Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Saturday, June 23, 2012

Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức



Lời nói đầu
Phần A: Những hiểu biết chung về thuốc bảo vệ thực vật 
Chương 1: Cơ sở độc chất học nông nghiệp
Chương 2: Cơ sở sinh lý, sinh thái học của thuốc bảo vệ
Chương 3: Thuốc bảo vệ thực vật, môi trường & hậu quả
Chương 4: Các dạng thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp sử dụng
Chương 5: Bảo đảm an toàn và đạt hiệu quả cao trong sử dụng
Chương 6: Một số qui định của nhà nước về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Phần B: Các thuốc bảo vệ thực vật
Chương 7: Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác
Chương 8: Thuốc trừ bệnh
Chương 9: Thuốc xông hơi
Chương 10: Thuốc trừ cỏ
Chương 11: Chất điều khiển sinh trưởng cây trông


Download File:Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Posted by Unknown

Blog sinh học: Ebooks này là những công trình nghiên cứu nhiều năm của các tác giả vì vậy để ủng hộ tác giả, bạn nên mua sách in hoặc mua 1 cách chính thức



GS.TS Đỗ Tất Lợi (1/2/1919-3/2/2008) là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tốt nghiệp dược sĩ tại Đại học Y - Dược Đông Dương, ông được coi là một nhà dược học phương Đông lỗi lạc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp của dân tộc và khoa học.

Thật khó lòng điểm qua - dù chỉ là đôi nét - hơn 150 công trình nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Chỉ có thể dừng lại ở công trình đồ sộ nhất là bộ sách được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Dày hơn 2.000 trang khổ lớn, thế mà bộ sách ấy được in đi in lại tới... 14 lần! Thật là một hiện tượng cực kỳ hiếm thấy trong ngành xuất bản nước ta!



Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”



Các nhà bác học Liên Xô (cũ) cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc. Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”



Cao vọng của một nhà dược học trẻ tuổi



Ngày 30-10-1946, không lâu trước khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, trên một tờ báo hằng ngày xuất bản tại Hà Nội, dược sĩ Đỗ Tất Lợi, một thầy thuốc Tây y mới 27 tuổi và mới tốt nghiệp Đại học Y - Dược Đông Dương được hai năm, đã lên tiếng về nhiệm vụ cần kíp phải bảo vệ di sản y - dược của các bậc tiền bối phương Đông. Ông viết:



“Nghề thuốc Bắc, thuốc Nam đã có mấy nghìn năm kinh nghiệm và còn để lại nhiều tên tuổi rõ ràng trong lịch sử. Thế mà ngày nay nghề này đang ở vào tình trạng suy tàn như chúng ta đã thấy, và cứ cái đà ấy, nó sẽ đi đến chỗ chết! Nghề chết thì cả cái kho tàng kinh nghiệm của tiền nhân cũng chẳng còn!”



Tất nhiên, nguyên nhân của tình trạng đó là chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp khinh miệt và hạn chế Đông y.



“Chính vì muốn cứu vãn nghề thuốc Bắc, thuốc Nam và nhất là cái di sản quý hoá của tiền nhân - Đỗ Tất Lợi viết tiếp - mà chúng tôi thấy cần phải cải tổ nghề này.”



Chan chứa nhiệt tình, người dược sĩ đại học trẻ tuổi được đào luyện bằng văn hoá Pháp, sớm tìm đường trở về với cội nguồn dân tộc, trân trọng di sản của ông cha, quyết tâm tìm hiểu, kế thừa và phát huy di sản ấy, coi đó là “cao vọng” của cả đời mình. Ngay từ năm 1946, ông đã đề xuất ý kiến là, trong chương trình mới của Đại học Y - Dược Hà Nội, nên có thêm phần thuốc Bắc, thuốc Nam. Ông kiến nghị một số biện pháp để cải tổ việc sao chế, bán thuốc và việc khảo cứu các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Rồi ông kết luận:



“Khi nào có được những dược sĩ thông thạo các phương pháp của Âu Tây đồng thời am hiểu môn thuốc Bắc, thuốc Nam trông nom, thì nghề thuốc Bắc, thuốc Nam mới có cơ phát đạt (...). Khi ấy ta sẽ có người đủ học lực để bảo vệ những bài học của tiền nhân, cứu vớt những kinh nghiệm cổ truyền đã phai mờ trong trí nhớ, tiếp tục và bồi bổ cái di sản của các nhà dược học phương Đông.”




Dấn thân theo kháng chiến, chế thuốc giữa rừng sâu



Đêm 19-12-1946, Đỗ Tất Lợi đang ngồi uống trà trong ngôi nhà yên tĩnh của mình ở làng hoa Hữu Tiệp bên bờ nam Hồ Tây, thì bỗng nghe tiếng súng nổ ran.



Hôm sau, rời Hà Nội đi tham gia kháng chiến, ông chỉ kịp mang theo chiếc xe đạp và mấy thứ đồ dùng vặt vãnh. Gia nhập Vệ quốc đoàn, ông được cử giữ chức giám đốc Viện Khảo cứu và Chế tạo Dược phẩm, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.



Kháng chiến trường kỳ, chúng ta phải tìm mọi cách tự chế lấy thuốc để có thể chủ động chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân.



Bên bếp lửa nhà sàn Bắc Cạn, người dược sĩ Tây y ngồi chuyện trò với ông mo, bà mế về những thứ lá, thứ củ hái, đào được trong rừng, trên nương. Khi có bệnh, bà con vùng cao thường chữa bằng cây cỏ - những thứ thuốc mà người miền xuôi quen gọi là “thuốc mán, thuốc mường”. Thật ra đó là những vị thuốc Nam lắm khi rất hiệu nghiệm.



Cũng ở miền núi và những phiên chợ trung du, Đỗ Tất Lợi làm quen với mấy ông bán “thuốc ê”, những con người đầy bí ẩn, sống nay đây mai đó, hai vai hai sọt thuốc. Giữa núi rừng Việt Bắc, ông phát hiện cây mã tiền mà các nhà dược liệu học người Pháp trước kia vẫn cho là không thấy mọc ở Bắc Bộ! Từ cây mã tiền ông chiết đựoc chất strychnin.



Năm 1948, Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Văn Đàn cho in trên báo Vui Sống bài Tương lai chữa bệnh của clorophil. Lúc bấy giờ clorophil được coi là một loại kháng sinh mới. Đỗ Tất Lợi chiết được clorophil từ nguồn dược liệu vô tận là lá tre, lá táo để điều trị vết loét, vết thương cho vệ quốc quân, du kích quân. ở vùng rừng núi Thái Nguyên, Tuyên Quang, ông tìm thấy cây thường sơn. Sở dĩ có cái tên thường sơn là vì giống cây này mọc nhiều trên ngọn núi Thường Sơn ở đất Ba Thục xưa - nơi “nương náu” của Lưu Bị, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc bên Trung Hoa. Ông và những người cộng tác chế ra cao thường sơn chữa sốt rét, thứ thuốc mà các anh bộ đội quen gọi là “kí-ninh đen”. Ông cũng chế tinh chế dầu tràm làm thuốc xoa, thuốc tiêm, thuốc sát trùng dùng để rửa, đắp vết thương cho chiến sĩ, đồng bào.



Từ nhiều vị thuốc dân dã như búp ổi, trần bì, lá cà độc dược..., Đỗ Tất Lợi tìm cách chế thành những dạng thuốc tiện dùng và công hiệu thay cho các thứ thuốc phải mua từ vùng tạm bị quân đội Pháp chiếm đóng, như tanin, belladon, v.v.



Làm rạng ngời nền dược học phương đông



Sau ngày Hà Nội giải phóng, Đỗ Tất Lợi có điều kiện thuận lợi hơn để thỏa chí bình sinh. Ngoài các tài liệu chuyên môn in bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp mà ông vẫn quen tham khảo, để có thể đọc thêm sách thuốc của Trung Quốc và của Việt Nam xưa, ông ráo riết học chữ Hán, chữ Nôm. Đó là những tác phẩm y - dược phương Đông từ lâu ông đã nghe tiếng, nhưng giờ đây mới có thể đọc hiểu như: Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, Bản thảo cương mục học di của Triệu Học Mẫn, Dược điển Trung Quốc; cũng như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, Bách gia trân tàng, Hành giản trân nhu của Hải Thượng Lãn Ông, v.v. Rồi ông học tiếng Nga để tiếp nhận những thành tựu dược học của Liên Xô.



Ông gần gũi, tìm hiểu kinh nghiệm của các bà hàng lá, các ông “lang vườn”, “lang băm” - những người thường hái thuốc trong vườn rồi băm ra, phơi khô để dành chữa bệnh - cho dù họ vẫn bị dư luận coi khinh, dè bỉu! Cùng một số vị lương y, ông cố gắng khôi phục Y Miếu ở số nhà 19A phố 224, không xa Văn Miếu Hà Nội.



Làm việc miệt mài trong thư viện và phòng thí nghiệm, nhưng Đỗ Tất Lợi cũng là “con người điền dã”, đặt chân khắp mọi miền đất nước. Ông lên Lạng Sơn tìm cây kim anh, đến Lào Cai tìm cây tục đoạn, tới Sa Pa khai thác cây củ gấu tàu, hoàng liên...



Các công trình của Đỗ Tất Lợi, đặc biệt là bộ sách đồ sộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, gây tiếng vang sâu rộng trong giới dược học nước ta và cả nước ngoài.



Năm 1967, trên tạp chí Tài nguyên thực vật (quyển 3, tập 1), một tạp chí khoa học chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các nhà bác học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky viết chung một bài báo dài hơn mười nghìn từ, nhan đề: Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.



Sau khi điểm qua các công trình về cây thuốc nhiệt đới của các tác giả người Pháp thời thuộc địa như Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot, v.v., các nhà bác học Liên Xô cho rằng không có công trình nào trong số các công trình của họ có thể sánh ngang với công trình của Đỗ Tất Lợi, “người có khả năng bắc cây cầu nồi liền nền y học khoa học hiện đại với một trong những nền y học vĩ đại của châu á - nền y học Việt Nam”.



Ngày 31-5-1968, Hội đồng khoa học Viện Hoá dược học Leningrad, Liên Xô, họp để đánh giá những hoạt động khoa học của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc và nhất trí nhận xét:



“Đỗ Tất Lợi hoàn toàn xứng đáng được tặng học vị tiến sĩ khoa học dược học trên cơ sở những công trình của mình mà không cần bảo vệ.”



Tại buổi họp ấy, giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman nói:



“Trước kia y học dân gian chỉ được truyền miệng từ thầy sang trò, giờ đây được viết thành sách để khỏi mất đi những điều đã tích luỹ được qua mấy nghìn năm. Đó là công lao to lớn của Đố Tất Lợi, không những đối với nhân dân Việt Nam, mà còn đối với khoa học thế giới.



Công lao thứ hai không kém phần to lớn của ông là giải thích và đưa việc phân tích các dược liệu đó lên trình độ khoa học hiện đại (...). Mỗi cây thuốc đều được mô tả đúng đắn về mặt thực vật học, sự phân bố, và, trong điều kiện có thể, về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, đôi chỗ còn có cả công thức triển khai. Nhiều cây thuốc đã được ông tự nghiên cứu về mặt hóa học hay cùng làm với các học trò của ông (...).



Có thể nói, trong số rất nhiều bộ sách về cây thuốc nhiệt đới đã xuất bản trên thế giới, chưa có bộ sách nào sánh được với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học. Rất nhiều cây thuốc mà Đỗ Tất Lợi giới thiệu là lần đầu tiên được dẫn ra trong các tài liệu về dược liệu học.”

Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Moskva, bộ sách được bình chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm. Năm 1996, với chỉ duy nhất công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ.
Năm 2007, cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (tái bản năm 2006 của Nhà xuất bản Y học) đã đoạt giải đặc biệt của Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (APPA).




http://www.mediafire.com/download.php?mjqmynkmgto

hoặc

http://www.mediafire.com/?sharekey=4...6f300472965f41



Nguồn: (st), http://sinhhoc.blogspot.com, Blog sinh học
Posted by Unknown
Sau thời gian dài chờ đợi, những cây sâm vô tính được PGS-TS Dương Tấn Nhựt - Phó viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đưa ra trồng ở núi Ngọc Linh (Kon Tum) đã có các thành phần hợp chất saponin chủ yếu của sâm Ngọc Linh...

Đã có chất saponin trong cây sâm vô tính 17 tháng tuổi.
Đã có chất saponin trong cây sâm vô tính 17 tháng tuổi.

“Thành công mang tầm vóc quốc tế...”

PGS-TS Trần Công Luận - Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM cho biết như vậy khi phân tích xong 3 mẫu sâm vô tính 17 tháng tuổi của PGS-TS Dương Tấn Nhựt trồng ở núi Ngọc Linh.
Về hình thái bên ngoài, cây sâm vô tính 17 tháng tuổi này tương tự như sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt với phần thân khi sinh có 2 lá kép, chiều cao của thân chỉ bằng 1/2 - 2/3 so với cây sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt; phần thân rễ và rễ củ cũng có nhân dạng như sâm trồng tự nhiên 24 tháng tuổi…
Qua phân tích, ba hợp chất saponin chủ yếu và chiếm hàm lượng cao trong sâm Ngọc Linh tự nhiên đều có trong thân rễ và rễ củ của sâm trồng vô tính 17 tháng tuổi.
Hàm lượng saponin toàn phần có được trên 3 hợp chất chủ yếu của sâm trồng vô tính 17 tháng tuổi này thấp hơn sâm 24 tháng tuổi trồng từ hạt tại Trà Linh (Quảng Nam) nhưng lại cao hơn so với sâm trồng từ hạt được di thực về Đà Lạt.
Cũng theo PGS-TS Trần Công Luận, bước đầu có thể nói đây là một thành công của dòng sâm trồng từ nhân giống vô tính và mở ra một triển vọng để phát triển và chủ động được giống. Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh là cây đa niên, muốn thu hoạch cần ít nhất 5 năm trở lên; trong khi đó, kết quả phân tích mẫu sâm vô tính vừa nêu dựa trên những cây 17 tháng tuổi.
Vì vậy, cần có thêm thời gian để đánh giá sự phát triển sinh khối và tích lũy hoạt chất của sâm vô tính. “Thành công này mang tầm vóc quốc tế vì chưa có một nghiên cứu nào đạt được ở trong và ngoài nước về nhân giống sâm vô tính” - PGS.TS Luận nói.

Hi vọng cho thương hiệu sâm Việt Nam

Dù mới được biết đến từ năm 1973, nhưng qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, chống stress, chống lão hóa, kháng khuẩn, cải thiện chức năng gan...
Sâm Ngọc Linh không chỉ là loài sâm quý của Việt Nam mà của cả thế giới. Loài cây này có giá trị kinh tế cao (giá trên thị trường hiện nay khoảng trên dưới 20 triệu đồng/kg sâm tươi, cao gấp 3-4 lần so với sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, và giá sâm khô cũng trên dưới 100 triệu đồng/kg). Do được mệnh danh là “cây vàng cây bạc” nên sâm Ngọc Linh bị khai thác quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng (sâm Ngọc Linh đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam).

Cây sâm vô tính đã sống được ngoài tự nhiên và chỉ sau 8 tháng đã có thể hình thành củ.
Hiện nay, nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh còn rất hạn chế do loài sâm này chỉ được trồng tập trung ở vùng núi Ngọc Linh và thời gian trồng từ hạt cho đến khi thu hoạch củ mất 5 - 7 năm. Hiện nhu cầu cây giống sâm Ngọc Linh rất cao, nhưng trồng bằng hạt thì rất khó khăn bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, động vật ăn (hạt) nên tỷ lệ nảy mầm bình thường chỉ đạt 50 - 60%, thậm chí có khi chỉ đạt 20 - 30%. Chưa kể quá trình cây sâm sinh trưởng, phát triển và cho ra hạt cũng phải 4-5 năm, hơn nữa giá thành cây giống cũng rất cao...
Năm 2008, Viện Sinh học Tây Nguyên chủ trì đề tài “Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh”, với mục tiêu nghiên cứu nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh để cung cấp cây giống và nhân sinh khối rễ sâm bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor.
PGS-TS Dương Tấn Nhựt, chủ nhiệm đề tài cho biết, đến nay đã có kết quả khả quan, cây sâm vô tính không chỉ sống được ngoài tự nhiên với tỷ lệ cao (trên dưới 85%), mà sau 8 tháng trồng đã có 35% cây sâm hình thành củ (dái củ).
Kết quả này cho thấy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy in vitro (nuôi cấy mô) vượt xa nhiều so với cây sâm Ngọc Linh trồng bằng hạt (cây tự nhiên từ khi gieo hạt đến lúc hình thành dái củ mất ít nhất 2 năm).
Theo PGS-TS Trần Công Luận, thời gian vẫn còn quá ngắn để có thể đánh giá được ưu nhược của cây sâm trồng vô tính so với cây sâm trồng hữu tính. Nhưng về kỹ thuật, nhân giống vô tính có ưu thế về việc chủ động được số lượng giống, thời gian tạo cây con làm giống (3 tháng) ngắn hơn nhiều so với chu kỳ thu hạt hằng năm của giống hữu tính (khoảng 1 năm)…
Cơ sở khoa học đã đầy đủ, những người nghiên cứu mong muốn có một Trung tâm sâm Việt Nam tại Tây Nguyên để nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về giống và phát triển vùng sâm, di thực đến những vùng có độ cao tương tự hoặc điều kiện sinh thái tương đồng. Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để mở rộng diện tích sản xuất nhằm sớm đưa cây sâm thành cây hàng hóa”, PGS-TS Dương Tấn Nhựt thổ lộ.
Nguồn tin: Thanh niên
Posted by Unknown

Wednesday, June 20, 2012


Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, nếu uống nhiều hơn 7 tách trà mỗi ngày, nam giới có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt rất cao.



Các chuyên gia đã theo dõi tình trạng sức khỏe của hơn 6.000 nam giới trong độ tuổi 21- 75 trong khoảng 37 năm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người đàn ông uống hơn 7 tách trà mỗi ngày có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 50% so với những người không uống hoặc uống ít hơn 4 tách mỗi ngày.

Tham gia cuộc kiểm tra, các tình nguyện viên hoàn thành bảng câu hỏi về lượng trà họ uống mỗi ngày, thói quen uống rượu, cà phê, hút thuốc cũng như tình trạng sức khỏe chung. Trong đó, chỉ có ¼ số người bị nghiện trà. Có tới 6,4% có dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong suốt quá trình nghiên cứu, tiến sĩ Kashif  Shafique  thuộc trường đại học Glasgow cho hay.

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở Scotland và chiếm đến 7,4% các ca mắc bệnh theo chuẩn đoán vào giữa năm 2000 và 2010. Hầu hết các nghiên cứu trước đây cho rằng trà xanh có công dụng chống ung thư và không có mối liên hệ nào đến ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, với kết quả kiểm tra lần này, các chuyên gia khẳng định trà xanh làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới với tỷ lệ khá cao.

Mặt khác, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người nghiện uống trà thường không bị béo phì, không uống nhiều rượu bia và có mức cholesterol hợp lý. Như vậy, với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý cùng với liều lượng trà thích hợp, ung thư tuyến tiền liệt sẽ không còn là điều lo lắng của các đấng mày râu nữa.

Hải Đạt (Theo BBC)
Posted by Unknown

Kháng thể giúp làm ngừng sự phát triển virus HIV được tìm thấy trong sữa của những bà mẹ nhiễm HIV tại nước CH Malawi. Các nhà khoa học Trường ĐH Duke (Mỹ) đã chứng minh kháng thể này được tế bào B sinh ra. Họ hy vọng sẽ tìm ra các tế bào tương tự trong cả các cơ quan khác để sản xuất vắc-xin chống HIV.

Loại virus làm suy giảm miễn dịch phổ biến nhất là HIV-1 có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa. Tuy nhiên theo thống kê, chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị nhiễm HIV truyền virus này sang con của mình.

“Điều này rất quan trọng, vì trong khoảng 1 năm đầu đời trẻ bú sữa mẹ là chính nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Thế nhưng thực tế lại chỉ 10% trẻ bị truyền nhiễm. Chúng tôi buộc phải tự hỏi liệu có đáp ứng miễn dịch nào bảo vệ được 90% các em không bị nhiễm bệnh? Và nếu có, liệu chúng ta có thể “thuần hoá” được đáp ứng này và tạo ra được một đáp ứng “vạn năng” để bảo vệ những đứa trẻ được những bà mẹ nhiễm HIV nuôi dưỡng"?, giáo sư nhi khoa và bệnh truyền nhiễm Sally Permar, Trường ĐH Duke nói. Và bà Permar cùng nhóm nghiên cứu cố gắng làm việc đó.
Chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị nhiễm HIV truyền virus này sang con của mình qua sữa.
Chỉ 1 trong 10 bà mẹ bị nhiễm HIV truyền virus này sang con của mình qua sữa.

Nghiên cứu mà bà và các đồng nghiệp tiến hành đã cho phép họ khẳng định rằng tế bào B trong sữa người có thể sinh ra kháng thể vô hiệu hoá HIV.

"Cách kích thích tế bào B sản sinh ra kháng thể hoặc kích thích để tạo ra chính các tế bào B trong sữa chính là biện pháp hiệu quả để chống HIV. Ngoài ra, đó là một trong những cách để sản xuất ra văcxin chống HIV/AIDS”, bà Permar nói. Bà tin tưởng, kháng thể nhóm nghiên cứu tìm được trong sữa mẹ có thể được sản sinh tại các mô khác nữa của cơ thể.

“Kháng thể chúng tôi tách ra được từ sữa mẹ là kháng thể đầu tiên đối với HIV, có thể tương tác được với lớp vỏ của virus này. Nhờ đó có thể hiểu được cơ chế tấn công của nó vào virus”, một đồng tác giả của công trình là Barton Haynes, giám đốc Phòng thí nghiệm văcxin tại ĐH Duke cho biết thêm:

Điều đáng chú ý là trong khi Bộ Y tế Mỹ chính thức khuyên các bà mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú thì Tổ chức y tế thế giới WHO lại khuyến cáo các bà vẫn nên duy trì việc nuôi con bằng sữa của mình kết hợp với việc dùng thuốc chống virus ở cả mẹ lẫn con.Theo WHO việc điều trị sẽ ngăn ngừa được sự lây nhiễm HIV, trong khi thiếu chất dinh dưỡng từ sữa mẹ có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các bệnh thuộc đường hô hấp và các bệnh khác nữa ở trẻ.

“Việc phát hiện thành công kháng thể trong một môi trường không ổn định như vậy đòi hỏi phải có một tổ chức rộng lớn bao gồm nhiều nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tôi vô cùng sung sướng được trở thành một thành viên của nhóm nghiên cứu này và một phần của tập thể thế giới đang tích cực chung tay khắc phục căn bệnh thế kỷ là AIDS”, một trong tác giả của công trình nghiên cứu là James Friedman, sinh viên năm thứ ba của Trương Y khoa thuộc Đại học Duke phát biểu.

Công trình được giới thiệu trên Tạp chí PlosOne.

Theo Vietnamnet
Posted by Unknown

Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo tập thể dục quá mức có thể gặp rủi ro về bệnh tim mạch sau khi khám phá ra rằng cứ 10 vận động viên marathon thì có một người bị tim mạch, theo Telegraph.


Theo các nhà nghiên cứu, những vận động viên chạy marathon và đạp xe đạp đường dài gặp rủi ro hư hại lâu dài về tim mạch và rủi ro cao hơn nữa có thể là nhồi máu cơ tim sau hai năm tham gia cuộc đua.

Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ tim, các vận động viên còn có thể gặp những thay đổi trong nhịp tim, chỉ báo cho rối loạn nhịp tim và tử vong nếu không được chữa trị.

Những môn thể thao tập luyện sức chịu đựng liên kết với việc tăng rủi ro gấp năm lần bệnh rung tâm nhĩ, một căn bệnh đòi hỏi chữa trị cẩn thận và có thể tử vong.

Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày là lý tưởng nhất
Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày là lý tưởng nhất

Trưởng nhóm nghiên cứu James H. O'Keefe, tiến sĩ thuộc Bệnh viện Saint Luke's ở thành phố Kansas (Mỹ) cho biết: “Tập thể dục là điều cần thiết nhất trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, khám phá này chỉ ra rằng tập thể dục khiêm tốn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tập thể dục quá mức không thật sự có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chúng ta chỉ nên duy trì tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày là tốt nhất”.


Tiến sĩ O'Keefe nói thêm, hoạt động thể chất hằng ngày trong khoảng thời gian hợp lý có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh tật hiệu quả bao gồm bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, suy tim và béo phì.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown

Mang vẻ đẹp yêu kiều và sặc sỡ hơn cả những bông hoa mà chúng ta thường thấy nhưng 7 loài hoa dưới đây lại mang thứ mùi khó chịu khiến không ai muốn lại gần.

1. Hoa Titan Arum (Amorphophallus titanium)

Hoa Titan Arum
Không chỉ là một trong những loài hoa lớn nhất thế giới, hoa Titan Arum còn được mệnh danh là bông hoa thối nhất thế giới hay còn gọi là "hoa xác chết” bởi mùi hương đặc trưng mang mùi thịt thối khi hoa nở.
Tuy nhiên hiếm khi những bông hoa Titan Arum nở và trong giai đoạn nở thì mùi hương khó chịu của hoa có thể lưu lại trong không khí nhiều ngày.
Thực chất Titan Arum không chỉ là một bông hoa duy nhất mà nó có hàng ngàn bông hoa nhỏ xíu nằm phía dưới đài hoa. Do đó, các nhà thực vật học gọi nó là một cụm hoa. Cụm hoa Titan Arum được công nhận là cụm hoa lớn nhất thế giới, với độ cao lên tới 3m.
Xuất phát từ những khu rừng nhiệt đới ở Trung tâm Sumatra, phía tây Indonesia, hoa Titan Arum có tên khoa học là Amorphophallus titanium (hoa dương vật méo mó khổng lồ). Mùi hương của hoa Titan Arum có tác dụng thu hút côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng và ruồi thịt.

2. Hoa Lily xác chết (Rafflesia arnoldii)

Hoa Lily xác chết
Rafflesia arnoldii là một trong những loài hoa mang mùi hương xác chết. Nó có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới trên đảo Sumatra và Borneo tại Indonesia.
Rafflesia là loài hoa kí sinh, hút nước và các chất dinh dưỡng trên thân cây nho Tetrastigma. Nó không có lá, thân, rễ hay chất diệp lục. Do đó, hiếm khi con người nhìn thấy hoa Lily xác chết trong tự nhiên.
Khi sẵn sàng để sinh sản, bông hoa sẽ tạo ra một khối giống như chiếc bắp cải nở. Khoảng một năm sau, mỗi cánh sẽ mở ra nhưng chỉ duy trì được trong vài ngày. Sau đó, hoa Rafflesia sẽ phát triển như một trái cây hình tròn, chứa hàng ngàn hạt giống bên trong và được các loài động vật phát tán khắp khu rừng.

3. Bắp cải chồn hôi phương Tây (Lysichiton americanus)

Bắp cải chồn hôi phương Tây
Mặc dù mang hình dáng không quá xấu nhưng Lysichiton americanus được gọi là bắp cải chồn hôi do nó có nguồn gốc từ các đầm lầy thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương, với hương thơm khiến loài ruồi và bọ cánh cứng không thể cưỡng lại được.
So với loài hoa xác chết thì bắp cải chồn hôi có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng còn có đặc điểm lạ là khi hoa nở, cuống hoa thường tăng nhiệt, giúp làm tan lớp tuyết phía dưới nhằm tạo điều kiện cho những loài côn trùng thụ phấn tiến lại gần bông hoa hơn.
Đặc biệt, sau kỳ nghỉ đông, loài gấu thường hay ăn hoa bắp cải chồn hôi bởi chúng có tác dụng như thuốc nhuận tràng.

4. Hoa sao biển thối (Stapelia gigantea)

Hoa sao biển thối
Hoa Stapelia gigantea còn được gọi dưới cái tên là hoa thối, hoa cóc, hoa Zulu khổng lồ. Chúng có nguồn gốc tại Nam Phi và là loài cây được trồng để tiêu diệt loài ruồi.
Bề ngoài của hoa sao biển thối khá giống hoa xương rồng. Cánh hoa nở thành 5 cánh giống một ngôi sao. Hoa mang màu da hồng nhạt được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ màu trắng có tác dụng thu hút ruồi và giòi tới thụ phấn.

5. Rễ kí sinh trùng thối (Hydnora Africana)

Rễ kí sinh trùng thối
Thực vật kí sinh Hydnora Africana có nguồn gốc từ các sa mạc khô cằn ở miền Nam châu Phi, sinh sôi phát triển hoàn toàn dưới lòng đất.
Những kí sinh trùng này sống nhờ vào phần rễ của cây Euphorbia. Những bông hoa màu đỏ và màu hồng nhạt nhú lên từ cát. Những con bọ cánh cứng màu đen luôn bị thu hút bởi mùi hôi thối đặc trưng của loài hoa này.

6. Hoa ngựa thối (Helicodiceros muscivorus)

Hoa ngựa thối
Có nguồn gốc từ phía tây bắc khu vực Địa Trung Hải, hoa ngựa thối hiếm có với những cánh hoa vằn vệt giống loài ngựa nhưng lại mang mùi hôi của thịt thối rữa, sản sinh ra lượng nhiệt giúp dụ dỗ những con ruồi tiến vào trong bông hoa.
Vào một ngày nắng ấm, những bông hoa cái sẽ mở ra và giải phóng mùi hôi. Những con ruồi sẽ nhanh chóng bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó mất cả ngày.

7. Bắp cải hôi phương Đông (Symplocarpus foetidus)

Bắp cải hôi phương Đông
Giống như bắp cải chồn hôi ở phương Tây, bắp cải hôi phương Đông có tập quán sinh sống và phát triển trong các vùng đầm lầy.
Vào mùa xuân, hoa bắp cải hôi phương Đông thường nở hoa và những bông hoa này dài tới 10cm, cao 15cm, phần mo hoa chuyển sang màu tím sẫm. Sau khi hoa nở, một vài lá hoa màu xanh sẽ xuất hiện trên mặt đất. Những lá hoa này sẽ tiết ra mùi hôi thối đặc trưng.
Theo Infonet
Posted by Unknown

Sunday, June 10, 2012

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra một lá gan người với đầy đủ chức năng từ tế bào gốc, làm tăng hi vọng con người sẽ sản xuất được các cơ quan nhân tạo dành cho những bệnh nhân cần cấy ghép.


Một nhà khoa học đang làm việc với tế bào gốc
Một nhà khoa học đang làm việc với tế bào gốc - (Ảnh: AFP)

Theo tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ngày 8/6, nhóm nghiên cứu do giáo sư Hideki Taniguchi tại ĐH Yokohama City dẫn đầu đã phát triển các tế bào gốc đa năng (iPS) thành những “tế bào tiền thân”, sau đó cấy vào cơ thể một con chuột.

Các tế bào này sau đó đã phát triển thành một lá gan, tuy nhỏ chỉ 5mm nhưng hoạt động với đầy đủ chức năng của gan người: nó có thể sản sinh ra các protein và phân giải thuốc.

Nghiên cứu đột phá này mở cơ hội tạo ra các cơ quan người, vốn là vấn đề đau đầu của các bác sĩ do họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nội tạng của người hiến cho các ca cấy ghép.

Yomiuri Shimbun nhận định nghiên cứu trên có thể “là cầu nối quan trọng giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng lâm sàng”, nhưng nó sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trước khi được ứng dụng trong y học.

Tế bào gốc thường được lấy từ phôi thai người, và vấn đề này hiện vẫn đang gây tranh cãi về mặt đạo đức, trong khi các iPS có thể lấy từ người trưởng thành.

Các iPS có tiềm năng phát triển thành bất kỳ dạng mô nào của cơ thể, được khám phá vào năm 2006 trong hai cuộc nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản.
Theo Tuổi Trẻ
Posted by Unknown