Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Monday, May 13, 2013


Công nghệ sinh học 1: Sinh học phân tử và tế bào - Như Hiền, 230 Trang


Phần mở đầu. Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học (CNSH) là một ngành sản xuất
- Giới thiệu một số ngành nghề CNSH

Phần 1. Sự ra đời và phát triển của sinh học phân tử
- Chương 1. Các đại phân tử sinh học và vai trò của chúng trong cơ thể sống
- Chương 2. Khái niệm về gen và hệ gen
- Chương 3. Di truyền và biến dị

Phần 2. Sinh học tế bào
- Chương 4. Tế bào, đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống
- Chương 5. Nhiễm sắc thể của tế bào, tổ chức chứa ADN
- Chương 6. Chu kỳ sống của tế bào
- Chương 7. Phân tử nguyên nhiễm
- Chương 8. Phân tử giảm nhiễm

Phần 3. Sinh học phân tử và tế bào đối với công nghệ sinh học
- Chương 9. Từ kỹ thuật gen đến công nghệ sinh học
- Chương 10. Từ kỹ thuật nuôi cấy tế bào đến công nghệ tế bào

Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Các ĐH ở Việt Nam hiện đang đào tạo một số chuyên ngành như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này được công nhận là cử nhân hoặc kỹ sư, làm việc tại các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vắcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải...); nông - lâm - ngư - nghiệp (giống, bệnh, chất lượng); công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học...

Nguồn: Internet
Tác giả: Nguyễn Như Hiền
Kiểu tập tin: PDF
Độ lớn tập tin: 38MB
Pass: Blogsinhhoc


http://www.mediafire.com/?ums0jbxpwbc3lwt



Posted by Unknown

Sunday, May 12, 2013

(Blog sinh học) - Liệu ngành sinh học tổng hợp có thể cứu thế giới hoang dã? Từ tái tạo các loài tuyệt chủng cho tới nguy cơ các loài siêu biến đổi gene.

Lĩnh vực phát triển nhanh chóng của ngành sinh học tổng hợp sẽ gây tác động gì tới bảo tồn thiên nhiên? Những thách thức về sinh thái và đạo đức bắt nguồn từ câu hỏi này sẽ đòi hỏi một cuộc đối thoại mới và tiếp tục giữa các thành viên của ngành sinh học tổng hợp và các cơ quan bảo tồn đa dạng sinh học, theo tác giả của một bài báo mới cho biết.

Theo bài báo, lĩnh vực sinh học tổng hợp - một ngành sử dụng DNA tổng hợp hóa học để tạo ra các sinh vật nhằm giải quyết các nhu cầu của con người - đang phát triển nhanh chóng, với hàng tỉ đô la được đầu tư hàng năm. Nhiều lời tán dương cho các hiệu quả của sinh học tổng hợp như: cung cấp các giải pháp tiềm năng cho vấn đề sức khỏe của con người, an ninh lương thực và các nhu cầu năng lượng. Nhưng người ủng hộ sinh học tổng hợp cũng nhìn thấy trong các công cụ của sinh học tổng hợp có thể sử dụng để chống biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu nước.

Trong khi đó những người chỉ trích cảnh báo rằng các sinh vật biến đổi gene có thể gây ra mối nguy hại cho các loài bản địa và các hệ sinh thái tự nhiên. Các tác giả của bài báo khẳng định rằng, trong bất kỳ kịch bản nào, một cuộc đối thoại về cách sử dụng và hạn chế các phương pháp sinh học tổng hợp và các sản phẩm của sinh học tổng hợp phải được khởi đầu vì lợi ích của toàn xã hội và những người ra quyết định.

Bài báo được công bố trong tạp chí trực tuyến PLoS Biology. Các tác giả của bài báo  bao gồm: Kent Redford thuộc Hiệp hội bảo tồn động thực vật hoang dã và tư vấn Archipelago, Bill Adams thuộc Đại học Cambridge, và Georgina M. Mace thuộc trường Đại học London (UCL).


"Hiện tại, ngành sinh học tổng hợp và các cơ quan bảo tồn là khá xa lạ với nhau, mặc dù cả hai đều có rất nhiều mối quan tâm chung và mục tiêu tương tự", ông Kent Redford, tác giả chính của bài báo cho hay. "Một cuộc thảo luận mở giữa hai cộng đồng là cần thiết để giúp xác định các lĩnh vực hợp tác về một chủ đề mà có thể sẽ thay đổi mối quan hệ của loài người với thế giới tự nhiên".

Các tác giả của bài báo, cùng với các nhà khoa học và các nhà bảo tồn khác, sẽ thảo luận về những tác động tiềm năng của sinh học tổng hợp có thể có lên thế giới tự nhiên và bảo tồn tại Hội nghị sinh học tổng hợp và Bảo tồn, dự kiến diễn ra tại trường Clare ở Cambridge, Anh, từ ngày 9 - 11 tháng 4.

John Robinson, giám đốc cơ quan bảo tồn WCS, nói: "Sinh học tổng hợp và một lĩnh vực rất quan trọng và là một lĩnh vực đang phát triển mạnh, nhưng hậu quả của nó tác động lên đa dạng sinh học và bảo tồn hiện chưa được nghiên cứu rõ. Bằng cách đối thoại giữa sinh học tổng hợp và bảo tồn, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được một sự hiểu biết về các cơ hội của sinh học tổng hợp - và các tác động tiềm ẩn - tới bảo tồn tốt hơn".

Đồng tác giả Bill Adams đến từ trường Đại học Cambridge, cho biết: "Chiến lược của chúng ta để bảo tồn các hệ sinh thái, loài và đa dạng di truyền, được xây dựng trong thế kỷ qua, bị thách thức bởi sinh học tổng hợp. Quan hệ mật thiết của lĩnh vực đang nảy sinh này cần phải được đưa vào các lý thuyết và hành động bảo tồn để các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học có hiệu quả".
Các tác giả giải thích sự cần thiết cho các chiến lược mới trong cộng đồng bảo tồn để đối phó với những thách thức của sinh học tổng hợp. Họ nhấn mạnh năm vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải thảo luận và quyết định chính sách của các nhà khoa học bảo tồn và những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. Các vấn đề bao gồm:

- Các khả năng tái tạo các loài đã tuyệt chủng.

- Các sinh vật tổng hợp sẽ tương tác với các loài đang tồn tại như thế nào.

- Định nghĩa hiện tại của chúng ta cái được gọi là "tự nhiên" là gì.

- Sử dụng sinh học tổng hợp để sản xuất các dịch vụ tự nhiên đối với con người (ví dụ như hấp thụ carbon, kiểm soát ô nhiễm).

- Việc sử dụng của sự sống tổng hợp cho lợi ích riêng, như trong các ứng dụng cho các quy trình công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sự cân bằng phải trả giá giữa rủi ro và thành tựu so với lợi ích công cộng và tính an toàn.

Georgina M. Mace thuộc Trung tâm nghiên cứu Đa dạng sinh học và môi trường, UCL, đồng tác giả của bài báo cho biết: "Các cuộc thảo luận giữa bảo tồn và sinh học tổng hợp là một điều cần thiết. Chúng ta cần có xem xét kỹ càng các vấn đề và các quyết định có thể làm thay đổi toàn bộ sự sống trên trái đất".
Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Posted by Unknown
Cảnh tượng những cây phát sáng hai bên đường sẽ không chỉ xuất hiện trong các phim viễn tưởng nhờ một nghiên cứu tại Mỹ.

Việc cấy luciferase vào cây cối có thể khiến chúng phát quang. (Ảnh: Discovery)

Antony Evans, chủ của một doanh nghiệp công nghệ tại Mỹ, cùng nhà sinh học Omri Amirav-Drory và chuyên gia thực vật Kyle Tayler quyết tâm tạo ra một loại cây phát ra ánh sáng mạnh trong dự án mang tên Glowing Plant. Họ sử dụng luciferase, một loại protein có khả năng phá vỡ cấu trúc của nhiên liệu để tạo ánh sáng, Discovery đưa tin.

"Quá trình phá vỡ cấu trúc nhiên liệu của luciferase rất hiệu quả vì nó không tạo ra nhiệt", nhà sinh học Omri Amirav-Drory phát biểu.

Luciferase giúp đom đóm, nấm và một số vi khuẩn phát sáng. Cấy luciferase vào thực vật là quá trình tương đối phức tạp. Do thực vật lấy năng lượng trong tế bào để phát sáng nên khả năng thích nghi của chúng sẽ giảm so với những cây khác.

Các nhà khoa học trên đảo Đài Loan từng cấy những hạt nano vàng - còn được gọi là đèn LED sinh học - vào những cây thủy sinh để chúng phát sáng trong nước. Họ cũng muốn những cây đó trở thành công cụ chiếu sáng đường phố, song vẫn còn phải vượt qua một số thách thức trước khi đạt được mong muốn. Một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học New York cũng tạo ra những cây phát quang, song cường độ ánh sáng của chúng khá yếu.
Theo VNE
Posted by Unknown

Friday, April 19, 2013

Các nhà khoa học Siberia vừa tìm ra một loại thuốc “cải lão hoàn đồng” độc đáo.

Dưới tác động của thuốc, các tế bào gốc sẽ nhiều hơn một cách đáng kể, cho phép tất cả các hệ thống và các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn. Thử nghiệm trên động vật rất thành công và bắt đầu được thí nghiệm trên người.

Tác giả của loại thuốc mà con người tập trung tìm kiếm kể từ thời các nhà giả kim thuật xưa là nhóm các nhà khoa học tại Novosibirsk và Tomsk, có tác dụng rất tốt chống lại hiện tượng lão hoá, theo thông báo của Tạp chí mạng Medvesti.



Thuốc G5 của các nhà khoa học Siberia sẽ làm tăng số lượng tế bào gốc trong cơ thể.

Thuốc được tạm thời đặt tên G5 và đã được thử nghiệm với kết quả tốt trên động vật. Người ta chia chuột thí nghiệm làm 2 nhóm, trong đó nhóm 1 dùng thuốc và nhóm 2 để đối chứng. Khi chúng được 18 tháng tuổi, họ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng: những con chuột nhóm 2 bắt đầu thể hiện sự già nua: rụng lông, giảm cân và mắc các bệnh thường gặp do tuổi tác trong khi đó, những con chuột nhóm 1 đến khi 30 tháng tuổi vẫn chưa thấy có các triệu chứng này.

Phân tích sự khác biệt, người ta thấy chuột nhóm 1 có số lượng tế bào gốc vượt trội so với chuột nhóm 2. Thông thường trong quá trình trưởng thành và lão hóa của số tế bào này giảm mạnh. Rõ ràng là nhờ G5 số tế bào gốc đã tăng khoảng 40%, giúp toàn bộ hệ thống của cơ thể thực hiện rất hiệu quả chức năng của mình.

Các nhà khoa học tin rằng ngoài tác dụng chống lão hoá, G5 còn tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về gan, hệ thần kinh và phổi. Hơn nữa, nó sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện trí nhớ và như vậy, không chỉ kéo dài tuổi thọ mà kéo dài tuổi làm việc, hoạt động sáng tạo của con người.

Các thí nghiệm tiền lâm sàng trên người sẽ kết thúc vào mùa thu năm nay. Bước tiếp theo sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên những người tình nguyện và có lẽ phải mất đến 2 năm để rút ra những kết luận chắc chắn trước khi đi vào sản xuất đại trà.
Blog sinh học - Theo Vietnamnet
Posted by Unknown

Wednesday, April 17, 2013

Tiền không mọc trên cây nhưng vàng thì có thể. Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tìm được cách phát triển và thu hoạch vàng từ các loại cây trồng.

Kỹ thuật khai thác vàng có tên gọi phytomining sử dụng cây cối để chiết xuất các hạt kim loại quý từ đất. Một số loài thực vật được trời phú cho khả năng thấm hút qua rễ và cô đặc kim loại chẳng hạn như niken, catmi và kẽm ở lá và rễ. Suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học đã khám phá ra cách sử dụng những loại cây siêu hấp thụ (hyperaccumulator) này để loại bỏ chất ô nhiễm.

Tuy nhiên, trước đây, giới nghiên cứu chưa từng biết đến loại cây siêu hấp thụ vàng tự nhiên nào. Lí do là vì, vàng không dễ hòa tan trong nước nên cây cối không có bất kỳ cách tự nhiên nào để thấm hút các hạt kim loại quý này qua rễ của chúng.

"Trong những điều kiện hóa học nhất định, chúng ta có thể tạo ra tính tan cho vàng", Chris Anderson, một chuyên gia địa hóa chất môi trường thuộc Đại học Massey University ở New Zealand, nói.


Các nhà khoa học đã tìm được cách phát triển và 
thu hoạch vàng từ cây trồng. (Ảnh: Shutterstock)
Cách đây 15 năm, ông Anderson lần đầu tiên đã chứng minh có khả năng bắt các cây mù tạt hút vàng từ đất từng qua xử lý hóa chất và có chứa các hạt vàng.

Cơ chế hoạt động của kỹ thuật trên về cơ bản như sau: Tìm một loại cây sinh trưởng nhanh với số lượng lá trên mặt đất nhiều, chẳng hạn như cây mù tạt, cây hoa hướng dương hoặc cây thuốc lá. Trồng các cây đó trên đất có chứa vàng, thậm chí cả trên những đống chất thải hoặc bãi rác xung quanh các mỏ vàng cũ cũng tốt.

Khai thác vàng theo cách phổ biến hiện nay không thể trích lấy được 100% vàng từ các khoáng chất xung quanh, vì vậy một số vàng nhất định có thể bị lãng phí. Một khi các cây trồng phát triển tới chiều cao tối đa, nhóm nghiên cứu sẽ xử lý đất bằng một chất hóa học làm cho vàng hòa tan. Khi cây bay hơi, kéo hút nước lên và thoát ra ngoài thông qua các lỗ nhỏ trên lá của nó, quá trình này sẽ hút thấm cả nước chứa vàng từ đất lên và tích tụ trong sinh khối của cây. Sau đó, nhóm nghiên cứu chỉ việc thu hoạch vàng.

Vàng thu được tìm thấy trong thực vật chỉ là các hạt nano. Vì vậy, đây có thể là tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp hóa chất, lĩnh vực vốn sử dụng các hạt nano vàng như vật xúc tác cho những phản ứng hóa học.

Ông Anderson nhận định: "Kỹ thuật phytomining vàng sẽ không thay thế các cách khai thác vàng truyền thống. Giá trị của nó nằm ở chỗ giúp xử lý, khắc phục hậu quả của các khu mỏ vàng bị ô nhiễm".
Các hóa chất được sử dụng để hòa tan vàng cũng kích thích cây cối thấm hút những chất gây ô nhiễm đất như thủy ngân, thạch tín và đồng - những chất gây ô nhiễm phổ biến trong rác thải ở khu mỏ vàng, có thể gây nguy hiểm tiềm tàng cho con người và môi trường.
Ông Anderson hiện đang bắt tay cùng các nhà nghiên cứu ở Indonesia để phát triển một hệ thống chống đỡ dành cho các thợ khai thác vàng thủ công, quy mô nhỏ để sử dụng kỹ thuật mới nhằm giảm sự ô nhiễm thủy ngân từ hoạt động của họ.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cảnh báo, các nguy cơ đối với môi trường đi liền với việc phát triển vàng có thể rất lớn. Xyanua và thiocyanate, những hóa chất độc hại thường được các công ty sử dụng để khiến vàng lộ ra khỏi vỉa đá, chắc chắn phải được dùng để hòa tan các hạt vàng vào nước trong đất. "Bản thân quá trình này đã có thể tạo ra các vấn đề môi trường", J. Scott Angle, nhà nông học đến từ Đại học Georgia (Mỹ), nhấn mạnh.
Theo Vietnamnet
Posted by Unknown

Tuesday, March 12, 2013



Blog sinh học: Theo thông báo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), năm 2012 đánh dấu mức tăng kỷ lục 100 lần về diện tích canh tác cây trồng công nghệ sinh học.



Nuôi cấy mô tế bào sản xuất khoai tây giống sạch bệnh.

      Số liệu này tăng từ 1,7 triệu ha vào năm 1996 - năm đầu tiên cây trồng công nghệ sinh học được đưa vào canh tác đại trà (thương mại hóa), lên 170 triệu ha vào năm 2012.

      Tại hội nghị quốc tế về Triển vọng cây trồng công nghệ sinh học toàn cầu năm 2012 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và ISAAA tổ chức ngày 8/3, tiến sỹ Clive James, nhà sáng lập và là Chủ tịch ISAAA đánh giá, với mức tăng ấn tượng trên, cây trồng công nghệ sinh học trở thành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch sử cận đại.

Tiến sỹ Clive James đánh giá, Việt Nam là nước có tiềm năng ứng dụng ngô công nghệ sinh học trong khu vực châu Á, với diện tích khoảng 1 triệu ha.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam không sớm khởi động chương trình ứng dụng đối với cây trồng công nghệ sinh học thì có thể sẽ bị các nước ở châu Phi vượt lên trước.

Tiến sỹ Clive James cho rằng hợp tác quốc tế tạo ra những cơ hội tốt nhất cho việc xóa đói giảm nghèo toàn cầu và thành công trong ngành nông nghiệp chính là ứng dụng công nghệ.

Theo ông Nguyễn Văn Tuất, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, ngô là cây trồng đang được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và có tiềm năng để phát triển ứng dụng công nghệ sinh học.

Xu hướng phát triển này là tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu. Việt Nam sẽ nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới để phát triển cây trồng công nghệ sinh học.
Báo cáo của ISAAA cho thấy Mỹ tiếp tục là nước có diện tích canh tác dẫn đầu với 69,5 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng bình quân cây trồng công nghệ sinh học/tổng diện tích trồng là 90% đối với tất cả các loại cây trồng.
Brazil được ví như là động lực tăng trưởng toàn cầu khi năm thứ tư liên tiếp diện tích cây công nghệ sinh học tăng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đạt 36,6 triệu ha, tăng 21% so với năm 2011.

Đáng chú ý, năm 2012, diện tích trồng cây công nghệ sinh học ở các nước đang phát triển tăng nhanh gấp 3 lần và rộng hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển (8,7 triệu ha so với 1,6 triệu ha).

Trong số 28 nước canh tác cây trồng công nghệ sinh học có 20 nước đang phát triển và 8 nước công nghiệp. Hai nước Sudan và Cuba là hai nước mới lần đầu tiên đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác trong năm 2012.

Trong giai đoạn 2013-2015 sẽ có một số cây trồng công nghệ sinh học mới; trong đó có 2 sản phẩm đã được phê chuẩn. Đó là đậu tương HT/IR mang đa tính trạng đầu tiên tại Brazil và ngô kháng hạn ở Mỹ trong năm 2013.

Theo tiến sỹ Clive James, năm 2015 được xác định là mốc chính cho việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, giảm 50% số lượng người đói trên thế giới.

Việt Nam là nước đã sớm hoàn thành mục tiêu này, tương tự như một số vùng ở phía Đông Bắc của Brazil. Nếu ứng dụng công nghệ sinh học trong cây trồng thì sẽ đạt được những kết quả lớn hơn nữa.


Theo Vietnam+
Posted by Unknown

Thursday, March 7, 2013

Trong một nghiên cứu mới đây nhất, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cảnh báo về một dòng vi khuẩn "khó trị" đang lan nhanh tại các cơ sở y tế của nước này, đe dọa đến sức khỏe của bệnh nhân và thậm chí có thể gây ra các nhiễm trùng không thể cứu chữa được.

Báo cáo trên được công bố trên ấn phẩm "Vital Signs" của CDC ngày 5/3. Theo các quan chức CDC, loại vi khuẩn chết người này là vi khuẩn enterobacteriaceae kháng lại kháng sinh carbapenem (CRE).
Enterobacteriaceae là một họ vi khuẩn đường ruột, gồm trên 70 loài trực vi khuẩn Gram âm, trong đó có khuẩn Ê.coli thường sinh sống trong cơ quan tiêu hóa.

Ảnh minh họa

Các nhà khoa học cho biết trải qua nhiều năm, một số vi khuẩn thuộc nhóm enterobacteriaceae có khả năng kháng lại kháng sinh carbapenem. Nhóm kháng sinh này được dùng một cách rộng rãi trong điều trị bệnh, đặc biệt có vai trò nhất định trong điều trị những trường hợp đa đề kháng có liên quan đến trực khuẩn Gram âm.

Tác giả của nghiên cứu trên cho biết các loại kháng sinh mạnh nhất mà họ sử dụng không có tác dụng với CRE, khiến bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng nặng không thể chữa được. Báo cáo còn chỉ ra hơn một nửa số bệnh nhân đã chết sau khi bị nhiễm trùng máu bắt nguồn từ vi khuẩn này.

Các nhà khoa học còn cho biết loại vi khuẩn này rất dễ phân tán nhanh tại các cơ sở y tế, chủ yếu từ tay của các nhân viên y tế, sau đó truyền sang người bệnh, thậm chí cả những người khỏe mạnh. Nguy cơ nhiễm khuẩn CRE còn cao hơn đối với những bệnh nhân điều trị dài ngày tại bệnh viện, những bệnh nhân tiếp cận những phương pháp điều trị đặc biệt và những người già sử dụng dịch vụ y tá tại nhà.

Báo cáo trên còn dẫn chứng rằng trong 6 tháng đầu năm 2012, gần 200 bệnh viện và các cơ sở điều trị bệnh cấp tính dài hạn đã phải tiếp nhận ít nhất một trường hợp bị nhiễm vi khuẩn CRE. CDC còn cho biết thêm trong thập kỷ qua cơ quan này đã phát hiện một loại vi khuẩn thuộc nhóm CRE tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của 42 bang.

Trước tình trạng này, Giám đốc CDC Tom Fraiden đã ra khuyến cáo các nhân viên y tế và đội ngũ y bác sỹ cần có chiến lược bảo vệ và phát hiện nhằm ngăn ngừa sự lan nhanh của vi khuẩn CRE. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyên các bác sỹ sử dụng kháng sinh một cách sáng suốt hơn, bên cạnh thiết lập những khu điều trị đặc biệt, trong đó các dụng cụ y tế và nhân viên y tế chỉ tập trung điều trị bệnh nhân bị nhiễm CRE.
Theo Vietnam+
Posted by Unknown

Tuesday, March 5, 2013


Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức

Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men 
Chủ Biên: Lê Thanh Mai. Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Giới thiệu về nội dung

Cuốn sách Các Phương Pháp Phân Tích Ngành Công Nghệ Lên Men được tập thể các cán bộ thuộc Bộ môn Công nghệ các sản phẩm lên men, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội biên soạn.

Cuốn sách được chia thành 3 phần chính, gồm 15 chương:

Phần 1: Giới thiệu các phương pháp phân tích các nguyên liệu chính dùng trong sản xuất các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, mì chính như hạt đại mạch, malt, các nguyên liệu chứa tinh bột, rỉ đường, hoa houblon, quả và nước.

Phần 2: Nêu các phương pháp phân tích kiểm tra hóa lý các sản phẩm lên men: bia, rượu, vang, rượu etylic, mì chính và chế phẩm enzym.

Phần 3: Các phương pháp phân tích vi sinh vật, từ phương pháp kiểm tra độ tiệt trùng, phương pháp định tính, định lượng vi sinh vật cho tới các phương pháp phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật trong các sản phẩm thực phẩm.

Download: Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men

http://www.mediafire.com/?c7aqi0sbjbcalea
Pass: hieubio.tk

Nguồn: (st), http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học, 
https://www.facebook.com/CongNgheSinhHocVietNam
Posted by Unknown