Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Thursday, June 28, 2012

Thêm một nghiên cứu nữa khẳng định, chỉ cần vài biến đổi về gene, virus cúm gia cầm sẽ có thể trở thành một đại dịch bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.


Nửa năm trước, một nghiên cứu tại châu Âu với mục đích tạo ra các phiên bản biến thể của cúm gia cầm đã làm dấy lên một làn sóng tranh cãi kịch liệt. Phe phản đối gọi đây là “siêu virus” với khả năng lây lan cực kỳ nguy hiểm và miễn nhiễm trước tất cả các dạng kháng sinh mà con người đang có. Cũng chính vì gây ra quá nhiều lo ngại, nghiên cứu này đã phải tạm dừng giữa chừng để tránh hậu họa.

Virus H5N1 biến thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm
Virus H5N1 biến thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm

Tuy nhiên, nửa năm sau, nghiên cứu thứ hai và cũng là cuối cùng về vấn đề này đã được công bố. Các tác giả mô tả về cách thức mà virus H5N1 - thông qua một vài biến đổi gene - có thể lây lan, phát tán được qua không khí. Đây chính là tiền đề cho một “đại dịch cúm toàn cầu”.


Nghiên cứu này được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Ron Fouchier thuộc Trung tâm Y tế Erasmus, Hà Lan và xuất bản trên tạp chí Science số ra cuối tháng 6. Các nhà khoa học nhận thấy, chỉ cần 5 biến đổi gene là đủ để virus H5N1 có thể truyền qua không khí để lây cho các con chồn sương trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, bài báo trên Science tiết lộ rằng loại virus biến thể mà Ron Fouchier tạo ra không nguy hiểm chết người như những lo ngại trước đây. Trên thực tế, virus cúm không gây tử vong cho bất cứ con chồn sương bị lây nhiễm qua đường không khí nào.

Chỉ khi các tác giả tiêm virus liều cao thẳng vào cơ thể chồn thì lúc này đối tượng thí nghiệm mới chết. “Liều cao này hoàn toàn không phải cơ chế lây nhiễm tự nhiên”, họ khẳng định.

Một phát hiện nữa là biến thể virus H5N1 không thể lây lan hiệu quả bằng virus H1N1 từng gây ra đại dịch toàn cầu hồi năm 2009.
Theo Vietnamnet
Posted by Unknown

Wednesday, June 27, 2012

Theo một nghiên cứu mới, hiện ngày càng tăng số lượng các loài sâu đục rễ có thể ăn tươi nuốt sống các loại ngô biến đổi gene của Monsanto.


Năm 2003, tập đoàn công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto đã phát triển một giống ngô biến đổi gene có khả năng kháng sâu đục rễ bằng cách dùng Protein Cry3Bb1, có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), đưa vào mã di truyền của ngô. Các protein này được cho là có khả năng gây tử vong cho tất cả các loài sâu đục rễ.

Ngô biến đổi gene của Monsanto được cho là có thể kháng lại mọi loài sâu đục rễ.
Ngô biến đổi gene của Monsanto được cho là có thể kháng lại mọi loài sâu đục rễ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, hiện ngày càng tăng số lượng các loài sâu đục rễ có thể ăn tươi nuốt sống các loại ngô biến đổi gene của Monsanto được sản xuất với mục đích chuyên dùng để đối phó với những loài côn trùng phá hoại này.

Sâu đục rễ phương Tây có thể tiêu thụ ngô biến đổi gene mà không hề hấn gì - một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Cây và thực phẩm biến đổi gene khẳng định.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý rằng quần thể sâu đục rễ cây kháng ngô biến đổi gene đang ngày càng trưởng thành sớm hơn dự kiến.
Những loài sâu đục rễ kháng ngô biến đổi gene đang đe dọa làm giảm năng suất thu hoạch của nông dân.
Những loài sâu đục rễ kháng ngô biến đổi gene đang
đe dọa làm giảm năng suất thu hoạch của nông dân.

"Sâu đục rễ phương Tây đang biến đổi và phát triển với một tốc độ nhanh hơn những gì chúng tôi được thấy khi bắt đầu nghiên cứu loài côn trùng này vào cuối những năm 1970" - nhà côn trùng học Mike Gray viết trên The Bulletin, một tạp chí được xuất bản định kỳ bởi Cục nghiên cứu cây trồng của Đại học Chicago.

Các nghiên cứu được tiến hành tại những khu vực khác còn tiết lộ rằng tỷ lệ sâu đục rễ có thể kháng ngô biến đổi gene đang ngày càng tăng. Năm ngoái, nhà nghiên cứu Aaron Gassmann của Đại học Iowa cho biết, các nông dân phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều sâu đục rễ vẫn sống sót sau khi ăn cây trồng biến đổi gene của họ.

Nông dân và các công ty chế biến thực phẩm đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào cây trồng biến đổi gene để tăng sản lượng thu hoạch và nhiều người đã từ bỏ phương thức luân canh cây trồng - một biện pháp phổ biến được các nông dân sử dụng để đối phó với côn trùng phá hoại trong nhiều thế kỷ qua.

Từng có nhiều vụ kiện chống lại cây trồng biến đổi gene của Monsanto vì cho rằng chúng không an toàn đối với con người và môi trường.
Từng có nhiều vụ kiện chống lại cây trồng biến đổi gene của Monsanto
vì cho rằng chúng không an toàn đối với con người và môi trường.

Tuy nhiên, những phát hiện mới có thể đập tan giấc mơ của họ. Ngô biến đổi gene có thể dễ dàng bị tấn công bởi những loài công trùng đột biến dẫn tới sản lượng thu hoạch của nông dân tiếp tục bị đe dọa sụt giảm và có nguy cơ đẩy giá lương thực lên cao.

Những phát hiện mới được công bố trong bối cảnh Monsanto cùng các công ty công nghệ sinh học khác đang tìm kiếm sự đồng thuận từ Quốc hội Mỹ cho phép sản xuất hàng loạt các loại giống cây trồng biến đổi gene bất chấp những thách thức và quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, phát hiện mới đã chứng minh rằng Monsanto có thể giành chiến thắng ở Quốc hội nhưng khó có thể giành chiến thắng trước thiên nhiên.

Ngoài ra, từng có nhiều vụ kiện chống lại các loại cây trồng biến đổi gene của Monsans to vì cho rằng chúng không an toàn cho con người, môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Theo Giáo Dục
Posted by Unknown
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được một gene quan trọng trong hạt thóc có thể giúp tăng vượt trội đồng thời cả năng suất và chất lượng lúa.


Biến thể gene GW8 mới hứa hẹn một giống lúa mới tăng cả năng suất và chất lượng
Biến thể gene GW8 mới hứa hẹn một giống lúa mới tăng cả năng suất và chất lượng

Đầu tiên, các nhà khoa học tại Hàn lâm Viện Khoa học Xã hội (Trung Quốc) thực hiện nghiên cứu loại lúa Basmati từ Pakistan, một loại lúa gạo ngon nổi tiếng trên thế giới, và tìm thấy gene GW8 có ảnh hưởng lớn đến việc tăng chất lượng gạo. Gene GW8 còn có thể cải thiện cả hình dáng và màu sắc của hạt gạo.

Khi tiếp tục nghiên cứu gene GW8, các nhà khoa học còn phát hiện thấy gene này cũng tồn tại ở một số loại lúa cao sản trồng tại Trung Quốc. Nhưng nó là một biến thể gene GW8 khác, tuy không ảnh hưởng tới chất lượng song lại có vai trò trong trọng lượng hạt và tăng năng suất của lúa.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định được biến thể thứ ba của gene GW8 có thể kết hợp những ưu điểm của hai biến thể gene kia, hứa hẹn một giống lúa mới giúp tăng cả năng suất và chất lượng của lúa. Biến thể GW8 mới nếu được ghép vào loại lúa Basmati có thể giúp tăng năng suất 14% so với bình thường mà vẫn giữ nguyên được chất lượng gáo. Còn nếu ghép vào lúa cao sản ở Trung Quốc, nó có thể nâng cao đáng kể chất lượng hạt gạo và giữ nguyên năng suất.
Theo Đất Việt
Posted by Unknown

Saturday, June 23, 2012

Một nghiên cứu mới cho thấy những người dậy sớm thường vui tươi khỏe khoắn hơn những người làm việc về đêm.


Theo Live Science, các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto đã tiến hành nghiên cứu về thói quen dậy sớm hoặc thức khuya của hai nhóm: một nhóm gồm 435 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 17 tới 28; một nhóm gồm 297 người lớn tuổi từ 59 đến 79.

Cả hai nhóm được phỏng vấn về thời gian ưa thích của họ trong ngày, trạng thái cảm xúc và họ cảm thấy tình trạng sức khỏe như thế nào. Kết quả cho thấy, hầu như những người ở độ tuổi 60 trở lên đều có thói quen dậy sớm.

Nghiên cứu mới cho thấy những người dậy sớm thường hạnh phúc hơn những người thức khuya.
Nghiên cứu mới cho thấy những người dậy sớm
thường hạnh phúc hơn những người thức khuya.
Trong khi ở nhóm thanh thiếu niên, chỉ có khoảng 7% tự nhận mình có thói quen lành mạnh này. Điều này cho thấy khi chúng ta già đi, chúng ta có xu hướng chuyển sang một lịch trình ban ngày - bắt đầu bằng việc có thói quen dậy sớm.
Sự thay đổi này trong đồng hồ sinh học có thể lí giải tại sao những người lớn tuổi thường có cảm xúc vui tươi và khỏe khoắn hơn. Những người lớn tuổi thường có cảm xúc tích cực hơn những người trẻ tuổi, và họ dễ thuộc vào nhóm dậy sớm hơn là các bạn trẻ, các nhà nghiên cứu cho hay.
“Việc dậy sớm có mối liên hệ với những cảm xúc tích cực ở cả hai nhóm tuổi”, nhà nghiên cứu Renee Bliss chia sẻ với Live Science. Những người trẻ tuổi dậy sớm cũng cảm thấy khỏe mạnh hơn so với những người cùng lứa tuối nhưng ưa thích việc thức khuya.
Các nhà khoa học cũng lí giải điều này là do những người dậy sớm có nhiều phù hợp với mong đợi của xã hội. Đồng hồ sinh học của họ có một sự “ăn khớp” với đồng hồ của xã hội. Trong khi những người thức khuya thì không.
Vậy làm thế nào để những con cú đêm từ bỏ thói quen thức khuya để dậy sớm? Renee Bliss đưa ra lời khuyên là nên tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào lúc sáng sớm; tập đi ngủ sớm và dậy sớm. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết đây cũng là cách dễ dàng để bạn có một lịch trình phù hợp với xã hội.
Theo Vietnamnet
Posted by Unknown

Trong các hệ sinh thái lục địa thì hệ sinh thái đồng ruộng là nơi có biến tự nhiên sâu sắc nhất kể từ khi có loài người đến nay. Trong lịch hát triển của sinh thái học, bộ môn được phát triển đầu tiên là sinh thái với rừng, sau đó với đồng cỏ, ao hồ, sau cùng mới xây dựng được sinh thái học liên quan với đồng ruộng. Loài người bắt đầu làm ruộng vào cuối thời đại đồ đá cũ (trước công nguyên khoảng 7.000 năm), so với lịch sử lâu dài một triệu năm của loài người thì phải nói là khá gần. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, trí tuệ loài người không dừng lại ở việc điều khiển môi trường sống cho cây trồng, mà còn tiến lên điều khiển di truyền của thực vật.

Sự phát triển của nông nghiệp hiện đại đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Khuynh hướng tăng việc đầu tư, thực chất là sự đầu tư năng lượng hoá thạch, để thay thế dần cho các nguồn lợi tự nhiên đã làm môi trường sống bị hủy hoại. Do đấy, cần phải phát triển một nền nông nghiệp dựa nhiều hơn vào việc khai thác hợp lý các nguồn lợi tự nhiên của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Ðó là nhiệm vụ số một của sinh thái học nông nghiệp - cơ sở của việc bố trí cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu ngành nông nghiệp phải phấn đấu để tăng năng suất cây trồng hơn nữa. Ruộng cây trồng năng suất cao là một hệ sinh thái hoạt động hài hoà, đạt được sự cân đối giữa các yếu tố cấu thành nó. Do đấy, thực chất của kỹ thuật tăng năng suất cây trồng là kỹ thuật điều khiển sự hoạt động của hệ sinh thái đồng ruộng năng suất cao.

Giáo trình "Sinh thái học đồng ruộng" bao gồm 5 chương. Chương I cung cấp khái niệm chung về hệ sinh thái đồng ruộng. Chương II mô tả cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đồng ruộng. Chương III mô tả sự vận động của hệ sinh thái đồng ruộng liên quan đến các nhân tố ánh sáng, đất đai, cây trồng, cỏ dại, tuần hoàn vật chất và phân bón. Chương IV giới thiệu các biện pháp điều khiển hệ sinh thái đồng ruộng. Chương V giúp cho người học, đặc biệt là sinh viên sau đại học hệ thống hoá các khối kiến thức đã học và các kỹ thuật học hệ thống của hệ sinh thái đồng ruộng.
Để giúp học tốt môn này, trong từng chương có phần đầu giới thiệu nội dung, mục đích và yêu cầu đối với sinh viên. Sau mỗi chương, có trình bày phần tóm tắt, câu hỏi ôn tập và tài liệu đọc thêm. Phần cuối của giáo trình là danh mục tài liệu tham khảo và phần từ vựng (Glossary) để mô tả các khái niệm và các định nghĩa quan trọng được sử dụng trong giáo trình này. Giáo trình này tổng hợp các kiến thức đã có của nhiều môn khoa học liên quan dành cho sinh viên bậc đại học và sau đại học chuyên ngành trồng trọt. Điểm mấu chốt của giáo trình này là giúp cho người học phương pháp tư duy tổng hợp thông qua các phương pháp tiếp cận hệ thống đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thay thế cho cái nhìn đơn lẻ trước đây. Đối với sinh viên cao học hoặc nghiên cứu sinh, đây là tài liệu tốt giúp nhà nghiên cứu lựa chọn các biện pháp nghiên cứu phù hợp. Với thời lượng có hạn dành cho sinh viên bậc đại học (2 đơn vị học trình), nên sinh viên cần nắm được những nguyên lý cơ bản của sinh thái học áp dụng cho chuyên ngành trồng trọt. Đồng thời những công thức và phương trình toán học trong giáo trình này chỉ là tài liệu bổ sung cho khối kiến thức chính và không có trong nội dung thi của sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ hướng dẫn sinh viên lồng ghép kiến thức về sinh thái học đồng ruộng với các khối kiến thức rải rác ở các môn học chuyên ngành và cơ sở thông qua các buổi thảo luận nhóm và seminar.
Chúng tôi hy vọng người học sẽ thấy được, chỉ có trong mối liên hệ sinh thái học giữa hệ sinh thái thiên nhiên với hệ sinh thái đồng ruộng thì mới có thể đặt cơ sở sáng tạo ra hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững và từ đó tìm ra một con đường duy trì năng suất cao trong nông nghiệp. Do hạn chế về thời gian và trình độ, chắc chắn cuốn giáo trình "Sinh thái học đồng ruộng" còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc. Tác giả xin chân thành cảm ơn và sẵn lòng tiếp thu các ý kiến đó để nội dung giáo trình càng hoàn thiện hơn.


Download file: http://www.mediafire.com/view/?s5klnozsaukeq20

Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Ebook thực vật, Bài giảng-Giáo trình, Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng - Pgs.Ts.Trần Đức Viên, Giáo trình Sinh thái học đồng ruộng - Pgs.Ts.Trần Đức Viên
Posted by Unknown
Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức



Lời nói đầu
Phần A: Những hiểu biết chung về thuốc bảo vệ thực vật 
Chương 1: Cơ sở độc chất học nông nghiệp
Chương 2: Cơ sở sinh lý, sinh thái học của thuốc bảo vệ
Chương 3: Thuốc bảo vệ thực vật, môi trường & hậu quả
Chương 4: Các dạng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp sử dụng
Chương 5: Bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng
Chương 6: Một số qui định của nhà nước về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Phần B: Các thuốc bảo vệ thực vật
Chương 7: Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác
Chương 8: Thuốc trừ bệnh
Chương 9: Thuốc xông hơi
Chương 10: Thuốc trừ cỏ
Chương 11: Chất điều khiển sinh trưởng cây trông


Download File:Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Posted by Unknown

Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức



GS.TS Đỗ Tất Lợi (1/2/1919-3/2/2008) là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tốt nghiệp dược sĩ tại Đại học Y - Dược Đông Dương, ông được coi là một nhà dược học phương Đông lỗi lạc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp của dân tộc và khoa học.

Thật khó lòng điểm qua - dù chỉ là đôi nét - hơn 150 công trình nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Chỉ có thể dừng lại ở công trình đồ sộ nhất là bộ sách được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Dày hơn 2.000 trang khổ lớn, thế mà bộ sách ấy được in đi in lại tới... 14 lần! Thật là một hiện tượng cực kỳ hiếm thấy trong ngành xuất bản nước ta!



Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”



Các nhà bác học Liên Xô (cũ) cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc. Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”



Cao vọng của một nhà dược học trẻ tuổi



Ngày 30-10-1946, không lâu trước khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, trên một tờ báo hằng ngày xuất bản tại Hà Nội, dược sĩ Đỗ Tất Lợi, một thầy thuốc Tây y mới 27 tuổi và mới tốt nghiệp Đại học Y - Dược Đông Dương được hai năm, đã lên tiếng về nhiệm vụ cần kíp phải bảo vệ di sản y - dược của các bậc tiền bối phương Đông. Ông viết:



“Nghề thuốc Bắc, thuốc Nam đã có mấy nghìn năm kinh nghiệm và còn để lại nhiều tên tuổi rõ ràng trong lịch sử. Thế mà ngày nay nghề này đang ở vào tình trạng suy tàn như chúng ta đã thấy, và cứ cái đà ấy, nó sẽ đi đến chỗ chết! Nghề chết thì cả cái kho tàng kinh nghiệm của tiền nhân cũng chẳng còn!”



Tất nhiên, nguyên nhân của tình trạng đó là chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp khinh miệt và hạn chế Đông y.



“Chính vì muốn cứu vãn nghề thuốc Bắc, thuốc Nam và nhất là cái di sản quý hoá của tiền nhân - Đỗ Tất Lợi viết tiếp - mà chúng tôi thấy cần phải cải tổ nghề này.”



Chan chứa nhiệt tình, người dược sĩ đại học trẻ tuổi được đào luyện bằng văn hoá Pháp, sớm tìm đường trở về với cội nguồn dân tộc, trân trọng di sản của ông cha, quyết tâm tìm hiểu, kế thừa và phát huy di sản ấy, coi đó là “cao vọng” của cả đời mình. Ngay từ năm 1946, ông đã đề xuất ý kiến là, trong chương trình mới của Đại học Y - Dược Hà Nội, nên có thêm phần thuốc Bắc, thuốc Nam. Ông kiến nghị một số biện pháp để cải tổ việc sao chế, bán thuốc và việc khảo cứu các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Rồi ông kết luận:



“Khi nào có được những dược sĩ thông thạo các phương pháp của Âu Tây đồng thời am hiểu môn thuốc Bắc, thuốc Nam trông nom, thì nghề thuốc Bắc, thuốc Nam mới có cơ phát đạt (...). Khi ấy ta sẽ có người đủ học lực để bảo vệ những bài học của tiền nhân, cứu vớt những kinh nghiệm cổ truyền đã phai mờ trong trí nhớ, tiếp tục và bồi bổ cái di sản của các nhà dược học phương Đông.”




Dấn thân theo kháng chiến, chế thuốc giữa rừng sâu



Đêm 19-12-1946, Đỗ Tất Lợi đang ngồi uống trà trong ngôi nhà yên tĩnh của mình ở làng hoa Hữu Tiệp bên bờ nam Hồ Tây, thì bỗng nghe tiếng súng nổ ran.



Hôm sau, rời Hà Nội đi tham gia kháng chiến, ông chỉ kịp mang theo chiếc xe đạp và mấy thứ đồ dùng vặt vãnh. Gia nhập Vệ quốc đoàn, ông được cử giữ chức giám đốc Viện Khảo cứu và Chế tạo Dược phẩm, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.



Kháng chiến trường kỳ, chúng ta phải tìm mọi cách tự chế lấy thuốc để có thể chủ động chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân.



Bên bếp lửa nhà sàn Bắc Cạn, người dược sĩ Tây y ngồi chuyện trò với ông mo, bà mế về những thứ lá, thứ củ hái, đào được trong rừng, trên nương. Khi có bệnh, bà con vùng cao thường chữa bằng cây cỏ - những thứ thuốc mà người miền xuôi quen gọi là “thuốc mán, thuốc mường”. Thật ra đó là những vị thuốc Nam lắm khi rất hiệu nghiệm.



Cũng ở miền núi và những phiên chợ trung du, Đỗ Tất Lợi làm quen với mấy ông bán “thuốc ê”, những con người đầy bí ẩn, sống nay đây mai đó, hai vai hai sọt thuốc. Giữa núi rừng Việt Bắc, ông phát hiện cây mã tiền mà các nhà dược liệu học người Pháp trước kia vẫn cho là không thấy mọc ở Bắc Bộ! Từ cây mã tiền ông chiết đựoc chất strychnin.



Năm 1948, Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Văn Đàn cho in trên báo Vui Sống bài Tương lai chữa bệnh của clorophil. Lúc bấy giờ clorophil được coi là một loại kháng sinh mới. Đỗ Tất Lợi chiết được clorophil từ nguồn dược liệu vô tận là lá tre, lá táo để điều trị vết loét, vết thương cho vệ quốc quân, du kích quân. ở vùng rừng núi Thái Nguyên, Tuyên Quang, ông tìm thấy cây thường sơn. Sở dĩ có cái tên thường sơn là vì giống cây này mọc nhiều trên ngọn núi Thường Sơn ở đất Ba Thục xưa - nơi “nương náu” của Lưu Bị, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc bên Trung Hoa. Ông và những người cộng tác chế ra cao thường sơn chữa sốt rét, thứ thuốc mà các anh bộ đội quen gọi là “kí-ninh đen”. Ông cũng chế tinh chế dầu tràm làm thuốc xoa, thuốc tiêm, thuốc sát trùng dùng để rửa, đắp vết thương cho chiến sĩ, đồng bào.



Từ nhiều vị thuốc dân dã như búp ổi, trần bì, lá cà độc dược..., Đỗ Tất Lợi tìm cách chế thành những dạng thuốc tiện dùng và công hiệu thay cho các thứ thuốc phải mua từ vùng tạm bị quân đội Pháp chiếm đóng, như tanin, belladon, v.v.



Làm rạng ngời nền dược học phương đông



Sau ngày Hà Nội giải phóng, Đỗ Tất Lợi có điều kiện thuận lợi hơn để thỏa chí bình sinh. Ngoài các tài liệu chuyên môn in bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp mà ông vẫn quen tham khảo, để có thể đọc thêm sách thuốc của Trung Quốc và của Việt Nam xưa, ông ráo riết học chữ Hán, chữ Nôm. Đó là những tác phẩm y - dược phương Đông từ lâu ông đã nghe tiếng, nhưng giờ đây mới có thể đọc hiểu như: Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, Bản thảo cương mục học di của Triệu Học Mẫn, Dược điển Trung Quốc; cũng như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, Bách gia trân tàng, Hành giản trân nhu của Hải Thượng Lãn Ông, v.v. Rồi ông học tiếng Nga để tiếp nhận những thành tựu dược học của Liên Xô.



Ông gần gũi, tìm hiểu kinh nghiệm của các bà hàng lá, các ông “lang vườn”, “lang băm” - những người thường hái thuốc trong vườn rồi băm ra, phơi khô để dành chữa bệnh - cho dù họ vẫn bị dư luận coi khinh, dè bỉu! Cùng một số vị lương y, ông cố gắng khôi phục Y Miếu ở số nhà 19A phố 224, không xa Văn Miếu Hà Nội.



Làm việc miệt mài trong thư viện và phòng thí nghiệm, nhưng Đỗ Tất Lợi cũng là “con người điền dã”, đặt chân khắp mọi miền đất nước. Ông lên Lạng Sơn tìm cây kim anh, đến Lào Cai tìm cây tục đoạn, tới Sa Pa khai thác cây củ gấu tàu, hoàng liên...



Các công trình của Đỗ Tất Lợi, đặc biệt là bộ sách đồ sộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, gây tiếng vang sâu rộng trong giới dược học nước ta và cả nước ngoài.



Năm 1967, trên tạp chí Tài nguyên thực vật (quyển 3, tập 1), một tạp chí khoa học chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các nhà bác học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky viết chung một bài báo dài hơn mười nghìn từ, nhan đề: Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.



Sau khi điểm qua các công trình về cây thuốc nhiệt đới của các tác giả người Pháp thời thuộc địa như Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot, v.v., các nhà bác học Liên Xô cho rằng không có công trình nào trong số các công trình của họ có thể sánh ngang với công trình của Đỗ Tất Lợi, “người có khả năng bắc cây cầu nồi liền nền y học khoa học hiện đại với một trong những nền y học vĩ đại của châu á - nền y học Việt Nam”.



Ngày 31-5-1968, Hội đồng khoa học Viện Hoá dược học Leningrad, Liên Xô, họp để đánh giá những hoạt động khoa học của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc và nhất trí nhận xét:



“Đỗ Tất Lợi hoàn toàn xứng đáng được tặng học vị tiến sĩ khoa học dược học trên cơ sở những công trình của mình mà không cần bảo vệ.”



Tại buổi họp ấy, giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman nói:



“Trước kia y học dân gian chỉ được truyền miệng từ thầy sang trò, giờ đây được viết thành sách để khỏi mất đi những điều đã tích luỹ được qua mấy nghìn năm. Đó là công lao to lớn của Đố Tất Lợi, không những đối với nhân dân Việt Nam, mà còn đối với khoa học thế giới.



Công lao thứ hai không kém phần to lớn của ông là giải thích và đưa việc phân tích các dược liệu đó lên trình độ khoa học hiện đại (...). Mỗi cây thuốc đều được mô tả đúng đắn về mặt thực vật học, sự phân bố, và, trong điều kiện có thể, về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, đôi chỗ còn có cả công thức triển khai. Nhiều cây thuốc đã được ông tự nghiên cứu về mặt hóa học hay cùng làm với các học trò của ông (...).



Có thể nói, trong số rất nhiều bộ sách về cây thuốc nhiệt đới đã xuất bản trên thế giới, chưa có bộ sách nào sánh được với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học. Rất nhiều cây thuốc mà Đỗ Tất Lợi giới thiệu là lần đầu tiên được dẫn ra trong các tài liệu về dược liệu học.”

Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Moskva, bộ sách được bình chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm. Năm 1996, với chỉ duy nhất công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ.
Năm 2007, cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (tái bản năm 2006 của Nhà xuất bản Y học) đã đoạt giải đặc biệt của Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (APPA).




http://www.mediafire.com/download.php?mjqmynkmgto

hoặc

http://www.mediafire.com/?sharekey=4...6f300472965f41



Nguồn: (st), http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học
Posted by Unknown
Sau thời gian dài chờ đợi, những cây sâm vô tính được PGS-TS Dương Tấn Nhựt - Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đưa ra trồng ở núi Ngọc Linh (Kon Tum) đã có các thành phần hợp chất saponin chủ yếu của sâm Ngọc Linh...

Đã có chất saponin trong cây sâm vô tính 17 tháng tuổi.
Đã có chất saponin trong cây sâm vô tính 17 tháng tuổi.

“Thành công mang tầm vóc quốc tế...”

PGS-TS Trần Công Luận - Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM cho biết như vậy khi phân tích xong 3 mẫu sâm vô tính 17 tháng tuổi của PGS-TS Dương Tấn Nhựt trồng ở núi Ngọc Linh.
Về hình thái bên ngoài, cây sâm vô tính 17 tháng tuổi này tương tự như sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt với phần thân khi sinh có 2 lá kép, chiều cao của thân chỉ bằng 1/2 - 2/3 so với cây sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt; phần thân rễ và rễ củ cũng có nhân dạng như sâm trồng tự nhiên 24 tháng tuổi…
Qua phân tích, ba hợp chất saponin chủ yếu và chiếm hàm lượng cao trong sâm Ngọc Linh tự nhiên đều có trong thân rễ và rễ củ của sâm trồng vô tính 17 tháng tuổi.
Hàm lượng saponin toàn phần có được trên 3 hợp chất chủ yếu của sâm trồng vô tính 17 tháng tuổi này thấp hơn sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt tại Trà Linh (Quảng Nam) nhưng lại cao hơn so với sâm trồng từ hạt được di thực về Đà Lạt.
Cũng theo PGS-TS Trần Công Luận, bước đầu có thể nói đây là một thành công của dòng sâm trồng từ nhân giống vô tính và mở ra một triển vọng để phát triển và chủ động được giống. Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh là cây đa niên, muốn thu hoạch cần ít nhất 5 năm trở lên; trong khi đó, kết quả phân tích mẫu sâm vô tính vừa nêu dựa trên những cây 17 tháng tuổi.
Vì vậy, cần có thêm thời gian để đánh giá sự phát triển sinh khối và tích lũy hoạt chất của sâm vô tính. “Thành công này mang tầm vóc quốc tế vì chưa có một nghiên cứu nào đạt được ở trong và ngoài nước về nhân giống sâm vô tính” - PGS.TS Luận nói.

Hi vọng cho thương hiệu sâm Việt Nam

Dù mới được biết đến từ năm 1973, nhưng qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, chống stress, chống lão hóa, kháng khuẩn, cải thiện chức năng gan...
Sâm Ngọc Linh không chỉ là loài sâm quý của Việt Nam mà của cả thế giới. Loài cây này có giá trị kinh tế cao (giá trên thị trường hiện nay khoảng trên dưới 20 triệu đồng/kg sâm tươi, cao gấp 3-4 lần so với sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, và giá sâm khô cũng trên dưới 100 triệu đồng/kg). Do được mệnh danh là “cây vàng cây bạc” nên sâm Ngọc Linh bị khai thác quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng (sâm Ngọc Linh đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam).

Cây sâm vô tính đã sống được ngoài tự nhiên và chỉ sau 8 tháng đã có thể hình thành củ.
Hiện nay, nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh còn rất hạn chế do loài sâm này chỉ được trồng tập trung ở vùng núi Ngọc Linh và thời gian trồng từ hạt cho đến khi thu hoạch củ mất 5 - 7 năm. Hiện nhu cầu cây giống sâm Ngọc Linh rất cao, nhưng trồng bằng hạt thì rất khó khăn bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, động vật ăn (hạt) nên tỷ lệ nảy mầm bình thường chỉ đạt 50 - 60%, thậm chí có khi chỉ đạt 20 - 30%. Chưa kể quá trình cây sâm sinh trưởng, phát triển và cho ra hạt cũng phải 4-5 năm, hơn nữa giá thành cây giống cũng rất cao...
Năm 2008, Viện Sinh học Tây Nguyên chủ trì đề tài “Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh”, với mục tiêu nghiên cứu nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh để cung cấp cây giống và nhân sinh khối rễ sâm bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor.
PGS-TS Dương Tấn Nhựt, chủ nhiệm đề tài cho biết, đến nay đã có kết quả khả quan, cây sâm vô tính không chỉ sống được ngoài tự nhiên với tỷ lệ cao (trên dưới 85%), mà sau 8 tháng trồng đã có 35% cây sâm hình thành củ (dái củ).
Kết quả này cho thấy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro (nuôi cấy mô) vượt xa nhiều so với cây sâm Ngọc Linh trồng bằng hạt (cây tự nhiên từ khi gieo hạt đến lúc hình thành dái củ mất ít nhất 2 năm).
Theo PGS-TS Trần Công Luận, thời gian vẫn còn quá ngắn để có thể đánh giá được ưu nhược của cây sâm trồng vô tính so với cây sâm trồng hữu tính. Nhưng về kỹ thuật, nhân giống vô tính có ưu thế về việc chủ động được số lượng giống, thời gian tạo cây con làm giống (3 tháng) ngắn hơn nhiều so với chu kỳ thu hạt hằng năm của giống hữu tính (khoảng 1 năm)…
Cơ sở khoa học đã đầy đủ, những người nghiên cứu mong muốn có một Trung tâm sâm Việt Nam tại Tây Nguyên để nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về giống và phát triển vùng sâm, di thực đến những vùng có độ cao tương tự hoặc điều kiện sinh thái tương đồng. Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để mở rộng diện tích sản xuất nhằm sớm đưa cây sâm thành cây hàng hóa”, PGS-TS Dương Tấn Nhựt thổ lộ.
Nguồn tin: Thanh niên
Posted by Unknown