Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra tinh trùng giai đoạn đầu từ tế bào da người. Kỹ thuật này mở ra triển vọng giúp hàng ngàn nam giới vô sinh, kể cả những người bị ung thư từ thời thơ ấu, thực hiện ước nguyện được làm cha.
Theo trang Daily Mail, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng hỗn hợp các chất hóa học để vặn ngược “đồng hồ sinh học” trong các tế bào da, biến chúng thành những tế bào có khả năng luôn biến sắc như tế bào gốc trong thời kỳ đầu của sự phát triển. Tinh trùng nhân tạo, sinh ra từ tế bào da, mở ra triển vọng giúp hàng ngàn nam giới vô sinh thỏa ước nguyện được làm cha. Tiến sĩ James Easley và các cộng sự đến từ Trường Y, Đại học Pittsburgh (Mỹ) tin rằng, họ đã vượt qua được phần khó khăn nhất trong quá trình phát triển tinh trùng. Điều này có nghĩa là, việc nuôi các tế bào hình tròn sang giai đoạn tiếp theo - mọc đuôi để có thể thụ tinh cho trứng - tương đối dễ dàng. Giới chuyên môn nhận định, kỹ thuật “sinh tinh từ da” như trên vẫn còn phải chờ nhiều năm nữa mới có thể được sử dụng trong các cơ sở y tế. Tại Anh, điều này ít nhất là vì có luật quy định cấm sử dụng tinh trùng sản sinh trong phòng thí nghiệm. Một trở ngại nữa là, nghiên cứu của nhóm Easley cũng vấp phải vô số phản đối xuất phát từ những lo ngại về khía cạnh đạo đức. Những người chỉ trích cho rằng, việc can thiệp vào các cấu trúc tạo nên sự sống là sai lầm, đồng thời cảnh báo viễn cảnh ảm đạm về những đứa trẻ sẽ ra đời hoàn toàn bằng biện pháp nhân tạo. Tuy nhiên, về ngắn hạn, công trình nghiên cứu mang tính đột phá trên có thể dẫn tới sự ra đời của các loại thuốc chữa vô sinh mới. |
Theo Vietnamnet |
Sunday, September 2, 2012
Thursday, August 23, 2012
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một căn bệnh mới, bí ẩn khiến hàng chục người ở châu Á và một số ở Mỹ có các triệu chứng tương tự như mắc “căn bệnh thế kỷ” AIDS dù họ không nhiễm virus HIV.
Hệ miễn dịch của các bệnh nhân mắc căn bệnh lạ sẽ bị hủy hoại, khiến họ không thể chống đỡ các mầm bệnh như những người khỏe mạnh. Giới khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng căn bệnh dường như không dễ lây lan qua tiếp xúc. Theo tiến sĩ Sarah Browne đến từ Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, đây là một dạng suy giảm miễn dịch mắc phải mới, không di truyền và chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Căn bệnh này cũng không lan truyền qua virus như bệnh AIDS. Bà Browne đã cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu ở Thái Lan và Đài Loan, những nơi hầu hết các ca nhiễm bệnh lạ được phát hiện kể từ năm 2004. Báo cáo nghiên cứu của họ vừa được đăng tải trong số ra ngày hôm (23/8) của tạp chí New England Journal of Medicine. Tiến sĩ Sarah K. Browne (phải) đang trò chuyện với một bệnh nhân mắc căn bệnh lạ giống AIDS ngày 22/8. Về cơ chế phát bệnh, nếu ở bệnh AIDS, virus HIV phá hủy các tế bào T - những “chiến binh”chủ chốt của hệ miễn dịch giúp chống các mầm bệnh, thì căn bệnh mới không hề tác động tới những tế bào này nhưng gây ra một dạng tổn hại khác. Nghiên cứu của nhóm Browne đối với hơn 200 người ở Thái Lan và Đài Loan phát hiện, cơ thể của hầu hết những người mắc bệnh lạ tiết ra các chất gọi là “kháng thể tự động”, ngăn chặn interferon-gamma - một tín hiệu hóa học giúp cơ thể loại bỏ các nhiễm trùng. Việc ngăn chặn tín hiệu cảnh báo khiến những người mắc bệnh lạ giống như các bệnh nhân AIDS, dễ bị các virus, nhiễm trùng nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là vi khuẩn tấn công, dẫn đến tử vong. Hiện tại, đối với các bệnh nhân, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Vì vậy, các bác sĩ đã thử nhiều biện pháp khác nhau, kể cả dùng một loại thuốc chống ung thư giúp ức chế việc sản sinh các kháng thể. Căn bệnh này không bộc phát mạnh ở một số bệnh nhân một khi các nhiễm trùng được chế ngự. Tuy nhiên, hệ miễn dịch trục trặc nhiều khả năng trở thành một tình trạng mãn tính. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, tính trung bình, bệnh lạ tấn công các nạn nhân khi họ khoảng 50 tuổi nhưng không xuất hiện ở những thành viên khác trong gia đình họ. Điều này đã bác bỏ khả năng một gene đơn lẻ là nguyên nhân gây bệnh. Chuyên gia Browne nói, một số người mắc bệnh lạ đã chết vì quá nhiều nhiễm trùng, kể cả những người châu Á hiện đang sinh sống ở Mỹ. Tuy nhiên, trước thực tế rằng, gần như hầu hết các bệnh nhân cho tới thời điểm này là người châu Á hoặc sinh ra ở châu Á và cư trú ở nơi khác, nhóm nghiên cứu kết luận các yếu tố về gene hoặc môi trường nào đó có thể dẫn đến việc khởi phát bệnh. |
Theo Vietnamnet |
Thursday, August 9, 2012
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y khoa thuộc Trường đại học Loyola (Mỹ) tin rằng uống trà đá làm tăng nguy cơ bị sạn thận, theo Healthday.
Theo các nhà nghiên cứu, loại thức uống phổ biến này chứa hàm lượng cao oxalate - một loại hóa chất có dạng tinh thể được tạo ra từ nước khoáng và muối được tìm thấy trong nước tiểu. Mặc dù các tinh thể này thường không gây hại nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo chúng có thể phát triển đủ lớn để “cư trú” trong ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Trà đá nếu lạm dụng sẽ gây ra sạn thận Theo bác sĩ Milner, nhiều người chọn uống trà đá vì nó chứa ít calorie, và ngon hơn nước. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người. Theo các nhà nghiên cứu, nam giới có rủi ro phát triển bệnh sạn thận gấp 4 lần so với nữ giới, đặc biệt ở độ tuổi 40. Để giảm rủi ro này, các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên chọn nước lọc hoặc nước chanh tươi thay vì chọn trà đá. Nước chanh chứa hàm lượng axit citric cao giúp ngăn chặn sự phát triển của sạn thận. Họ cũng hướng dẫn cách giảm rủi ro bị sạn thận bằng cách tránh thực phẩm chứa hàm lượng oxalate cao (thường thấy trong rau bina, chocolate, đại hoàng, quả hạch), giảm hấp thu muối, ăn ít thịt, bổ sung đủ canxi - một cách để giảm lượng oxalate hấp thụ vào cơ thể. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những ai thường xuyên uống trà đá nên kiểm tra lượng oxalate trong cơ thể. |
Theo Thanh Niên |
Sunday, August 5, 2012
Tình hình côn trùng biến đổi gene nhằm thích nghi với cây trồng biến đổi gene trên đồng ruộng diễn biến phức tạp hơn trong phòng thí nghiệm, một nghiên cứu mới vừa cho biết.
Nhà khoa học Haonan Zhang ở ĐH Nông nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) và các đồng nghiệp đã xem xét các biến thể gene trong sâu đục quả bông mà họ bắt từ ruộng trồng bông biến đổi gene ở miền bắc Trung Quốc. Họ phát hiện ra rằng sâu đục bông có số lượng biến thể gen phong phú, giúp chúng sống sót trong môi trường cây trồng biến đổi gen. Ngoài những biến thể gene lặn được quan sát trong phòng thí nghiệm trước đây, các nhà khoa học còn phát hiện nhiều biến thể gene trội, có khả năng chống lại các độc tố do bông biến đổi gene sinh ra để tiêu diệt ấu trùng sâu hại. Điều này nghĩa là chỉ một bản sao đơn của gene đột biến cũng đủ để sâu bệnh truyền lại đặc tính kháng cây biến đổi gen cho thế hệ sau. Ngoài ra, biện pháp trồng cây bình thường quanh các cây biến đổi gene - để cho côn trùng không biến đổi gene phát triển và kết hợp với côn trùng biến đổi gene rồi từ đó làm giảm số lượng côn trùng biến đổi gene - không hiệu quả như mong đợi. Theo Bruce Tabashnik, trưởng khoa côn trùng học ở ĐH Arizona và là đồng tác giả nghiên cứu, ngoài những đột biến gene đã được biết tới, nhóm nghiên cứu đã tìm ra “rất nhiều đột biến gene. Hầu hết những đột biến gen đó đều ở trong cùng một gen, nhưng có một đột biến gene xuất phát từ một gen hoàn toàn khác”. | |
Theo Đất Việt |
Monday, July 30, 2012
Trong thế giới côn trùng, tốt nhất là không nên gây hấn với những con mối già vì khi bị chọc giận, chúng có thể trở thành những kẻ khủng bố đánh bom tự sát, theo một nghiên cứu mới.
Nghiên cứu vừa công bố trên số mới nhất của tạp chí Science dường như cho thấy, tự nhiên đã đền bù cho những sinh vật già yếu khả năng đánh trả, mặc dù chúng không còn sống để kể về chiến công hiển hách của mình sau đó. Một con mối chiến binh (cơ thể to lớn) bên cạnh các mối thợ. Phần màu xanh dương ở nơi tiếp giáp giữa ngực và bụng của một số mối thợ là nơi chứa chất độc có thể phát nổ như bom. Các con mối cũng có hành động tương tự, nhưng thậm chí còn đẩy nó tới một bước xa hơn khi trừ khử không chỉ bản thân mà còn cả những kẻ khác xung quanh chúng. Jan Šobotnik - một chuyên gia đến từ Viện Khoa học Cộng hòa Séc và các cộng sự đã nghiên cứu về loài mối Neocapritermes taracua vốn xuất hiện chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ. Họ phát hiện, rất nhiều con mối thợ có các điểm màu xanh dương nằm tiếp giáp giữa ngực và bụng. Kích cỡ của những điểm màu xanh này rất khác nhau và thậm chí một số mối thợ không có chúng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những điểm màu tươi tắn này hóa ra là nơi chứa chất cực độc, bao gồm các tinh thể protein chứa đồng được xếp thành từng cặp. Các tinh thể này sẽ được kích nổ khi chúng tiếp xúc với nước bọt của mối. Ảnh phóng to chất nổ màu xanh trong "ba lô" của mối thợ. (Ảnh: Discovery) Trang Discovery dẫn lời các nhà nghiên cứu nhận định: “Vì mối thợ đảm nhiệm hàng loạt các nhiệm vụ khác nhau, nên khả năng sẵn sàng phòng vệ bằng cách tự sát như vậy dự kiến sẽ tăng lên khi khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác của chúng giảm xuống”. Nhận định của các nhà nghiên cứu hóa ra lại đúng. Họ phát hiện, khi mối thợ già đi và phần miệng của chúng “cùn” hơn, trọng lượng các tinh thể trong “ba lô xanh” trên lưng chúng lại tăng lên. Mặc dù khả năng ăn mòn của mối già giảm xuống nhưng những con côn trùng này đã trang bị cho mình vũ khí đánh bom tự sát trong cuộc chạm trán với kẻ thù. |
Theo Vietnamnet |
Monday, July 23, 2012
Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, giới khoa học đã giải mã được toàn bộ chuỗi gene của tế bào tinh trùng người.
Công trình nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ), được đăng trên chuyên san Cell, có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được sự pha trộn về gene để đảm bảo các hậu duệ mang bộ gene hỗn hợp từ cả cha lẫn mẹ. Việc phân tích được bộ gene tinh trùng đóng vai trò quan trọng cho các nghiên cứu sau này - (Ảnh: Shutterstock) Các nhà nghiên cứu phát hiện một mức độ biến thiên đáng kinh ngạc giữa các tế bào. Chẳng hạn, hai trong số các tế bào tinh trùng mất hẳn toàn bộ nhiễm sắc thể. Giao tử, tế bào trứng và tế bào tinh trùng, giữ phân nửa số lượng ADN so với các tế bào khác trong cơ thể. Tế bào người chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, trong khi tế bào trứng và tinh trùng chỉ “ngậm” 23 nhiễm sắc thể đơn, nhằm bảo đảm sự kết hợp giữa cha và mẹ không bao giờ quá 23 cặp ở con. Trước nghiên cứu của Mỹ, giới khoa học bị giới hạn bởi việc nghiên cứu gene trong các nhóm lớn đối tượng và buộc phải ước tính số lượng các cặp tổ hợp xuất hiện trong giao tử. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất, các chuyên gia có thể so sánh tế bào tinh trùng của người hiến với các tế bào còn lại trong cơ thể. Việc hiểu được bộ gene tế bào tinh trùng có thể mang lại những ứng dụng trong nghiên cứu ung thư, điều trị vô sinh và các rối loạn khác, theo chuyên gia Quake. |
Theo Thanh Niên |
Wednesday, July 18, 2012
Một loại “bom thông minh” có thể cùng lúc tấn công các tế bào ung thư vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Theo DailyMail, loại bom này vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công trên những con chuột bị ung thư da melanoma đã bị di căn tới phổi. Trong cuộc thử nghiệm, những tinh cầu rỗng tí hon bị mắc kẹt bên trong các mạch máu của khối u sẽ giải phóng một loại thuốc chống ung thư cực mạnh. Các tinh cầu NLGs đủ nhỏ để theo máu phân phối đi khắp cơ thể, nhưng lại đủ lớn để kẹt lại trong các mạch máu của khối u ung thư và giải phóng ra thuốc kháng ung thư cực mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ mới này đã khắc phục được một vấn đề lớn trong điều trị ung thư từ trước tới nay, nếu sử dụng các liệu pháp thông thường. Các khối u ác tính thường tiết ra những hóa chất gây nhiễu loạn hệ miễn dịch cơ thể, khiến cho cơ thể bị mất phương hướng và không biết phải “phòng thủ” từ đâu. Thế nhưng những nỗ lực để vừa trung hóa hóa chất ác tính của khối u, vừa củng cố tính đề kháng của bệnh nhân rất hiếm khi đạt được kết quả. Theo Tạp chí Nature Materials, NLGs đã thành công trong việc kết hợp hai loại phân tử hoàn toàn khác nhau. Một loại được thiết kế để vượt qua vũ khí tự vệ của tế bào ung thư là TGF-beta, chính là thủ phạm gây “mù mắt” hệ miễn dịch. Loại phân tử còn lại sẽ kích thích và ra tín hiệu chỉ dẫn cho các hoạt động miễn dịch, Tiến sĩ Stephen Wrzesinski thuộc Đại học Dược Yale (Mỹ) cho biết. Sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa chọn bệnh ung thư da melanoma là vì đây là loại bệnh ung thư điển hình của miễn dịch trị liệu. Trước đây, các phương pháp trị liệu truyền thống đều gặp khó khăn trong việc vừa kiểm soát các độc chất do khối u tiết ra, lại vừa phân phối kháng thể đi khắp cơ thể. Hệ thống NLGs mới đủ nhỏ để có thể được phân phối khắp cơ thể thông qua đường máu, nhưng lại đủ lớn để bị kẹt lại trong những mạch máu của khối u ung thư. Một khi bị mắc kẹt, chúng sẽ phân hủy để giải phóng thuốc chữa bên trong. |
Theo Vietnamnet, Dailymail |
Monday, July 16, 2012
Với giá lên tới hàng trăm triệu đồng cho mỗi kg, tổ chim yến được xem là một trong số những loại thực phẩm đắt nhất trên hành tinh mà nhiều người thường gọi đùa là“vàng trắng”.
Làm từ chính nước bọt của một loài chim yến nhỏ chuyên sống trong các hang động ở châu Á có tên swiftlet, tổ yến được xem là thức ăn rất có lợi cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí còn là thành phần không thể thiếu trong 1 số loại mỹ phẩm làm đẹp, theo sách Y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc hữu hiệu giúp chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, nâng cao ham muốn tình dục... Tổ yến có giá lên tới hàng trăm triệu đồng cho mỗi kg. Yến swiftlet sống trong các hang động đá vôi quanh khu vực Ấn Độ Dương, Nam Á, Đông Nam Á, phía bắc Australia và những hòn đảo Thái Bình Dương. Con đực làm nhiệm vụ xây tổ trên các vách đá thẳng đứng. Cho nên, việc thu hoạch chúng là quá trình rất nguy hiểm đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn pha chút liều lĩnh. Protein với các axit amin thiết yếu là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong tổ yến. Bên cạnh đó, nó cũng chứa 6 loại hormone (bao gồm cả testosterone và estradiol), hợp chất carbohydrate, lượng nhỏ lipid. Không ít nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tổ yến còn chứa nhiều chất có thể kích thích quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng và tái tạo mô, hạn chế bệnh nhiễm trùng như cúm. Mặc dù vậy, không phải cơ thể ai cũng phản ứng tốt với các thành phần đó. Trong nhiều trường hợp, đây là nguyên nhân gây ra sốc phản vệ, một loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người sử dụng. Cho đến nay, vẫn còn quá ít nghiên cứu khoa học đi sâu tìm hiểu chức năng sinh học của nó mà hầu hết vẫn chỉ dựa trên nguồn thông tin từ những bài thuốc cổ truyền Trung Hoa có từ hàng trăm năm trước.
Tham khảo: Livescience
|
Theo Đất Việt, Livescience |
Subscribe to:
Posts (Atom)