Mang vẻ đẹp yêu kiều và sặc sỡ hơn cả những bông hoa mà chúng ta thường thấy nhưng 7 loài hoa dưới đây lại mang thứ mùi khó chịu khiến không ai muốn lại gần.
1. Hoa Titan Arum (Amorphophallus titanium)Tuy nhiên hiếm khi những bông hoa Titan Arum nở và trong giai đoạn nở thì mùi hương khó chịu của hoa có thể lưu lại trong không khí nhiều ngày. Thực chất Titan Arum không chỉ là một bông hoa duy nhất mà nó có hàng ngàn bông hoa nhỏ xíu nằm phía dưới đài hoa. Do đó, các nhà thực vật học gọi nó là một cụm hoa. Cụm hoa Titan Arum được công nhận là cụm hoa lớn nhất thế giới, với độ cao lên tới 3m. Xuất phát từ những khu rừng nhiệt đới ở Trung tâm Sumatra, phía tây Indonesia, hoa Titan Arum có tên khoa học là Amorphophallus titanium (hoa dương vật méo mó khổng lồ). Mùi hương của hoa Titan Arum có tác dụng thu hút côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng và ruồi thịt. 2. Hoa Lily xác chết (Rafflesia arnoldii)Rafflesia là loài hoa kí sinh, hút nước và các chất dinh dưỡng trên thân cây nho Tetrastigma. Nó không có lá, thân, rễ hay chất diệp lục. Do đó, hiếm khi con người nhìn thấy hoa Lily xác chết trong tự nhiên. Khi sẵn sàng để sinh sản, bông hoa sẽ tạo ra một khối giống như chiếc bắp cải nở. Khoảng một năm sau, mỗi cánh sẽ mở ra nhưng chỉ duy trì được trong vài ngày. Sau đó, hoa Rafflesia sẽ phát triển như một trái cây hình tròn, chứa hàng ngàn hạt giống bên trong và được các loài động vật phát tán khắp khu rừng. 3. Bắp cải chồn hôi phương Tây (Lysichiton americanus)So với loài hoa xác chết thì bắp cải chồn hôi có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng còn có đặc điểm lạ là khi hoa nở, cuống hoa thường tăng nhiệt, giúp làm tan lớp tuyết phía dưới nhằm tạo điều kiện cho những loài côn trùng thụ phấn tiến lại gần bông hoa hơn. Đặc biệt, sau kỳ nghỉ đông, loài gấu thường hay ăn hoa bắp cải chồn hôi bởi chúng có tác dụng như thuốc nhuận tràng. 4. Hoa sao biển thối (Stapelia gigantea)Bề ngoài của hoa sao biển thối khá giống hoa xương rồng. Cánh hoa nở thành 5 cánh giống một ngôi sao. Hoa mang màu da hồng nhạt được bao phủ bởi các sợi lông nhỏ màu trắng có tác dụng thu hút ruồi và giòi tới thụ phấn. 5. Rễ kí sinh trùng thối (Hydnora Africana)Những kí sinh trùng này sống nhờ vào phần rễ của cây Euphorbia. Những bông hoa màu đỏ và màu hồng nhạt nhú lên từ cát. Những con bọ cánh cứng màu đen luôn bị thu hút bởi mùi hôi thối đặc trưng của loài hoa này. 6. Hoa ngựa thối (Helicodiceros muscivorus)Vào một ngày nắng ấm, những bông hoa cái sẽ mở ra và giải phóng mùi hôi. Những con ruồi sẽ nhanh chóng bị thu hút, lôi kéo vào sâu bên trong rồi bị mắc kẹt lại trong đó mất cả ngày. 7. Bắp cải hôi phương Đông (Symplocarpus foetidus)Vào mùa xuân, hoa bắp cải hôi phương Đông thường nở hoa và những bông hoa này dài tới 10cm, cao 15cm, phần mo hoa chuyển sang màu tím sẫm. Sau khi hoa nở, một vài lá hoa màu xanh sẽ xuất hiện trên mặt đất. Những lá hoa này sẽ tiết ra mùi hôi thối đặc trưng. |
Theo Infonet |
Wednesday, June 20, 2012
Sunday, June 10, 2012
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra một lá gan người với đầy đủ chức năng từ tế bào gốc, làm tăng hi vọng con người sẽ sản xuất được các cơ quan nhân tạo dành cho những bệnh nhân cần cấy ghép.
Một nhà khoa học đang làm việc với tế bào gốc - (Ảnh: AFP) Các tế bào này sau đó đã phát triển thành một lá gan, tuy nhỏ chỉ 5mm nhưng hoạt động với đầy đủ chức năng của gan người: nó có thể sản sinh ra các protein và phân giải thuốc. Nghiên cứu đột phá này mở cơ hội tạo ra các cơ quan người, vốn là vấn đề đau đầu của các bác sĩ do họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nội tạng của người hiến cho các ca cấy ghép. Yomiuri Shimbun nhận định nghiên cứu trên có thể “là cầu nối quan trọng giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng lâm sàng”, nhưng nó sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trước khi được ứng dụng trong y học. Tế bào gốc thường được lấy từ phôi thai người, và vấn đề này hiện vẫn đang gây tranh cãi về mặt đạo đức, trong khi các iPS có thể lấy từ người trưởng thành. Các iPS có tiềm năng phát triển thành bất kỳ dạng mô nào của cơ thể, được khám phá vào năm 2006 trong hai cuộc nghiên cứu riêng rẽ của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản. |
Theo Tuổi Trẻ |
Hơn 60 chuyên gia trong nhóm nghiên cứu hỗn hợp đến từ Trung Quốc và Mỹ đã hoàn tất quá trình giải mã trình tự gene đầu tiên trên thế giới đối với quả lê.
Zhang Shaoling, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên và là giáo sư tại Đại học nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc, cho biết việc giải mã trình tự gene quả lê sẽ giúp nghiên cứu khả năng chống trọi với côn trùng và những điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng như mô hình phát triển thông thường của cây lê. Chương trình giải mã trình tự gene của quả lê được khởi động tháng 4/2010. Trung Quốc là nước sản xuất lê lớn nhất thế giới, chiếm trên 60% sản lượng lê toàn cầu. Lê cũng là loại quả được trồng phổ biến thứ ba ở nước này sau táo và cam. |
Theo Vietnam+ |
Wednesday, June 6, 2012
Lo lắng quá nhiều không hoàn toàn là xấu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ lo âu cao thường xảy ra ở những người thông minh.
Ngoài ra, những người mắc chứng rối loạn lo âu này thường có chỉ số IQ cao hơn người khỏe mạnh, cũng như mức độ hoạt động cao của một vùng não bộ có nhiệm vụ liên lạc với các phần khác của bộ não, các bộ phận quan trọng cho sự tiến hóa vượt bậc của loài người. Lo lắng nhiều thường xuất hiện ở những người có IQ cao. Lo âu có thể được vô hiệu hóa. Những lo lắng của các bệnh nhân thường rất vô lý mang lại cảm nhận về những mối nguy hiểm xung quanh họ. Sau đó, sự lo lắng này có thể được người bệnh thích nghi cao - tiến sĩ Coplan cho hay. Những người cảm thấy nguy hiểm xung quanh có khả năng bảo vệ cuộc sống của họ và người thân. Trong nghiên cứu, 26 bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn lo âu cùng 18 người khỏe mạnh tham gia vào 1 bài kiểm tra IQ cùng với bảng câu hỏi đánh giá mức độ lo lắng. Thật thú vị là trong số 26 bệnh nhân tham gia, những người lo lắng càng nhiều, mức độ IQ càng cao. Quá ít lo âu có thể trở thành một vấn đề với cá nhân và cả xã hội, tiến sĩ Coplan nói. Một số người không có khả năng nhìn thấy bất kì nguy hiểm nào, ngay khi nguy hiểm đang gần kề. Nếu những người này giữ các vị trí lãnh đạo, họ sẽ thề thốt với dân chúng rằng không có gì để lo lắng, Coplan nói thêm. Trong nhiều trường hợp như bong bóng bất động sản gần đây, sự thiếu lo lắng đã gây ra hậu quả lớn cho toàn xã hội. Nghiên cứu được công bố vào ngày 1 tháng 2 trên tờ tạp chí khoa học thần kinh tiên tiến. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với mức độ lớn hơn để xác nhận chắc chắn thông tin này. |
Theo Vietnamnet |
Monday, June 4, 2012
Giới truyền thông nước ngoài mới đây đưa tin, cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng của một nhà văn Mỹ có đưa ra một cách đánh dấu mã vạch cơ thể con người dành cho những bào thai ngay từ khi nằm trong bụng mẹ.
Cách làm này nhận được khá nhiều sự hưởng ứng đồng tình của mọi người bởi nó giúp mọi người nhanh chóng có được thông tin cá nhân hơn nữa giá cả lại khá rẻ. Tuy nhiên trên thực tế, một công ty có tên BioPid của Mỹ có bản quyền sáng chế sản xuất mã vạch người, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ bởi lí do cho rằng điều này có thể cướp đi quyền riêng tư của con người. Những người tán thành phương pháp trên cho rằng mã vạch sẽ giúp những bậc làm cha mẹ hoặc những y tá có thể biết được hành tung của con cái cũng như những người già và giúp ích cho việc ghi chép điều trị. Trong khi những người phản đối thì lại cho rằng hệ thống máy tính dễ bị những kẻ xấu thâm nhập, và mã vạch cơ thể con người cũng sẽ không là trường hợp ngoại lệ. Trước khi mã vạch người được sản xuất, chính phủ Mỹ cũng đã không ngừng phát triển một loạt các công cụ theo dõi người dân. Năm 2002, Cục quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FAD) cho rằng họ có thể sẽ cấy VeriChip vào cơ thể con người, nhưng việc này đã bị ngừng thực hiện vào năm ngoái bởi vấn đề riêng tư và an ninh. Ngoài ra từ năm 2006, Cục này đã sử dụng công nghệ RFID đối với hộ chiếu để lưu trữ những số liệu và ảnh điện tử về chủ nhân của chúng. |
Theo Vietnam+ |
Sunday, June 3, 2012
Các nhà khoa học từ ĐH Iwate của Nhật Bản đã tìm ra một phương pháp hiệu quả và quan trọng là giá thành rẻ để tẩy các chất phóng xạ và kim loại nặng từ đất bằng cách dùng than hoạt tính làm từ lõi ngô.
Than hoạt tính từ lõi ngô có thể là biện pháp giá rẻ giúp khử phóng xạ và các kim loại nặng. Các thí nghiệm cho thấy nguyên tố Cêzi (Cs) trong bắp cải, súp lơ trồng trên đất bị ô nhiễm chất phóng xạ, giảm tới 60% do được “than ngô” thanh lọc. Người ta chỉ việc trộn lẫn đất với than ngô một lớp mỏng để trồng cây, khi thu hoạch thấy Cêzi giảm như trên. Phát minh của các nhà khoa học Nhật Bản không chỉ giúp có hiệu quả việc thanh tẩy đất bị nhiễm phóng xạ và kim loại nặng, mà còn áp dụng cho nhiều vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm giúp những nơi này vẫn có thể trồng cây lương thực thực phẩm. Các nhà khoa học Trường ĐH Iwate hy vọng rằng công nghệ này là có ích trong việc tẩy độc cho đất ở một khu vực rộng lớn đã bị ô nhiễm. Thực tế người Nhật Bản có thể thực hiện tẩy độc đất nhiễm xạ trong khu vực lân cận nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 bị rò rỉ phóng xạ hồi tháng 3 năm ngoái bằng phương pháp này. |
Theo Vietnamnet |
Chuyến khảo sát phối hợp giữa Viện Sinh học Nhiệt đới và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát cùng các nhà nghiên cứu đến từ Pháp và Anh, vào tháng 08/2011 đã xác nhận sự tồn tại của loài cây nắp ấm Thorel (Nepenthes thorelii Lecomte) ở Việt Nam sau một thời gian dài vắng bóng.
Nắp ấm Thorel là loài cây đặc hữu của khu vực Đông Dương, trông rất giống và dễ nhầm lẫn với 9 loài nắp ấm khác đã được ghi nhận ở Lào, Camphuchia, Thái Lan và Việt Nam. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế về cây thuốc Planta Medica năm 1998 đã chứng minh loài cây nắp ấm Thorel chứa nhóm naphthoquinones có hoạt tính chống sốt rét. Kể từ sau khi Thorel thu được mẫu vật của loài này cho đến gần đây chưa có một ghi nhận chính thức nào chứng minh loài nắp ấm Thorel còn tồn tại ngoài tự nhiên. Điều này càng được khẳng định khi các nhà nghiên cứu gồm François Mey (người Pháp, gốc Campuchia), Charles Clarke (người Úc), Alastair Robinson (người Anh) và Lưu Hồng Trường đã nỗ lực tìm kiếm cây Nắp ấm Thorel ở khu vực Đông Dương nhưng không thu được kết quả. Hy vọng được thắp lên khi TS. Vũ Ngọc Long (Viện Sinh học Nhiệt đới) tình cờ chụp được hình ảnh một loài cây giống cây Nắp ấm Thorel trong một chuyến khảo sát ở vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Dựa trên bức ảnh này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kỹ và tìm được loài này ngoài tự nhiên ở khu vực Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Việc phát hiện lại loài này ở Việt Nam sau hơn 100 năm là sự ghi nhận đáng quý, góp phần khẳng định giá trị độc đáo của thiên nhiên nước ta. Tính tới thời điểm này, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là địa điểm duy nhất có thể tìm thấy loài này trong tự nhiên. Với số lượng cá thể được tìm thấy ít hơn 100, nắp ấm Thorel đang ở tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao. Theo tiêu chuẩn Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về xếp loại tình trạng bị đe dọa của các loài, nắp ấm Thorel nên được xếp ở tình trạng Cực kỳ nguy cấp. Do vậy, cần tiến hành các biện pháp bảo vệ chặt chẽ loài này cùng sinh cảnh của nó, ngăn chặn các biện pháp khai thác đồng thời có kế hoạch phục hồi loài này nhằm bảo tồn một nguồn gene quý hiếm, độc đáo của nước ta. | |
Theo Thiennhien |
Friday, June 1, 2012
Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện một loại protein mới trong máu của bệnh nhân nhiễm virus HIV có khả năng kìm hãm sự phát triển của loại virus chết người này, theo hãng tin IANS.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Paolo Lusso tại Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng (Mỹ) cho hay, protein mới được gọi là CXCL4 hay PF-4 nằm trong nhóm protein hỗ trợ điều khiển sự di chuyển của các tế bào miễn dịch xung quanh cơ thể. Những protein này cũng như CXCL4 có thể điều khiển mức độ sao chép virus trong người nhiễm HIV, tác động quá trình phát triển của virus. Tuy nhiên, CXCL4 và bốn loại protein được phát hiện trước đó có nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn, CXCL4 đánh chặn trực tiếp lớp ngoài của virus HIV, trong khi những protein kia kìm hãm sự lây nhiễm của virus này bằng cách ngăn chặn một trong hai tế bào thụ cảm được gọi làCCR5 và CXCR4 mà virus dùng để xâm nhập tế bào miễn dịch. Theo tiến sĩ Lusso, vị trí CXCL4 chặn đứng lớp vỏ bên ngoài của virus HIV dường như không giống với những vị trí khác vốn là mục tiêu của các loại thuốc hay kháng thể chống loại virus này. Nhóm của ông Lusso cùng một số nhà khoa học khác đang xác định vị trí này, vốn có cấu trúc tinh thể cấp nguyên tử. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra cách điều trị hay bào chế vắc-xin phòng chống HIV hiệu quả hơn. |
Theo Thanh Niên |
Subscribe to:
Posts (Atom)