có khổ người nhỏ. Chính vì vậy, những phát hiện mới này là một bước tiến quan trọng để tạo ra đủ số lượng các tế bào gốc, đem lại những ứng dụng hiệu quả và thiết thực hơn trong cuộc sống", ông Dick cho biết.
"Kỹ thuật cấy ghép tuỷ xương giữa những người không có quan hệ huyết thống đã được áp dụng từ nhiều thập kỷ nay, xong vấn đề là ở chỗ số lượng người cho tuỷ phù hợp với người nhận rất hạn chế. Hàng triệu người trên thế giới bị ung thư máu cần được ghép tuỷ, song nhiều khi chẳng tìm được người hiến tuỷ phù hợp", Tiến sĩ Mary J. Laughlin tại Đại học Y khoa Case Western Reserve (Cleveland, Ohio, Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu một trong hai công trình, cho biết. "Phát hiện này giúp chúng ta mở rộng đối tượng có thể hiến tặng. Tất nhiên là đối với kỹ thuật này chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm vì số lượng tế bào gốc ở máu dây rốn ít hơn nhiều so với tuỷ xương".
Nghiên cứu thứ nhất, do nhóm Laughlin thực hiện, đã tìm hiểu số liệu điều trị của 601 người trưởng thành mắc bệnh máu trắng. Họ được phân loại thành 2 nhóm: một nhóm được cấy tế bào gốc từ máu dây rốn, nhóm kia được cấy tuỷ xương. Nhóm thứ hai lại được chia thành 2 loại: đối tượng có tuỷ xương tương hợp hoàn toàn với người hiến tuỷ và đối tượng chỉ hợp một phần.
Kết quả cho thấy những người được ghép tuỷ hợp với người cho tuỷ có tỷ lệ sống sót sau 2 năm cao nhất, 33%. Hai nhóm kia có tỷ lệ sống sót 22% trong thời gian tương tự.
Nghiên cứu thứ hai, do John Dick thực hiện, đã so sánh 584 người bị ung thư máu cấp tính được ghép tuỷ xương với 98 bệnh nhân được cấy máu dây rốn, trong cả hai trường hợp người cho đều không có quan hệ huyết thống với người nhận. Sau 2 năm, 1/5 số bệnh nhân đã khỏi bệnh, một tỷ lệ xấp xỉ với kết quả của nhóm Laughlin.
Như vậy có thể thấy cơ hội khỏi bệnh khi cấy ghép tuỷ xương không tương hợp và máu dây rốn là như nhau. Qua đó, có thể khẳng định rằng máu dây rốn có thể là nguồn cung cấp tế bào gốc thay thế tuỷ xương đối với những bệnh nhân ung thư máu muốn ghép tuỷ xương nhưng lại không có người hiến tuỷ phù hợp.
Theo Đất Việt
Posted by Unknown


Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra một loại vi khuẩn có tên là Geobacter có thể giúp loại bỏ được chất urani hòa tan trong nước ngầm bằng những sợi lông của chúng.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí "Phát hiện mới" của Viện Khoa học Quốc gia số ra ngày 5/9 này cho biết những sợi lông của loại vi khuẩn trên hạn chế sự hòa tan của urani, cho phép việc tẩy rửa hóa chất này dễ dàng hơn.
Tìm ra phương pháp sinh học loại bỏ urani hòa tan
Các chuyên gia đã nuôi vi khuẩn Geobacter trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau, cả khuyến khích và hạn chế sự phát triển lông của chúng; sau đó so sánh phản ứng của chúng khi sống trong môi trường nhiễm urani với vi khuẩn khuyết gen sản sinh ra lông và vi khuẩn được bổ sung gen này.
Kết quả cho thấy những vi khuẩn có lông đã làm sạch lượng urani nhiều hơn hẳn so với những vi khuẩn không có lông.
Thực tế, những vi khuẩn có lông đã làm cho urani đọng lại bên ngoài các tế bào của chúng, ngăn hóa chất này thấm qua lớp bao nằm giữa màng trong và màng ngoài. Trong khi đó, những vi khuẩn không có lông hấp thu urani nhiều hơn vào lớp bao và màng tế bào.
Khi dùng chất nhuộm huỳnh quang để nhận biết phản ứng enzim hô hấp của vi khuẩn trong môi trường nhiễm urani, các nhà nghiên cứu nhận thấy hoạt động hô hấp của những vi khuẩn có lông mạnh hơn, vì vậy khả năng tiếp tục sống của chúng cao hơn. Thêm nữa, các vi khuẩn có lông cũng phục hồi và phát triển nhanh hơn sau khi bị phơi nhiễm urani.
Giới chuyên gia cho rằng phát hiện này có thể hỗ trợ đắc lực cho việc phác thảo các chiến lược loại bỏ urani bằng phương pháp sinh học.
Theo Discovermagazine, Vietnam+
Posted by Unknown


Ba con mèo biến đổi gene với cơ thể phát sáng trong bóng tối có thể ngăn ngừa vi rút suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) đang mở ra con đường mới cho nghiên cứu chống lại căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS.
Phát hiện này cũng giúp các bác sĩ thú y tìm ra phương pháp chống lại loại virus giết chết hàng triệu con mèo hoang dã mỗi năm và có thể lây nhiễm sang các loài khác thuộc họ mèo, bao gồm cả sư tử.
Ba con mèo 1 tuổi được đặt tên là TgCat1, TgCat2  TgCat3, gọi nôm na là những con mèo GM, có cơ thể phát sáng màu xanh lá cây dưới ánh sáng tia cực tím đầy vẻ ma quái vì các nhà khoa học đã đưa loại gen protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP) có nguồn gốc từ con sứa vào cơ thể chúng. Mèo GM cũng mang thêm một loại gen khỉ, gọi là TRIMCyp, bảo vệ khỉ nâu đuôi ngắn không bị nhiễm trùng bởi virus FIV.
Nhóm nghiên cứu hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp bảo vệ động vật nói chung khỏi FIV. Qua đó, các nhà khoa học có thể phát triển và thử nghiệm các cách tiếp cận tương tự trên con người khỏi bị nhiễm trùng bởi virus HIV. Hiện tại, họ cũng chứng minh được rằng việc nuôi cấy các tế bào máu trắng trong phòng thí nghiệm từ những con mèo sẽ giúp con vật miễn dịch với FIV.
Những con mèo với cơ thể phát sáng màu xanh lá cây. (Ảnh: Newscientist)
Những con mèo với cơ thể phát sáng màu xanh lá cây. (Ảnh: Newscientist)
“Các loài động vật có gen bảo vệ trong tất cả các mô bao gồm các hạch bạch huyết, tuyến ức và lá lách”, Eric Poeschla đến từ trường Đại học Y khoa Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, người đứng đầu nghiên cứu cho biết. “Điều này rất quan trọng bởi vì đó là nơi mà căn bệnh thực sự xảy ra, và là nơi bạn có thể nhìn thấy virus HIV phá hủy tế bào T ở người”.
Đây không phải là những con mèo GM đầu tiên, nhưng phương pháp mới được áp dụng lại hiệu quả và linh hoạt hơn các kỹ thuật trước. Kỹ thuật của Poeschla trực tiếp, hiệu quả và đơn giản hơn nhiều. Nó đã được áp dụng thành công trong việc tạo ra những con khỉ GM, bò GM, lợn GM và chuột GM. Poeschla cấy loại gen nghiên cứu vào một virus mãn tính rồi đưa trực tiếp vào một noãn bào hoặc tế bào trứng của mèo. Noãn bào kết hợp với các gen mới sau đó đã thụ tinh và được đặt trong tử cung của con mẹ.
Poeschla cấy được 12 bào thai trong năm trường hợp mang thai, và ba mèo con đẻ ra còn sống. Ngoài 12 bào thai đó, có 11 trường hợp kết hợp gen mới thành công đã cho thấy hiệu quả của phương pháp này.
TgCat1, con mèo đực còn sống, đã giao phối với ba mèo cái bình thường và sinh ra tám mèo con khỏe mạnh. Tất cả đều mang các gen như vậy vì chúng được thừa hưởng từ di truyền.
Theo Newscientist, Xã luận
Posted by Unknown

Thursday, September 8, 2011


Bằng cách thay đổi gen của những vi khuẩn Lactobacillus jensenii trong âm đạo để những vi khuẩn này sản xuất ra một protein có thể tiêu diệt siêu vi HIV (Human immunodeficiency virus), các khoa học gia thuộc viện Y tế quốc gia Hoa kỳ vừa đạt được một thành công rất đáng kể trong trận chiến chống bệnh liệt kháng. Phần lớn những trường hợp lây nhiễm là do quan hệ tình dục không an toàn nên siêu vi HIV có thể xâm nhập vào âm đạo, nơi có vi khuẩn Lactobacillus jensenii (bacterial vaginosis).
Trong một loạt thử nghiệm thực hiện với những con khỉ cái, các chuyên gia đã xức một loại gel có chứa những vi khuẩn Lactobacillus jensenii đã bị thay đổi gen vào âm đạo của những con khỉ. Và sau khi bôi gel, họ đã cho siêu vi HIV vào trong âm đạo của những con khỉ cái. Kết quả ghi nhận được rất khả quan vì các trường hợp lây nhiễm HIV nơi những con khỉ cái đã giảm được 63%. Các khảo cứu gia Hoa kỳ rất lạc quan cho rằng nếu thử nghiệm xức gel chứa vi khuẩn lactobacillus jensenii (đã bị đổi gen) cho phụ nữ thì chắc chắn nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ còn giảm nhiều hơn nữa vì phụ nữ vốn đã sẵn có số lượng vi khuẩn âm đạo nhiều gấp 10 lần hơn những con khỉ cái, do đó những lactobacillus jensenii sẽ chống trả lại HIV một cách hiệu quả hơn.
Trên tạp chí Mucosal Immunology, các chuyên gia cho biết còn phải chờ vài năm nữa, sau nhiều thử nghiệm lâm sàng để thử độ an toàn nơi người, mới có thể xem là gel đã hoàn toàn thành công trong nhiệm vụ phòng chống được siêu vi HIV của bệnh liệt kháng. (BV)

http://203.162.20.210/skss/webitpreview.who.int/entity/rhl/hiv_aids/en/index.html

Posted by Unknown

Wednesday, September 7, 2011


Hai con cá vàng đã trở thành những sinh vật nhỏ bé và dẻo dai nhất khi hơn 4 tháng không ăn gì, kể từ sau trận động đất hồi tháng 2 ở New Zealand.


Hai con cá vàng có tên là Shaggy và Daphne đã trải qua 4 tháng rưỡi, tương đương 134 ngày, bị kẹt trong bể chứa mà không được ai cho ăn gì, thậm chí cũng không có điện để chạy hệ thống lọc bể. Chúng chỉ vừa được phát hiện ra và giải cứu trong đống đổ nát ở thành phố Christchurch sau trận động đất mạnh 6,3 độ richter. May mắn là chúng có thể hấp thu một ít chất dinh dưỡng bằng việc ăn tảo bám trên đá và thành bể.
Theo Telegraph, bể cá trên thuộc sở hữu công ty Quantum Chartered Accountants. Bà Vicky Thornley, giám đốc công ty, cho biết khi trận động đất xảy ra hồi tháng 2, bà đã để chiếc bể cá ở lại trong tòa nhà và chạy ra khỏi đó khi gạch cát rơi xuống. Trận động đất này đã làm 181 người New Zealand thiệt mạng.
Cho đến ngày 6/7, các nhà chức trách mới cho phép Thornley quay lại tòa nhà để lấy đồ đạc. Thornley không có ý định tìm cái bể vì tin chắc những con cá đã chết từ lâu. Tuy nhiên, một công nhân tại tòa nhà đã phát hiện ra bể cá và báo rằng chúng vẫn còn sống. Màu vàng của hai con cá hơi xạm đi nhưng trông chúng vẫn rất khỏe mạnh.
"Thật không thể tưởng tượng được. Tôi không ngờ các con cá có thể sống sót sau hơn 4 tháng", Paul Clarkson, người quản lý tại Viện hải dương học Vịnh Monterey ở California, Mỹ nói. "Cá vàng là những sinh vật dẻo dai". Ông cho biết các vi khuẩn phát triển một cách tự nhiên có thể giúp nước đủ sạch để duy trì sự sống cho những con cá này.
Hai con cá này hiện được trưng bày tại khu lễ tân của công ty Quantum Chartered Accountants, thành phố Christchurch, New Zealand.
Anh Ngọc
Posted by Unknown

Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI) cho biết, các nhà khoa học vừa phát hiện tại tỉnh Quảng Bình loài thú từng bị cho là tuyệt chủng từ 11 triệu năm trước.


Thoogn báo ngày hôm qua của FFI cho biết đó là loài chuột đá, có tên khoa học là Laonastes aenigmamus, được phát hiện ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Người dân địa phương bẫy loại thú này để ăn thịt.
Chuột đá có đuôi dài và khá to, giống như đuôi con sóc, lông mịn. Người Rục gọi nó là "Ninh Cùng". Sau khi đánh giá kiểm tra mẫu, các chuyên gia đã đưa ra kết luận ban đầu nó là loài chuột đá.
Trước năm 2005, các nhà khoa học từng cho rằng loài thú này đã tuyệt chủng từ 11 triệu năm trước. Năm 2005, giới bảo tồn trên thế giới xôn xao khi loài chuột đá được tìm thấy ở Lào và nó được gọi là “hóa thạch sống”. Từ đó không có cá thể mới nào thuộc loài này được phát hiện cho đến khi ghi nhận được sự hiện diện của nó ở Quảng Bình.
Theo ông Nguyễn Duy Lương, chuyên gia FFI, họ sẽ tiếp tục khảo sát loài thú này ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đến tháng 12 năm nay.
"Phát hiện mới về loài chuột đá góp phần khẳng định sự độc đáo về hệ sinh thái ở Quảng Bình, đồng thời cung cấp thêm thông tin cho các nhà khoa học nghiên cứu về sinh học", ông Lương nói.
Trang Nguyên
Posted by Unknown

Thursday, September 1, 2011

Việc sử dụng tinh trùng đã xác định giới tính cho gieo tinh nhân tạo bị giới hạn bởi số lượng tinh trùng được phân tách (5-15 triệu/giờ). Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hứa hẹn trở thành một trong những phương pháp khả thi nhất cho sử dụng hiệu quả tinh trùng được phân tách giới tính. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, việc sử dụng tinh trùng được phân tách giới tính trong IVF cho thấy tỉ lệ thụ tinh và phát triển kém hơn so với sử dụng tinh trùng đối chứng (tinh trùng không phân tách giới tính). Một sự giải thích cho tỉ lệ thụ tinh thấp hơn này là do DNA bị hư hại và sự toàn vẹn của acrosom bị ảnh hưởng sau quá trình phân tách. Phương pháp phân tách này đã được báo cáo là gây hại cho sự di động và tính nguyên vẹn của màng tinh trùng. db-cAMP (dibutyryl cyclic AMP) được biết đến như một chất hoạt hóa tinh trùng. db-cAMP kích thích sự chuyển động và trao đổi chất của tinh trùng ở bò, người và linh trưởng. Ở bò, lợn, ngựa , db-cAMP kích thích sự hoạt hóa tinh trùng. Ở bò, hiệu quả này được thực hiện bằng việc gây ra sự phosphoryl hóa tyrosin. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của db-cAMP trong IVF lên sự sản xuất phôi bò với  tinh trùng đã được phân tách giới tính dưới điều kiện các thành phần hóa học đã được xác định.
Sự hiện diện của db-cAMP trong quá trình thụ tinh không cải thiện đáng kể tỷ lệ phân cắt noãn được so sánh với heparin và đối chứng. db-cAMP trong quá trình thụ tinh mà sử dụng tinh trùng mang nhiểm sắc thể Y không tác động đến tỷ lệ phần trăm của phôi bốn tế bào thu được khi so sánh với việc sử dụng tinh trùng Y được xử lý với heparin hoặc đối chứng. Trái lại, một sự cải thiện đáng kể trong tỷ lệ phần trăm của noãn đạt đến giai đoạn bốn tế bào được quan sát trong nhóm noãn được thụ tinh với tinh trùng X được xử lý với db-cAMP trong sự so sánh với tinh trùng X được xử lý với heparin và đối chứng. Một sự khác biệt đáng kể giữa tinh trùng X và Y được xử lý với db-cAMP đã được quan sát.
Tỷ lệ hình thành phôi nang bị tác động bởi sự hiện diện của db-cAMP trong quá trỉnh thụ tinh được so sánh với nhóm heparin và đối chứng. Tỷ lệ phôi bốn tế bào đạt đến giai đoạn phôi nang cao hơn đáng kể khi noãn được thụ tinh với tinh trùng X khi có sự hiên diện của db-cAMP  được so sánh với tinh trùng Y trong sự hiện diện của db-cAMP và trong nhóm thụ tinh với tinh trùng X hoặc Y với sự hiện diện của heparin hoặc đối chứng.



db-cAMP trong suốt quá trình thụ tinh trong ống nghiệm có tác động một cách khác biệt lên sự phát triển của noãn được thụ tinh bởi tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y. Những kết quả này đề nghị rằng db-cAMP chứng tỏ là một nghiệm thức hiệu quả của tinh trùng được phân tách giới tính cho sản xuất phôi bò cái in vitro dưới điều kiện môi trường xác định.

Lược dịch: KS. Đậu Thị Kim Dung
Nguồn: EFFECT OF db-cAMP ON EMBRYONIC DEVELOPMENT OF BOVINE OOCYTES FERTILIZED WITH SEX SORTED SEMEN
Hugo Hernández-Fonseca, Héctor Nava-Trujillo, Saksiri Sirisathien, Lawrence A. Johnson, David Guthrie, Glenn R. Welch, Adirmo Hernández Benjamin G. Brackett
Posted by Unknown

Tuesday, August 30, 2011



Hàng ngàn năm nay, các chủ trại chăn nuôi đều mơ ước có một phương pháp để sản xuất ra gia súc có giới tính theo mong muốn. Đối với chăn nuôi bò sữa, người chăn nuôi luôn mong muốn có bê cái. Trong khi với chăn nuôi bò thịt, người chăn nuôi lại mong muốn có bê đực. Một bê cái hướng sữa tốt sẽ có giá trị kinh tế cao hơn 50-100% so với bê đực hướng sữa trong cùng điều kiện. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi người chăn nuôi bò sữa luôn muốn có phương pháp để chỉ sản xuất ra những con bê cái hướng sữa. Điều này ngày này trở thành hiện thực nhờ phương pháp phân tách tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y đã thành công vào những năm 1990 (Johnson, 1991-1992-1994-1995; Cran và ctv, 1993-1995-1997; Abeydeera và ctv, 1998).

Hiệu quả kinh tế (Seidel 2003), khả năng ứng dụng (Hoheboken, 1999 và Weigel, 2004) và thương mại hóa (Amann, 1999) của các loại tinh dịch đã được phân tách tinh trùng X hay Y cũng được báo cáo khá nhiều trên thế giới. Các báo cáo gần đây đã trình bày nhiều kết quả sử dụng loại tinh dịch phân tách tinh trùng X và Y này trong ngành chăn nuôi bò (Seidel, 2002-2003; Weigel, 2004; Foote, 1996; Johnson, 1999-2000; Garner, 2001; Hasler và ctv, 1995; Hunter, 2003), cũng như đánh giá việc sử dụng các loại tinh này trong gieo tinh nhân tạo (Cran, 1997; Morrel, 1991; Seidel, 1999; Bodmer và ctv, 2005; Schenk, 2005) hoặc sản xuất phôi bò in vitro (Cran, 1993-1995; Lu và ctv, 1999; Zhang và ctv, 2003; Lu và Seidel, 2004; Fischer và ctv, 2005; Wilson và ctv, 2005). Sử dụng tinh dịch đã phân tách tinh trùng có nhược điểm là tỷ lệ thụ thai thấp hơn (Seidel, 1999). Tuy nhiên, khi nâng số lượng tinh trùng (đã phân tách X và Y) trong 1 liều tinh dịch ngang bằng với loại tinh không phân tách thì tỷ lệ thụ thai đã được cải thiện đáng kể (khoảng 60-80% so với sử dụng tinh dịch không phân tách) (Seidel, 1999; Doyle và ctv, 1999). Nhược điểm này là do khả năng sống của tinh trùng đã phân tách bị giảm thấp sau khi bảo quản lạnh (Schenk, 1999).

Ở Việt Nam, việc sử dụng tinh bò đã phân tách sẵn có trên thị trường để phục vụ công tác gieo tinh nhân tạo đã được tiến hành trong vài năm gần đây và đạt được những tiến bộ đáng kể. Cụ thể, Với hơn 4 nghìn liều tinh bò sữa cao sản đã phân tách (giới tính) được nhập về, Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu đã áp dụng thành công công nghệ nhân giống này, cho tỷ lệ bê cái sinh ra đạt khoảng gần 90% (Báo Nông Nghiệp VN). Trong khi đó, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt đã thực hiện thành công việc sử dụng tinh bò sữa phân biệt giới tính để tăng nhanh tổng đàn và cải tạo chất lượng đàn bò sữa của đơn vị, và hiện đang tiến hành triển khai kỹ thuật này cho nông dân, Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa của đơn vị thì 19/21 bê con sinh được đã là bê cái (đạt tỷ lệ bê cái trên 93%). Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò sữa bằng tinh phân biệt giới tính so với sử dụng tinh không phân biệt giới tính lâu nay đang thực hiện tại địa phương (với số liều tinh như nhau và trong cùng thời gian), là: Tổng đàn bò sữa sẽ tăng nhanh gấp 2 lần, chất lượng con giống tốt và có tính di truyền cao, giá nhập khẩu tinh phân biệt giới tính cao hơn giá tinh không phân biệt giới tính 15 USD/ liều, nhưng giá trị bê cái được sinh ra từ tinh phân biệt giới tính cao gấp nhiều lần (hiện tại giá bê sữa cái ở Đơn Dương có giá 9-10 triệu đồng/ con, trong khi giá bê sữa đực chỉ ở mức 1 triệu đồng/ con). Từ kết quả đã được khẳng định ở Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt, dự án “ Sử dụng tinh bò sữa phân biệt giới tính để cải tạo chất lượng giống và tăng nhanh đàn bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng” đã được UBND tỉnh chấp thuận và giao cho Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt triển khai tại các hộ và trang trại có nhiều bê tơ hậu bị, đàn bò cái đạt tỷ lệ đậu thai cao ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương. Với nguồn vốn đầu tư 880 triệu đồng từ ngân sách địa phương, 1.000 liều tinh phân biệt giới tính sẽ được thụ tinh nhân tạo cho 500 bò sữa mẹ để cho ra đời 450 bê cái chất lượng cao (Báo Lâm Đồng online, ngày 03/05/2011) . Ngoài ra, tinh bò đã phân tách cũng được sử dụng thành công trong gieo tinh nhân tạo trên bò ở nhiều trại khác như trại bò Tuyên Quang, Trại bò ở Nông trường Sông Hậu… Tất cả những kết quả này cho thấy, việc sử dụng tinh đã phân tách (hay còn gọi là tinh phân biệt giới tính) để phục vụ công tác gieo tinh nhân tạo cho bò đã thàng công và đang được các địa phương phổ biến rộng hơn. Liệu với những thành công trong thực tiễn sản xuất đó, hướng ứng dụng tinh đã phân tách chỉ để phục vụ công tác gieo tinh nhân tạo bò còn cần thiết để nghiên cứu hay không?
Trong khi đó, từ những năm 2007-2008, thời điểm tinh bò phân tách bắt đầu nhập về Việt Nam, Phòng Công nghệ sinh học (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) đã nghiên cứu thử nghiệm thành công sản xuất phôi bò in vitro xác định trước giới tính, nhằm sử dụng tinh bò phân tách chỉ chứa tinh trùng mang nhiễm sắc thể X để sản xuất ra phôi bò cái hướng sữa. Sự khác biệt cơ bản của kỹ thuật cấy truyền phôi so với gieo tinh nhân tạo là chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu (trứng và tinh trùng) từ những con bò cao sản tốt nhất trong đàn, nên sẽ tạo nhanh và nhiều phôi, bê cái có tiềm năng sản xuất sữa rất cao. Đây là điều mà các nước chăn nuôi bò sữa phát triển đang tích cực áp dụng để nhân nhanh số lượng bò sữa cao sản của mình, giúp cải thiện nhanh chóng năng suất sữa bình quân của toàn đàn. Chính vì vậy, hướng nghiên cứu ứng dụng tinh đã phân tách kết hợp với trứng của những con bò cao sản nhất trong đàn để sản xuất phôi in vitro và tạo ra bê cái hướng sữa cao sản là rất cần thiết. Đó cũng là lý do, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM quyết định đầu tư kinh phí cho đề tài “Sử dụng tinh đã phân tách để tạo phôi bò in vitro xác định trước giới tính” do Phòng Công nghệ sinh học (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) chủ trì thực hiện từ năm 2011.
Người viết: TS. Chung Anh Dũng


Posted by Unknown