Các giống ngô chuyển gen ở Tây Nguyên hiệu quả hơn hẳn về nhiều mặt so với các địa bàn khác trong cả nước, Th.S Đặng Bá Đàn nhận định.
Theo đánh giá khảo nghiệm, năng suất của các giống ngô này đạt năng suất tối ưu 11 tấn/ha (cao hơn nhiều so với khảo nghiệm tại các địa bàn phía Bắc nhờ chất đất tốt). Sức sống của cây con ở các giống này đều tốt hơn so với giống đối chứng C919 không chuyển gen. Các giống ngô chuyển gen có thời gian từ gieo hạt đến trỗ cờ, phun râu ngắn hơn đối chứng C919. Tuy nhiên chiều cao của cây và đóng bắp cao hơn so với đối chứng.
Hiệu quả kiểm soát cỏ dại của 2 giống ngô kháng thuốc trừ cỏ và tổ hợp lai MON89034 và NK603 kháng thuốc trừ cỏ đạt 50% sau phun thuốc 14 ngày và sau đó giảm dần. Khi phun thuốc trừ cỏ Roundup 480 SC, nồng độ 100 ml/16 lít lên các giống ngô đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, cây ngô vẫn an toàn, không có dấu hiệu ảnh hưởng do thuốc trừ cỏ gây ra.
Theo đó, các giống chuyển gen trên và giống đối chứng đều xuất hiện các loại bệnh phổ biến là: đốm lá nhỏ, đốm nâu lá, vết vàng nâu, đốm lá lớn, gỳ sắt, khô vằn... nhưng chưa gây hại ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây ngô.
Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng ngô lai lớn nhất nước. Hiện tỉnh có diện tích gieo trồng ngô lai tới gần 140.000 ha (sau cà phê 180.000 ha) nhưng năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 4-5 tấn/ha.
Mặc dù đất tốt nhưng Tây Nguyên vào mùa mưa rất khó canh tác. Mùa khô thì sâu bệnh phát triển mạnh đục thân, đục bắp. Mùa mưa thì các loại cỏ mọc nhanh làm không xuể, không thể bỏ phân, nhiều ruộng gần như mất trắng. Cây ngô chuyển gen nói riêng và trồng biến đổi gen nói chung sẽ là mấu chốt giúp Tây Nguyên giải quyết bài toàn lương thực bởi những ưu việt trong kháng sâu bệnh cùng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Ealê, Easup, Đắk Lắk sau khi cùng bà con thăm ruộng ngô chuyển gen vui mừng cho biết: “Bà con Tây Nguyên rất mong đợi giống này vì có rất nhiều cái lợi. Các nhà khoa học nên sớm triển khai các giống này để cải thiện thói quen canh tác cho bà con”.
Nếu dùng giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chi phí có thể cao hơn giống thông thường một chút nhưng lúc nào cũng an tâm sâu có hay không có, cỏ nhiều hay ít vẫn đạt năng suất tối đa. Như vậy chi thêm tiền mua giống chuyển gen cũng chỉ như mua thêm bảo hiểm cho cây ngô (như là chích ngừa) để chắc chắn mình đỡ mất nhiều công mà thu nhập cuối cùng vẫn được đảm bảo.
Ngày 27/8, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp tiến hành thu hoạch, kết thúc đợt khảo nghiệm diện rộng các giống ngô chuyển gen ở Đắk Lắk. Th.S Đặng Bá Đàn là người chịu trách nhiệm chính về triển khai khảo nghiệm.
Năng suất 11 tấn/ha
Gieo hạt 19/5, 27/8 thu hoạch, sau khi lấy đủ mẫu nghiên cứu và có con số thống kê, toàn bộ khu vực khảo nghiệm ngô chuyển gen rộng hơn 1ha sẽ phải thiêu hủy để đảm bảo an toàn sinh học.
Đắk Lắk là nơi thử nghiệm các giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034, ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate NK603 và tổ hợp lai của MON89034 và NK603 (có cả 2 đặc tính kháng sâu bộ cánh vảy và chống chịu thuốc trừ cỏ) của Công ty Dekalb Việt Nam.
Năng suất 11 tấn/ha
Gieo hạt 19/5, 27/8 thu hoạch, sau khi lấy đủ mẫu nghiên cứu và có con số thống kê, toàn bộ khu vực khảo nghiệm ngô chuyển gen rộng hơn 1ha sẽ phải thiêu hủy để đảm bảo an toàn sinh học.
Đắk Lắk là nơi thử nghiệm các giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034, ngô chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate NK603 và tổ hợp lai của MON89034 và NK603 (có cả 2 đặc tính kháng sâu bộ cánh vảy và chống chịu thuốc trừ cỏ) của Công ty Dekalb Việt Nam.
Theo đánh giá khảo nghiệm, năng suất của các giống ngô này đạt năng suất tối ưu 11 tấn/ha (cao hơn nhiều so với khảo nghiệm tại các địa bàn phía Bắc nhờ chất đất tốt). Sức sống của cây con ở các giống này đều tốt hơn so với giống đối chứng C919 không chuyển gen. Các giống ngô chuyển gen có thời gian từ gieo hạt đến trỗ cờ, phun râu ngắn hơn đối chứng C919. Tuy nhiên chiều cao của cây và đóng bắp cao hơn so với đối chứng.
Hiệu quả kiểm soát cỏ dại của 2 giống ngô kháng thuốc trừ cỏ và tổ hợp lai MON89034 và NK603 kháng thuốc trừ cỏ đạt 50% sau phun thuốc 14 ngày và sau đó giảm dần. Khi phun thuốc trừ cỏ Roundup 480 SC, nồng độ 100 ml/16 lít lên các giống ngô đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, cây ngô vẫn an toàn, không có dấu hiệu ảnh hưởng do thuốc trừ cỏ gây ra.
Theo đó, các giống chuyển gen trên và giống đối chứng đều xuất hiện các loại bệnh phổ biến là: đốm lá nhỏ, đốm nâu lá, vết vàng nâu, đốm lá lớn, gỳ sắt, khô vằn... nhưng chưa gây hại ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng của cây ngô.
Tại thời điểm R3 khảo nghiệm ở Đắk Lắk, giống ngô chuyển gen kháng sâu MON89034 và giống tổ hợp lai của MON89034 và NK603 có khả năng kháng sâu đục thân 100% nhưng chưa kháng hoàn toàn đối với sâu khoang và sâu đục bắp.
Giống chuyển gen là “bảo hiểm” cho cây ngô
Trước đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng, các giống ngô chuyển gen không có biểu hiện mất cân bằng sinh thái, không chỉ hạn chế tối đa tác hại đến môi trường mà còn giảm chi phí đầu vào, đạt năng suất tối ưu cho cây ngô.
Giống chuyển gen là “bảo hiểm” cho cây ngô
Trước đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng, các giống ngô chuyển gen không có biểu hiện mất cân bằng sinh thái, không chỉ hạn chế tối đa tác hại đến môi trường mà còn giảm chi phí đầu vào, đạt năng suất tối ưu cho cây ngô.
Theo ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện là một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng ngô lai lớn nhất nước. Hiện tỉnh có diện tích gieo trồng ngô lai tới gần 140.000 ha (sau cà phê 180.000 ha) nhưng năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 4-5 tấn/ha.
Mặc dù đất tốt nhưng Tây Nguyên vào mùa mưa rất khó canh tác. Mùa khô thì sâu bệnh phát triển mạnh đục thân, đục bắp. Mùa mưa thì các loại cỏ mọc nhanh làm không xuể, không thể bỏ phân, nhiều ruộng gần như mất trắng. Cây ngô chuyển gen nói riêng và trồng biến đổi gen nói chung sẽ là mấu chốt giúp Tây Nguyên giải quyết bài toàn lương thực bởi những ưu việt trong kháng sâu bệnh cùng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Ealê, Easup, Đắk Lắk sau khi cùng bà con thăm ruộng ngô chuyển gen vui mừng cho biết: “Bà con Tây Nguyên rất mong đợi giống này vì có rất nhiều cái lợi. Các nhà khoa học nên sớm triển khai các giống này để cải thiện thói quen canh tác cho bà con”.
Nếu dùng giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chi phí có thể cao hơn giống thông thường một chút nhưng lúc nào cũng an tâm sâu có hay không có, cỏ nhiều hay ít vẫn đạt năng suất tối đa. Như vậy chi thêm tiền mua giống chuyển gen cũng chỉ như mua thêm bảo hiểm cho cây ngô (như là chích ngừa) để chắc chắn mình đỡ mất nhiều công mà thu nhập cuối cùng vẫn được đảm bảo.
Mua giống ngô chuyển gen cao hơn nhưng tính ra chi phí đầu vào vẫn thấp hơn vì đỡ tốn kém công làm cỏ, giảm thuốc trừ sâu, lại không độc hại cho người và môi trường sống mà doanh thu ổn định ở mức cao nên tính ra hiệu quả hơn giống không chuyển gen.
Theo tiến trình, năm 2012 Việt Nam sẽ đưa ngô chuyển gen vào trồng đại trà để giải quyết bài toán nhập khẩu hơn 1 triệu tấn ngô cho chăn nuôi hiện nay. Đến giờ, xung quanh cây ngô chuyển gen vẫn còn rất nhiều thắc mắc.
Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, chắc chắn sẽ có nhiều lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ để bà con tìm hiểu kỹ về các giống ngô này.
Theo tiến trình, năm 2012 Việt Nam sẽ đưa ngô chuyển gen vào trồng đại trà để giải quyết bài toán nhập khẩu hơn 1 triệu tấn ngô cho chăn nuôi hiện nay. Đến giờ, xung quanh cây ngô chuyển gen vẫn còn rất nhiều thắc mắc.
Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, chắc chắn sẽ có nhiều lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ để bà con tìm hiểu kỹ về các giống ngô này.
Một số thắc mắc của bà con về giống ngô chuyển gen
Nông dân ta tự phun thuốc làm cỏ bằng tay, tuy có vất vả nhưng năng suất các giống thông thường giờ cũng cao 7-8 tấn/ha, không nhất thiết phải dùng giống chuyển gen. Th.S Đặng Bá Đàn cho biết, thông thường để diệt sâu, trừ cỏ bà con phải phun thuốc giai đoạn tiền nảy mầm sau đó làm cỏ bằng tay. Khi phun thuốc diệt cỏ lại phải dùng các dụng cụ chụp che cây ngô rất tỉ mẩn để tránh ngô nhiễm thuốc chết như cỏ.
Nếu diện tích trồng ngô nhỏ thì có thể người làm. Nhưng diện tích rộng vài ha thì người không làm xuể. Chưa kể nếu rơi vào vùng sâu đục thân đục 70-100% thì mất trắng. Ở nước ngoài, các trang trại ngô rộng bạt ngàn, người ta dùng giống chuyển gen rồi chỉ việc phun thuốc đại trà cả ruộng, cỏ chết nhưng ngô vẫn sống tốt, năng suất cao, thế mới hiệu quả kinh tế.
Một trong những lo ngại khi triển khai ngô chuyển gen kháng sâu là sợ mất nguồn thức ăn tự nhiên cho thiên địch, thiên địch ăn sâu sẽ giảm sút, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái. PGS-TS Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết không có chuyện đó xảy ra vì các giống ngô này chỉ kháng sâu đục thân còn các loại sâu khác và các loại côn trùng, thiên địch vẫn tồn tại bình thường nên không ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái.
Dù vậy, ở những nước có diện tích cây trồng chuyển gen qui mô lớn, chính phủ qui định bắt buộc phải có 20% loại cây không chuyển gen để cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, ở nước ta, do tập quán canh tác qui mô hộ gia đình, lại trồng xen canh với nhiều loại cây khác, nên không ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Hữu Thuyết, Giám đốc Công ty Trường Phúc chuyên cung cấp giống cây trồng ở Buôn Ma Thuột thắc mắc, liệu có hiệu quả cho bà con không khi mà năng suất của các giống ngô chuyển gen không cao hơn các giống thông thường nhiều mà giá mua giống lại cao? ThS Nguyễn Quốc Thiện, Chuyên viên phát triển kỹ thuật Công ty Dekalb Việt Nam cho biết, giống chuyển gen không phải là giống chuyển gen tăng năng suất nhưng có thể đạt năng suất tối đa là 14 tấn/ha. Hiện nay nhiều giống ngô lai cũng đạt năng suất tối đa trên dưới 10 tấn/ha. Tuy nhiên, các giống ngô lai này chỉ đạt 4-5 tấn/ha do bị sâu bệnh, cỏ dại.
Giống chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ là để sâu không đục thân, phun thuốc trừ cỏ cây ngô không chết nên ngô sinh trưởng tốt cho năng suất tối ưu thì hiển nhiên năng suất cao hơn thông thường.
Ông Nguyễn Hoàng Huyên, Quản lý kinh doanh khu vực của Công ty Dekalb Việt Nam khẳng định, các giống ngô chuyên gen khảo nghiệm đã được thương mại hóa phổ biến trên thế giới với giá được nông dân chấp nhận sử dụng rộng rãi dựa trên hiệu quả kinh tế nên chắc chắn cũng sẽ ở mức giá bà con có lãi. Hiện ở Việt Nam mới đang khảo nghiệm, chưa thương mại hóa nên chưa có giá cụ thể. Dùng giống chuyển ngô kháng thuốc trừ cỏ gốc Glyphosate về lâu dài liệu có hại cho môi trường? Ông Nguyễn Hoàng Huyên cho biết, các nhà khoa học có khuyến cáo rõ ràng về các tác hại của nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ gây độc hại cho người khi phun xịt và độc hại với môi trường. Riêng thuốc gốc Glyphosate với tên thương mại Roundup đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ và chứng minh an toàn với môi trường. Roundup là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ và được coi là tương đối an toàn, bởi trong 13 năm theo dõi 515 ca nhập viện ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu thì không có ca nào liên quan đến glyphosate. Người phát hiện và sáng chế ra loại thuốc diệt cỏ này từ năm 1970 là nhà khoa học John E. Franz đã được nước Mỹ trao Huân chương Công nghệ quốc gia vào năm 1987 và Huân chương Perkin Hóa học ứng dụng năm 1990 cho loại hóa chất này. |
Tuyết Vân