Ngày 22/5, Trung tâm ung thư và Viện nghiên cứu ung thư Ba Lan thông báo các bác sỹ nước này vừa thực hiện ca ghép mặt cho một bệnh nhân bị tai nạn lao động mất gần như toàn bộ khuôn mặt.
Đây là ca ghép mặt đầu tiên ở Ba Lan, đồng thời là ca ghép mặt cứu mạng sống đầu tiên trên thế giới. Các bác sỹ đã tìm cách ghép lại phần mặt bị cắt đứt cho nạn nhân nhưng không thành, chỉ có thể duy trì khả năng nhìn và một phần khuôn mặt cho nạn nhân này. Tính mạng của nạn nhân bị đe dọa do vết thương quá rộng và sâu. Sau đó 2 tuần, các bác sỹ may mắn tìm được một nam thanh niên cũng ở độ tuổi 30 tình nguyện hiến tặng khuôn mặt của mình. Với sự đồng thuận của bệnh nhân bị cắt mặt và gia đình anh này, các bác sỹ đã tiến hành ghép mặt cho bệnh nhân trong ca phẫu thuật kéo dài 17 giờ ngày 15/5 vừa qua. Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch do cuộc phẫu thuật kéo dài, song đã có thể tự thở và giao tiếp bằng đầu và tay. Các bác sỹ cho biết bệnh nhân sẽ ăn, thở, và nhìn được nhưng phải mất 8 tháng nữa mới khôi phục được hoàn toàn cơ vận động trên vùng mặt. Năm 2005, các bác sỹ Pháp đã tiến hành ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới, cho một phụ nữ 38 tuổi bị chó đớp mất một phần khuôn mặt. Kể từ đó đã có 20 ca khác được ghép mặt trên toàn thế giới, trong đó có Bỉ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. |
Theo Vietnam+ |
Thursday, May 23, 2013
Tuesday, May 21, 2013
Tin vui lớn cho những phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai và sinh nở: các nhà khoa học Anh đã tìm ra một kỹ thuật mới thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể giúp tăng gấp ba lần cơ hội có em bé so với kỹ thuật IVF hiện nay.
Phóng viên tại Ottawa dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Bưu điện quốc gia (Canada) ngày 18/5 cho biết một kỹ thuật mới về thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong việc có con.
Kỹ thuật mới sử dụng biện pháp "time-lapse imaging" để có hàng nghìn bức ảnh của các phôi đang phát triển và xác định chính xác những người ít có khả năng hấp thụ các nhiễm sắc thể bất thường, sau đó mới thực hiện cấy phôi. Thử nghiệm kỹ thuật này tại 4 bệnh viện lớn ở Anh, tỷ lệ thành công đã tăng lên rõ rệt, số ca thành công tăng từ 25% với phương pháp IVF thông thường hiện nay lên 75%. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Simon Fishel cho biết, đây là một trong những bước đột phá quan trọng trong ít nhất 35 năm qua, đặc biệt có giá trị đối với những bệnh nhân lâu nay đã cố gắng có được một đứa con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Và kỹ thuật này cũng có thể mang lại hy vọng cho cả những phụ nữ lớn tuổi. |
Theo Vietnam+ |
Thursday, May 16, 2013
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Cà rốt, khoai tây, gừng, súp lơ, tỏi, hành tây... Trung Quốc đang bày bán tràn lan ở khắp các chợ TP HCM với vẻ ngoài bóng bẩy, căng mọng, thời hạn sử dụng lâu mà giá rẻ 20-50% so với hàng Đà Lạt.
Theo chia sẻ của các tiểu thương ở chợ Thị Nghè, Bà Chiểu, Thái Bình..., hàng nông sản Trung Quốc chiếm một nửa tới hai phần ba lượng bán ra mỗi ngày. Giới kinh doanh hàng ăn, nhà hàng chuộng loại này hơn bởi ưu điểm màu sắc đẹp, củ quả to tròn, dùng được lâu, có loại giá rẻ hơn hàng Đà Lạt một nửa. Tuy nhiên, "chất lượng sản phẩm kém, thậm chí chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để cả tháng trời vẫn không hư hỏng nên chính tôi cũng không dám dùng loại này", chị Tám, tiểu thương chợ Thị Nghè nói. Khách tới mua, chị đều chỉ rõ cho khách biết đâu là hàng Trung Quốc, Đà Lạt để mọi người tự chọn lựa cho thực đơn gia đình. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lấy ví dụ, hành tây ở TP HCM chủ yếu là hàng Trung Quốc vì ở Việt Nam loại này khó trồng, nếu trồng được cho củ nhỏ và mẫu mã không đẹp. Bên trái là khoai tây Đà Lạt, vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ, giá 30.000 đồng một kg. Khoai Trung Quốc (bên phải), củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín, giá 25.000 đồng một kg. Cà rốt Đà Lạt (bên trái) da sần, màu cam nhạt, cuống lá còn nguyên, vị ngọt thanh tự nhiên, hiện có giá 22.000 đồng một kg. Ngược lại, cà rốt Trung Quốc (bên phải) da bóng láng, củ to, tròn đều, không cuống, màu cam đậm, vị nhạt, giá 15.000 đồng một kg. Trong hình là cải thảo Đà Lạt, 15.000 đồng một kg, bắp tròn trịa. Còn bắp Trung Quốc lá xanh đậm, thon dài, rẻ hơn hàng Đà Lạt 3.000 đồng. Súp lơ xanh của Đà Lạt (bên trái), còn lá và thân đầy đủ, vị ngọt đậm đà, giá 30.000 đồng một kg. Súp lơ Trung Quốc bị cắt mất thân và bọc trong bao xốp, rẻ hơn 5.000 đồng, chất lượng kém hơn so với hàng Đà Lạt, để cả tháng vẫn trắng tươi, không bị hỏng. Bên trái là tỏi Bắc, vẻ ngoài xấu xí, các tép tỏi nhỏ, khó bóc vỏ, được bán giá 120.000 đồng một kg. Tỏi Trung Quốc (bên phải ) tròn, to, mỡ màng, dễ bóc vỏ, giá 60.000 đồng nhưng không thơm nồng như hàng trong nước. Hành Tây trong ảnh là hàng Trung Quốc, củ to, bóng, tròn và củ nào cũng có kích cỡ to đều như vậy. Giá 20.000 đồng một kg. Bên trái là gừng Việt Nam, lớp vỏ xỉn màu, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong, giá 30.000 đồng một kg. Còn bên phải là gừng Trung Quốc màu vàng nhạt, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ, 20.000 đồng một kg. Gừng Trung Quốc đẹp hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thua xa. |
Theo VNE |
Wednesday, May 15, 2013
Giới thiệu sách: Hóa sinh công nghiệp – Lê Ngọc Tú
Cuốn sách Hóa Sinh Công Nghiệp này được biên soạn không những làm tài liệu học tập cho sinh viên các ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và công nghệ hóa học mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư, học viên cao học, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý có liên quan đến việc chế tác và xử lý nguồn nguyên liệu sinh học này.
Nội dung cuốn sách bao gồm các phần như sau:
1 - Cấu trúc và các tính chất của enzim tan và không tan. Các phản ứng enzim có quan hệ đến cấu trúc, trạng thái, màu sắc và chất lượng của các sản phẩm.
2 - Cấu trúc, tính chất công nghệ cũng như khả năng chuyển hóa của các chất trong điều kiện tự nhiên cũng như trong các quá trình công nghệ.
3 - Cơ sở hóa sinh của một số quá trình công nghệ tiêu biểu như quá trình bảo quản, quá trình khai thác, làm giàu và quá trình chế biến.
Cuốn sách sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập và tham khảo của tất cả bạn đọc quan tâm. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Hóa sinh công nghiệp – Lê Ngọc Tú
http://upfile.vn/dxe1
http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học, https://www.facebook.com/sinhhocvn, https://www.facebook.com/CongNgheSinhHocVietNam
http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học, https://www.facebook.com/sinhhocvn, https://www.facebook.com/CongNgheSinhHocVietNam
Tuesday, May 14, 2013
Giới thiệu về nội dung
Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.
Darwin đã đi đến quan niệm rằng các loài không phải là những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt, mà biến đổi dần từ loài này sang loài khác, và như vậy toàn bộ giới sinh vật đã tiến hóa. Cơ sở của nó là có sự đấu tranh sinh tồn (struggle for life) giữa các cá thể ở từng loài, loại bỏ nhiều cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất (survival of the fittest). Sự chọn lọc này bắt nguồn từ các đặc điểm có thuận lợi hay không của các cá thể khác nhau. Đó là sự chọn lọc diễn ra tự động trong tự nhiên, hay chọn lọc tự nhiên (natural selection). Qua tích lũy, các biến đổi được chọn lọc tự nhiên giữ lại, dần dần biến đổi loài, và từ đó, giới sinh vật dần dần có dạng như hiện nay.
Nguồn gốc các loài (1859) đã có một tiếng vang lớn và khơi ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, không những ở nước Anh - tổ quốc của Darwin, mà cả ở nhiều nước khác trên thế giới, do việc áp dụng nó một cách tự nhiên vào nguồn gốc loài người. Thuyết tiến hóa của Darwin đã được đại bộ phận giới sinh học công nhận, về cả nguyên lý và các sự kiện, dù ngày càng được bổ sung và phát triển cho đến nay. Nhưng số người chống đối nó cũng không ít, không chỉ khi Darwin còn sống, mà còn kéo dài cho tới bây giờ.
NGUÔN GỐC CÁC LOÀI – Charles Darwin
Nguồn gốc các loài là tên rút gọn của cuốn sách Về nguồn gốc các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên, hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn (On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life) của Charles Darwin, xuất bản năm 1859. Hiếm có cuốn sách khoa học nào mà 1250 bản in lần đầu được bán hết trong vòng một ngày! Hiếm có tác phẩm khoa học nào chỉ trong một thời gian ngắn đã làm “rung chuyển” cả thế giới!
Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.
Darwin đã đi đến quan niệm rằng các loài không phải là những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt, mà biến đổi dần từ loài này sang loài khác, và như vậy toàn bộ giới sinh vật đã tiến hóa. Cơ sở của nó là có sự đấu tranh sinh tồn (struggle for life) giữa các cá thể ở từng loài, loại bỏ nhiều cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất (survival of the fittest). Sự chọn lọc này bắt nguồn từ các đặc điểm có thuận lợi hay không của các cá thể khác nhau. Đó là sự chọn lọc diễn ra tự động trong tự nhiên, hay chọn lọc tự nhiên (natural selection). Qua tích lũy, các biến đổi được chọn lọc tự nhiên giữ lại, dần dần biến đổi loài, và từ đó, giới sinh vật dần dần có dạng như hiện nay.
Monday, May 13, 2013
Phần mở đầu. Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học (CNSH) là một ngành sản xuất
- Giới thiệu một số ngành nghề CNSH
- Công nghệ sinh học (CNSH) là một ngành sản xuất
- Giới thiệu một số ngành nghề CNSH
Phần 1. Sự ra đời và phát triển của sinh học phân tử
- Chương 1. Các đại phân tử sinh học và vai trò của chúng trong cơ thể sống
- Chương 2. Khái niệm về gen và hệ gen
- Chương 3. Di truyền và biến dị
Phần 2. Sinh học tế bào
- Chương 4. Tế bào, đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống
- Chương 5. Nhiễm sắc thể của tế bào, tổ chức chứa ADN
- Chương 6. Chu kỳ sống của tế bào
- Chương 7. Phân tử nguyên nhiễm
- Chương 8. Phân tử giảm nhiễm
Phần 3. Sinh học phân tử và tế bào đối với công nghệ sinh học
- Chương 9. Từ kỹ thuật gen đến công nghệ sinh học
- Chương 10. Từ kỹ thuật nuôi cấy tế bào đến công nghệ tế bào
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...); nông - lâm - ngư - nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học...
Nguồn | : Internet |
Tác giả | : Nguyễn Như Hiền |
Kiểu tập tin | |
Độ lớn tập tin | : 38MB |
Pass | : Blogsinhhoc |
Sunday, May 12, 2013
(Blog sinh học) - Liệu ngành sinh học tổng hợp có thể cứu thế giới hoang dã? Từ tái tạo các loài tuyệt chủng cho tới nguy cơ các loài siêu biến đổi gene.
Lĩnh vực phát triển nhanh chóng của ngành sinh học tổng hợp sẽ gây tác động gì tới bảo tồn thiên nhiên? Những thách thức về sinh thái và đạo đức bắt nguồn từ câu hỏi này sẽ đòi hỏi một cuộc đối thoại mới và tiếp tục giữa các thành viên của ngành sinh học tổng hợp và các cơ quan bảo tồn đa dạng sinh học, theo tác giả của một bài báo mới cho biết. Theo bài báo, lĩnh vực sinh học tổng hợp - một ngành sử dụng DNA tổng hợp hóa học để tạo ra các sinh vật nhằm giải quyết các nhu cầu của con người - đang phát triển nhanh chóng, với hàng tỉ đô la được đầu tư hàng năm. Nhiều lời tán dương cho các hiệu quả của sinh học tổng hợp như: cung cấp các giải pháp tiềm năng cho vấn đề sức khỏe của con người, an ninh lương thực và các nhu cầu năng lượng. Nhưng người ủng hộ sinh học tổng hợp cũng nhìn thấy trong các công cụ của sinh học tổng hợp có thể sử dụng để chống biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nước. Trong khi đó những người chỉ trích cảnh báo rằng các sinh vật biến đổi gene có thể gây ra mối nguy hại cho các loài bản địa và các hệ sinh thái tự nhiên. Các tác giả của bài báo khẳng định rằng, trong bất kỳ kịch bản nào, một cuộc đối thoại về cách sử dụng và hạn chế các phương pháp sinh học tổng hợp và các sản phẩm của sinh học tổng hợp phải được khởi đầu vì lợi ích của toàn xã hội và những người ra quyết định. Bài báo được công bố trong tạp chí trực tuyến PLoS Biology. Các tác giả của bài báo bao gồm: Kent Redford thuộc Hiệp hội bảo tồn động thực vật hoang dã và tư vấn Archipelago, Bill Adams thuộc Đại học Cambridge, và Georgina M. Mace thuộc trường Đại học London (UCL). Các tác giả của bài báo, cùng với các nhà khoa học và các nhà bảo tồn khác, sẽ thảo luận về những tác động tiềm năng của sinh học tổng hợp có thể có lên thế giới tự nhiên và bảo tồn tại Hội nghị sinh học tổng hợp và Bảo tồn, dự kiến diễn ra tại trường Clare ở Cambridge, Anh, từ ngày 9 - 11 tháng 4. John Robinson, giám đốc cơ quan bảo tồn WCS, nói: "Sinh học tổng hợp và một lĩnh vực rất quan trọng và là một lĩnh vực đang phát triển mạnh, nhưng hậu quả của nó tác động lên đa dạng sinh học và bảo tồn hiện chưa được nghiên cứu rõ. Bằng cách đối thoại giữa sinh học tổng hợp và bảo tồn, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một sự hiểu biết về các cơ hội của sinh học tổng hợp - và các tác động tiềm ẩn - tới bảo tồn tốt hơn". Đồng tác giả Bill Adams đến từ trường Đại học Cambridge, cho biết: "Chiến lược của chúng ta để bảo tồn các hệ sinh thái, loài và đa dạng di truyền, được xây dựng trong thế kỷ qua, bị thách thức bởi sinh học tổng hợp. Quan hệ mật thiết của lĩnh vực đang nảy sinh này cần phải được đưa vào các lý thuyết và hành động bảo tồn để các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học có hiệu quả". Các tác giả giải thích sự cần thiết cho các chiến lược mới trong cộng đồng bảo tồn để đối phó với những thách thức của sinh học tổng hợp. Họ nhấn mạnh năm vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải thảo luận và quyết định chính sách của các nhà khoa học bảo tồn và những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. Các vấn đề bao gồm: - Các khả năng tái tạo các loài đã tuyệt chủng. - Các sinh vật tổng hợp sẽ tương tác với các loài đang tồn tại như thế nào. - Định nghĩa hiện tại của chúng ta cái được gọi là "tự nhiên" là gì. - Sử dụng sinh học tổng hợp để sản xuất các dịch vụ tự nhiên đối với con người (ví dụ như hấp thụ carbon, kiểm soát ô nhiễm). - Việc sử dụng của sự sống tổng hợp cho lợi ích riêng, như trong các ứng dụng cho các quy trình công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sự cân bằng phải trả giá giữa rủi ro và thành tựu so với lợi ích công cộng và tính an toàn. Georgina M. Mace thuộc Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và môi trường, UCL, đồng tác giả của bài báo cho biết: "Các cuộc thảo luận giữa bảo tồn và sinh học tổng hợp là một điều cần thiết. Chúng ta cần có xem xét kỹ càng các vấn đề và các quyết định có thể làm thay đổi toàn bộ sự sống trên trái đất". |
Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily) |
Cảnh tượng những cây phát sáng hai bên đường sẽ không chỉ xuất hiện trong các phim viễn tưởng nhờ một nghiên cứu tại Mỹ.
Việc cấy luciferase vào cây cối có thể khiến chúng phát quang. (Ảnh: Discovery)
"Quá trình phá vỡ cấu trúc nhiên liệu của luciferase rất hiệu quả vì nó không tạo ra nhiệt", nhà sinh học Omri Amirav-Drory phát biểu. Luciferase giúp đom đóm, nấm và một số vi khuẩn phát sáng. Cấy luciferase vào thực vật là quá trình tương đối phức tạp. Do thực vật lấy năng lượng trong tế bào để phát sáng nên khả năng thích nghi của chúng sẽ giảm so với những cây khác. Các nhà khoa học trên đảo Đài Loan từng cấy những hạt nano vàng - còn được gọi là đèn LED sinh học - vào những cây thủy sinh để chúng phát sáng trong nước. Họ cũng muốn những cây đó trở thành công cụ chiếu sáng đường phố, song vẫn còn phải vượt qua một số thách thức trước khi đạt được mong muốn. Một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học New York cũng tạo ra những cây phát quang, song cường độ ánh sáng của chúng khá yếu. |
Theo VNE |
Subscribe to:
Posts (Atom)