Thursday, June 28, 2012

H5N1 có thể lây qua không khí

Thêm một nghiên cứu nữa khẳng định, chỉ cần vài biến đổi về gene, virus cúm gia cầm sẽ có thể trở thành một đại dịch bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.


Nửa năm trước, một nghiên cứu tại châu Âu với mục đích tạo ra các phiên bản biến thể của cúm gia cầm đã làm dấy lên một làn sóng tranh cãi kịch liệt. Phe phản đối gọi đây là “siêu virus” với khả năng lây lan cực kỳ nguy hiểm và miễn nhiễm trước tất cả các dạng kháng sinh mà con người đang có. Cũng chính vì gây ra quá nhiều lo ngại, nghiên cứu này đã phải tạm dừng giữa chừng để tránh hậu họa.

Virus H5N1 biến thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm
Virus H5N1 biến thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm

Tuy nhiên, nửa năm sau, nghiên cứu thứ hai và cũng là cuối cùng về vấn đề này đã được công bố. Các tác giả mô tả về cách thức mà virus H5N1 - thông qua một vài biến đổi gene - có thể lây lan, phát tán được qua không khí. Đây chính là tiền đề cho một “đại dịch cúm toàn cầu”.


Nghiên cứu này được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Ron Fouchier thuộc Trung tâm Y tế Erasmus, Hà Lan và xuất bản trên tạp chí Science số ra cuối tháng 6. Các nhà khoa học nhận thấy, chỉ cần 5 biến đổi gene là đủ để virus H5N1 có thể truyền qua không khí để lây cho các con chồn sương trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, bài báo trên Science tiết lộ rằng loại virus biến thể mà Ron Fouchier tạo ra không nguy hiểm chết người như những lo ngại trước đây. Trên thực tế, virus cúm không gây tử vong cho bất cứ con chồn sương bị lây nhiễm qua đường không khí nào.

Chỉ khi các tác giả tiêm virus liều cao thẳng vào cơ thể chồn thì lúc này đối tượng thí nghiệm mới chết. “Liều cao này hoàn toàn không phải cơ chế lây nhiễm tự nhiên”, họ khẳng định.

Một phát hiện nữa là biến thể virus H5N1 không thể lây lan hiệu quả bằng virus H1N1 từng gây ra đại dịch toàn cầu hồi năm 2009.
Theo Vietnamnet

Wednesday, June 27, 2012

Thiên nhiên nổi loạn chống lại công nghệ sinh học

Theo một nghiên cứu mới, hiện ngày càng tăng số lượng các loài sâu đục rễ có thể ăn tươi nuốt sống các loại ngô biến đổi gene của Monsanto.


Năm 2003, tập đoàn công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto đã phát triển một giống ngô biến đổi gene có khả năng kháng sâu đục rễ bằng cách dùng Protein Cry3Bb1, có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), đưa vào mã di truyền của ngô. Các protein này được cho là có khả năng gây tử vong cho tất cả các loài sâu đục rễ.

Ngô biến đổi gene của Monsanto được cho là có thể kháng lại mọi loài sâu đục rễ.
Ngô biến đổi gene của Monsanto được cho là có thể kháng lại mọi loài sâu đục rễ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, hiện ngày càng tăng số lượng các loài sâu đục rễ có thể ăn tươi nuốt sống các loại ngô biến đổi gene của Monsanto được sản xuất với mục đích chuyên dùng để đối phó với những loài côn trùng phá hoại này.

Sâu đục rễ phương Tây có thể tiêu thụ ngô biến đổi gene mà không hề hấn gì - một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Cây và thực phẩm biến đổi gene khẳng định.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý rằng quần thể sâu đục rễ cây kháng ngô biến đổi gene đang ngày càng trưởng thành sớm hơn dự kiến.
Những loài sâu đục rễ kháng ngô biến đổi gene đang đe dọa làm giảm năng suất thu hoạch của nông dân.
Những loài sâu đục rễ kháng ngô biến đổi gene đang
đe dọa làm giảm năng suất thu hoạch của nông dân.

"Sâu đục rễ phương Tây đang biến đổi và phát triển với một tốc độ nhanh hơn những gì chúng tôi được thấy khi bắt đầu nghiên cứu loài côn trùng này vào cuối những năm 1970" - nhà côn trùng học Mike Gray viết trên The Bulletin, một tạp chí được xuất bản định kỳ bởi Cục nghiên cứu cây trồng của Đại học Chicago.

Các nghiên cứu được tiến hành tại những khu vực khác còn tiết lộ rằng tỷ lệ sâu đục rễ có thể kháng ngô biến đổi gene đang ngày càng tăng. Năm ngoái, nhà nghiên cứu Aaron Gassmann của Đại học Iowa cho biết, các nông dân phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều sâu đục rễ vẫn sống sót sau khi ăn cây trồng biến đổi gene của họ.

Nông dân và các công ty chế biến thực phẩm đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào cây trồng biến đổi gene để tăng sản lượng thu hoạch và nhiều người đã từ bỏ phương thức luân canh cây trồng - một biện pháp phổ biến được các nông dân sử dụng để đối phó với côn trùng phá hoại trong nhiều thế kỷ qua.

Từng có nhiều vụ kiện chống lại cây trồng biến đổi gene của Monsanto vì cho rằng chúng không an toàn đối với con người và môi trường.
Từng có nhiều vụ kiện chống lại cây trồng biến đổi gene của Monsanto
vì cho rằng chúng không an toàn đối với con người và môi trường.

Tuy nhiên, những phát hiện mới có thể đập tan giấc mơ của họ. Ngô biến đổi gene có thể dễ dàng bị tấn công bởi những loài công trùng đột biến dẫn tới sản lượng thu hoạch của nông dân tiếp tục bị đe dọa sụt giảm và có nguy cơ đẩy giá lương thực lên cao.

Những phát hiện mới được công bố trong bối cảnh Monsanto cùng các công ty công nghệ sinh học khác đang tìm kiếm sự đồng thuận từ Quốc hội Mỹ cho phép sản xuất hàng loạt các loại giống cây trồng biến đổi gene bất chấp những thách thức và quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, phát hiện mới đã chứng minh rằng Monsanto có thể giành chiến thắng ở Quốc hội nhưng khó có thể giành chiến thắng trước thiên nhiên.

Ngoài ra, từng có nhiều vụ kiện chống lại các loại cây trồng biến đổi gene của Monsans to vì cho rằng chúng không an toàn cho con người, môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Theo Giáo Dục

Gene giúp tăng năng suất và chất lượng gạo

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được một gene quan trọng trong hạt thóc có thể giúp tăng vượt trội đồng thời cả năng suất và chất lượng lúa.


Biến thể gene GW8 mới hứa hẹn một giống lúa mới tăng cả năng suất và chất lượng
Biến thể gene GW8 mới hứa hẹn một giống lúa mới tăng cả năng suất và chất lượng

Đầu tiên, các nhà khoa học tại Hàn lâm Viện Khoa học Xã hội (Trung Quốc) thực hiện nghiên cứu loại lúa Basmati từ Pakistan, một loại lúa gạo ngon nổi tiếng trên thế giới, và tìm thấy gene GW8 có ảnh hưởng lớn đến việc tăng chất lượng gạo. Gene GW8 còn có thể cải thiện cả hình dáng và màu sắc của hạt gạo.

Khi tiếp tục nghiên cứu gene GW8, các nhà khoa học còn phát hiện thấy gene này cũng tồn tại ở một số loại lúa cao sản trồng tại Trung Quốc. Nhưng nó là một biến thể gene GW8 khác, tuy không ảnh hưởng tới chất lượng song lại có vai trò trong trọng lượng hạt và tăng năng suất của lúa.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định được biến thể thứ ba của gene GW8 có thể kết hợp những ưu điểm của hai biến thể gene kia, hứa hẹn một giống lúa mới giúp tăng cả năng suất và chất lượng của lúa. Biến thể GW8 mới nếu được ghép vào loại lúa Basmati có thể giúp tăng năng suất 14% so với bình thường mà vẫn giữ nguyên được chất lượng gáo. Còn nếu ghép vào lúa cao sản ở Trung Quốc, nó có thể nâng cao đáng kể chất lượng hạt gạo và giữ nguyên năng suất.
Theo Đất Việt

Saturday, June 23, 2012

Dậy sớm để hạnh phúc

Một nghiên cứu mới cho thấy những người dậy sớm thường vui tươi khỏe khoắn hơn những người làm việc về đêm.


Theo Live Science, các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto đã tiến hành nghiên cứu về thói quen dậy sớm hoặc thức khuya của hai nhóm: một nhóm gồm 435 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 17 tới 28; một nhóm gồm 297 người lớn tuổi từ 59 đến 79.

Cả hai nhóm được phỏng vấn về thời gian ưa thích của họ trong ngày, trạng thái cảm xúc và họ cảm thấy tình trạng sức khỏe như thế nào. Kết quả cho thấy, hầu như những người ở độ tuổi 60 trở lên đều có thói quen dậy sớm.

Nghiên cứu mới cho thấy những người dậy sớm thường hạnh phúc hơn những người thức khuya.
Nghiên cứu mới cho thấy những người dậy sớm
thường hạnh phúc hơn những người thức khuya.
Trong khi ở nhóm thanh thiếu niên, chỉ có khoảng 7% tự nhận mình có thói quen lành mạnh này. Điều này cho thấy khi chúng ta già đi, chúng ta có xu hướng chuyển sang một lịch trình ban ngày - bắt đầu bằng việc có thói quen dậy sớm.
Sự thay đổi này trong đồng hồ sinh học có thể lí giải tại sao những người lớn tuổi thường có cảm xúc vui tươi và khỏe khoắn hơn. Những người lớn tuổi thường có cảm xúc tích cực hơn những người trẻ tuổi, và họ dễ thuộc vào nhóm dậy sớm hơn là các bạn trẻ, các nhà nghiên cứu cho hay.
“Việc dậy sớm có mối liên hệ với những cảm xúc tích cực ở cả hai nhóm tuổi”, nhà nghiên cứu Renee Bliss chia sẻ với Live Science. Những người trẻ tuổi dậy sớm cũng cảm thấy khỏe mạnh hơn so với những người cùng lứa tuối nhưng ưa thích việc thức khuya.
Các nhà khoa học cũng lí giải điều này là do những người dậy sớm có nhiều phù hợp với mong đợi của xã hội. Đồng hồ sinh học của họ có một sự “ăn khớp” với đồng hồ của xã hội. Trong khi những người thức khuya thì không.
Vậy làm thế nào để những con cú đêm từ bỏ thói quen thức khuya để dậy sớm? Renee Bliss đưa ra lời khuyên là nên tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào lúc sáng sớm; tập đi ngủ sớm và dậy sớm. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết đây cũng là cách dễ dàng để bạn có một lịch trình phù hợp với xã hội.
Theo Vietnamnet

Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng - Pgs.Ts.Trần Đức Viên


Trong các hệ sinh thái lục địa thì hệ sinh thái đồng ruộng là nơi có biến tự nhiên sâu sắc nhất kể từ khi có loài người đến nay. Trong lịch hát triển của sinh thái học, bộ môn được phát triển đầu tiên là sinh thái với rừng, sau đó với đồng cỏ, ao hồ, sau cùng mới xây dựng được sinh thái học liên quan với đồng ruộng. Loài người bắt đầu làm ruộng vào cuối thời đại đồ đá cũ (trước công nguyên khoảng 7.000 năm), so với lịch sử lâu dài một triệu năm của loài người thì phải nói là khá gần. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, trí tuệ loài người không dừng lại ở việc điều khiển môi trường sống cho cây trồng, mà còn tiến lên điều khiển di truyền của thực vật.

Sự phát triển của nông nghiệp hiện đại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Khuynh hướng tăng việc đầu tư, thực chất là sự đầu tư năng lượng hoá thạch, để thay thế dần cho các nguồn lợi tự nhiên đã làm môi trường sống bị hủy hoại. Do đấy, cần phải phát triển một nền nông nghiệp dựa nhiều hơn vào việc khai thác hợp lý các nguồn lợi tự nhiên của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Ðó là nhiệm vụ số một của sinh thái học nông nghiệp - cơ sở của việc bố trí cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu ngành nông nghiệp phải phấn đấu để tăng năng suất cây trồng hơn nữa. Ruộng cây trồng năng suất cao là một hệ sinh thái hoạt động hài hoà, đạt được sự cân đối giữa các yếu tố cấu thành nó. Do đấy, thực chất của kỹ thuật tăng năng suất cây trồng là kỹ thuật điều khiển sự hoạt động của hệ sinh thái đồng ruộng năng suất cao.

Giáo trình "Sinh thái học đồng ruộng" bao gồm 5 chương. Chương I cung cấp khái niệm chung về hệ sinh thái đồng ruộng. Chương II mô tả cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đồng ruộng. Chương III mô tả sự vận động của hệ sinh thái đồng ruộng liên quan đến các nhân tố ánh sáng, đất đai, cây trồng, cỏ dại, tuần hoàn vật chất và phân bón. Chương IV giới thiệu các biện pháp điều khiển hệ sinh thái đồng ruộng. Chương V giúp cho người học, đặc biệt là sinh viên sau đại học hệ thống hoá các khối kiến thức đã học và các kỹ thuật học hệ thống của hệ sinh thái đồng ruộng.
Để giúp học tốt môn này, trong từng chương có phần đầu giới thiệu nội dung, mục đích và yêu cầu đối với sinh viên. Sau mỗi chương, có trình bày phần tóm tắt, câu hỏi ôn tập và tài liệu đọc thêm. Phần cuối của giáo trình là danh mục tài liệu tham khảo và phần từ vựng (Glossary) để mô tả các khái niệm và các định nghĩa quan trọng được sử dụng trong giáo trình này. Giáo trình này tổng hợp các kiến thức đã có của nhiều môn khoa học liên quan dành cho sinh viên bậc đại học và sau đại học chuyên ngành trồng trọt. Điểm mấu chốt của giáo trình này là giúp cho người học phương pháp tư duy tổng hợp thông qua các phương pháp tiếp cận hệ thống đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thay thế cho cái nhìn đơn lẻ trước đây. Đối với sinh viên cao học hoặc nghiên cứu sinh, đây là tài liệu tốt giúp nhà nghiên cứu lựa chọn các biện pháp nghiên cứu phù hợp. Với thời lượng có hạn dành cho sinh viên bậc đại học (2 đơn vị học trình), nên sinh viên cần nắm được những nguyên lý cơ bản của sinh thái học áp dụng cho chuyên ngành trồng trọt. Đồng thời những công thức và phương trình toán học trong giáo trình này chỉ là tài liệu bổ sung cho khối kiến thức chính và không có trong nội dung thi của sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ hướng dẫn sinh viên lồng ghép kiến thức về sinh thái học đồng ruộng với các khối kiến thức rải rác ở các môn học chuyên ngành và cơ sở thông qua các buổi thảo luận nhóm và seminar.
Chúng tôi hy vọng người học sẽ thấy được, chỉ có trong mối liên hệ sinh thái học giữa hệ sinh thái thiên nhiên với hệ sinh thái đồng ruộng thì mới có thể đặt cơ sở sáng tạo ra hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững và từ đó tìm ra một con đường duy trì năng suất cao trong nông nghiệp. Do hạn chế về thời gian và trình độ, chắc chắn cuốn giáo trình "Sinh thái học đồng ruộng" còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc. Tác giả xin chân thành cảm ơn và sẵn lòng tiếp thu các ý kiến đó để nội dung giáo trình càng hoàn thiện hơn.


Download file: http://www.mediafire.com/view/?s5klnozsaukeq20

Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng - Pgs.Ts.Trần Đức Viên, Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng - Pgs.Ts.Trần Đức Viên

Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức



Lời nói đầu
Phần A: Những hiểu biết chung về thuốc bảo vệ thực vật 
Chương 1: Cơ sở độc chất học nông nghiệp
Chương 2: Cơ sở sinh lý, sinh thái học của thuốc bảo vệ
Chương 3: Thuốc bảo vệ thực vật, môi trường & hậu quả
Chương 4: Các dạng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp sử dụng
Chương 5: Bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng
Chương 6: Một số qui định của nhà nước về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Phần B: Các thuốc bảo vệ thực vật
Chương 7: Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác
Chương 8: Thuốc trừ bệnh
Chương 9: Thuốc xông hơi
Chương 10: Thuốc trừ cỏ
Chương 11: Chất điều khiển sinh trưởng cây trông


Download File:Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam ( GS. TS. Đỗ Tất Lợi )


Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức



GS.TS Đỗ Tất Lợi (1/2/1919-3/2/2008) là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tốt nghiệp dược sĩ tại Đại học Y - Dược Đông Dương, ông được coi là một nhà dược học phương Đông lỗi lạc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp của dân tộc và khoa học.

Thật khó lòng điểm qua - dù chỉ là đôi nét - hơn 150 công trình nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Chỉ có thể dừng lại ở công trình đồ sộ nhất là bộ sách được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Dày hơn 2.000 trang khổ lớn, thế mà bộ sách ấy được in đi in lại tới... 14 lần! Thật là một hiện tượng cực kỳ hiếm thấy trong ngành xuất bản nước ta!



Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”



Các nhà bác học Liên Xô (cũ) cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc. Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”



Cao vọng của một nhà dược học trẻ tuổi



Ngày 30-10-1946, không lâu trước khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, trên một tờ báo hằng ngày xuất bản tại Hà Nội, dược sĩ Đỗ Tất Lợi, một thầy thuốc Tây y mới 27 tuổi và mới tốt nghiệp Đại học Y - Dược Đông Dương được hai năm, đã lên tiếng về nhiệm vụ cần kíp phải bảo vệ di sản y - dược của các bậc tiền bối phương Đông. Ông viết:



“Nghề thuốc Bắc, thuốc Nam đã có mấy nghìn năm kinh nghiệm và còn để lại nhiều tên tuổi rõ ràng trong lịch sử. Thế mà ngày nay nghề này đang ở vào tình trạng suy tàn như chúng ta đã thấy, và cứ cái đà ấy, nó sẽ đi đến chỗ chết! Nghề chết thì cả cái kho tàng kinh nghiệm của tiền nhân cũng chẳng còn!”



Tất nhiên, nguyên nhân của tình trạng đó là chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp khinh miệt và hạn chế Đông y.



“Chính vì muốn cứu vãn nghề thuốc Bắc, thuốc Nam và nhất là cái di sản quý hoá của tiền nhân - Đỗ Tất Lợi viết tiếp - mà chúng tôi thấy cần phải cải tổ nghề này.”



Chan chứa nhiệt tình, người dược sĩ đại học trẻ tuổi được đào luyện bằng văn hoá Pháp, sớm tìm đường trở về với cội nguồn dân tộc, trân trọng di sản của ông cha, quyết tâm tìm hiểu, kế thừa và phát huy di sản ấy, coi đó là “cao vọng” của cả đời mình. Ngay từ năm 1946, ông đã đề xuất ý kiến là, trong chương trình mới của Đại học Y - Dược Hà Nội, nên có thêm phần thuốc Bắc, thuốc Nam. Ông kiến nghị một số biện pháp để cải tổ việc sao chế, bán thuốc và việc khảo cứu các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Rồi ông kết luận:



“Khi nào có được những dược sĩ thông thạo các phương pháp của Âu Tây đồng thời am hiểu môn thuốc Bắc, thuốc Nam trông nom, thì nghề thuốc Bắc, thuốc Nam mới có cơ phát đạt (...). Khi ấy ta sẽ có người đủ học lực để bảo vệ những bài học của tiền nhân, cứu vớt những kinh nghiệm cổ truyền đã phai mờ trong trí nhớ, tiếp tục và bồi bổ cái di sản của các nhà dược học phương Đông.”




Dấn thân theo kháng chiến, chế thuốc giữa rừng sâu



Đêm 19-12-1946, Đỗ Tất Lợi đang ngồi uống trà trong ngôi nhà yên tĩnh của mình ở làng hoa Hữu Tiệp bên bờ nam Hồ Tây, thì bỗng nghe tiếng súng nổ ran.



Hôm sau, rời Hà Nội đi tham gia kháng chiến, ông chỉ kịp mang theo chiếc xe đạp và mấy thứ đồ dùng vặt vãnh. Gia nhập Vệ quốc đoàn, ông được cử giữ chức giám đốc Viện Khảo cứu và Chế tạo Dược phẩm, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.



Kháng chiến trường kỳ, chúng ta phải tìm mọi cách tự chế lấy thuốc để có thể chủ động chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân.



Bên bếp lửa nhà sàn Bắc Cạn, người dược sĩ Tây y ngồi chuyện trò với ông mo, bà mế về những thứ lá, thứ củ hái, đào được trong rừng, trên nương. Khi có bệnh, bà con vùng cao thường chữa bằng cây cỏ - những thứ thuốc mà người miền xuôi quen gọi là “thuốc mán, thuốc mường”. Thật ra đó là những vị thuốc Nam lắm khi rất hiệu nghiệm.



Cũng ở miền núi và những phiên chợ trung du, Đỗ Tất Lợi làm quen với mấy ông bán “thuốc ê”, những con người đầy bí ẩn, sống nay đây mai đó, hai vai hai sọt thuốc. Giữa núi rừng Việt Bắc, ông phát hiện cây mã tiền mà các nhà dược liệu học người Pháp trước kia vẫn cho là không thấy mọc ở Bắc Bộ! Từ cây mã tiền ông chiết đựoc chất strychnin.



Năm 1948, Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Văn Đàn cho in trên báo Vui Sống bài Tương lai chữa bệnh của clorophil. Lúc bấy giờ clorophil được coi là một loại kháng sinh mới. Đỗ Tất Lợi chiết được clorophil từ nguồn dược liệu vô tận là lá tre, lá táo để điều trị vết loét, vết thương cho vệ quốc quân, du kích quân. ở vùng rừng núi Thái Nguyên, Tuyên Quang, ông tìm thấy cây thường sơn. Sở dĩ có cái tên thường sơn là vì giống cây này mọc nhiều trên ngọn núi Thường Sơn ở đất Ba Thục xưa - nơi “nương náu” của Lưu Bị, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc bên Trung Hoa. Ông và những người cộng tác chế ra cao thường sơn chữa sốt rét, thứ thuốc mà các anh bộ đội quen gọi là “kí-ninh đen”. Ông cũng chế tinh chế dầu tràm làm thuốc xoa, thuốc tiêm, thuốc sát trùng dùng để rửa, đắp vết thương cho chiến sĩ, đồng bào.



Từ nhiều vị thuốc dân dã như búp ổi, trần bì, lá cà độc dược..., Đỗ Tất Lợi tìm cách chế thành những dạng thuốc tiện dùng và công hiệu thay cho các thứ thuốc phải mua từ vùng tạm bị quân đội Pháp chiếm đóng, như tanin, belladon, v.v.



Làm rạng ngời nền dược học phương đông



Sau ngày Hà Nội giải phóng, Đỗ Tất Lợi có điều kiện thuận lợi hơn để thỏa chí bình sinh. Ngoài các tài liệu chuyên môn in bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp mà ông vẫn quen tham khảo, để có thể đọc thêm sách thuốc của Trung Quốc và của Việt Nam xưa, ông ráo riết học chữ Hán, chữ Nôm. Đó là những tác phẩm y - dược phương Đông từ lâu ông đã nghe tiếng, nhưng giờ đây mới có thể đọc hiểu như: Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, Bản thảo cương mục học di của Triệu Học Mẫn, Dược điển Trung Quốc; cũng như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, Bách gia trân tàng, Hành giản trân nhu của Hải Thượng Lãn Ông, v.v. Rồi ông học tiếng Nga để tiếp nhận những thành tựu dược học của Liên Xô.



Ông gần gũi, tìm hiểu kinh nghiệm của các bà hàng lá, các ông “lang vườn”, “lang băm” - những người thường hái thuốc trong vườn rồi băm ra, phơi khô để dành chữa bệnh - cho dù họ vẫn bị dư luận coi khinh, dè bỉu! Cùng một số vị lương y, ông cố gắng khôi phục Y Miếu ở số nhà 19A phố 224, không xa Văn Miếu Hà Nội.



Làm việc miệt mài trong thư viện và phòng thí nghiệm, nhưng Đỗ Tất Lợi cũng là “con người điền dã”, đặt chân khắp mọi miền đất nước. Ông lên Lạng Sơn tìm cây kim anh, đến Lào Cai tìm cây tục đoạn, tới Sa Pa khai thác cây củ gấu tàu, hoàng liên...



Các công trình của Đỗ Tất Lợi, đặc biệt là bộ sách đồ sộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, gây tiếng vang sâu rộng trong giới dược học nước ta và cả nước ngoài.



Năm 1967, trên tạp chí Tài nguyên thực vật (quyển 3, tập 1), một tạp chí khoa học chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các nhà bác học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky viết chung một bài báo dài hơn mười nghìn từ, nhan đề: Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.



Sau khi điểm qua các công trình về cây thuốc nhiệt đới của các tác giả người Pháp thời thuộc địa như Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot, v.v., các nhà bác học Liên Xô cho rằng không có công trình nào trong số các công trình của họ có thể sánh ngang với công trình của Đỗ Tất Lợi, “người có khả năng bắc cây cầu nồi liền nền y học khoa học hiện đại với một trong những nền y học vĩ đại của châu á - nền y học Việt Nam”.



Ngày 31-5-1968, Hội đồng khoa học Viện Hoá dược học Leningrad, Liên Xô, họp để đánh giá những hoạt động khoa học của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc và nhất trí nhận xét:



“Đỗ Tất Lợi hoàn toàn xứng đáng được tặng học vị tiến sĩ khoa học dược học trên cơ sở những công trình của mình mà không cần bảo vệ.”



Tại buổi họp ấy, giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman nói:



“Trước kia y học dân gian chỉ được truyền miệng từ thầy sang trò, giờ đây được viết thành sách để khỏi mất đi những điều đã tích luỹ được qua mấy nghìn năm. Đó là công lao to lớn của Đố Tất Lợi, không những đối với nhân dân Việt Nam, mà còn đối với khoa học thế giới.



Công lao thứ hai không kém phần to lớn của ông là giải thích và đưa việc phân tích các dược liệu đó lên trình độ khoa học hiện đại (...). Mỗi cây thuốc đều được mô tả đúng đắn về mặt thực vật học, sự phân bố, và, trong điều kiện có thể, về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, đôi chỗ còn có cả công thức triển khai. Nhiều cây thuốc đã được ông tự nghiên cứu về mặt hóa học hay cùng làm với các học trò của ông (...).



Có thể nói, trong số rất nhiều bộ sách về cây thuốc nhiệt đới đã xuất bản trên thế giới, chưa có bộ sách nào sánh được với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học. Rất nhiều cây thuốc mà Đỗ Tất Lợi giới thiệu là lần đầu tiên được dẫn ra trong các tài liệu về dược liệu học.”

Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Moskva, bộ sách được bình chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm. Năm 1996, với chỉ duy nhất công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ.
Năm 2007, cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (tái bản năm 2006 của Nhà xuất bản Y học) đã đoạt giải đặc biệt của Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (APPA).




http://www.mediafire.com/download.php?mjqmynkmgto

hoặc

http://www.mediafire.com/?sharekey=4...6f300472965f41



Nguồn: (st), http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học

Thành công mới về nhân giống sâm vô tính

Sau thời gian dài chờ đợi, những cây sâm vô tính được PGS-TS Dương Tấn Nhựt - Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đưa ra trồng ở núi Ngọc Linh (Kon Tum) đã có các thành phần hợp chất saponin chủ yếu của sâm Ngọc Linh...

Đã có chất saponin trong cây sâm vô tính 17 tháng tuổi.
Đã có chất saponin trong cây sâm vô tính 17 tháng tuổi.

“Thành công mang tầm vóc quốc tế...”

PGS-TS Trần Công Luận - Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM cho biết như vậy khi phân tích xong 3 mẫu sâm vô tính 17 tháng tuổi của PGS-TS Dương Tấn Nhựt trồng ở núi Ngọc Linh.
Về hình thái bên ngoài, cây sâm vô tính 17 tháng tuổi này tương tự như sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt với phần thân khi sinh có 2 lá kép, chiều cao của thân chỉ bằng 1/2 - 2/3 so với cây sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt; phần thân rễ và rễ củ cũng có nhân dạng như sâm trồng tự nhiên 24 tháng tuổi…
Qua phân tích, ba hợp chất saponin chủ yếu và chiếm hàm lượng cao trong sâm Ngọc Linh tự nhiên đều có trong thân rễ và rễ củ của sâm trồng vô tính 17 tháng tuổi.
Hàm lượng saponin toàn phần có được trên 3 hợp chất chủ yếu của sâm trồng vô tính 17 tháng tuổi này thấp hơn sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt tại Trà Linh (Quảng Nam) nhưng lại cao hơn so với sâm trồng từ hạt được di thực về Đà Lạt.
Cũng theo PGS-TS Trần Công Luận, bước đầu có thể nói đây là một thành công của dòng sâm trồng từ nhân giống vô tính và mở ra một triển vọng để phát triển và chủ động được giống. Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh là cây đa niên, muốn thu hoạch cần ít nhất 5 năm trở lên; trong khi đó, kết quả phân tích mẫu sâm vô tính vừa nêu dựa trên những cây 17 tháng tuổi.
Vì vậy, cần có thêm thời gian để đánh giá sự phát triển sinh khối và tích lũy hoạt chất của sâm vô tính. “Thành công này mang tầm vóc quốc tế vì chưa có một nghiên cứu nào đạt được ở trong và ngoài nước về nhân giống sâm vô tính” - PGS.TS Luận nói.

Hi vọng cho thương hiệu sâm Việt Nam

Dù mới được biết đến từ năm 1973, nhưng qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, chống stress, chống lão hóa, kháng khuẩn, cải thiện chức năng gan...
Sâm Ngọc Linh không chỉ là loài sâm quý của Việt Nam mà của cả thế giới. Loài cây này có giá trị kinh tế cao (giá trên thị trường hiện nay khoảng trên dưới 20 triệu đồng/kg sâm tươi, cao gấp 3-4 lần so với sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, và giá sâm khô cũng trên dưới 100 triệu đồng/kg). Do được mệnh danh là “cây vàng cây bạc” nên sâm Ngọc Linh bị khai thác quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng (sâm Ngọc Linh đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam).

Cây sâm vô tính đã sống được ngoài tự nhiên và chỉ sau 8 tháng đã có thể hình thành củ.
Hiện nay, nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh còn rất hạn chế do loài sâm này chỉ được trồng tập trung ở vùng núi Ngọc Linh và thời gian trồng từ hạt cho đến khi thu hoạch củ mất 5 - 7 năm. Hiện nhu cầu cây giống sâm Ngọc Linh rất cao, nhưng trồng bằng hạt thì rất khó khăn bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, động vật ăn (hạt) nên tỷ lệ nảy mầm bình thường chỉ đạt 50 - 60%, thậm chí có khi chỉ đạt 20 - 30%. Chưa kể quá trình cây sâm sinh trưởng, phát triển và cho ra hạt cũng phải 4-5 năm, hơn nữa giá thành cây giống cũng rất cao...
Năm 2008, Viện Sinh học Tây Nguyên chủ trì đề tài “Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh”, với mục tiêu nghiên cứu nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh để cung cấp cây giống và nhân sinh khối rễ sâm bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor.
PGS-TS Dương Tấn Nhựt, chủ nhiệm đề tài cho biết, đến nay đã có kết quả khả quan, cây sâm vô tính không chỉ sống được ngoài tự nhiên với tỷ lệ cao (trên dưới 85%), mà sau 8 tháng trồng đã có 35% cây sâm hình thành củ (dái củ).
Kết quả này cho thấy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro (nuôi cấy mô) vượt xa nhiều so với cây sâm Ngọc Linh trồng bằng hạt (cây tự nhiên từ khi gieo hạt đến lúc hình thành dái củ mất ít nhất 2 năm).
Theo PGS-TS Trần Công Luận, thời gian vẫn còn quá ngắn để có thể đánh giá được ưu nhược của cây sâm trồng vô tính so với cây sâm trồng hữu tính. Nhưng về kỹ thuật, nhân giống vô tính có ưu thế về việc chủ động được số lượng giống, thời gian tạo cây con làm giống (3 tháng) ngắn hơn nhiều so với chu kỳ thu hạt hằng năm của giống hữu tính (khoảng 1 năm)…
Cơ sở khoa học đã đầy đủ, những người nghiên cứu mong muốn có một Trung tâm sâm Việt Nam tại Tây Nguyên để nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về giống và phát triển vùng sâm, di thực đến những vùng có độ cao tương tự hoặc điều kiện sinh thái tương đồng. Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để mở rộng diện tích sản xuất nhằm sớm đưa cây sâm thành cây hàng hóa”, PGS-TS Dương Tấn Nhựt thổ lộ.
Nguồn tin: Thanh niên

Wednesday, June 20, 2012

Trà xanh làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt


Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, nếu uống nhiều hơn 7 tách trà mỗi ngày, nam giới có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt rất cao.



Các chuyên gia đã theo dõi tình trạng sức khỏe của hơn 6.000 nam giới trong độ tuổi 21- 75 trong khoảng 37 năm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người đàn ông uống hơn 7 tách trà mỗi ngày có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 50% so với những người không uống hoặc uống ít hơn 4 tách mỗi ngày.

Tham gia cuộc kiểm tra, các tình nguyện viên hoàn thành bảng câu hỏi về lượng trà họ uống mỗi ngày, thói quen uống rượu, cà phê, hút thuốc cũng như tình trạng sức khỏe chung. Trong đó, chỉ có ¼ số người bị nghiện trà. Có tới 6,4% có dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong suốt quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Kashif  Shafique  thuộc trường đại học Glasgow cho hay.

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở Scotland và chiếm đến 7,4% các ca mắc bệnh theo chuẩn đoán vào giữa năm 2000 và 2010. Hầu hết các nghiên cứu trước đây cho rằng trà xanh có công dụng chống ung thư và không có mối liên hệ nào đến ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, với kết quả kiểm tra lần này, các chuyên gia khẳng định trà xanh làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới với tỷ lệ khá cao.

Mặt khác, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người nghiện uống trà thường không bị béo phì, không uống nhiều rượu bia và có mức cholesterol hợp lý. Như vậy, với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý cùng với liều lượng trà thích hợp, ung thư tuyến tiền liệt sẽ không còn là điều lo lắng của các đấng mày râu nữa.

Hải Đạt (Theo BBC)

Sữa mẹ diệt được virus HIV?


Kháng thể giúp làm ngừng sự phát triển virus HIV được tìm thấy trong sữa của những bà mẹ nhiễm HIV tại nước CH Malawi. Các nhà khoa học Trường ĐH Duke (Mỹ) đã chứng minh kháng thể này được tế bào B sinh ra. Họ hy vọng sẽ tìm ra các tế bào tương tự trong cả các cơ quan khác để sản xuất vắc-xin chống HIV.

Loại virus làm suy giảm miễn dịch phổ biến nhất là HIV-1 có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa. Tuy nhiên theo thống kê, chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị nhiễm HIV truyền virus này sang con của mình.

“Điều này rất quan trọng, vì trong khoảng 1 năm đầu đời trẻ bú sữa mẹ là chính nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Thế nhưng thực tế lại chỉ 10% trẻ bị truyền nhiễm. Chúng tôi buộc phải tự hỏi liệu có đáp ứng miễn dịch nào bảo vệ được 90% các em không bị nhiễm bệnh? Và nếu có, liệu chúng ta có thể “thuần hoá” được đáp ứng này và tạo ra được một đáp ứng “vạn năng” để bảo vệ những đứa trẻ được những bà mẹ nhiễm HIV nuôi dưỡng"?, giáo sư nhi khoa và bệnh truyền nhiễm Sally Permar, Trường ĐH Duke nói. Và bà Permar cùng nhóm nghiên cứu cố gắng làm việc đó.
Chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị nhiễm HIV truyền virus này sang con của mình qua sữa.
Chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị nhiễm HIV truyền virus này sang con của mình qua sữa.

Nghiên cứu mà bà và các đồng nghiệp tiến hành đã cho phép họ khẳng định rằng tế bào B trong sữa người có thể sinh ra kháng thể vô hiệu hoá HIV.

"Cách kích thích tế bào B sản sinh ra kháng thể hoặc kích thích để tạo ra chính các tế bào B trong sữa chính là biện pháp hiệu quả để chống HIV. Ngoài ra, đó là một trong những cách để sản xuất ra văcxin chống HIV/AIDS”, bà Permar nói. Bà tin tưởng, kháng thể nhóm nghiên cứu tìm được trong sữa mẹ có thể được sản sinh tại các mô khác nữa của cơ thể.

“Kháng thể chúng tôi tách ra được từ sữa mẹ là kháng thể đầu tiên đối với HIV, có thể tương tác được với lớp vỏ của virus này. Nhờ đó có thể hiểu được cơ chế tấn công của nó vào virus”, một đồng tác giả của công trình là Barton Haynes, giám đốc Phòng thí nghiệm văcxin tại ĐH Duke cho biết thêm:

Điều đáng chú ý là trong khi Bộ Y tế Mỹ chính thức khuyên các bà mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú thì Tổ chức y tế thế giới WHO lại khuyến cáo các bà vẫn nên duy trì việc nuôi con bằng sữa của mình kết hợp với việc dùng thuốc chống virus ở cả mẹ lẫn con.Theo WHO việc điều trị sẽ ngăn ngừa được sự lây nhiễm HIV, trong khi thiếu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các bệnh thuộc đường hô hấp và các bệnh khác nữa ở trẻ.

“Việc phát hiện thành công kháng thể trong một môi trường không ổn định như vậy đòi hỏi phải có một tổ chức rộng lớn bao gồm nhiều nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tôi vô cùng sung sướng được trở thành một thành viên của nhóm nghiên cứu này và một phần của tập thể thế giới đang tích cực chung tay khắc phục căn bệnh thế kỷ là AIDS”, một trong tác giả của công trình nghiên cứu là James Friedman, sinh viên năm thứ ba của Trương Y khoa thuộc Đại học Duke phát biểu.

Công trình được giới thiệu trên Tạp chí PlosOne.

Theo Vietnamnet

Tập thể dục quá mức ảnh hưởng tim mạch


Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo tập thể dục quá mức có thể gặp rủi ro về bệnh tim mạch sau khi khám phá ra rằng cứ 10 vận động viên marathon thì có một người bị tim mạch, theo Telegraph.


Theo các nhà nghiên cứu, những vận động viên chạy marathon và đạp xe đạp đường dài gặp rủi ro hư hại lâu dài về tim mạch và rủi ro cao hơn nữa có thể là nhồi máu cơ tim sau hai năm tham gia cuộc đua.

Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ tim, các vận động viên còn có thể gặp những thay đổi trong nhịp tim, chỉ báo cho rối loạn nhịp tim và tử vong nếu không được chữa trị.

Những môn thể thao tập luyện sức chịu đựng liên kết với việc tăng rủi ro gấp năm lần bệnh rung tâm nhĩ, một căn bệnh đòi hỏi chữa trị cẩn thận và có thể tử vong.

Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày là lý tưởng nhất
Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày là lý tưởng nhất

Trưởng nhóm nghiên cứu James H. O'Keefe, tiến sĩ thuộc Bệnh viện Saint Luke's ở thành phố Kansas (Mỹ) cho biết: “Tập thể dục là điều cần thiết nhất trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, khám phá này chỉ ra rằng tập thể dục khiêm tốn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tập thể dục quá mức không thật sự có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chúng ta chỉ nên duy trì tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày là tốt nhất”.


Tiến sĩ O'Keefe nói thêm, hoạt động thể chất hằng ngày trong khoảng thời gian hợp lý có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh tật hiệu quả bao gồm bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, suy tim và béo phì.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings
Theo Thanh Niên

Điểm danh 7 loài hoa "nặng mùi" nhất thế giới


Mang vẻ đẹp yêu kiều và sặc sỡ hơn cả những bông hoa mà chúng ta thường thấy nhưng 7 loài hoa dưới đây lại mang thứ mùi khó chịu khiến không ai muốn lại gần.

1. Hoa Titan Arum (Amorphophallus titanium)

Hoa Titan Arum
Không chỉ là một trong những loài hoa lớn nhất thế giới, hoa Titan Arum còn được mệnh danh là bông hoa thối nhất thế giới hay còn gọi là "hoa xác chết” bởi mùi hương đặc trưng mang mùi thịt thối khi hoa nở.
Tuy nhiên hiếm khi những bông hoa Titan Arum nở và trong giai đoạn nở thì mùi hương khó chịu của hoa có thể lưu lại trong không khí nhiều ngày.
Thực chất Titan Arum không chỉ là một bông hoa duy nhất mà nó có hàng ngàn bông hoa nhỏ xíu nằm phía dưới đài hoa. Do đó, các nhà thực vật học gọi nó là một cụm hoa. Cụm hoa Titan Arum được công nhận là cụm hoa lớn nhất thế giới, với độ cao lên tới 3m.
Xuất phát từ những khu rừng nhiệt đới ở Trung tâm Sumatra, phía tây Indonesia, hoa Titan Arum có tên khoa học là Amorphophallus titanium (hoa dương vật méo mó khổng lồ). Mùi hương của hoa Titan Arum có tác dụng thu hút côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng và ruồi thịt.

2. Hoa Lily xác chết (Rafflesia arnoldii)

Hoa Lily xác chết
Rafflesia arnoldii là một trong những loài hoa mang mùi hương xác chết. Nó có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới trên đảo Sumatra và Borneo tại Indonesia.
Rafflesia là loài hoa kí sinh, hút nước và các chất dinh dưỡng trên thân cây nho Tetrastigma. Nó không có lá, thân, rễ hay chất diệp lục. Do đó, hiếm khi con người nhìn thấy hoa Lily xác chết trong tự nhiên.
Khi sẵn sàng để sinh sản, bông hoa sẽ tạo ra một khối giống như chiếc bắp cải nở. Khoảng một năm sau, mỗi cánh sẽ mở ra nhưng chỉ duy trì được trong vài ngày. Sau đó, hoa Rafflesia sẽ phát triển như một trái cây hình tròn, chứa hàng ngàn hạt giống bên trong và được các loài động vật phát tán khắp khu rừng.

3. Bắp cải chồn hôi phương Tây (Lysichiton americanus)

Bắp cải chồn hôi phương Tây
Mặc dù mang hình dáng không quá xấu nhưng Lysichiton americanus được gọi là bắp cải chồn hôi do nó có nguồn gốc từ các đầm lầy thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương, với hương thơm khiến loài ruồi và bọ cánh cứng không thể cưỡng lại được.
So với loài hoa xác chết thì bắp cải chồn hôi có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng còn có đặc điểm lạ là khi hoa nở, cuống hoa thường tăng nhiệt, giúp làm tan lớp tuyết phía dưới nhằm tạo điều kiện cho những loài côn trùng thụ phấn tiến lại gần bông hoa hơn.
Đặc biệt, sau kỳ nghỉ đông, loài gấu thường hay ăn hoa bắp cải chồn hôi bởi chúng có tác dụng như thuốc nhuận tràng.

4. Hoa sao biển thối (Stapelia gigantea)

Hoa sao biển thối
Hoa Stapelia gigantea còn được gọi dưới cái tên là hoa thối, hoa cóc, hoa Zulu khổng lồ. Chúng có nguồn gốc tại Nam Phi và là loài cây được trồng để tiêu diệt loài ruồi.
Bề ngoài của hoa sao biển thối khá giống hoa xương rồng. Cánh hoa nở thành 5 cánh giống một ngôi sao. Hoa mang màu da hồng nhạt được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ màu trắng có tác dụng thu hút ruồi và giòi tới thụ phấn.

5. Rễ kí sinh trùng thối (Hydnora Africana)

Rễ kí sinh trùng thối
Thực vật kí sinh Hydnora Africana có nguồn gốc từ các sa mạc khô cằn ở miền Nam châu Phi, sinh sôi phát triển hoàn toàn dưới lòng đất.
Những kí sinh trùng này sống nhờ vào phần rễ của cây Euphorbia. Những bông hoa màu đỏ và màu hồng nhạt nhú lên từ cát. Những con bọ cánh cứng màu đen luôn bị thu hút bởi mùi hôi thối đặc trưng của loài hoa này.

6. Hoa ngựa thối (Helicodiceros muscivorus)

Hoa ngựa thối
Có nguồn gốc từ phía tây bắc khu vực Địa Trung Hải, hoa ngựa thối hiếm có với những cánh hoa vằn vệt giống loài ngựa nhưng lại mang mùi hôi của thịt thối rữa, sản sinh ra lượng nhiệt giúp dụ dỗ những con ruồi tiến vào trong bông hoa.
Vào một ngày nắng ấm, những bông hoa cái sẽ mở ra và giải phóng mùi hôi. Những con ruồi sẽ nhanh chóng bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó mất cả ngày.

7. Bắp cải hôi phương Đông (Symplocarpus foetidus)

Bắp cải hôi phương Đông
Giống như bắp cải chồn hôi ở phương Tây, bắp cải hôi phương Đông có tập quán sinh sống và phát triển trong các vùng đầm lầy.
Vào mùa xuân, hoa bắp cải hôi phương Đông thường nở hoa và những bông hoa này dài tới 10cm, cao 15cm, phần mo hoa chuyển sang màu tím sẫm. Sau khi hoa nở, một vài lá hoa màu xanh sẽ xuất hiện trên mặt đất. Những lá hoa này sẽ tiết ra mùi hôi thối đặc trưng.
Theo Infonet

Sunday, June 10, 2012

Tạo ra gan người từ tế bào gốc

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra một lá gan người với đầy đủ chức năng từ tế bào gốc, làm tăng hi vọng con người sẽ sản xuất được các cơ quan nhân tạo dành cho những bệnh nhân cần cấy ghép.


Một nhà khoa học đang làm việc với tế bào gốc
Một nhà khoa học đang làm việc với tế bào gốc - (Ảnh: AFP)

Theo tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ngày 8/6, nhóm nghiên cứu do giáo sư Hideki Taniguchi tại ĐH Yokohama City dẫn đầu đã phát triển các tế bào gốc đa năng (iPS) thành những “tế bào tiền thân”, sau đó cấy vào cơ thể một con chuột.

Các tế bào này sau đó đã phát triển thành một lá gan, tuy nhỏ chỉ 5mm nhưng hoạt động với đầy đủ chức năng của gan người: nó có thể sản sinh ra các protein và phân giải thuốc.

Nghiên cứu đột phá này mở cơ hội tạo ra các cơ quan người, vốn là vấn đề đau đầu của các bác sĩ do họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nội tạng của người hiến cho các ca cấy ghép.

Yomiuri Shimbun nhận định nghiên cứu trên có thể “là cầu nối quan trọng giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng lâm sàng”, nhưng nó sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trước khi được ứng dụng trong y học.

Tế bào gốc thường được lấy từ phôi thai người, và vấn đề này hiện vẫn đang gây tranh cãi về mặt đạo đức, trong khi các iPS có thể lấy từ người trưởng thành.

Các iPS có tiềm năng phát triển thành bất kỳ dạng mô nào của cơ thể, được khám phá vào năm 2006 trong hai cuộc nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản.
Theo Tuổi Trẻ

Các nhà khoa học giải mã được trình tự gene quả lê

Hơn 60 chuyên gia trong nhóm nghiên cứu hỗn hợp đến từ Trung Quốc và Mỹ đã hoàn tất quá trình giải mã trình tự gene đầu tiên trên thế giới đối với quả lê.

Các nhà khoa học giải mã được trình tự gene quả lê

Trong một thông cáo báo chí hôm 6/6, Viện Gene Bắc Kinh cho biết thành tựu nghiên cứu nói trên đã đặt nền móng cho việc phát triển những giống lê năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn với chi phí rẻ hơn cũng như cung cấp dữ liệu cho việc so sánh các gene giữa những loại quả khác trong họ hoa hồng (rosaceae) và nghiên cứu quá trình tiến hóa của chúng.

Zhang Shaoling, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên và là giáo sư tại Đại học nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc, cho biết việc giải mã trình tự gene quả lê sẽ giúp nghiên cứu khả năng chống trọi với côn trùng và những điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng như mô hình phát triển thông thường của cây lê.

Chương trình giải mã trình tự gene của quả lê được khởi động tháng 4/2010.

Trung Quốc là nước sản xuất lê lớn nhất thế giới, chiếm trên 60% sản lượng lê toàn cầu. Lê cũng là loại quả được trồng phổ biến thứ ba ở nước này sau táo và cam.
Theo Vietnam+

Wednesday, June 6, 2012

Lo lắng càng nhiều IQ càng cao?

Lo lắng quá nhiều không hoàn toàn là xấu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ lo âu cao thường xảy ra ở những người thông minh.

Ngoài ra, những người mắc chứng rối loạn lo âu này thường có chỉ số IQ cao hơn người khỏe mạnh, cũng như mức độ hoạt động cao của một vùng não bộ có nhiệm vụ liên lạc với các phần khác của bộ não, các bộ phận quan trọng cho sự tiến hóa vượt bậc của loài người.

Lo lắng nhiều thường xuất hiện ở những người có IQ cao.
Lo lắng nhiều thường xuất hiện ở những người có IQ cao.

Tuy chúng ta thường quan niệm lo lắng tác động xấu tới sức khỏe nhưng nó có liên quan tới mức độ thông minh - Tiến sĩ Jeremy Coplan, nhà nghiên cứu, giáo sư tâm thần học tại trung tâm sức khỏe đại học bang New York cho biết.

Lo âu có thể được vô hiệu hóa. Những lo lắng của các bệnh nhân thường rất vô lý mang lại cảm nhận về những mối nguy hiểm xung quanh họ. Sau đó, sự lo lắng này có thể được người bệnh thích nghi cao - tiến sĩ Coplan cho hay. Những người cảm thấy nguy hiểm xung quanh có khả năng bảo vệ cuộc sống của họ và người thân.
Trong nghiên cứu, 26 bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn lo âu cùng 18 người khỏe mạnh tham gia vào 1 bài kiểm tra IQ cùng với bảng câu hỏi đánh giá mức độ lo lắng.

Thật thú vị là trong số 26 bệnh nhân tham gia, những người lo lắng càng nhiều, mức độ IQ càng cao.
Quá ít lo âu có thể trở thành một vấn đề với cá nhân và cả xã hội, tiến sĩ Coplan nói. Một số người không có khả năng nhìn thấy bất kì nguy hiểm nào, ngay khi nguy hiểm đang gần kề.

Nếu những người này giữ các vị trí lãnh đạo, họ sẽ thề thốt với dân chúng rằng không có gì để lo lắng, Coplan nói thêm. Trong nhiều trường hợp như bong bóng bất động sản gần đây, sự thiếu lo lắng đã gây ra hậu quả lớn cho toàn xã hội.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 1 tháng 2 trên tờ tạp chí khoa học thần kinh tiên tiến. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với mức độ lớn hơn để xác nhận chắc chắn thông tin này.
Theo Vietnamnet

Monday, June 4, 2012

Công ty Mỹ lên kế hoạch sản xuất mã vạch người

Giới truyền thông nước ngoài mới đây đưa tin, cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng của một nhà văn Mỹ có đưa ra một cách đánh dấu mã vạch cơ thể con người dành cho những bào thai ngay từ khi nằm trong bụng mẹ.

Cách làm này nhận được khá nhiều sự hưởng ứng đồng tình của mọi người bởi nó giúp mọi người nhanh chóng có được thông tin cá nhân hơn nữa giá cả lại khá rẻ. Tuy nhiên trên thực tế, một công ty có tên BioPid của Mỹ có bản quyền sáng chế sản xuất mã vạch người, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ bởi lí do cho rằng điều này có thể cướp đi quyền riêng tư của con người.

Công ty Mỹ lên kế hoạch sản xuất mã vạch người

Được biết, tác giả cuốn tiểu thuyết này cho hay những công cụ đang được sử dụng để theo dõi và xác định thân phận như máy ảnh và dụng cụ thử nghiệm DNA, vừa lâu lại vừa đắt tiền, trong khi đó phương pháp cấy mã vạch cho mỗi người ngay từ trong bào thai lại đơn giản hơn rất nhiều. Nhà phân tích chính sách cấp cao của Liên minh tự do công dân Mỹ (ACLU) cho biết loại mã vạch này sẽ ghi lại chính xác nơi bạn đang ở cho dù đó là đâu và điều này khiến bạn sẽ không dám làm bất cứ điều gì.

Những người tán thành phương pháp trên cho rằng mã vạch sẽ giúp những bậc làm cha mẹ hoặc những y tá có thể biết được hành tung của con cái cũng như những người già và giúp ích cho việc ghi chép điều trị. Trong khi những người phản đối thì lại cho rằng hệ thống máy tính dễ bị những kẻ xấu thâm nhập, và mã vạch cơ thể con người cũng sẽ không là trường hợp ngoại lệ.

Trước khi mã vạch người được sản xuất, chính phủ Mỹ cũng đã không ngừng phát triển một loạt các công cụ theo dõi người dân. Năm 2002, Cục quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FAD) cho rằng họ có thể sẽ cấy VeriChip vào cơ thể con người, nhưng việc này đã bị ngừng thực hiện vào năm ngoái bởi vấn đề riêng tư và an ninh. Ngoài ra từ năm 2006, Cục này đã sử dụng công nghệ RFID đối với hộ chiếu để lưu trữ những số liệu và ảnh điện tử về chủ nhân của chúng.
Theo Vietnam+

Sunday, June 3, 2012

Khử phóng xạ bằng lõi ngô

Các nhà khoa học từ ĐH Iwate của Nhật Bản đã tìm ra một phương pháp hiệu quả và quan trọng là giá thành rẻ để tẩy các chất phóng xạ và kim loại nặng từ đất bằng cách dùng than hoạt tính làm từ lõi ngô.


Than hoạt tính từ lõi ngô có thể là biện pháp giá rẻ giúp khử phóng xạ và các kim loại nặng.
Than hoạt tính từ lõi ngô có thể là biện pháp giá rẻ giúp khử phóng xạ và các kim loại nặng.

Các nhà nghiên cứu của đất nước mặt trời mọc phát hiện ra rằng than hoạt tính, được sản xuất từ lõi ngô, có hiệu quả hấp thụ các chất phóng xạ, những kim loại nặng và thuốc trừ sâu. Than hoạt tính này hấp thụ hầu hết các chất phóng xạ và muối của các kim loại nặng trong đất.

Các thí nghiệm cho thấy nguyên tố Cêzi (Cs) trong bắp cải, súp lơ trồng trên đất bị ô nhiễm chất phóng xạ, giảm tới 60% do được “than ngô” thanh lọc. Người ta chỉ việc trộn lẫn đất với than ngô một lớp mỏng để trồng cây, khi thu hoạch thấy Cêzi giảm như trên.

Phát minh của các nhà khoa học Nhật Bản không chỉ giúp có hiệu quả việc thanh tẩy đất bị nhiễm phóng xạ và kim loại nặng, mà còn áp dụng cho nhiều vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm giúp những nơi này vẫn có thể trồng cây lương thực thực phẩm.

Các nhà khoa học Trường ĐH Iwate hy vọng rằng công nghệ này là có ích trong việc tẩy độc cho đất ở một khu vực rộng lớn đã bị ô nhiễm. Thực tế người Nhật Bản có thể thực hiện tẩy độc đất nhiễm xạ trong khu vực lân cận nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 bị rò rỉ phóng xạ hồi tháng 3 năm ngoái bằng phương pháp này.
Theo Vietnamnet

Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm vắng bóng

Chuyến khảo sát phối hợp giữa Viện Sinh học Nhiệt đới và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát cùng các nhà nghiên cứu đến từ Pháp và Anh, vào tháng 08/2011 đã xác nhận sự tồn tại của loài cây nắp ấm Thorel (Nepenthes thorelii Lecomte) ở Việt Nam sau một thời gian dài vắng bóng.


Loài nắp ấm Thorel
Loài nắp ấm Thorel
Cây nắp ấm Thorel được nhà thực vật học người Pháp Clovis Thorel phát hiện lần đầu tiên ở xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương vào khoảng từ 1861-1869 và sau đó được nhà thực vật học Paul Henri Lecomte mô tả vào năm 1909. Lecomte đã lấy tên Thorel để đặt tên cho loài cây này.
Nắp ấm Thorel là loài cây đặc hữu của khu vực Đông Dương, trông rất giống và dễ nhầm lẫn với 9 loài nắp ấm khác đã được ghi nhận ở Lào, Camphuchia, Thái Lan và Việt Nam. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế về cây thuốc Planta Medica năm 1998 đã chứng minh loài cây nắp ấm Thorel chứa nhóm naphthoquinones có hoạt tính chống sốt rét.
Kể từ sau khi Thorel thu được mẫu vật của loài này cho đến gần đây chưa có một ghi nhận chính thức nào chứng minh loài nắp ấm Thorel còn tồn tại ngoài tự nhiên. Điều này càng được khẳng định khi các nhà nghiên cứu gồm François Mey (người Pháp, gốc Campuchia), Charles Clarke (người Úc), Alastair Robinson (người Anh) và Lưu Hồng Trường đã nỗ lực tìm kiếm cây Nắp ấm Thorel ở khu vực Đông Dương nhưng không thu được kết quả.
Hy vọng được thắp lên khi TS. Vũ Ngọc Long (Viện Sinh học Nhiệt đới) tình cờ chụp được hình ảnh một loài cây giống cây Nắp ấm Thorel trong một chuyến khảo sát ở vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Dựa trên bức ảnh này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kỹ và tìm được loài này ngoài tự nhiên ở khu vực Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát.

Việc phát hiện lại loài này ở Việt Nam sau hơn 100 năm là sự ghi nhận đáng quý, góp phần khẳng định giá trị độc đáo của thiên nhiên nước ta. Tính tới thời điểm này, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là địa điểm duy nhất có thể tìm thấy loài này trong tự nhiên.

Với số lượng cá thể được tìm thấy ít hơn 100, nắp ấm Thorel đang ở tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao. Theo tiêu chuẩn Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về xếp loại tình trạng bị đe dọa của các loài, nắp ấm Thorel nên được xếp ở tình trạng Cực kỳ nguy cấp. Do vậy, cần tiến hành các biện pháp bảo vệ chặt chẽ loài này cùng sinh cảnh của nó, ngăn chặn các biện pháp khai thác đồng thời có kế hoạch phục hồi loài này nhằm bảo tồn một nguồn gene quý hiếm, độc đáo của nước ta.
Theo Thiennhien

Friday, June 1, 2012

Phát hiện protein mới ngăn chặn virus HIV

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện một loại protein mới trong máu của bệnh nhân nhiễm virus HIV có khả năng kìm hãm sự phát triển của loại virus chết người này, theo hãng tin IANS.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Paolo Lusso tại Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng (Mỹ) cho hay, protein mới được gọi là CXCL4 hay PF-4 nằm trong nhóm protein hỗ trợ điều khiển sự di chuyển của các tế bào miễn dịch xung quanh cơ thể.

Phát hiện protein mới ngăn chặn virus HIV

Vào giữa thập niên 1990, các nhà nghiên cứu đã phát hiện bốn loại protein thuộc nhóm trên, trong đó có ba protein do chính ông Lusso và các cộng sự tìm ra, có chức năng kìm hãm virus HIV.

Những protein này cũng như CXCL4 có thể điều khiển mức độ sao chép virus trong người nhiễm HIV, tác động quá trình phát triển của virus.

Tuy nhiên, CXCL4 và bốn loại protein được phát hiện trước đó có nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn, CXCL4 đánh chặn trực tiếp lớp ngoài của virus HIV, trong khi những protein kia kìm hãm sự lây nhiễm của virus này bằng cách ngăn chặn một trong hai tế bào thụ cảm được gọi làCCR5 và CXCR4 mà virus dùng để xâm nhập tế bào miễn dịch.

Theo tiến sĩ Lusso, vị trí CXCL4 chặn đứng lớp vỏ bên ngoài của virus HIV dường như không giống với những vị trí khác vốn là mục tiêu của các loại thuốc hay kháng thể chống loại virus này.

Nhóm của ông Lusso cùng một số nhà khoa học khác đang xác định vị trí này, vốn có cấu trúc tinh thể cấp nguyên tử. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra cách điều trị hay bào chế vắc-xin phòng chống HIV hiệu quả hơn.
Theo Thanh Niên

Lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene cà chua

Lần đầu tiên, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã giải mã thành công bộ gene cà chua, mở đường cho nghiên cứu các biện pháp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, tạo mùi vị hấp dẫn hơn cũng như kéo dài vòng đời của loại cây này.


Theo công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Tự nhiên (Nature) của Anh số ra ngày 30/5, hơn 300 nhà nghiên cứu đến từ 14 quốc gia trên thế giới đã tiến hành phân tích cấu trúc gene của hai loại cà chua là các giống cà chua đã được lai tạo và cà chua mọc tự nhiên có xuất xứ từ Nam Mỹ.




Kết quả cho thấy cà chua có 35.000 gene, và tỷ lệ chênh lệch cấu trúc gene giữa hai loại cà chua này chỉ là 0,6%. Các nhà khoa học cũng cho biết về mặt di truyền học, bộ gene cà chua chỉ khác 8% so với khoai tây.

Ông Francisco Camara, chuyên gia thuộc Trung tâm Điều chỉnh gene của Tây Ban Nha, cho biết cà chua là một trong những loại cây trồng phổ biến nhất trên thế giới.

Kết quả giải mã bộ gene cà chua sẽ giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về sự tăng trưởng của các loài thực vật bậc cao khác, từ đó tìm ra các biện pháp hữu ích cho ngành nông nghiệp trong tương lai.

Cà chua thuộc họ Cà, hay còn gọi là họ Khoai tây (tên khoa học là Solanaceae) - gồm cả các loại cây có giá trị dinh dưỡng cao khác như khoai tây, hạt tiêu, cà tím cũng như một số loại cây thảo dược và cây gia vị khác...
Trước đó, các nhà khoa học đã giải mã bộ gene gạo, ngô, lúa mỳ, đậu tương, táo và dâu tây.
Theo Vietnam+