Trên tạp chí Khoa học số ra mới đây của Mỹ, các nhà nghiên cứu thuộc Phòng nghiên cứu thí nghiệm sinh học phân tử - Ủy ban nghiên cứu y học Anh tiết lộ, họ đã tổng hợp được một loại vật chất có tên XNA, có thể thay thế DNA trong nhiều chức năng quan trọng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, XNA cũng có thể lưu trữ thông tin di truyền giống DNA. Do mắt xích mà nó dùng cũng chính là cơ sở giống trong DNA, vì vậy giữa chuỗi XNA và chuỗi DNA có thể kết hợp với nhau để thực hiện truyền dẫn thông tin di truyền. Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu lấy một thông tin di truyền trên chuỗi DNA truyền sang XNA, sau đó lại truyền lại cho một chuỗi DNA khác, độ chính xác truyền dẫn thông tin di truyền khá cao, đạt trên 95%. Ngoài ra, nếu đáp ứng một vài điều kiện tiền đề, một phần hợp chất cao phân tử XNA trong ống nghiệm còn có thể tiến hóa thành những hình thái khác nhau giống như DNA. Đứng đầu nhóm nghiên cứu, ông Phil Holliger cho biết kết quả thí nghiệm trên đã chứng minh XNA đã có hai chức năng quan trọng như DNA, đó là di truyền và tiến hóa. XNA nhân tạo không hoàn toàn giống cấu trúc phân tử của DNA, điều này cho thấy DNA không phải là vật duy nhất mang mật mã di truyền sự sống. Có quan điểm cho rằng, tất cả sinh vật trên trái đất đều sử dụng DNA để mang thông tin di truyền, bởi nó là khởi đầu của sự sống trên Trái Đất, số lượng phân tử của các loại tương ứng trong môi trường khá phong phú. Hơn nữa ở những nơi khác trong vũ trụ cũng có thể tồn tại những hình thức sống với cách thức di truyền không giống nhau. Nghiên cứu này cũng được coi là một bước tiến quan trọng trên con đường “cuộc sống nhân tạo", tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, việc con người sử dụng XNA để nhân tạo thông tin di truyền đồng thời tạo ra một sự sống mới, vẫn còn là một lộ trình dài cần phải khám phá. | |
Theo Vietnam+ |
Wednesday, May 2, 2012
Tuesday, May 1, 2012
Kể từ năm 2003 đến nay, chúng ta đã tổ chức không dưới 50 cuộc hội thảo, hội nghị về cây trồng biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về cây trồng và sản phẩm cây trồng biến đổi gen.
CÔNG NGHỆ CHUYỂN GEN
Công nghệ nói chung, công nghệ chuyển gen và các sản phẩm cây trồng biến đổi gen nói riêng đều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia, quá trình chuyển giao, khai thác bản quyền ở Việt Nam chắc cũng không có gì khác so với thế giới nhưng mức độ khai thác giờ đây phụ thuộc vào trình độ nhận thức, sự tiếp nhận công nghệ và sản phẩm cây trồng chuyển gen của chúng ta.
Đứng trước vấn đề quan trọng khi còn nhiều ý kiến khác nhau cần phải bình tĩnh và thận trọng, nhìn nhận khách quan trên cơ sở luận cứ khoa học cụ thể. Trước hết, chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng về vấn đề chuyển gen và sản phẩm cây trồng biến đổi gen.
1. Trước xu thế toàn cầu hóa, cây trồng chuyển gen và sản phẩm biến đổi gen sớm hay muộn cũng phát triển ở Việt Nam. Chúng ta hãy chủ động đón nhận công nghệ, sản phẩm này như một sự tất yếu bởi tính hiện đại và sự tiến bộ của nó. Coi công nghệ chuyển gen như một trong những công cụ chọn tạo giống cây trồng mới hiện đại, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới.
2. Về bản chất của cây trồng chuyển gen là sự biến đổi vật chất di truyền, tiếp nhận thêm những gen mới, kết quả là xuất hiện những tính trạng mới dưới sự tác động của môi trường. Quá trình biến đổi vật chất di truyền (thêm gen mới) nhờ vào công nghệ chuyển gen, nếu so sánh quá trình này với quá trình đột biến trong tự nhiên về bản chất thì hai quá trình là một, bởi vì quá trình tiến hóa của sinh vật đều phải trông chờ vào quá trình biến đổi vật chất di truyền, trong đó đột biến đóng vai trò quan trọng. Dưới tác động của các nhân tố gây đột biến, vật chất di truyền được biến đổi theo hai hướng: thêm đoạn hay bớt đoạn. Như vậy, quá trình thêm đoạn nhờ chuyển gen cũng tương tự như quá trình thêm đoạn ADN trong đột biến tự nhiên. Tuy nhiên, hai quá trình này có nhiều điểm khác nhau: Nếu quá trình chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại những biến dị có lợi cho quá trình tiến hóa của loài, thì trong kỹ thuật chuyển gen cây trồng chỉ giữ lại tính trạng đã được định hướng trước, có lợi về kinh tế, không đóng góp gì cho quá trình tiến hóa của loài. Đây là điểm khác biệt căn bản nhất giữa đột biến tự nhiên và “đột biến” nhờ kỹ thuật chuyển gen. Sản phẩm của đột biến tự nhiên là tính trạng có lợi cho tiến hóa, còn sản phẩm của quá trình chuyển gen là các tính trạng có lợi cho con người, đây là ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ chuyển gen.
3. Quá trình hình thành tính trạng mới trong tự nhiên phải diễn ra hàng trăm năm, triệu năm, thậm chí hàng tỷ năm, còn quá trình hình thành tính trạng mới nhờ công nghệ chuyển gen chỉ diễn ra trong vài năm, nhờ tính ưu việt này mà chúng ta có thể rút ngắn được quá trình chọn tạo giống cây trồng mới, bổ sung các tính trạng ưu việt mới, đáp ứng tốt nhất mục tiêu chọn giống và phục vụ sản xuất.
4. Quá trình tiếp nhận gen mới trong tự nhiên bị ngăn cản bởi ranh giới loài, công nghệ chuyển gen cho phép chuyển các gen khác loài. Như vậy, công nghệ chuyển gen giúp chúng ta di nhập tính trạng từ các loài khác nhau, vượt qua ranh giới loài mà các phương pháp lai tạo truyền thống không thể tiến hành được. Thông qua phương pháp chuyển gen (về lý thuyết) cho phép nhà chọn giống tích hợp được các gen có lợi vào một loài, một sản phẩm cây trồng nhất định, phải chăng đây là phương thức tạo ra các tính trạng ưu việt mới cho cây trồng trên cơ sở kết hợp với phương pháp chọn tạo truyền thống mà chúng ta chưa thể làm được.
Kể từ khi sản phẩm chuyển gen được thử nghiệm và thương mại hóa (1996) cho đến nay (2011), sau 15 năm với 148 triệu ha cây trồng chuyển gen, diễn ra 29 nước với 154 triệu nông dân trên toàn thế giới trồng và sử dụng sản phẩm chuyển gen, cho thấy công nghệ chuyển gen và sản phẩm chuyển gen mang đến cho loài người những mặt tích cực là chủ yếu: tăng sản lượng mùa màng, cải thiện môi trường canh tác nông nghiệp, đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững trước sự thay đổi của khí hậu. Cho đến nay, từ nông dân, chủ trang trại, các nhà khoa học chưa tìm thấy những bằng chứng tiêu cực do công nghệ chuyển gen và sản phẩm chuyển gen gây ra cho loài người.
LỰA CHỌN HỆ THỐNG GEN ĐÍCH PHÙ HỢP
Tôi cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi nghiên cứu, phát triển cây trồng chuyển gen ở nước ta thời gian qua là chúng ta chưa lựa chọn được hệ thống gen đích phù hợp với điều kiện canh tác, sinh thái nông nghiệp của Việt Nam, chưa chứng minh tính hiệu quả của gen Bar và gen Bt. Trước hết cần khẳng định, hai gen được thương mại hóa (Bar và Bt) đều nằm trong nhóm gen bảo tồn năng suất tiềm năng, chứ không phải nằm trong nhóm gen tăng năng suất.
Do vậy, mọi thông tin về sự tăng năng suất do 2 gen này mang lại thông qua tài liệu tuyên truyền và mô hình là không có cơ sở khoa học. Các công ty đa quốc gia thương mại hóa gen kháng thuốc trừ cỏ và gen kháng sâu đục thân là để giải quyết vấn đề nông nghiệp của Châu Mỹ và Châu Âu, chứ không phải giải quyết vấn đề nâng cao năng suất cây trồng của Việt Nam. Lý do:
- Nền nông nghiệp của các nước Châu Mỹ và Châu Âu được sản xuất trên quy mô lớn, trang trại, 80% tự động hóa, địa hình bằng phẳng, thống nhất quản lý địch hại, nguồn lao động ít, thời gian sinh trưởng cây trồng dài (gấp đôi các nước nhiệt đới). Đặc trưng sinh thái nông nghiệp nghèo, tỷ lệ tổn thất do thiên địch chủ yếu là sâu đục thân, đục rễ (có thể trên 30% về năng suất), các thế hệ gen Bt đặc trưng cho các loài cánh vảy Châu Mỹ và Châu Âu, do vậy khi áp dụng 2 gen này phát huy được hiệu quả do giảm chi phí và tổn thất năng suất, bảo tồn được năng suất tiềm năng của giống nền.
- Nền nông nghiệp Việt Nam dựa trên quy mô nhỏ lẻ, địa hình trồng ngô chủ yếu là miền núi, nguồn lao động phong phú, ít tự động hóa, thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng ngắn, đa dạng sinh học nông nghiệp phong phú, tỷ lệ tổn thất năng suất do sâu đục thân là không đáng kể, quản lý trên quy mô nhỏ, nông hộ. Do vậy, khi áp dụng hệ thống gen này khó phát huy được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, loài sâu đục thân gây hại cho cây ngô và các cây trồng khác ở Việt Nam là khác với các chủng ở Châu Âu, Châu Mỹ, do vậy gen Bt ít phát huy được tác dụng.
Để phát triển cây trồng biến đổi gen một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu lựa chọn hệ thống gen đích phù hợp với điều kiện canh tác, sinh thái nông nghiệp Việt Nam, đó là các hệ thống gen chống chịu bao gồm:
- Hệ thống gen Bt đặc chủng cho sâu đục thân Việt Nam.
- Hệ thống gen chịu hạn.
- Hệ thống gen chịu chua phèn, đạm thấp, bệnh.
Trong đó, hệ thống gen chịu hạn cần tập trung nghiên cứu mạnh vì đối với cây ngô, nước ta có tới 80% diện tích trồng ngô nhờ nước trời.
Cần lưu ý thêm là hệ thống gen chống chịu sinh học và phi sinh học này cũng chỉ là hệ thống gen bảo tồn năng suất tiềm năng, chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cây trồng, bảo tồn năng suất của giống nền. Như vậy, muốn có giống năng suất cao vẫn phải dựa vào công nghệ lai tạo giống truyền thống là chủ yếu. Công nghệ chuyển gen với hệ thống gen chống chịu chỉ có vai trò tăng cường khả năng chống chịu của giống, bảo tồn năng suất tiềm năng.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được các gen, nhóm gen có vai trò nâng cao năng suất cây trồng, ở nước ta đã có một vài nhóm các nhà khoa học đề cập và nghiên cứu, tuy nhiên kết quả còn nhiều hạn chế. Chúng ta cần nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hướng nghiên cứu trên.
THỐNG NHẤT NHẬN THỨC
Để nhanh chóng phát triển sản phẩm biến đổi gen, chúng ta nên có sự nhìn nhận chung, thống nhất về công nghệ chuyển gen, cây trồng chuyển gen và sản phẩm biến đổi gen, thể hiện ở một số điểm:
- Thừa nhận công nghệ chuyển gen, sản phẩm cây trồng biến đổi gen đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của nước nhà.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng lộ trình phát triển cây trồng biến đổi gen phù hợp, tăng cường công tác quản lý giám sát chương trình phát triển cây trồng biến đổi gen.
- Công tác tuyên truyền phải phản ánh khách quan, trung thực, gần dân hơn, đừng để dân sợ.
- Nhanh chóng làm chủ được công nghệ, lựa chọn hệ thống gen phù hợp, nhập nội một số sản phẩm cây trồng biến đổi gen tiên tiến của thế giới để sử dụng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nội địa hóa sản phẩm cây trồng biến đổi gen để có thể chủ động trong những năm tới.
Theo nongnghiep.vn
- Cây trồng biến đổi gen (GMO_ - vấn đề vẫn đang là chủ đề nóng tranh cãi trên thế giới. Trước một công nghệ mới, Việt Nam không thể làm ngơ. Nhưng quyết định như thế nào thì nên cân nhắc, thận trọng!.
Càng mở rộng càng tranh cãi
Cây trồng BĐG được các nước phát triển như Mỹ, và một số nước châu Ấu nghiên cứu, ứng dụng từ cuối những năm 80, và được thương mại hóa giữa các năm 90 của thế kỷ trước. Đến nay, đã có gần 30 quốc gia (phần lớn ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Ấu) triển khai sản xuất cây trồng BĐG (CTBĐG). Cuối năm 2010, diện tích CTBĐG trên thế giới đã lên gần 150 triệu ha, trong đó các sản phẩm chủ yếu là đậu tương (chiếm 51,7%) ngô (hơn 30%), bông (hơn 9%), sau đó là cải dầu, khoai tây.
Một vài số liệu cho thấy, chỉ tính riêng năm 2011 đã có thêm 12 triệu ha được đưa vào canh tác, tăng 8% so với năm 2010, và tăng gấp 94 lần so với năm 1996 - thời điểm GMO được thương mại hóa toàn cầu.
Mặc dù công nghệ BĐG mang lại những thành tựu to lớn mang tính toàn cầu, nhưng sinh vật BĐG nói chung, cây trồng BĐG nói riêng ngay từ ban đầu cho đến nay vẫn còn những quan điểm khác nhau, những cuộc tranh cãi gay gắt, những lo sợ về khả năng rủi ro trong giới khoa học, các nhà quản lý, các chính sách, các cá nhân, tổ chức ở tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Về mặt quốc gia, có 3 nhóm những quan điểm khác nhau: Nhóm thứ nhất hoàn toàn ủng hộ GMO gồm Mỹ, Canada, Mexico, Brazin, Achentina, trugn Quốc, Ấn Độ và Australia. Nhóm thứ 2 không ủng hộ GMO chủ yếu ở châu Âu. Và nhóm thứ 3 có thái độ trung gian, chờ đợi.
Ngô biến đổi gen đang được trồng khảo ngiệm, |
Ở Việt Nam, theo PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Di truyền nông nghiệp, năm 2007, Nhà nước mới có định hướng nghiên cứu, ứng dụng CTBĐG. Mấy năm qua, bước đầu chúng ta khảo nghiệm CTBĐG ở một số loại như bông, ngô, đu đủ và một vài loại cây lâm nghiệp. Riêng cây ngô đã có các công ty như Monsanto Thái Lan với ba giống ngô chuyển gen là MON89034, NK603, và MON89034 x NK603; Công ty Syngenta Việt Nam với hai giống ngô chuyển gen là BT11 và GA21... được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khảo nghiệm.
Tháng 7/2007, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen". Đề án tổng thể tập trung vào nhiệm vụ: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học CTBĐG, nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn sinh học...
Thận trọng không thừa
Trước tình hình trên, một số nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Cách tiếp cận với cây trồng BĐG ở Việt Nam cần hướng theo một lộ trình phù hợp: 1. Thu nhập đầy đủ thông tin, phân tích dánh giá khách quan tác động hai mặt của cây trồng BĐG và sản phẩm của chúng để hướng tới sự đồng thuận của xã hội về việc sử dụng cây trồng BĐG và sản phẩm của cây trồng BĐG. 2. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các nghiên cứu cơ bản để tạo ra cây trồng BĐG tại Việt Nam trên một số đối tượng cây trồng được lựa chọn. 3. Thử nghiệm, hoặc gieo trồng trên diện rộng cây trồng BĐG của một số loài như Bông, cây lâm nghiệp, hoa cây cảnh nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học.
PGS, TS Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao cho biết, chi phí mua giống biến đổi gene đắt gấp nhiều lần giống truyền thống. Số tiền này sẽ ngày càng nhiều lên khi người nông dân lệ thuộc vào các công ty cung ứng. Nhưng nếu họ muốn quay trở lại với giống cây cũ thì không thể do môi trường sinh thái đã biến đổi, đầu tư nhiều tiền, nhiều thời gian, công sức cũng khó cải tạo được như cũ.
Theo ông Minh, điều nguy hiểm trước mắt là nếu chính sách thu mua nông sản cào bằng giữa sản phẩm từ giống truyền thống và biến đổi gene thì người trồng đương nhiên sẽ sử dụng giống biến đổi gen. "Trong 5-10 năm đầu tiên, người nông dân rất nhàn, năng suất cao, ít sâu bệnh. Nhưng cái lợi đó chỉ trong thời gian ngắn, hậu quả để lại vô cùng to lớn khi họ bị ép giá từ những công ty cung ứng xuyên quốc gia", ông Minh nói.
Trên nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo: các hãng cung cấp giống BĐG đem những hạt giống biến đổi gen này đi đăng ký để giữ chủ quyền. Việc hợp thức hóa việc làm này là một việc kinh khủng vì từ nay về sau, họ sẽ làm chủ và toàn quyền kiểm soát sinh vật, thực vật và sự sống trên quả địa cầu qua sự ghép gen và phối giống của họ. Đặc biệt, các hãng này còn có thể tạo ra giống có gen vô sinh. Hạt giống này sau khi cho ra hạt, chúng sẽ không thể trồng lại cho vụ mùa tới. Chúng là giống đã bị triệt sản: chỉ trồng được 1 lần thôi. Nếu phấn của chúng bay qua và phối hợp với giống khác, giống đó cũng sẽ mang gen vô sinh.
Không chỉ là lợi đồn, chính ông Lê Huy Hàm cũng cho biết: Hiện các giống cây trồng biến đối gen chỉ trồng được đến 2 hoặc 3 vụ là cùng. Sau đó, nếu tiếp tục trồng cây sẽ cho năng suất thấp, không giữ được các tính trạng như ban đầu. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu khi Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ BĐG thì Việt Nam có nên ứng dụng, thậm chí trồng đại trà khi chúng ta đang phụ thuộc giống hoàn toàn vào phía bạn? Monsanto có ý gì khi từng nói "Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ đuợc thực phẩm sẽ làm chủ thế giới.
GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam (Bộ NN&PTNT) chia sẻ: Sinh vật biến đổi gen (Theo định nghĩa của Nghị định Cartagena) là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó được biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người, nó mang một tổ hợp nguyên liệu di truyền mới tạo ra nhờ sử dụng các kỹ thuật phân tử để đưa gen mới vào bộ gen của sinh vật, tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên. Thuật ngữ quốc tế gọi là GMO (Genetically Modified Organism). Sinh vật GMO trong cây trồng gọi là Cây trồng biến đổi gen (GMC). Thực phẩm được tạo ra từ các sinh vật biến đổi gen hay có chứa thành tố của chúng được gọi là Thực phẩm biến đổi gen.
Theo vef.vn
Một nhóm các nhà khoa học quốc tề vừa phát hiện một loại gene có khả năng làm chậm sự lây lan của khối ung thư tuyến tụy, mở đường cho việc điều trị một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất.
Sau khi phát hiện gene có tên USP9X trong một nghiên cứu về ung thư tuyến tụy ở chuột, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nhận ra chúng có chức năng tương tự ở người. Mô hình tuyến tụy Các nhà khoa học trước đó đã biết USP9X có mặt trong tất cả các tế bào của người song không ai biết khả năng ức chế ung thư của nó, Tuveson cho biết. Ngoài USP9X, còn có thêm 3 gene khác cũng có chức năng tương tự song sự vắng mặt của USP9X mới chính là nguyên nhân gây di căn khiến những bệnh nhân ung thư tuyến tụy nhanh chóng tử vong. Phát hiện có ý nghĩa “đánh thức gene USP9X bằng thuốc” như một bộ điều biến biểu sinh, các nhà khoa học nói thêm. 96% bệnh nhân ung thư tuyến tụy chết vì căn bệnh này trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán, một trong những tỷ lệ sống sót thấp nhất của bệnh ung thư. Chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu là rất khó vì vậy bệnh thường chỉ được phát hiện sau khi đã lan rộng. |
Theo Đất Việt |
Các chuyên gia Mỹ vừa phát hiện một loài ong mới kiếm ăn theo cách hết sức bất thường tại thành phố New York: liếm mồ hôi người để sống.
Một loài ong mới đang vi vu tại thành phố có biệt danh “quả táo lớn” của Mỹ. Loại côn trùng nhỏ xíu, cỡ bằng hạt mè, chủ yếu kiếm ăn trên mồ hôi người, theo nghĩa đen. Ong mồ hôi tại NewYork Bắc Mỹ là quê nhà của hàng ngàn loài ong bản địa, nhưng từ lâu chúng đã bị lãng quên trước đồng loại ong mật nhập cư, vốn cho mật và sáp ngon ngọt hơn. Do vậy, khi bắt được những chú ong kỳ lạ này tại công viên Prospect ở Brooklyn vào năm 2010, nhà khoa học Ascher phải mất nhiều thời gian mới xác định được danh tính của nó, nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia Jason Gibbs tại Đại học Cornell. Khác với đồng loại châu Âu, ong mồ hôi không làm ra nhiều mật, nhưng hiếm khi đốt người. Chúng rất ưa thích các con mồi là những người hay đổ mồ hôi nhiều, theo chuyên gia Ascher. |
Theo Thanh Niên |
Monday, April 30, 2012
Hàm lượng hoóc-môn “âu yếm” oxytocin trong máu có thể giúp dự đoán tình yêu của cặp đôi nào bền hơn.
Theo các nhà khoa học, lượng oxytocin của cơ thể trong những tháng yêu đầu có thể đóng vai trò như dấu hiệu dự đoán độ dài của một mối quan hệ
Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bar-Ilan (Israel) tiến hành khảo sát 43 đối tượng độc thân và 60 cặp đôi ở độ tuổi 20, mỗi cặp mới qua lại với nhau khoảng 3 tháng.
Mỗi cặp được phỏng vấn riêng rẽ từng người về suy nghĩ, lo lắng và kỳ vọng của mình vào mối quan hệ mới. Sau đó, họ cùng ngồi lại và thảo luận về những trải nghiệm đáng nhớ của cả hai.Trong lúc này, các nhà khoa học tiến hành xét nghiệm mẫu máu của tất cả thành viên, kể cả các đối tượng độc thân.
Kết quả cho thấy các cặp đôi có hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn những người độc thân. Cặp đôi nào càng thân mật càng có hàm lượng oxytocin cao.
Những cặp đôi đã sống chung có hàm lượng oxytocin cao nhất và có xu hướng duy trì ở mức độ ổn định trong 6 tháng tiếp theo.
Cặp đôi nào càng thân mật, hàm lượng oxytocin càng cao. Những cặp đã sống chung có hàm lượng oxytocin cao nhất. |
Theo các nhà khoa học, oxytocin và những biểu hiện trong tình yêu có nhiều tác động qua lại. Cặp đôi có nhiều cử chỉ thân mật như cầm tay, liếc mắt đưa tình có hàm lượng oxytocin trội hơn. Ngược lại, lượng oxytocin tăng càng củng cố thêm sự quấn quýt, bền chặt của một mối quan hệ.
Biểu hiện này cho thấy lượng oxytocin của cơ thể trong những tháng yêu đầu có thể đóng vai trò như chỉ số dự đoán độ dài của một mối quan hệ.
Tuy nhiên, do không thể tiến hành lấy mẫu máu của các thành viên tại thời điểm trước khi yêu, nghiên cứu vẫn chưa thể làm rõ oxytocin quyết định tuổi thọ tình yêu hay tình cảm nồng cháy giữa các cặp đôi đẩy hàm lượng oxytocin tăng và nhờ vậy, mối quan hệ của họ càng thêm khăng khít.
Nguồn xaluan
Động vật học không xương sống | ||||||||||||||
| ||||||||||||||
| ||||||||||||||
Giáo trình Động vật học không xương sống đối với trường Cao đẳng Sư phạm vừa là giáo trình cơ sở giúp sinh viên tiếp thu một lĩnh vực của Sinh học, vừa là nội dung trực tiếp giảng dạy ở Trung học cơ sở.
Để đảm bảo yêu cầu của một giáo trình cơ sở, đối với một đối tượng đa dạng chiếm hầu hết giới động vật (chỉ trừ 2 ngành Nửa dây sống và Có dây sống) và rải trên nhiều cấp độ tổ chức, chúng tôi trình bày các đặc điểm cơ bản về cấu tạo, chức năng và hệ thống đặc trưng cho từng Ngành hoặc từng Lớp động vật. Các đại diện chọn làm ví dụ chỉ để chứng minh cho các đặc điểm cơ bản đó. Tác giả hi vọng rằng nắm vững kiến thức cơ bản và khái quát của một số không lớn các Ngành và các Lớp Động vật không xương sống sẽ là hành trang tối thiểu cần thiết, giữ vai trò định hướng và phát huy tư duy độc lập của giáo sinh trong cuộc đời hành nghề tương lai, khi phải giải quyết những vấn đề liên quan đến sự biểu hiện muôn màu muôn vẻ của giới động vật trong tự nhiên. Để đảm bảo yêu cầu của một giáo trình mà nội dung được sử dụng trực tiếp trong giảng dạy ở Trung học cơ sở, chúng tôi đã cố gắng sử dụng nhiều đại diện có ở nước ta làm dẫn chứng và có đánh giá tầm quan trọng lí thuyết và thực tiễn của từng nhóm động vật. Nội dung và phương pháp trình bày nhằm phát huy năng lực tự học, tự tìm tòi của người học trong thiên nhiên đa dạng và trong vốn kiến thức phong phú đã được tích lũy trong các tài liệu viết ở trong và ngoài nước. Mở đầu mỗi chương và mỗi bài thực hành đều có mục tiêu để người học có thể chủ động thực hiện yêu cầu của phần đó. Kết thúc từng chương có phần tóm tắt nội dung, câu hỏi và các tài liệu đọc thêm nhằm giúp người học nắm vững và mở rộng kiến thức. Giáo trình có hai phần: phần lí thuyết và phần thực hành. Xuất phát từ yêu cầu phát huy tiềm năng của người học, trong nội dung thực hành, ngoài các bài tiến hành trực tiếp trên các động vật đại diện còn có các bài đề cập tới cơ sở vật chất cần thiết cho thực hành động vật (bài Mở đầu), tổ chức góc sinh giới (bài 4) và thực tập ngoài thiên nhiên (bài 10) để sinh viên có thể biết cách tổ chức và chủ động tìm hiểu sinh học của các loài đại diện. Mỗi bài thực hành đều có nội dung bắt buộc và nội dung mở rộng. Phần chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật từ thiên nhiên Việt Nam và các thao tác thực hành đã được quan tâm đặc biệt nhằm chuẩn bị tiềm lực cho người học thực hiện chương trình thực hành ở Trung học cơ sở. Khi sử dụng phần lí thuyết người học có thể dùng thêm các hình vẽ về các đối tượng đại diện được giới thiệu trong phần thực hành và ngược lại. Về mặt thuật ngữ, chúng tôi mạnh dạn dùng các thuật ngữ tiếng Việt để thay thế cho các thuật ngữ Hán Việt trước kia vẫn dùng. Trong trường hợp chưa tìm được thuật ngữ tiếng Việt thích hợp chúng tôi tạm dùng các thuật ngữ đã quen dùng từ trước hoặc dùng tiếng La tinh. Một số thuật ngữ hiện chưa thống nhất, chúng tôi có ghi chú thêm tiếng Anh ở lần đầu sử dụng cũng như việc ghi chú tên khoa học đối với các đơn vị phân loại. Trong mục Tài liệu đọc thêm sau mỗi chương, chúng tôi chỉ giới thiệu các tài liệu dễ kiếm, phần lớn mới xuất bản, có nhiều khả năng hiện hữu trong thư viện các trường Cao đẳng Sư phạm. Hình vẽ trong sách chủ yếu là các hình vẽ lại hoặc ghép lại từ nhiều nguồn, được ghi cụ thể trong phần Nguồn hình ở cuối sách. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp ở bộ môn Động vật học của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Cao đẳng Sư phạm Hải Dương; Phân viện nghiên cứu biển Hải Phòng... và các góp ý bổ sung của GS. TSKH. Đặng Ngọc Thanh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Phân công biên soạn giáo trình này: Thái Trần Bái: Phần lí thuyết Nguyễn Văn Khang: Phần thực hành. Trong giáo trình không khỏi còn những thiếu sót về nội dung cũng như về trình bày, chúng tôi rất mong được các bạn đọc góp ý kiến.
Các tác giả
|
Một nhóm các nhà khoa học quốc tề vừa phát hiện một loại gene có khả năng làm chậm sự lây lan của khối ung thư tuyến tụy, mở đường cho việc điều trị một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất.
Sau khi phát hiện gene có tên USP9X trong một nghiên cứu về ung thư tuyến tụy ở chuột, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nhận ra chúng có chức năng tương tự ở người.
“Chúng tôi đang nghiên cứu chức năng của gene này trên những bệnh nhân ung thư tuyến tụy và thấy rằng chúng đã phần nào làm biến mất các tế bào ung thư”, David Tuveson cho AFP biết. “Các bệnh nhân ung thư tuyến tụy có ít USP9X sẽ chết rất nhanh sau khi phẫu thuật và hoặc bị di căn (lan rộng như ung thư) vào giai đoạn cuối”.
Các nhà khoa học trước đó đã biết USP9X có mặt trong tất cả các tế bào của người song không ai biết khả năng ức chế ung thư của nó, Tuveson cho biết.
Ngoài USP9X, còn có thêm 3 gene khác cũng có chức năng tương tự song sự vắng mặt của USP9X mới chính là nguyên nhân gây di căn khiến những bệnh nhân ung thư tuyến tụy nhanh chóng tử vong.
Phát hiện có ý nghĩa “đánh thức gene USP9X bằng thuốc” như một bộ điều biến biểu sinh, các nhà khoa học nói thêm.
96% bệnh nhân ung thư tuyến tụy chết vì căn bệnh này trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán, một trong những tỷ lệ sống sót thấp nhất của bệnh ung thư. Chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu là rất khó vì vậy bệnh thường chỉ được phát hiện sau khi đã lan rộng.
Song Hà (Theo AFP)
Sau khi phát hiện gene có tên USP9X trong một nghiên cứu về ung thư tuyến tụy ở chuột, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nhận ra chúng có chức năng tương tự ở người.
“Chúng tôi đang nghiên cứu chức năng của gene này trên những bệnh nhân ung thư tuyến tụy và thấy rằng chúng đã phần nào làm biến mất các tế bào ung thư”, David Tuveson cho AFP biết. “Các bệnh nhân ung thư tuyến tụy có ít USP9X sẽ chết rất nhanh sau khi phẫu thuật và hoặc bị di căn (lan rộng như ung thư) vào giai đoạn cuối”.
Các nhà khoa học trước đó đã biết USP9X có mặt trong tất cả các tế bào của người song không ai biết khả năng ức chế ung thư của nó, Tuveson cho biết.
Ngoài USP9X, còn có thêm 3 gene khác cũng có chức năng tương tự song sự vắng mặt của USP9X mới chính là nguyên nhân gây di căn khiến những bệnh nhân ung thư tuyến tụy nhanh chóng tử vong.
Phát hiện có ý nghĩa “đánh thức gene USP9X bằng thuốc” như một bộ điều biến biểu sinh, các nhà khoa học nói thêm.
96% bệnh nhân ung thư tuyến tụy chết vì căn bệnh này trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán, một trong những tỷ lệ sống sót thấp nhất của bệnh ung thư. Chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu là rất khó vì vậy bệnh thường chỉ được phát hiện sau khi đã lan rộng.
Song Hà (Theo AFP)
Subscribe to:
Posts (Atom)