Loại nấm nhiễm vào óc kiến, biến chúng thành thây ma, có thể bị một loại ký sinh khác tiêu diệt.
Theo báo cáo trên chuyên san PLoS ONE, nấm Ophiocordyceps sau khi chui được vào não kiến, sẽ điều khiển vật chủ cho đến lúc cơ thể bị hủy hoại. Kiến bị nhiễm loại nấm này thường bị nấm chọc thủng đầu từ trong ra ngoài, gây nên cái chết tức tưởi. Nấm Ophiocordyceps Trưởng nhóm David Hughes giải thích rằng nấm ký sinh tác động bằng cách “thiến” nấm Ophiocordyceps, khiến nó không thể sinh sôi thêm bào tử để hại thêm nhiều kiến khác. Đó cũng là lý do dù rất nguy hiểm nhưng nấm “thây ma” bị giới hạn khả năng lây lan và cộng đồng kiến được bảo toàn. Kết quả cuộc nghiên cứu được dựa trên dữ liệu từ loài kiến Camponotus rufipes ở rừng mưa nhiệt đới Brazil và kiến thợ mộc ở Thái Lan. |
Theo Thanh Niên |
Wednesday, May 9, 2012
Saturday, May 5, 2012
Ở Pháp chế Buổi chiều của Trung Quốc ngày 27/12 cho biết hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều công ty công khai quảng cáo trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả.
Để thu hút học viên, trong phần giới thiệu, các công ty này thường nhấn mạnh tới việc tạo ra những quả trứng gà giả giá thành cực thấp, công nghệ đơn giản và sản phẩm làm ra hoàn toàn có thể tạo ra sự thật giả lẫn lộn trên thị trường.
Trên thực tế, phóng viên tờ báo chỉ cần bỏ ra khoảng 900 Nhân dân tệ là đã có trong tay tài liệu và được hướng dẫn khá cụ thể cách làm trứng gà giả.
Những loại nguyên liệu chủ yếu cần chuẩn bị là muối alginate (Sodium alginate, được tách từ gôm của cây tảo nâu), canxi cácbonnát (CaCO3), canxi ôxít (CaO, vôi tôi) mầu thực phẩm và sáp ong.
Hình ảnh hiển thị cách làm trứng gà giả. (Nguồn: Internet)
Phương pháp làm trứng gà giả gồm ba bước: Tạo lòng trắng, lòng đỏ; cố định lòng đỏ và đưa lòng đỏ vào trong lòng trắng; bọc vỏ cho trứng.
Để tạo lòng trắng, người ta chỉ cần cho muối alginate và nước rồi khuấy đều, hình thành dung dịch có màu trắng và độ dính giống hệt lòng trắng trứng gà thật. Sau đó, người ta lấy một phần "lòng trắng," thêm vào chút mầu thực phẩm mầu vàng chanh để tạo thành hỗn hợp sử dụng làm "lòng đỏ."
Ở bước thứ hai, hỗn hợp tạo “lòng đỏ” được đưa vào những chiếc khuôn hình cầu có đường kính tương đương với lòng đỏ trứng gà thật và nhúng thật nhanh vào nước vôi.
Mặt ngoài của “lòng đỏ trứng gà” nhanh chóng hình thành một màng định hình trong suốt. Khoảng 1 phút sau, “lòng đỏ trứng gà” chính thức thành hình.
Đem "lòng đỏ" đặt vào bên trong “lòng trắng”, lúc này quả trứng già giả không khác gì một quả trứng gà thật đã được bóc vỏ.
Bước cuối cùng được hoàn thành bằng cách dùng chỉ xuyên qua quả trứng gà giả chưa có vỏ, rồi nhúng vào hỗn hợp tạo vỏ trứng (điều chế từ sáp ong và canxi cácbonnát…) vài lần và làm khô vỏ ngoài bằng gió nhẹ trước khi cho cả quả trứng giả vào nước lạnh để rút chỉ và định hình, kết thúc quá trình làm ra quả trứng gà giả hoàn chỉnh.
(Hà Ngọc - Vietnam+)
Các giống ngô chuyển gen ở Tây Nguyên hiệu quả hơn hẳn về nhiều mặt so với các địa bàn khác trong cả nước, Th.S Đặng Bá Đàn nhận định.
Theo đánh giá khảo nghiệm, năng suất của các giống ngô này đạt năng suất tối ưu 11 tấn/ha (cao hơn nhiều so với khảo nghiệm tại các địa bàn phía Bắc nhờ chất đất tốt). Sức sống của cây con ở các giống này đều tốt hơn so với giống đối chứng C919 không chuyển gen. Các giống ngô chuyển gen có thời gian từ gieo hạt đến trỗ cờ, phun râu ngắn hơn đối chứng C919. Tuy nhiên chiều cao của cây và đóng bắp cao hơn so với đối chứng.
Hiệu quả kiểm soát cỏ dại của 2 giống ngô kháng thuốc trừ cỏ và tổ hợp lai MON89034 và NK603 kháng thuốc trừ cỏ đạt 50% sau phun thuốc 14 ngày và sau đó giảm dần. Khi phun thuốc trừ cỏ Roundup 480 SC, nồng độ 100 ml/16 lít lên các giống ngô đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, cây ngô vẫn an toàn, không có dấu hiệu ảnh hưởng do thuốc trừ cỏ gây ra.
Theo đó, các giống chuyển gen trên và giống đối chứng đều xuất hiện các loại bệnh phổ biến là: đốm lá nhỏ, đốm nâu lá, vết vàng nâu, đốm lá lớn, gỳ sắt, khô vằn... nhưng chưa gây hại ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây ngô.
Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng ngô lai lớn nhất nước. Hiện tỉnh có diện tích gieo trồng ngô lai tới gần 140.000 ha (sau cà phê 180.000 ha) nhưng năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 4-5 tấn/ha.
Mặc dù đất tốt nhưng Tây Nguyên vào mùa mưa rất khó canh tác. Mùa khô thì sâu bệnh phát triển mạnh đục thân, đục bắp. Mùa mưa thì các loại cỏ mọc nhanh làm không xuể, không thể bỏ phân, nhiều ruộng gần như mất trắng. Cây ngô chuyển gen nói riêng và trồng biến đổi gen nói chung sẽ là mấu chốt giúp Tây Nguyên giải quyết bài toàn lương thực bởi những ưu việt trong kháng sâu bệnh cùng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Ealê, Easup, Đắk Lắk sau khi cùng bà con thăm ruộng ngô chuyển gen vui mừng cho biết: “Bà con Tây Nguyên rất mong đợi giống này vì có rất nhiều cái lợi. Các nhà khoa học nên sớm triển khai các giống này để cải thiện thói quen canh tác cho bà con”.
Nếu dùng giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chi phí có thể cao hơn giống thông thường một chút nhưng lúc nào cũng an tâm sâu có hay không có, cỏ nhiều hay ít vẫn đạt năng suất tối đa. Như vậy chi thêm tiền mua giống chuyển gen cũng chỉ như mua thêm bảo hiểm cho cây ngô (như là chích ngừa) để chắc chắn mình đỡ mất nhiều công mà thu nhập cuối cùng vẫn được đảm bảo.
Ngày 27/8, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp tiến hành thu hoạch, kết thúc đợt khảo nghiệm diện rộng các giống ngô chuyển gen ở Đắk Lắk. Th.S Đặng Bá Đàn là người chịu trách nhiệm chính về triển khai khảo nghiệm.
Năng suất 11 tấn/ha
Gieo hạt 19/5, 27/8 thu hoạch, sau khi lấy đủ mẫu nghiên cứu và có con số thống kê, toàn bộ khu vực khảo nghiệm ngô chuyển gen rộng hơn 1ha sẽ phải thiêu hủy để đảm bảo an toàn sinh học.
Đắk Lắk là nơi thử nghiệm các giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034, ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate NK603 và tổ hợp lai của MON89034 và NK603 (có cả 2 đặc tính kháng sâu bộ cánh vảy và chống chịu thuốc trừ cỏ) của Công ty Dekalb Việt Nam.
Năng suất 11 tấn/ha
Gieo hạt 19/5, 27/8 thu hoạch, sau khi lấy đủ mẫu nghiên cứu và có con số thống kê, toàn bộ khu vực khảo nghiệm ngô chuyển gen rộng hơn 1ha sẽ phải thiêu hủy để đảm bảo an toàn sinh học.
Đắk Lắk là nơi thử nghiệm các giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034, ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate NK603 và tổ hợp lai của MON89034 và NK603 (có cả 2 đặc tính kháng sâu bộ cánh vảy và chống chịu thuốc trừ cỏ) của Công ty Dekalb Việt Nam.
Theo đánh giá khảo nghiệm, năng suất của các giống ngô này đạt năng suất tối ưu 11 tấn/ha (cao hơn nhiều so với khảo nghiệm tại các địa bàn phía Bắc nhờ chất đất tốt). Sức sống của cây con ở các giống này đều tốt hơn so với giống đối chứng C919 không chuyển gen. Các giống ngô chuyển gen có thời gian từ gieo hạt đến trỗ cờ, phun râu ngắn hơn đối chứng C919. Tuy nhiên chiều cao của cây và đóng bắp cao hơn so với đối chứng.
Hiệu quả kiểm soát cỏ dại của 2 giống ngô kháng thuốc trừ cỏ và tổ hợp lai MON89034 và NK603 kháng thuốc trừ cỏ đạt 50% sau phun thuốc 14 ngày và sau đó giảm dần. Khi phun thuốc trừ cỏ Roundup 480 SC, nồng độ 100 ml/16 lít lên các giống ngô đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, cây ngô vẫn an toàn, không có dấu hiệu ảnh hưởng do thuốc trừ cỏ gây ra.
Theo đó, các giống chuyển gen trên và giống đối chứng đều xuất hiện các loại bệnh phổ biến là: đốm lá nhỏ, đốm nâu lá, vết vàng nâu, đốm lá lớn, gỳ sắt, khô vằn... nhưng chưa gây hại ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây ngô.
Tại thời điểm R3 khảo nghiệm ở Đắk Lắk, giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034 và giống tổ hợp lai của MON89034 và NK603 có khả năng kháng sâu đục thân 100% nhưng chưa kháng hoàn toàn đối với sâu khoang và sâu đục bắp.
Giống chuyển gen là “bảo hiểm” cho cây ngô
Trước đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng, các giống ngô chuyển gen không có biểu hiện mất cân bằng sinh thái, không chỉ hạn chế tối đa tác hại đến môi trường mà còn giảm chi phí đầu vào, đạt năng suất tối ưu cho cây ngô.
Giống chuyển gen là “bảo hiểm” cho cây ngô
Trước đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng, các giống ngô chuyển gen không có biểu hiện mất cân bằng sinh thái, không chỉ hạn chế tối đa tác hại đến môi trường mà còn giảm chi phí đầu vào, đạt năng suất tối ưu cho cây ngô.
Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng ngô lai lớn nhất nước. Hiện tỉnh có diện tích gieo trồng ngô lai tới gần 140.000 ha (sau cà phê 180.000 ha) nhưng năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 4-5 tấn/ha.
Mặc dù đất tốt nhưng Tây Nguyên vào mùa mưa rất khó canh tác. Mùa khô thì sâu bệnh phát triển mạnh đục thân, đục bắp. Mùa mưa thì các loại cỏ mọc nhanh làm không xuể, không thể bỏ phân, nhiều ruộng gần như mất trắng. Cây ngô chuyển gen nói riêng và trồng biến đổi gen nói chung sẽ là mấu chốt giúp Tây Nguyên giải quyết bài toàn lương thực bởi những ưu việt trong kháng sâu bệnh cùng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Ealê, Easup, Đắk Lắk sau khi cùng bà con thăm ruộng ngô chuyển gen vui mừng cho biết: “Bà con Tây Nguyên rất mong đợi giống này vì có rất nhiều cái lợi. Các nhà khoa học nên sớm triển khai các giống này để cải thiện thói quen canh tác cho bà con”.
Nếu dùng giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chi phí có thể cao hơn giống thông thường một chút nhưng lúc nào cũng an tâm sâu có hay không có, cỏ nhiều hay ít vẫn đạt năng suất tối đa. Như vậy chi thêm tiền mua giống chuyển gen cũng chỉ như mua thêm bảo hiểm cho cây ngô (như là chích ngừa) để chắc chắn mình đỡ mất nhiều công mà thu nhập cuối cùng vẫn được đảm bảo.
Mua giống ngô chuyển gen cao hơn nhưng tính ra chi phí đầu vào vẫn thấp hơn vì đỡ tốn kém công làm cỏ, giảm thuốc trừ sâu, lại không độc hại cho người và môi trường sống mà doanh thu ổn định ở mức cao nên tính ra hiệu quả hơn giống không chuyển gen.
Theo tiến trình, năm 2012 Việt Nam sẽ đưa ngô chuyển gen vào trồng đại trà để giải quyết bài toán nhập khẩu hơn 1 triệu tấn ngô cho chăn nuôi hiện nay. Đến giờ, xung quanh cây ngô chuyển gen vẫn còn rất nhiều thắc mắc.
Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, chắc chắn sẽ có nhiều lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ để bà con tìm hiểu kỹ về các giống ngô này.
Theo tiến trình, năm 2012 Việt Nam sẽ đưa ngô chuyển gen vào trồng đại trà để giải quyết bài toán nhập khẩu hơn 1 triệu tấn ngô cho chăn nuôi hiện nay. Đến giờ, xung quanh cây ngô chuyển gen vẫn còn rất nhiều thắc mắc.
Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, chắc chắn sẽ có nhiều lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ để bà con tìm hiểu kỹ về các giống ngô này.
Một số thắc mắc của bà con về giống ngô chuyển gen
Nông dân ta tự phun thuốc làm cỏ bằng tay, tuy có vất vả nhưng năng suất các giống thông thường giờ cũng cao 7-8 tấn/ha, không nhất thiết phải dùng giống chuyển gen. Th.S Đặng Bá Đàn cho biết, thông thường để diệt sâu, trừ cỏ bà con phải phun thuốc giai đoạn tiền nảy mầm sau đó làm cỏ bằng tay. Khi phun thuốc diệt cỏ lại phải dùng các dụng cụ chụp che cây ngô rất tỉ mẩn để tránh ngô nhiễm thuốc chết như cỏ.
Nếu diện tích trồng ngô nhỏ thì có thể người làm. Nhưng diện tích rộng vài ha thì người không làm xuể. Chưa kể nếu rơi vào vùng sâu đục thân đục 70-100% thì mất trắng. Ở nước ngoài, các trang trại ngô rộng bạt ngàn, người ta dùng giống chuyển gen rồi chỉ việc phun thuốc đại trà cả ruộng, cỏ chết nhưng ngô vẫn sống tốt, năng suất cao, thế mới hiệu quả kinh tế.
Một trong những lo ngại khi triển khai ngô chuyển gen kháng sâu là sợ mất nguồn thức ăn tự nhiên cho thiên địch, thiên địch ăn sâu sẽ giảm sút, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái. PGS-TS Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết không có chuyện đó xảy ra vì các giống ngô này chỉ kháng sâu đục thân còn các loại sâu khác và các loại côn trùng, thiên địch vẫn tồn tại bình thường nên không ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái.
Dù vậy, ở những nước có diện tích cây trồng chuyển gen qui mô lớn, chính phủ qui định bắt buộc phải có 20% loại cây không chuyển gen để cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, ở nước ta, do tập quán canh tác qui mô hộ gia đình, lại trồng xen canh với nhiều loại cây khác, nên không ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Hữu Thuyết, Giám đốc Công ty Trường Phúc chuyên cung cấp giống cây trồng ở Buôn Ma Thuột thắc mắc, liệu có hiệu quả cho bà con không khi mà năng suất của các giống ngô chuyển gen không cao hơn các giống thông thường nhiều mà giá mua giống lại cao? ThS Nguyễn Quốc Thiện, Chuyên viên phát triển kỹ thuật Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, giống chuyển gen không phải là giống chuyển gen tăng năng suất nhưng có thể đạt năng suất tối đa là 14 tấn/ha. Hiện nay nhiều giống ngô lai cũng đạt năng suất tối đa trên dưới 10 tấn/ha. Tuy nhiên, các giống ngô lai này chỉ đạt 4-5 tấn/ha do bị sâu bệnh, cỏ dại.
Giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ là để sâu không đục thân, phun thuốc trừ cỏ cây ngô không chết nên ngô sinh trưởng tốt cho năng suất tối ưu thì hiển nhiên năng suất cao hơn thông thường.
Ông Nguyễn Hoàng Huyên, Quản lý kinh doanh khu vực của Công ty Dekalb Việt Nam khẳng định, các giống ngô chuyên gen khảo nghiệm đã được thương mại hóa phổ biến trên thế giới với giá được nông dân chấp nhận sử dụng rộng rãi dựa trên hiệu quả kinh tế nên chắc chắn cũng sẽ ở mức giá bà con có lãi. Hiện ở Việt Nam mới đang khảo nghiệm, chưa thương mại hóa nên chưa có giá cụ thể. Dùng giống chuyển ngô kháng thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate về lâu dài liệu có hại cho môi trường? Ông Nguyễn Hoàng Huyên cho biết, các nhà khoa học có khuyến cáo rõ ràng về các tác hại của nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ gây độc hại cho người khi phun xịt và độc hại với môi trường. Riêng thuốc gốc Glyphosate với tên thương mại Roundup đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ và chứng minh an toàn với môi trường. Roundup là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ và được coi là tương đối an toàn, bởi trong 13 năm theo dõi 515 ca nhập viện ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu thì không có ca nào liên quan đến glyphosate. Người phát hiện và sáng chế ra loại thuốc diệt cỏ này từ năm 1970 là nhà khoa học John E. Franz đã được nước Mỹ trao Huân chương Công nghệ quốc gia vào năm 1987 và Huân chương Perkin Hóa học ứng dụng năm 1990 cho loại hóa chất này. |
Tuyết Vân
Friday, May 4, 2012
Biết rằng cái chết là không tránh khỏi giúp mọi người hiểu ra cuộc sống của họ rất giá trị, và nhận ra những thứ to lớn hơn chính mình, đó chính là quốc gia và tôn giáo.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vừa được xuất bản trên tạp chí Personality and Social Psychology Review (Cá tính và tâm lý xã hội). Các nhà khoa học gọi đây là lý thuyết quản lý nỗi khiếp sợ. Nhưng, cũng có bằng chứng cho thấy việc quản lý nỗi khiếp sợ cũng mang lại nhiều tác động có ích, nhà nghiên cứu Kenneth Vail ở ĐH Missouri (Mỹ) cho biết. Ví dụ, những thảm họa lớn như vụ khủng bố 11/9, làm tăng nỗi khiếp sợ và nhận thức về cái chết của nhiều người cả dưới khía cạnh tích cực và tiêu cực. “Các phương tiện truyền thông đại chúng và các nhà nghiên cứu đều tập trung vào phản ứng tiêu cực đối với các hành động khủng bố, như bạo lực và kỳ thị những người theo đạo Hồi, nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau những vụ khủng bố như thế mọi người nâng cao sự biết ơn, hy vọng, lòng tốt và khả năng lãnh đạo", Vail nói. Theo các tác giả, ý thức về cái chết có thể khuyến khích mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe thể chất và tập trung hoàn thành những mục tiêu cá nhân. Còn những người thường không nghĩ đến cái chết lại sống theo niềm tin và tiêu chuẩn tích cực, xây dựng những mối quan hệ tích cực, tham gia nhiệt tình vào cộng đồng, ủng hộ sự chung sống hòa bình và làm giàu cuộc sống.
Tham khảo: Live Science
|
Theo Đất Việt, Livescience |
Các nhà khoa học đã tạo ra được một loài cây biến tính di truyền có khả năng thay đổi màu sắc khi trong không khí có dấu vết các chất nổ, trong tương lai có thể dùng để phát hiện và ngăn ngừa mối nguy hiểm do bom mìn ở những vùng đất sau chiến tranh.
Theo các tác giả của công trình được công bố là June Medford và đồng nghiệp tại Trường ĐH Colorado (Mỹ), các loại cây biến tính có thể xác định hơi của Trotyl (tức TNT) trong không khí với nồng độ dưới 25 phần tỷ tính theo thể tích, nghĩa là nhạy hơn khả năng đánh hơi của chó đến 100 lần. Các loài cây biến tính có thể đổi màu sắc lá từ xanh sang vàng khi phát hiện có thuốc nổ. Cây được chọn để làm thí nghiệm là cây thuốc lá. Sau khi làm thay đổi cấu tạo của thụ quan trên bề mặt tế bào, gọi là chất bao (periplasma), các nhà khoa học đã làm cho nó nhận biết được sự có mặt của Trotyl trong không khí và đổi màu. Việc thay đổi cấu trúc của thụ quan được các nhà khoa học thực hiện nhờ mô hình đặc biệt trên máy vi tính. Vì vậy họ đã dễ dàng tạo ra được các loài cây thay đổi màu trước sự có mặt của từng loại hóa chất nhất định, cụ thể là những chất gây ô nhiễm nước và không khí. Bà Medford, người đứng đầu công trình nghiên cứu nói với phóng viên báo New Scientist: "Một trong những hướng có thể áp dụng phát minh của chúng tôi là lĩnh vực kiểm soát môi trường, sau đó mới đến việc bảo vệ an ninh xã hội”. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí PloS ONE. |
Theo Vietnamnet |
Thursday, May 3, 2012
Đối với người Việt Nam, tên tuổi tập đoàn Mỹ Monsanto được gắn liền với chất độc màu da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng ở những nơi khác, từ châu Âu đến châu Mỹ La Tinh, thông qua châu Phi và Ấn Độ, hàng ngàn nông dân đã nổi dậy chống lại Monsanto và các sản phẩm biến đổi gen (OGM) do họ làm ra. Theo báo cáo của một tập hợp những tổ chức phi chính phủ công bố hôm qua 04/04/2012, giới làm nông đã bước đầu thành công.
Trong bản báo cáo dài khoảng 40 trang, ba hiệp hội Những Người bạn của Trái đất - Quốc tế, Via Campesina, và Chống Monsanto, đã vui mừng ghi nhận, các cố gắng không mệt mỏi của nông dân khắp nơi đã thuyết phục được nhiều nhà hoạch định chính sách là cần phải điều tiết tốt hơn ngành công nghiệp thực phẩm.
Lý do, theo các tổ chức phi chính phủ này, là : « Nơi nào có bàn tay của Monsanto, là nơi đó các hạt giống địa phương bị biến thành bất hợp pháp, tính chất đa dạng sinh học bị mất đi, đất đai bị ô nhiễm, nông dân và tá điền bị nhiễm độc, bị liệt vào diện tội đồ, bị trục xuất khỏi mảnh đất của họ. »
Với những lời chứng cụ thể, tài liệu đã kể lại các cuộc chiến đấu gần đây chống lại nhà cung cấp hàng đầu thế giới hiện nay về hạt giống chuyển gen OGM. Được thành lập từ năm 1901, trước đây Monsanto đã từng nổi tiếng xấu vì các hóa chất nông nghiệp nguy hại đến sức khỏe như chất DDT, hoặc các thành tố của chất độc da cam, một loại thuốc khai quang được quân đội Mỹ sử dụng tại Việt Nam, gây hại đáng kể cho môi trường cũng như sức khỏe con người.
Bản tóm lược nội dung báo cáo nêu bật : "Báo cáo này chứng minh rằng sự phản đối mạnh mẽ của các phong trào xã hội và các tổ chức xã hội dân sự có tác động đến giới hoạch định chính sách, có trách nhiệm giám sát lĩnh vực lương thực, thực phẩm và ban hành các quy định về thuốc trừ sâu và các cây trồng chuyển gen".
Tại châu Âu, phần lớn dư luận vẫn còn chống lại việc sản xuất thực phẩm từ hạt giống chuyển gen. Nhưng ở các nước đang phát triển hay đang trỗi dậy, công cuộc đấu tranh khó khăn hơn. Cho dù vậy, phong trào nông dân tại các nước đó cũng đạt được một số thành công : chẳng hạn như quyết định cấm cà tím biến đổi gen BT, phiên bản của loại rau quả căn bản này ở Ấn Độ, hoặc là việc bác bỏ quà tặng bao gồm các hạt giống lai tạo ở Haiti, sau khi người dân rầm rộ động viên nhau phản đối, vì lo ngại đất nước bị mất chủ quyền lương thực.
Tại Guatemala, các mạng lưới chống OGM, đã cảnh báo công luận về một số dự luật và khả năng thông qua các chương trình phát triển của Hoa Kỳ khuyến khích việc phổ biến hạt giống chuyển gen trong nước.
Tại châu Phi, một Liên minh vì Chủ quyền Thực phẩm đang khuyến khích các nước không theo gương của Nam Phi, vốn đã áp dụng công nghệ OGM "bất chấp thực tế là các giống cây chuyển gen có liên can không kháng được hạn hán hoặc úng lụt", như từng được quảng cáo.
Tuy nhiên, dù đã giành được một số thành công như kể trên, cuộc đấu tranh của nông dân vẫn phải tiếp diễn vì các đại tập đoàn như Monsanto không hề chịu bó tay. Bản báo cáo lên án "một cuộc tấn công chưa từng thấy của giới kinh doanh nông nghiệp dưới chiêu bài « nền kinh tế xanh mới », sẽ được thúc đẩy nhân hội nghị thượng đỉnh Rio+ 20 vào tháng Sáu tới đây.
Một ví dụ cụ thể tại Pháp. Vào giữa tháng Ba 2012 vừa qua, chính phủ Pháp đã quyết định tạm thời cấm trồng loại bắp ngô chuyển gen Monsanto – ký hiệu MO 810, để « bảo vệ môi trường ». Thế nhưng không đầy 2 tuần sau, ngày 29/03, các hiệp hội sản xuất bắp ngô chủ chốt tại Pháp đã đệ đơn kiện để đòi hủy bỏ nghị định nghiêm cấm do chính phủ ban hành, viện lẽ rằng quyết định đó không có cơ sở khoa học vững chắc.
Mai Vân
Wednesday, May 2, 2012
Trên tạp chí Khoa học số ra mới đây của Mỹ, các nhà nghiên cứu thuộc Phòng nghiên cứu thí nghiệm sinh học phân tử - Ủy ban nghiên cứu y học Anh tiết lộ, họ đã tổng hợp được một loại vật chất có tên XNA, có thể thay thế DNA trong nhiều chức năng quan trọng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, XNA cũng có thể lưu trữ thông tin di truyền giống DNA. Do mắt xích mà nó dùng cũng chính là cơ sở giống trong DNA, vì vậy giữa chuỗi XNA và chuỗi DNA có thể kết hợp với nhau để thực hiện truyền dẫn thông tin di truyền. Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu lấy một thông tin di truyền trên chuỗi DNA truyền sang XNA, sau đó lại truyền lại cho một chuỗi DNA khác, độ chính xác truyền dẫn thông tin di truyền khá cao, đạt trên 95%. Ngoài ra, nếu đáp ứng một vài điều kiện tiền đề, một phần hợp chất cao phân tử XNA trong ống nghiệm còn có thể tiến hóa thành những hình thái khác nhau giống như DNA. Đứng đầu nhóm nghiên cứu, ông Phil Holliger cho biết kết quả thí nghiệm trên đã chứng minh XNA đã có hai chức năng quan trọng như DNA, đó là di truyền và tiến hóa. XNA nhân tạo không hoàn toàn giống cấu trúc phân tử của DNA, điều này cho thấy DNA không phải là vật duy nhất mang mật mã di truyền sự sống. Có quan điểm cho rằng, tất cả sinh vật trên trái đất đều sử dụng DNA để mang thông tin di truyền, bởi nó là khởi đầu của sự sống trên Trái Đất, số lượng phân tử của các loại tương ứng trong môi trường khá phong phú. Hơn nữa ở những nơi khác trong vũ trụ cũng có thể tồn tại những hình thức sống với cách thức di truyền không giống nhau. Nghiên cứu này cũng được coi là một bước tiến quan trọng trên con đường “cuộc sống nhân tạo", tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, việc con người sử dụng XNA để nhân tạo thông tin di truyền đồng thời tạo ra một sự sống mới, vẫn còn là một lộ trình dài cần phải khám phá. | |
Theo Vietnam+ |
Tuesday, May 1, 2012
Kể từ năm 2003 đến nay, chúng ta đã tổ chức không dưới 50 cuộc hội thảo, hội nghị về cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về cây trồng và sản phẩm cây trồng biến đổi gen.
CÔNG NGHỆ CHUYỂN GEN
Công nghệ nói chung, công nghệ chuyển gen và các sản phẩm cây trồng biến đổi gen nói riêng đều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia, quá trình chuyển giao, khai thác bản quyền ở Việt Nam chắc cũng không có gì khác so với thế giới nhưng mức độ khai thác giờ đây phụ thuộc vào trình độ nhận thức, sự tiếp nhận công nghệ và sản phẩm cây trồng chuyển gen của chúng ta.
Đứng trước vấn đề quan trọng khi còn nhiều ý kiến khác nhau cần phải bình tĩnh và thận trọng, nhìn nhận khách quan trên cơ sở luận cứ khoa học cụ thể. Trước hết, chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng về vấn đề chuyển gen và sản phẩm cây trồng biến đổi gen.
1. Trước xu thế toàn cầu hóa, cây trồng chuyển gen và sản phẩm biến đổi gen sớm hay muộn cũng phát triển ở Việt Nam. Chúng ta hãy chủ động đón nhận công nghệ, sản phẩm này như một sự tất yếu bởi tính hiện đại và sự tiến bộ của nó. Coi công nghệ chuyển gen như một trong những công cụ chọn tạo giống cây trồng mới hiện đại, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới.
2. Về bản chất của cây trồng chuyển gen là sự biến đổi vật chất di truyền, tiếp nhận thêm những gen mới, kết quả là xuất hiện những tính trạng mới dưới sự tác động của môi trường. Quá trình biến đổi vật chất di truyền (thêm gen mới) nhờ vào công nghệ chuyển gen, nếu so sánh quá trình này với quá trình đột biến trong tự nhiên về bản chất thì hai quá trình là một, bởi vì quá trình tiến hóa của sinh vật đều phải trông chờ vào quá trình biến đổi vật chất di truyền, trong đó đột biến đóng vai trò quan trọng. Dưới tác động của các nhân tố gây đột biến, vật chất di truyền được biến đổi theo hai hướng: thêm đoạn hay bớt đoạn. Như vậy, quá trình thêm đoạn nhờ chuyển gen cũng tương tự như quá trình thêm đoạn ADN trong đột biến tự nhiên. Tuy nhiên, hai quá trình này có nhiều điểm khác nhau: Nếu quá trình chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại những biến dị có lợi cho quá trình tiến hóa của loài, thì trong kỹ thuật chuyển gen cây trồng chỉ giữ lại tính trạng đã được định hướng trước, có lợi về kinh tế, không đóng góp gì cho quá trình tiến hóa của loài. Đây là điểm khác biệt căn bản nhất giữa đột biến tự nhiên và “đột biến” nhờ kỹ thuật chuyển gen. Sản phẩm của đột biến tự nhiên là tính trạng có lợi cho tiến hóa, còn sản phẩm của quá trình chuyển gen là các tính trạng có lợi cho con người, đây là ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ chuyển gen.
3. Quá trình hình thành tính trạng mới trong tự nhiên phải diễn ra hàng trăm năm, triệu năm, thậm chí hàng tỷ năm, còn quá trình hình thành tính trạng mới nhờ công nghệ chuyển gen chỉ diễn ra trong vài năm, nhờ tính ưu việt này mà chúng ta có thể rút ngắn được quá trình chọn tạo giống cây trồng mới, bổ sung các tính trạng ưu việt mới, đáp ứng tốt nhất mục tiêu chọn giống và phục vụ sản xuất.
4. Quá trình tiếp nhận gen mới trong tự nhiên bị ngăn cản bởi ranh giới loài, công nghệ chuyển gen cho phép chuyển các gen khác loài. Như vậy, công nghệ chuyển gen giúp chúng ta di nhập tính trạng từ các loài khác nhau, vượt qua ranh giới loài mà các phương pháp lai tạo truyền thống không thể tiến hành được. Thông qua phương pháp chuyển gen (về lý thuyết) cho phép nhà chọn giống tích hợp được các gen có lợi vào một loài, một sản phẩm cây trồng nhất định, phải chăng đây là phương thức tạo ra các tính trạng ưu việt mới cho cây trồng trên cơ sở kết hợp với phương pháp chọn tạo truyền thống mà chúng ta chưa thể làm được.
Kể từ khi sản phẩm chuyển gen được thử nghiệm và thương mại hóa (1996) cho đến nay (2011), sau 15 năm với 148 triệu ha cây trồng chuyển gen, diễn ra 29 nước với 154 triệu nông dân trên toàn thế giới trồng và sử dụng sản phẩm chuyển gen, cho thấy công nghệ chuyển gen và sản phẩm chuyển gen mang đến cho loài người những mặt tích cực là chủ yếu: tăng sản lượng mùa màng, cải thiện môi trường canh tác nông nghiệp, đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững trước sự thay đổi của khí hậu. Cho đến nay, từ nông dân, chủ trang trại, các nhà khoa học chưa tìm thấy những bằng chứng tiêu cực do công nghệ chuyển gen và sản phẩm chuyển gen gây ra cho loài người.
LỰA CHỌN HỆ THỐNG GEN ĐÍCH PHÙ HỢP
Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi nghiên cứu, phát triển cây trồng chuyển gen ở nước ta thời gian qua là chúng ta chưa lựa chọn được hệ thống gen đích phù hợp với điều kiện canh tác, sinh thái nông nghiệp của Việt Nam, chưa chứng minh tính hiệu quả của gen Bar và gen Bt. Trước hết cần khẳng định, hai gen được thương mại hóa (Bar và Bt) đều nằm trong nhóm gen bảo tồn năng suất tiềm năng, chứ không phải nằm trong nhóm gen tăng năng suất.
Do vậy, mọi thông tin về sự tăng năng suất do 2 gen này mang lại thông qua tài liệu tuyên truyền và mô hình là không có cơ sở khoa học. Các công ty đa quốc gia thương mại hóa gen kháng thuốc trừ cỏ và gen kháng sâu đục thân là để giải quyết vấn đề nông nghiệp của Châu Mỹ và Châu Âu, chứ không phải giải quyết vấn đề nâng cao năng suất cây trồng của Việt Nam. Lý do:
- Nền nông nghiệp của các nước Châu Mỹ và Châu Âu được sản xuất trên quy mô lớn, trang trại, 80% tự động hóa, địa hình bằng phẳng, thống nhất quản lý địch hại, nguồn lao động ít, thời gian sinh trưởng cây trồng dài (gấp đôi các nước nhiệt đới). Đặc trưng sinh thái nông nghiệp nghèo, tỷ lệ tổn thất do thiên địch chủ yếu là sâu đục thân, đục rễ (có thể trên 30% về năng suất), các thế hệ gen Bt đặc trưng cho các loài cánh vảy Châu Mỹ và Châu Âu, do vậy khi áp dụng 2 gen này phát huy được hiệu quả do giảm chi phí và tổn thất năng suất, bảo tồn được năng suất tiềm năng của giống nền.
- Nền nông nghiệp Việt Nam dựa trên quy mô nhỏ lẻ, địa hình trồng ngô chủ yếu là miền núi, nguồn lao động phong phú, ít tự động hóa, thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng ngắn, đa dạng sinh học nông nghiệp phong phú, tỷ lệ tổn thất năng suất do sâu đục thân là không đáng kể, quản lý trên quy mô nhỏ, nông hộ. Do vậy, khi áp dụng hệ thống gen này khó phát huy được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, loài sâu đục thân gây hại cho cây ngô và các cây trồng khác ở Việt Nam là khác với các chủng ở Châu Âu, Châu Mỹ, do vậy gen Bt ít phát huy được tác dụng.
Để phát triển cây trồng biến đổi gen một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu lựa chọn hệ thống gen đích phù hợp với điều kiện canh tác, sinh thái nông nghiệp Việt Nam, đó là các hệ thống gen chống chịu bao gồm:
- Hệ thống gen Bt đặc chủng cho sâu đục thân Việt Nam.
- Hệ thống gen chịu hạn.
- Hệ thống gen chịu chua phèn, đạm thấp, bệnh.
Trong đó, hệ thống gen chịu hạn cần tập trung nghiên cứu mạnh vì đối với cây ngô, nước ta có tới 80% diện tích trồng ngô nhờ nước trời.
Cần lưu ý thêm là hệ thống gen chống chịu sinh học và phi sinh học này cũng chỉ là hệ thống gen bảo tồn năng suất tiềm năng, chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cây trồng, bảo tồn năng suất của giống nền. Như vậy, muốn có giống năng suất cao vẫn phải dựa vào công nghệ lai tạo giống truyền thống là chủ yếu. Công nghệ chuyển gen với hệ thống gen chống chịu chỉ có vai trò tăng cường khả năng chống chịu của giống, bảo tồn năng suất tiềm năng.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được các gen, nhóm gen có vai trò nâng cao năng suất cây trồng, ở nước ta đã có một vài nhóm các nhà khoa học đề cập và nghiên cứu, tuy nhiên kết quả còn nhiều hạn chế. Chúng ta cần nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hướng nghiên cứu trên.
THỐNG NHẤT NHẬN THỨC
Để nhanh chóng phát triển sản phẩm biến đổi gen, chúng ta nên có sự nhìn nhận chung, thống nhất về công nghệ chuyển gen, cây trồng chuyển gen và sản phẩm biến đổi gen, thể hiện ở một số điểm:
- Thừa nhận công nghệ chuyển gen, sản phẩm cây trồng biến đổi gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của nước nhà.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng lộ trình phát triển cây trồng biến đổi gen phù hợp, tăng cường công tác quản lý giám sát chương trình phát triển cây trồng biến đổi gen.
- Công tác tuyên truyền phải phản ánh khách quan, trung thực, gần dân hơn, đừng để dân sợ.
- Nhanh chóng làm chủ được công nghệ, lựa chọn hệ thống gen phù hợp, nhập nội một số sản phẩm cây trồng biến đổi gen tiên tiến của thế giới để sử dụng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nội địa hóa sản phẩm cây trồng biến đổi gen để có thể chủ động trong những năm tới.
Theo nongnghiep.vn
Subscribe to:
Posts (Atom)