Thursday, October 18, 2012

Không nên mặc áo ngực và hãy gối đầu cao khi ngủ

Thói quen mặc áo ngực của phụ nữ và thói quen không gối đầu (gối đầu thấp) là những thói quen đang ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn từng ngày.

Các nhà nghiên cứu y khoa cho thấy các thói quen này có thể thúc đẩy bệnh tật. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi các thói quen và hành vi để có một cuộc sống khoẻ mạnh.

Chúng ta có thể ngăn chặn bệnh uAlzheimer, ngăn ngừa bệnh ung thư vú và thúc đẩy sức khỏe tối ưu bằng cách thực hiện một số thay đổi (đơn giản) với thói quen hàng ngày. Phòng chống bệnh dễ dàng hơn bạn nghĩ - hãy học cách sống phù hợp với quy luật tự nhiên.

Một cảnh báo đối với tất cả các phụ nữ là việc mặc áo ngực sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú.
Mặc dù điều này nghe có vẻ lạ nhưng các chuyên gia y tế đang bắt đầu quan tâm đến tính an toàn của một chiếc áo ngực. Sự thật là một chiếc áo ngực có thể làm giảm lưu thông mạch máu ở ngực, điều này có thể dẫn đến phù mô, u nang và sự tích luỹ các chất độc. Nếu các chất độc này không được hệ bạch huyết hoá giải, chúng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú.

Thật thú vị, chỉ sau một vài tuần không mặc áo ngực, nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy ít tức ngực, sưng và u nang hơn. Nếu vì một lí do nào đó việc mặc áo ngực là cần thiết (ví dụ như khi tập thể dục), thì hãy cởi nó ra ngay khi có thể. Ngoài ra, massage ngực là một cách tuyệt vời giúp lưu thông máu và giảm nguy cơ tích tụ các chất độc.

Thói quen ngủ không tốt có thể tạo quá nhiều áp lực lên não
Thói quen ngủ không tốt có thể tạo quá nhiều áp lực lên não

Chúng ta đều biết rằng các bệnh như chứng đau nửa đầu, đột quỵ giấc ngủ, ngừng thở, co giật và bệnh Alzheimer là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để cải thiện tuần hoàn não bạn nên kê cao đầu khi ngủ. Nằm ngủ phẳng toàn thân là một tư thế ngủ không khoa học dễ dẫn đến sự ngưng thở khi ngủ, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và đột quỵ.
Phạm Thị Bích Thu (Naturalnews)

Tuesday, October 9, 2012

Học ngoại ngữ giúp não bộ tăng trưởng

Dốc sức học một loại ngoại ngữ mới có thể làm tăng kích thước đáng kể của một số khu vực não bộ, theo nghiên cứu mới của các chuyên gia Thụy Điển.

Đó là kết luận rút ra sau cuộc nghiên cứu trên nhóm tân binh ở Học viện Phiên dịch các lực lượng quân đội Thụy Điển, những người học ngoại ngữ nhanh thần tốc, từ việc chẳng biết tí gì những ngôn ngữ như Ả Rập, Nga, đến mức sử dụng thành thạo chúng chỉ trong vòng 13 tháng.

Học ngoại ngữ được chứng minh có thể làm não tăng trưởng
Học ngoại ngữ được chứng minh có thể làm não tăng trưởng

Các chuyên gia của Đại học Lund đã so sánh nhóm trên với một nhóm sinh viên đại học cũng học chuyên sâu nhưng không phải về ngoại ngữ, và phát hiện một số phần cụ thể trên não của nhóm sinh viên ngoại ngữ đã thực sự phát triển.

Phần tăng về kích thước là hồi hải mã, một cấu trúc nằm sâu trong não có liên quan đến tình trạng học hỏi cũng như định hướng, và ba khu vực ở vỏ não.

“Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy những phần khác biệt của não phát triển ở nhiều mức độ khác nhau dựa trên khả năng thể hiện của sinh viên cũng như nỗ lực mà họ bỏ ra để theo kịp khóa học”, website Science Daily dẫn lời chuyên gia Martensson.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chứng mất trí nhớ Alzheimer thường xảy ra muộn hơn so với những người biết nhiều hơn một ngôn ngữ.

Cuộc nghiên cứu trên cũng chứng tỏ rằng việc học ngoại ngữ mới là phương pháp tốt giúp não duy trì được phong độ qua thời gian.
Theo Thanh Niên

Công bố bản đồ hoàn chỉnh biến thể gene cây lúa

Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc và Nhật Bản vừa công bố một bản đồ hoàn chỉnh về các biến thể gene của cây lúa, nguồn cung cấp lương thực cho một nửa dân cư trên hành tinh.

Nghiên cứu cho thấy giống lúa chủ yếu hiện nay có nguồn gốc từ vùng châu thổ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.

Nghiên cứu trên, được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 3/10, là kết quả của quá trình phân tích tỉ mỉ mã di truyền ADN của hơn 1.000 giống lúa (bao gồm hai tiểu nhóm indica và japonica) và gần 500 giống lúa hoang (thuộc nhóm Oryza rufipogon), tổ tiên của các giống lúa đang trồng hiện nay.

Công bố bản đồ hoàn chỉnh biến thể gene của cây lúa
Theo các nghiên cứu, đại đa số cây lúa được trồng hiện nay thuộc giống Oryza sativa L., được gọi chung là “lúa châu Á". Giống này được phân thành hai tiểu nhóm là indica và japonica.

Lúa thuộc tiểu nhóm japonica có hạt ngắn và dính (tức lúa nếp), trong khi tiểu nhóm indica có hạt dài và không dính (tức lúa tẻ).

Một điểm được các nhà nghiên cứu trong nhóm trên cùng nhất trí là giống lúa được trồng hiện nay có nguồn gốc từ giống lúa hoang Oryza rufipogon, cách đây hàng nghìn năm.

Tuy nhiên, nguồn gốc và quá trình thuần hóa giống lúa này vẫn còn là chủ đề tranh luận.

Về nguồn gốc của tiểu nhóm Oryza sativa japonica, tức là giống lúa ra đời đầu tiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giống lúa này được thuần hóa từ các cây lúa hoang ở miền Nam Trung Quốc, khu vực trung tâm đồng bằng sông Châu Giang, thuộc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.

Tiếp đó, giống lúa thuộc tiểu nhóm japonica được lai với các loài lúa hoang tại miền Nam châu Á và Đông Nam Á để tạo thành các loại lúa thuộc tiểu nhóm indica.

Hiện tại, trên thế giới có khoảng 155 triệu hécta trồng lúa, sản xuất ra 720 triệu tấn lúa/năm, trong 90% là ở châu Á.

Theo một số dự đoán, để bảo đảm an ninh lương thực đối với một phần quan trọng của cư dân toàn cầu, sản lượng lúa phải tăng gấp đôi vào khoảng năm 2030 và cần phải phát triển các giống lúa có sản lượng cao hơn.

Ngoài hai tiểu nhóm giống lúa lớn kể trên, tại châu Phi còn một giống lúa với số lượng ít, có tên khoa học là Oryza glaberrima, thường được gọi là “lúa châu Phi”.
Theo Vietnam+

Monday, October 8, 2012

Phản bác ngô biến đổi gene gây ung thư trên chuột


Sau thông tin về nghiên cứu một loại ngô biến đổi gene có thể khiến chuột ung thư, giới khoa học trên thế giới cho rằng, đó là kết quả có ít bằng chứng khoa học đáng tin.

Một nhóm khoa học người Pháp đứng đầu là nhà sinh học phân tử Gilles-Eric Seralini, Đại học Caen, ở Normandy chia 200 con chuột thành 10 nhóm, mỗi nhóm 20 con và cho chúng ăn thực đơn khác nhau là ngô NK603 (ngô biến đổi gene), ngô NK603 được phun thuốc diệt cỏ Roundup (sản phẩm của tập đoàn nông nghiệp Monsanto, Mỹ) trong quá trình trồng, nước có pha thuốc diệt cỏ Roundup và ngô không biến đổi gene (nhóm chứng).

Kết quả là, chuột nuôi bằng ngô biến đổi gene NK603 có đến 50-80% bị ung thư. Đây là lần đầu tiên một sản phẩm biến đổi gene chứng minh có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Thông tin trên sau khi được công bố đã gặp phải nhiều phản đối của nhà khoa học trên thế giới. Trang Discovery dẫn lời chuyên gia công nghệ sinh học Martina Newell-McGloughlin, Đại học California, Mỹ: “Có rất ít bằng chứng khoa học uy tín trong nghiên cứu".

Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu ngô biến đổi gene của nhóm nhà khoa học Normany chưa xác thực.
Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu ngô biến đổi
gene của nhóm nhà khoa học Normany chưa xác thực.

Theo giáo sư David Spiegelhalter, Đại học Cambridge, Anh, số lượng đưa ra nhóm kiểm chứng quá nhỏ, chỉ 10 con chuột đực và 10 chuột cái. "Tôi ngạc nhiên vì sao nghiên cứu đó được công bố. Tôi thấy phương pháp, số liệu thống kê và báo cáo kết quả đều dưới chuẩn mà tôi mong đợi trong một nghiên cứu khắt khe. Tôi có thể không chấp nhận những kết quả này, ngoại trừ nghiên cứu được làm lại một cách đúng đắn", ông David Spiegelhalter nói.

Trên BBC, giáo sư Anthony Trewavas, đại học Edinburgh chỉ ra rằng, thí nghiệm chỉ sử dụng 200 con chuột, số lượng mẫu chỉ có 10 con. Mẫu nghiên cứu còn quá ít để đưa ra kết luận chính xác. "Theo chuẩn nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì số lượng mẫu cần có trong thí nghiệm là 50 con mỗi nhóm".
"Hơn nữa, về nguyên tắc, trong bất kỳ trường hợp so sánh nào, số lượng mẫu đối chứng cũng phải bằng với số lượng mẫu thử nghiệm. Tỷ lệ so sánh như vậy là khập khiễng".
Giáo sư Maurice Moloney - Giám đốc viện nghiên cứu Rothamsted nói rằng không nên lựa chọn loài chuột để nghiên cứu. Theo ông, loài chuột trắng Sprague-Dawley có vòng đời 2 năm, thường xuyên bị xuất hiện các khối u dạng này khi ăn quá nhiều và không được kiểm soát. Trên thực tế, 86% chuột đực và 72% chuột cái loại này thường xuyên bị ung thư khi sống đến năm thứ 2.

Một số nhà khoa học trên thế giới đặt ra câu hỏi, nếu ngô biến đổi gene gây ung thư thì tại sao tỷ lệ ung thư ở Mỹ lại không cao hơn so với châu Âu trong khi người dân châu Âu ăn ít thực phẩm biến đổi gene hơn Mỹ.

Năm 2009, Ban chuyên gia về sinh vật biến đối gene thuộc Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu kết luận rằng ngô NK603 “an toàn như ngô thông thường”. Trước đây, tạp chí Thực phẩm và Hóa chất cũng đã xuất bản kết quả nghiên cứu khẳng định “không tồn tại ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của chuột ăn ngô chuyển gene” với thời gian nghiên cứu ngắn hơn - 90 ngày. Đây là quãng thời gian nghiên cứu tiêu chuẩn trên loài chuột.

Tuy nhiên cuộc tranh cãi về nguy cơ thực vật biến đổi gene gây ảnh hưởng đến sức khỏe người vẫn tiếp diễn chưa đến hồi kết.

Theo VNE

Monday, October 1, 2012

Nhận diện tử thi nhờ giòi

Lần đầu tiên, giới chuyên gia có thể xác định được danh tính người chết nhờ vào mẫu gene tìm thấy trong ruột giòi sinh sôi trên tử thi.

Cảnh sát Mexico vừa phát hiện một thi thể cháy đen và không thể nhận dạng được bị vứt lại tại vùng nông thôn nước này. Phần cẳng và bàn chân biến mất. Không phát hiện thêm chứng cứ nào tại hiện trường ngoại trừ một chiếc nhẫn đeo trong buổi lễ tốt nghiệp trung học.

Xác chết bị hủy hoại đến nỗi giới điều tra không thể xác định được giới tính. Phần mô mềm còn sót lại để phân tích gene lại là một mẩu gan bị cháy đen, nên giới chuyên gia pháp y cũng đành bó tay khi lần theo dấu vết này.
Tuy nhiên, cuối cùng họ vẫn có thể tìm được vật liệu di truyền có thể sử dụng được ở một nơi bất thường, bên trong ruột của giòi bò lúc nhúc ở phần cổ và mặt nạn nhân.

Phát hiện công dụng mới của giòi
Phát hiện công dụng mới của giòi - (Ảnh: AFP)

“Đây là trường hợp đầu tiên phân tích mẫu ADN người từ trích xuất ruột giòi để xác định danh tính nạn nhân trong một vụ giết người”, theo nhóm chuyên gia đến từ Monterrey (Mexico) trình bày trong báo cáo trên chuyên san Journal of Forensic Sciences số tháng 9.

10 ngày trước khi thi thể được phát hiện, có một người đàn ông báo với cảnh sát rằng con gái mình đã bị bắt cóc. Ông nhận ra chiếc nhẫn, nhưng không thể xác định liệu thi thể cháy trụi kia có phải là đứa con gái xấu số của ông hay không.

Các nhà điều tra lấy mẫu ADN từ người cha và đem so sánh với dữ liệu di truyền tìm thấy trong ruột giòi. Kết quả cho thấy có sự tương đồng giữa các mẫu gene.

Với chứng cứ hiếm hoi trên, họ phát hiện nạn nhân là nữ giới, và khi tiến hành cuộc xét nghiệm chứng tỏ quan hệ nhân thân, tương đồng gene giữa 2 mẫu là 99,68%.

Giòi thường được sử dụng để dựng lại dòng thời gian của tội ác, do sự phát triển từ nhộng có thể cho thấy nạn nhân đã qua đời lâu hay mau. Tuy nhiên, trường hợp xét nghiệm mới ở Mexico cho thấy loài côn trùng này có thể được tận dụng cho mục đích khác trong quá trình điều tra.

Cuộc nghiên cứu trên được thực hiện và báo cáo bởi nhóm của chuyên gia Marta Ortega-Martínez thuộc Đại học Autónoma de Nuevo León (Mexico).
Theo Thanh Niên