Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Saturday, May 19, 2012

Hai tạp chí khoa học uy tín Science và Nature vừa công bố các nghiên cứu về gene của tiến sĩ trẻ người Việt Trần Huy Thịnh, do những phát hiện mang tính đột phá của những nghiên cứu này.
Công trình nghiên cứu về gene Programmed cell death-1 (PD-1), còn gọi là gene "quy định sự chết theo chương trình của tế bào", của tiến sỹ Trần Huy Thịnh, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Viện nghiên cứu RIKEN, Nhật Bản được đăng trên tạp chí Science.
PD-1 là gene có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và vi khuẩn đường ruột. "Các nhóm khoa học trước đây mới chỉ nghiên cứu hiện tượng mà chưa tìm ra cơ chế của PD-1. Họ cũng chưa từng nghiên cứu trên hệ thống đường ruột và chưa tìm ra mối liên hệ giữa PD-1 với sự thay đổi của vi khuẩn", tiến sĩ Thịnh nói.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Thịnh chỉ ra rằng, khi mất chức năng, gene PD-1 sẽ gây ra sự mất cân bằng đối với hệ thống vi khuẩn của đường tiêu hoá. Cụ thể, các vi khuẩn có ích như Lactobacillus hay Bifidobacteria không tồn tại hay giảm xuống mức rất thấp. Ngược lại, các loại vi khuẩn có hại như E. coli hay Clostridium tăng cao từ 40 đến 400 lần so với mức bình thường.
Thực trạng này ảnh hưởng đến sự hoạt động của đường tiêu hoá cũng như quá trình hấp thụ thức ăn, do các kháng thể trong cơ thể con người không được sàng lọc chính xác, sản xuất ra các loại "tự kháng thể" để chống lại những cơ quan trong cơ thể con người, gây ra các bệnh lý tự miễn dịch như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh giãn cơ tim bẩm sinh. Nó cũng như làm tăng nguy cơ và tần suất mắc bệnh đái tháo đường.


Tiến sĩ Trần Huy Thịnh. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Như vậy, PD-1 có thể thay đổi vi khuẩn trong đường ruột, giảm vi khuẩn có ích, tăng vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn và tiêu hóa của con người. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu về cơ chế sinh ra các loại tự kháng thể gây bệnh tự miễn được công bố. Vì vậy, nó có ý nghĩa trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống vi khuẩn đường tiêu hoá, kiểm soát quá trình sản xuất các tự kháng thể để ngăn chặn cũng như điều trị các bệnh lý tự miễn dịch.
Trước đó vào năm 2010, một công trình nghiên cứu về gene Activation induced-cytidine deaminase (AID) cũng của tiến sĩ Thịnh đã xuất hiện trên tạp chí danh tiếng khác là Nature. Gene AID có vai trò quyết định đối với quá trình siêu đột biến, bởi nó có thể gây nên hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể tích lũy đột biến và gây ung thư hóa tế bào lành.
Nghiên cứu được đánh giá cao vì nếu hiểu rõ hoạt động của AID các nhà khoa học có thể tạo ra các thuốc, chất ức chế hoặc hoạt hóa con đường tín hiệu này nhằm kiểm soát chức năng của gen AID. Nếu thành công thì đó là một trong những cách thức mới để ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư, một vấn đề đang ngày càng trở nên nóng bỏng và mang tính chất toàn cầu.
Tạp chí Nature và Science thường đăng các công trình nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vũ trụ. Tất cả công trình phải đảm bảo tiêu chí đột phá, mở ra một hướng nghiên cứu mới hay ứng dụng phục vụ xã hội loài người.
Sau khi các nhà nghiên cứu gửi bài đến hai tạp chí này, ban biên tập sẽ xét duyệt kỹ càng. Thông thường khoảng 80% các công trình mà họ nhận sẽ bị từ chối. Sau đó, các bài báo còn được gửi đến các chuyên gia hàng đầu thế giới trong cùng lĩnh vực để phản biện kín. Cuối cùng chỉ khoảng 8-9 % các công trình được lựa chọn để đăng. Các công trình phải bổ sung, chỉnh sửa theo gợi ý của chuyên gia và theo yêu cầu của ban biên tập trước khi được công bố trên tạp chí.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, những người có bài đăng trên tạp chí Nature và Science thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học. "Các công trình xuất hiện trên hai tạp chí đó được coi là thành quả khoa học có giá trị nhất trong số hàng triệu nghiên cứu trên tất cả các tạp chí khoa học hàng năm", giáo sư Phạm Duy Hiển, chuyên gia về không khí và hạt nhân, nhận định.
Tiến sĩ Trần Huy Thịnh sinh năm 1978, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2011. Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến tháng 3/2009, anh học tiến sĩ tại Đại học Kyoto. Từ tháng 4/2009 đến nay, anh làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở viện nghiên cứu RIKEN của Nhật Bản. Anh dự định sẽ về Việt Nam làm việc. Theo vị tiến sĩ trẻ, sự nghiêm túc và đam mê trong nghiên cứu sẽ mang lại những kết quả rất đáng tự hào.
Theo VNE
Posted by Unknown

Bên cạnh lợi ích của phát triển nhiên liệu sinh học, còn có không ít nguy cơ về môi trường, kinh tế và xã hội. Đây là hai mặt của một quá trình phát triển. Vấn đề là thúc đẩy lợi ích của nhiên liệu sinh học và hạn chế những nguy cơ.
Nhiên liệu sinh học (biofuel) được biết đến với rất nhiều lợi thế: là một trong những biện pháp kìm hãm hiện tượng nóng lên toàn cầu; giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt đối với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá; kiềm chế sự gia tăng giá xăng dầu, ổn định tình hình năng lượng cho thế giới; tạo thêm công ăn việc làm cho người dân; và cũng không đòi hỏi phải có những thiết bị và công nghệ đắt tiền.
Braxin là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào phát triển nhiên liệu sinh học của thế giới. Từ một nước phải nhập khẩu dầu mỏ hàng năm, đến nay Braxin đã hoàn tự chủ về nhiên liệu, đồng thời chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối của nhiên liệu sinh học đối với các nguồn nhiên liệu được khai thác từ lòng đất.
(Ảnh minh họa: Bookstore.teriin.org)
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích từ nhiên liệu sinh học, Mỹ, cộng đồng Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới cũng theo gương Braxin, gấp rút phát triển nền công nghiệp còn nhiều tiềm năng này.
Nhưng những bài học từ Braxin cũng cho thấy mọi thứ đều có có giá của nó.
Bên cạnh các ưu điểm đã biết, công cuộc phát triển nhiên liệu sinh học cũng chứa đựng không ít nguy cơ về môi trường, kinh tế và xã hội. Nếu không được quản lý và kiểm soát tốt, các tác dụng xấu sẽ xảy ra, thậm chí có thể lớn tới mức nhấn chìm cả những mặt tích cực do nhiên liệu sinh học mang lại. Nguy cơ sẽ càng rõ hơn theo quy mô ngày càng tăng của nền công nghiệp nhiên liệu sinh học.
Braxin tiến tới sẽ có lượng nhiên liệu sinh học dồi dào xuất khẩu sang Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. Để đạt mục tiêu, quốc gia này sẽ phải mở rộng diện tích trồng mía đường (một loại cây nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học) từ 13, 6 triệu arce (1 arce~0,4 ha) như hiện nay lên 20,5 triệu arce vào năm 2012-2013, lớn hơn cả diện tích của Maine, một bang lớn thuộc nước Mỹ.
Trong năm qua, chỉ riêng Braxin đã chiếm tới 65% lượng ethanol xuất khẩu toàn thế giới, đạt khoảng 898 triệu gallon, tăng 31% so với năm 2005. Cứ đà này, đến năm 2013 lượng ethanol xuất khẩu của Braxin sẽ tăng gấp đôi hiện nay, ước tính là 1,85 triệu gallon. Sự phát triển quá nhanh sẽ tạo nhiều áp lực đối với nguồn tài nguyên đất, đặc biệt là diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi truyền thống và đất rừng của Braxin, thậm chí đe doạ cả vùng lưu vực sông Amazon vốn được biết đến như một trong những khu sinh thái giàu có nhất thế giới cần được bảo tồn.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, những nguy cơ chính trong quá trình phát triển nhiên liệu sinh học cần phải kể đến là:
1. Vấn đề lương thực
Việc sử dụng đất để trồng cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực hoặc làm tăng giá lương thực, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Khi người nông dân thấy trồng cây nguyên liệu (như mía đường, cọ...) có lợi hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn, họ sẽ thôi cấy lúa, chuyển sang trồng mía, cọ để cung cấp cho các nhà máy và làm cho sản lượng lương thực giảm.
2. Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
Nhiều loại cây nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, vì vậy nếu trồng với số lượng quá lớn, diện tích quá rộng sẽ làm cạn kiệt các nguồn nước trong khu vực. Ngoài ra, việc sử dụng tràn lan vinhoto, một chất được dùng để bón và tưới khi trồng mía đường cũng có thể gây ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch và làm cho các loài thuỷ sinh không thể tồn tại. Năm 2003, người ta đã ghi nhận được một trường hợp bội nhiễm vihoto xảy ra tại Sao Paolo khiến cá chết hàng loạt trên suốt 95 dặm sông Rio Grande của Braxin.
3. Giảm diện tích rừng
Để có đất trồng cây nguyên liệu, người ta có thể tiếp tục phá rừng. Điều này đi ngược lại với mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mà những nhà phát triển nhiên liệu sinh học vẫn mong muốn. Giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với tai hoạ từ sự xói mòn đất, giảm lượng gỗ dùng cho xây dựng và các nhu cầu khác của người dân.
Tại tỉnh Pernambuco, nơi trồng nhiều mía đường nhất của Braxin, hiện diện tích rừng chỉ còn lại 2,5% so với thủa ban đầu. Đây là kết quả từ chính sách phát triển trồng cây mía đường trong nhiều năm qua của Braxin, cả trước và sau khi đặt mục tiêu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng, để đạt được tham vọng thoả mãn nhu cầu nhiên liệu sinh học của thể giới, Braxin có thể phải trả giá bằng 148 triệu acre rừng tiếp tục bị chặt phá.
4. Nguy cơ từ sự độc canh
Trồng duy nhất một loại cây trong một thời gian dài trên cùng diện tích đất sẽ làm đất đai trở nên cằn cỗi và không thể tiếp tục canh tác được.
Để tránh ảnh hưởng xấu từ sự độc canh, chính quyền Sao Paolo đã phải thông qua một đạo luật về chính sách xoay vòng cây trồng, theo đó yêu cầu 20% diện tích trồng mía đường hàng năm phải được trồng thay thế bằng một loại cây khác, trước khi tiếp tục trở lại trồng cây mía đường.
5. Nguy cơ từ sự biến đổi gen cây nguyên liệu.
Nhiên liệu sinh học được tạo ra từ nhiều loại thực vật khác nhau (Ảnh: Ditjenbun.deptan.go.id)
Nhằm tăng năng suất, ngày nay các cây công nghiệp đều được biến đổi gen. Nguy cơ từ thực vật biến đổi gen đã được nhiều nhà khoa học nhắc tới. Trong đó có sự mất cân bằng sinh thái, hoặc kéo theo sự biến đổi gen tự nhiên ở những loài động thực vật sinh sống trong môi trường xung quanh, trong đó có cả các sinh vật gây hại, làm cho các sinh vật này có khả năng tồn tại mạnh mẽ hơn, khó diệt trừ hơn và phá hoại các cây trồng nông nghiệp vô tội khác.
6. Nguy cơ do khai thác nhiên liệu sinh học từ rác thải nông nghiệp và một số loài thực vật khác.
Ngoài mía đường, đậu tương, cọ...nhiên liệu sinh học còn có thể được sản xuất từ rác thải nông nghiệp khác và cỏ. Tuy nhiên, rác thải nông nghiệp và cỏ cũng có vai trò riêng đối với môi trường, không thể khai thác một cách không tính toán.
Rác thải nông nghiệp, từ lâu vẫn được dùng như một biện pháp tái tạo độ phì nhiêu, giúp duy trì khả năng sản xuất của đất đai. Tận thu rác thải nông nghiệp mà không có biện pháp đền bù thì đất đai sẽ trở nên cằn cỗi, không thể cho sản phẩm.
Một số loài cỏ có tác dụng trong việc giữ nước, chống xói mòn và lũ, cũng không thể khai thác một chiều.
7. Nguy cơ về kinh tế, xã hội
Nền công nghiệp nhiên liệu sinh học không thể chỉ dừng lại ở mức sản xuất nhỏ lẻ, mà không ngừng phát triển. Những đồn điền lớn, những cánh đồng mía rộng thẳng cánh cò bay ngày càng xuất hiện nhiều tại Braxin, nhưng ẩn đằng sau cảnh hoành tráng đó là nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cần được giải quyết.
Những người nghèo, không có khả năng tự chủ canh tác phải bán ruộng. Đất đai tập trung vào một số điền chủ lớn. Như vậy, một lớp người sẽ tước mất phương tiện sản xuất, rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, làm bất ổn đời sống xã hội. Kéo theo đó là tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Nhận thức được nguy cơ, gần đây Braxin đã đưa ra một chương trình gọi là "nhiên liệu sinh học xã hội hoá", tạo điều kiện cho việc canh tác nhỏ lẻ với mục đích xoá đói, giảm nghèo cho nhiều người nông dân.
8. Và nhiều nguy cơ khác
Còn có nhiều khó khăn khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhiên liệu sinh học của mỗi quốc gia. Ngay như việc các nước phát triển gần đây đã dựng nên một hàng rào thuế quan về việc nhập khẩu nhiên liệu sinh học, nhằm hạn chế các nước nghèo phát triển loại năng lượng này cũng có thể coi là một khó khăn cần được lường trước.
Tóm lại, ngoài những vấn đề chính, khó có thể kể hết những nguy cơ trong quá trình phát triển nhiên liệu sinh học. Nhưng vượt lên trên hết, rõ ràng nhiên liệu sinh học vẫn mang những lợi ích khổng lồ, không thể tranh cãi nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia, xoá đói, giảm nghèo cho người dân và góp phần chung vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung trên thế giới.
Vì vậy mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về nhiên liệu sinh học giữa các nhà kinh tế, hoạch định chính sách, khoa học, bảo vệ môi trường xung quanh vấn đề giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục nguy cơ, nhưng tất cả đều đồng ý kết luận: phát triển nhiên liệu sinh học là tất yếu, nhưng cần nhận thức rõ được cả 2 mặt của quá trình này và tiến hành hết sức cẩn trọng, nếu không những lợi ích hứa hẹn gặt hái từ nhiên liệu sinh học sẽ không còn.
Đặng Ngọc Yên (Tổng hợp tư liệu nước ngoài)
Theo Vietnamnet
Posted by Unknown

Tuesday, May 15, 2012

Những vũ điệu tuyệt vời của các chú bọ ngựa Châu Phi, bọ cánh cứng, tắc kè hoa,... lại lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia côn trùng nổi tiếng Igor Siwanowicz.
Hai con bọ ngựa Châu Phi phô diễn vẻ đẹp độc đáo của mình.
Telegraph hôm nay 15.5 vừa đăng tải bộ ảnh đầy sống động, cá tính về các vũ điệu độc đáo của những loại côn trùng đầy màu sắc.


Igor Siwanowicz, 35 tuổi, hiện là một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Y khoa Howard Hughes ở Maryland, Mỹ. Hầu hết ảnh côn trùng được nhiếp ảnh gia này thực hiện trong studio tại quê nhà ở Munich, Đức.



Igor cho biết nhiều côn trùng là "vật nuôi" của mình. "Tại thời điểm này, tôi nuôi khoảng 15 loại động vật, gồm bọ ngựa Châu Phi, bọ ngựa Munich, tắc kè hoa, ếch cây,...".



Tuy vậy, mỗi khi chụp, Igor cũng phải mất rất nhiều thời gian. "Công việc đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn", Igor nói.

Hai con bọ cánh cứng đực Stag Beetle có nguồn gốc Papua New Guinea đang đánh nhau.
Tắc kè hoa Fischer rình mồi là một con gián phía dưới.

Một con bọ ngựa khổng lồ Malaysia chải chuốt bản thân.
Hai con bọ ngựa gai Châu Phi giương oai diễu võ với nhau.
Cái chết của hai con sâu bướm.
"Đôi mắt" tuyệt đẹp trên đôi cánh của loài bọ ngựa gai hoa Châu Phi.
Hai con bọ cánh cứng đực Stag Beetle hăng say "chiến đấu".
Hai con cua đất Hermit có nguồn gốc từ đảo Biak, Papua, Indonesia.
Hai con tắc kè hoa Fischer bay trong... studio ở Wamena, Indonesia.
Con bọ ngựa hoa Devils Châu Phi giương càng đe dọa chiếc máy ảnh của nhiếp ảnh gia.
Bọ ngựa hoa Devils Châu Phi.
Con bọ ngựa Rhombodera nguyện cầu.
Một loài côn trùng bốc mùi hôi thối.
Một loài bọ ngựa Nam Mỹ Zoolea.
Huyền Anh
Posted by Unknown

Monday, May 14, 2012

Một nhóm nhà khoa học Anh đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đau đớn và nhạy cảm với nhiệt độ của các bệnh nhân bị tiểu đường, hứa hẹn một phương pháp điều trị mới đối với các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường.

Trước đây, sự trao đổi chất glucose diễn ra bất thường làm cho bệnh nhân bị đau nhiều hơn chưa được giải thích rõ ràng. Đến nay theo nhóm nghiên cứu cho biết, chính hợp chất methylglyoxal (MG) được sản xuất quá mức từ glucose trong bệnh tiểu đường, là một thủ phạm mới gây nên các cơn đau đớn khó chịu.

Hợp chất methylglyoxal là thủ phạm gây nên các cơn đau khó chịu (Ảnh: Xinhua)

“MG xuất hiện rồi tấn công và làm thay đổi một loại protein quan trọng trong các dây thần kinh được gọi là 'Nav1.8' dây thần kinh gây ra vấn đề nhạy cảm cao với vết thương đau đớn và nhiệt độ cực đoan. Cho nên bệnh nhân tiểu đường thường bị đau dữ dội khi nhiệt độ thay đổi nóng lạnh”,  Giáo sư Paul Thornalley, một đồng tác giả của nghiên cứu đến từ Đại học Warwick, Vương quốc Anh nói.
Với phát hiện này, nghiên cứu đã chỉ ra cách giảm đau đớn bằng việc loại bỏ MG và mở ra cách điều trị bằng thuốc hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường. Các nhà nghiên cứu tại Warwick hiện đang điều tra cách để tăng số lượng của một loại enzyme tên là Glo1, nhằm loại bỏ xúc tác MG.

Được biết, chứng đau đớn khi mắc căn bệnh đái thường diễn ra bất thường và kéo dài cơn đau cho khoảng 50% bệnh nhân, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tậm trạng, đi lại, làm việc của bệnh nhân.

Khánh Hưng (theo Xinhua)
Posted by Unknown

Sunday, May 13, 2012

Lớp phủ polymer được phát triển bởi kỹ sư sinh học Mary Chan tại ĐH Công nghệ Nanyang của Singapore cùng đồng nghiệp có khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn và nấm khi tiếp xúc.

Lớp phủ bề mặt do Mary Chan phát triển có khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn gây bệnh
Lớp phủ bề mặt do Mary Chan phát triển có khả năng tiêu diệt 99% vi khuẩn gây bệnh

Vật liệu có thể được sử dụng cho kính áp tròng hay các thiết bị y tế như ống thông đường tiểu mà không cần đến các chất khử trùng hay thuốc kháng sinh.

Dưới kính hiển vi, cấu trúc của lớp phủ polymer giống như một miếng bọt biển. Điện tích dương trên bề mặt lớp phủ sẽ hút các vi khuẩn giống như một chiếc nam châm vì bề mặt của vi khuẩn chứa điện tích âm sau đó phá vỡ các tế bào và tiêu diệt chúng mà không làm tổn hại đến các tế bào của người.

Lớp phủ đã được thử nghiệm thành công với khuẩn Staphylococcus aureus (khuẩn tụ cầu vàng) và khuẩn Pseudomonas aeruginosa, (trực khuẩn mủ xanh, một loại vi khuẩn tiêu hóa giác mạc).

Đại học Nanyang cho biết lớp phủ của Mary Chan có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ở bệnh viện và bếp nấu, những nơi được xem là điểm nóng của vi khuẩn kháng thuốc.
Theo Đất Việt, Gizmag
Posted by Unknown

Wednesday, May 9, 2012

Loại nấm nhiễm vào óc kiến, biến chúng thành thây ma, có thể bị một loại ký sinh khác tiêu diệt.




Theo báo cáo trên chuyên san PLoS ONE, nấm Ophiocordyceps sau khi chui được vào não kiến, sẽ điều khiển vật chủ cho đến lúc cơ thể bị hủy hoại. Kiến bị nhiễm loại nấm này thường bị nấm chọc thủng đầu từ trong ra ngoài, gây nên cái chết tức tưởi.

Nấm Ophiocordyceps
Nấm Ophiocordyceps

Sau thời gian quan sát, các nhà khoa học biết được kiến đã cố gắng bảo vệ các thành viên trong bầy bằng cách chải chuốt cho nhau. Nghiên cứu mới của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã tìm thấy khắc tinh của nấm “thây ma”.

Trưởng nhóm David Hughes giải thích rằng nấm ký sinh tác động bằng cách “thiến” nấm Ophiocordyceps, khiến nó không thể sinh sôi thêm bào tử để hại thêm nhiều kiến khác. Đó cũng là lý do dù rất nguy hiểm nhưng nấm “thây ma” bị giới hạn khả năng lây lan và cộng đồng kiến được bảo toàn.

Kết quả cuộc nghiên cứu được dựa trên dữ liệu từ loài kiến Camponotus rufipes ở rừng mưa nhiệt đới Brazil và kiến thợ mộc ở Thái Lan.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown

Saturday, May 5, 2012

Ở Pháp chế Buổi chiều của Trung Quốc ngày 27/12 cho biết hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều công ty công khai quảng cáo trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả.

Để thu hút học viên, trong phần giới thiệu, các công ty này thường nhấn mạnh tới việc tạo ra những quả trứng gà giả giá thành cực thấp, công nghệ đơn giản và sản phẩm làm ra hoàn toàn có thể tạo ra sự thật giả lẫn lộn trên thị trường.

Trên thực tế, phóng viên tờ báo chỉ cần bỏ ra khoảng 900 Nhân dân tệ là đã có trong tay tài liệu và được hướng dẫn khá cụ thể cách làm trứng gà giả.

Những loại nguyên liệu chủ yếu cần chuẩn bị là muối alginate (Sodium alginate, được tách từ gôm của cây tảo nâu), canxi cácbonnát (CaCO3), canxi ôxít (CaO, vôi tôi) mầu thực phẩm và sáp ong.
Hình ảnh hiển thị cách làm trứng gà giả. (Nguồn: Internet)

Phương pháp làm trứng gà giả gồm ba bước: Tạo lòng trắng, lòng đỏ; cố định lòng đỏ và đưa lòng đỏ vào trong lòng trắng; bọc vỏ cho trứng.

Để tạo lòng trắng, người ta chỉ cần cho muối alginate và nước rồi khuấy đều, hình thành dung dịch có màu trắng và độ dính giống hệt lòng trắng trứng gà thật. Sau đó, người ta lấy một phần "lòng trắng," thêm vào chút mầu thực phẩm mầu vàng chanh để tạo thành hỗn hợp sử dụng làm "lòng đỏ."

Ở bước thứ hai, hỗn hợp tạo “lòng đỏ” được đưa vào những chiếc khuôn hình cầu có đường kính tương đương với lòng đỏ trứng gà thật và nhúng thật nhanh vào nước vôi.

Mặt ngoài của “lòng đỏ trứng gà” nhanh chóng hình thành một màng định hình trong suốt. Khoảng 1 phút sau, “lòng đỏ trứng gà” chính thức thành hình.

Đem "lòng đỏ" đặt vào bên trong “lòng trắng”, lúc này quả trứng già giả không khác gì một quả trứng gà thật đã được bóc vỏ.

Bước cuối cùng được hoàn thành bằng cách dùng chỉ xuyên qua quả trứng gà giả chưa có vỏ, rồi nhúng vào hỗn hợp tạo vỏ trứng (điều chế từ sáp ong và canxi cácbonnát…) vài lần và làm khô vỏ ngoài bằng gió nhẹ trước khi cho cả quả trứng giả vào nước lạnh để rút chỉ và định hình, kết thúc quá trình làm ra quả trứng gà giả hoàn chỉnh.
(Hà Ngọc - Vietnam+)
Posted by Unknown
Các giống ngô chuyển gen ở Tây Nguyên hiệu quả hơn hẳn về nhiều mặt so với các địa bàn khác trong cả nước, Th.S Đặng Bá Đàn nhận định.


Ngày 27/8, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp tiến hành thu hoạch, kết thúc đợt khảo nghiệm diện rộng các giống ngô chuyển gen ở Đắk Lắk. Th.S Đặng Bá Đàn là người chịu trách nhiệm chính về triển khai khảo nghiệm.

Năng suất 11 tấn/ha

Gieo hạt 19/5, 27/8 thu hoạch, sau khi lấy đủ mẫu nghiên cứu và có con số thống kê, toàn bộ khu vực khảo nghiệm ngô chuyển gen rộng hơn 1ha sẽ phải thiêu hủy để đảm bảo an toàn sinh học.

Đắk Lắk là nơi thử nghiệm các giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034, ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate NK603 và tổ hợp lai của MON89034 và NK603 (có cả 2 đặc tính kháng sâu bộ cánh vảy và chống chịu thuốc trừ cỏ) của Công ty Dekalb Việt Nam.


Theo đánh giá khảo nghiệm, năng suất của các giống ngô này đạt năng suất tối ưu 11 tấn/ha (cao hơn nhiều so với khảo nghiệm tại các địa bàn phía Bắc nhờ chất đất tốt). Sức sống của cây con ở các giống này đều tốt hơn so với giống đối chứng C919 không chuyển gen. Các giống ngô chuyển gen có thời gian từ gieo hạt đến trỗ cờ, phun râu ngắn hơn đối chứng C919. Tuy nhiên chiều cao của cây và đóng bắp cao hơn so với đối chứng.

Hiệu quả kiểm soát cỏ dại của 2 giống ngô kháng thuốc trừ cỏ và tổ hợp lai MON89034 và NK603 kháng thuốc trừ cỏ đạt 50% sau phun thuốc 14 ngày và sau đó giảm dần. Khi phun thuốc trừ cỏ Roundup 480 SC, nồng độ 100 ml/16 lít lên các giống ngô đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, cây ngô vẫn an toàn, không có dấu hiệu ảnh hưởng do thuốc trừ cỏ gây ra.

Theo đó, các giống chuyển gen trên và giống đối chứng đều xuất hiện các loại bệnh phổ biến là: đốm lá nhỏ, đốm nâu lá, vết vàng nâu, đốm lá lớn, gỳ sắt, khô vằn... nhưng chưa gây hại ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây ngô.
Tại thời điểm R3 khảo nghiệm ở Đắk Lắk, giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034 và giống tổ hợp lai của MON89034 và NK603 có khả năng kháng sâu đục thân 100% nhưng chưa kháng hoàn toàn đối với sâu khoang và sâu đục bắp.

Giống chuyển gen là “bảo hiểm” cho cây ngô

Trước đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng, các giống ngô chuyển gen không có biểu hiện mất cân bằng sinh thái, không chỉ hạn chế tối đa tác hại đến môi trường mà còn giảm chi phí đầu vào, đạt năng suất tối ưu cho cây ngô.


Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng ngô lai lớn nhất nước. Hiện tỉnh có diện tích gieo trồng ngô lai tới gần 140.000 ha (sau cà phê 180.000 ha) nhưng năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 4-5 tấn/ha.

Mặc dù đất tốt nhưng Tây Nguyên vào mùa mưa rất khó canh tác. Mùa khô thì sâu bệnh phát triển mạnh đục thân, đục bắp. Mùa mưa thì các loại cỏ mọc nhanh làm không xuể, không thể bỏ phân, nhiều ruộng gần như mất trắng. Cây ngô chuyển gen nói riêng và trồng biến đổi gen nói chung sẽ là mấu chốt giúp Tây Nguyên giải quyết bài toàn lương thực bởi những ưu việt trong kháng sâu bệnh cùng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Ealê, Easup, Đắk Lắk sau khi cùng bà con thăm ruộng ngô chuyển gen vui mừng cho biết: “Bà con Tây Nguyên rất mong đợi giống này vì có rất nhiều cái lợi. Các nhà khoa học nên sớm triển khai các giống này để cải thiện thói quen canh tác cho bà con”.

Nếu dùng giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chi phí có thể cao hơn giống thông thường một chút nhưng lúc nào cũng an tâm sâu có hay không có, cỏ nhiều hay ít vẫn đạt năng suất tối đa. Như vậy chi thêm tiền mua giống chuyển gen cũng chỉ như mua thêm bảo hiểm cho cây ngô (như là chích ngừa) để chắc chắn mình đỡ mất nhiều công mà thu nhập cuối cùng vẫn được đảm bảo.
Mua giống ngô chuyển gen cao hơn nhưng tính ra chi phí đầu vào vẫn thấp hơn vì đỡ tốn kém công làm cỏ, giảm thuốc trừ sâu, lại không độc hại cho người và môi trường sống mà doanh thu ổn định ở mức cao nên tính ra hiệu quả hơn giống không chuyển gen.

Theo tiến trình, năm 2012 Việt Nam sẽ đưa ngô chuyển gen vào trồng đại trà để giải quyết bài toán nhập khẩu hơn 1 triệu tấn ngô cho chăn nuôi hiện nay. Đến giờ, xung quanh cây ngô chuyển gen vẫn còn rất nhiều thắc mắc.

Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, chắc chắn sẽ có nhiều lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ để bà con tìm hiểu kỹ về các giống ngô này.
Một số thắc mắc của bà con về giống ngô chuyển gen

Nông dân ta tự phun thuốc làm cỏ bằng tay, tuy có vất vả nhưng năng suất các giống thông thường giờ cũng cao 7-8 tấn/ha, không nhất thiết phải dùng giống chuyển gen. 

Th.S Đặng Bá Đàn cho biết, thông thường để diệt sâu, trừ cỏ bà con phải phun thuốc giai đoạn tiền nảy mầm sau đó làm cỏ bằng tay. Khi phun thuốc diệt cỏ lại phải dùng các dụng cụ chụp che cây ngô rất tỉ mẩn để tránh ngô nhiễm thuốc chết như cỏ.
Nếu diện tích trồng ngô nhỏ thì có thể người làm. Nhưng diện tích rộng vài ha thì người không làm xuể. Chưa kể nếu rơi vào vùng sâu đục thân đục 70-100% thì mất trắng. Ở nước ngoài, các trang trại ngô rộng bạt ngàn, người ta dùng giống chuyển gen rồi chỉ việc phun thuốc đại trà cả ruộng, cỏ chết nhưng ngô vẫn sống tốt, năng suất cao, thế mới hiệu quả kinh tế.

Một trong những lo ngại khi triển khai ngô chuyển gen kháng sâu là sợ mất nguồn thức ăn tự nhiên cho thiên địch, thiên địch ăn sâu sẽ giảm sút, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái. 

PGS-TS Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết không có chuyện đó xảy ra vì các giống ngô này chỉ kháng sâu đục thân còn các loại sâu khác và các loại côn trùng, thiên địch vẫn tồn tại bình thường nên không ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái.
Dù vậy, ở những nước có diện tích cây trồng chuyển gen qui mô lớn, chính phủ qui định bắt buộc phải có 20% loại cây không chuyển gen để cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, ở nước ta, do tập quán canh tác qui mô hộ gia đình, lại trồng xen canh với nhiều loại cây khác, nên không ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Hữu Thuyết, Giám đốc Công ty Trường Phúc chuyên cung cấp giống cây trồng ở Buôn Ma Thuột thắc mắc, liệu có hiệu quả cho bà con không khi mà năng suất của các giống ngô chuyển gen không cao hơn các giống thông thường nhiều mà giá mua giống lại cao? 

ThS Nguyễn Quốc Thiện, Chuyên viên phát triển kỹ thuật Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, giống chuyển gen không phải là giống chuyển gen tăng năng suất nhưng có thể đạt năng suất tối đa là 14 tấn/ha. Hiện nay nhiều giống ngô lai cũng đạt năng suất tối đa trên dưới 10 tấn/ha. Tuy nhiên, các giống ngô lai này chỉ đạt 4-5 tấn/ha do bị sâu bệnh, cỏ dại.
Giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ là để sâu không đục thân, phun thuốc trừ cỏ cây ngô không chết nên ngô sinh trưởng tốt cho năng suất tối ưu thì hiển nhiên năng suất cao hơn thông thường.

Ông Nguyễn Hoàng Huyên, Quản lý kinh doanh khu vực của Công ty Dekalb Việt Nam khẳng định, các giống ngô chuyên gen khảo nghiệm đã được thương mại hóa phổ biến trên thế giới với giá được nông dân chấp nhận sử dụng rộng rãi dựa trên hiệu quả kinh tế nên chắc chắn cũng sẽ ở mức giá bà con có lãi. Hiện ở Việt Nam mới đang khảo nghiệm, chưa thương mại hóa nên chưa có giá cụ thể.

Dùng giống chuyển ngô kháng thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate về lâu dài liệu có hại cho môi trường?

Ông Nguyễn Hoàng Huyên cho biết, các nhà khoa học có khuyến cáo rõ ràng về các tác hại của nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ gây độc hại cho người khi phun xịt và độc hại với môi trường. Riêng thuốc gốc Glyphosate với tên thương mại Roundup đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ và chứng minh an toàn với môi trường.

Roundup là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ và được coi là tương đối an toàn, bởi trong 13 năm theo dõi 515 ca nhập viện ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu thì không có ca nào liên quan đến glyphosate. Người phát hiện và sáng chế ra loại thuốc diệt cỏ này từ năm 1970 là nhà khoa học John E. Franz đã được nước Mỹ trao Huân chương Công nghệ quốc gia vào năm 1987 và Huân chương Perkin Hóa học ứng dụng năm 1990 cho loại hóa chất này.
Tuyết Vân
Posted by Unknown