Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Wednesday, December 7, 2011

Các nhà khoa học Hà Lan vừa tạo ra biến thể của virus cúm gia cầm với độc lực cực mạnh, có thể khiến hàng triệu người thiệt mạng cùng lúc.
Nghiên cứu trên đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi dữ dội và gây chia rẽ giữa các nhà nghiên cứu. Một số người cho rằng đáng lẽ không nên thực hiện một nghiên cứu như thế.
Chủng H5N1 hiện nay khiến 500 người thiệt mạng, và chưa đủ độc lực để gây ra đại dịch toàn cầu. Nhưng người ta sợ rằng loại virus biến đổi có thể được sử dụng trong chiến tranh sinh học nếu rơi vào tay kẻ xấu.

Chủng virus vừa được tạo ra có thể giết chết hàng triệu người cùng lúc.
Chủng virus vừa được tạo ra có thể giết chết hàng triệu người cùng lúc.
Nhà virus học Ron Fouchier ở Trung tâm y tế Erasmus ở Hà Lan đứng đầu nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 5 biến đổi gene của virus cúm gia cầm khiến nó có khả năng lây lan nhanh hơn.
Ông tiến hành thử nghiệm trên loài chồn sương vì động vật lâu nay vẫn được dùng để thử nghiệm virus cúm, và chúng có hệ hô hấp tương tự như con người.
Fouchier đã chuẩn bị tinh thần sẽ bị báo chí công kích, nên ông thuê một cố vấn để đề ra chiến lược truyền thông. Lúc đầu, nghiên cứu được thực hiện chỉ để hiểu đầy đủ hơn về H5N1.
Fouchier thừa nhận chủng virus do mình tạo ra là “một trong những virus nguy hiểm nhất con người có thể tạo ra”, và vẫn muốn xuất bản báo cáo mô tả quá trình tạo ra chủng virus này.
Nghiên cứu châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt giữa vấn đề tự do nghiên cứu khoa học và kiểm soát nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học có thể giúp ích cho sức khoẻ cộng đồng, nhưng cũng có thể được sử dụng để khủng bố sinh học.
Một nghiên cứu khác trên virus H5N1 do các nhà khoa học ở ĐH Wisconsin và ĐH Tokyo thực hiện cũng cho kết quả tương đương.
Cả hai báo cáo đều đang được xem xét bởi Hội đồng khoa học quốc qua vì an toàn sinh học của Mỹ (NSABB).
Theo Daily mail, Đất Việt
Posted by Unknown

Tuesday, November 22, 2011

Trái ngược với mọi ông bố bà mẹ trên đời, mỗi khi nhìn thấy cậu con trai 7 tuổi tươi tỉnh và vui vẻ là chị Toni lại cảm thấy lo sợ thắt gan thắt ruột.
Bradley Burhouse, con trai chị, mắc một chứng bệnh tim cực hiếm. Nhịp tim của cậu bé nhanh một cách nguy hiểm và luôn phải chịu sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo nó không thể đập nhanh hơn. Burhouse bị cấm cười tuyệt đối, bởi rất có thể, tiếng cười khúc khích của cậu sẽ “kích hoạt” một cơn trụy tim và khiến cậu bé phải đánh đổi bằng mạng sống của mình.
Bên cạnh việc cười đùa, Brad cũng không được tập thể thao. Cậu bé cũng không được phép ra ngoài chơi đùa với hai anh trai Jack (14 tuổi), Dalton (12 tuổi) và em gái Maddison (6 tuổi).
Mọi chuyện bắt đầu vào đầu năm nay, khi cậu bé lên cơn đau tim và phải nhập viện khẩn cấp. Các bác sĩ chẩn đoán Bradley mắc chứng tâm thất đập cực nhanh (120 – 200 nhịp mỗi phút, tức là cao gấp đôi so với người bình thường). Đây là một căn bệnh vô cùng hiếm gặp ở trẻ em.
Theo DailyMail, nguyên nhân gây bệnh là do tâm thất phát đi tín hiệu lỗi, khiến cho tim đập nhanh hơn bình thường, bơm nhiều máu và với tần suất dày đặc hơn. Tâm thất có thể không có đủ thời gian để lưu thông máu và hậu quả là có thể gây đau thắt vùng ngực, chóng mặt, ngất xỉu.
Bệnh này có thể điều trị tạm thời bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng nguy cơ vẫn rất cao. Trong một số trường hợp, bệnh tình còn trở nên trầm trọng hơn khi tâm thất bị tắc, khiến cho não và cơ không thể nhận được máu.
Chị Toni Burhouse, mẹ của cậu bé cho biết giờ đây, gia đình phải tuyệt đối cẩn thận với tâm trạng của Burhouse. Nếu cậu bé quá phấn khích hoặc cười quá lớn, họ sẽ phải tìm mọi cách để cậu trấn tĩnh trở lại.
Và trong khi những đứa trẻ khác được vui chơi, vận động ngoài trời thì Bradley được bác sĩ chỉ định chơi điện tử. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là phương án hoàn hảo. Kể từ khi được chẩn đoán bệnh, Bradley đã tăng thêm 2 cỡ quần áo và gia đình cậu bắt đầu lo ngại về vấn đề cân nặng của con trai.

Theo Daily mail, Vietnamnet
Posted by Unknown
Mới đây một nhóm các nhà khoa học Hà Lan trong chuyến thám hiểm tới New Britain, 1 hòn đảo gần Papua New Guinea, đã phát hiện loài phong lan chỉ nở vào ban đêm. Phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Thực vật học của Hiệp hội Linnean.
Phong lan Nocturnum Bulbophyllum mới phát hiện thuộc họ Bulbophyllum, - với khoảng 2.000 loài - là nhóm lớn nhất trong gia đình phong lan. Mỗi bông lan chỉ nở 1 đêm duy nhất và xuất hiện nụ mới để nở vào hôm sau.


Nocturnum Bulbophyllum là loài phong lan đầu tiên, trong số
khoảng 25.000 loài lan, được biết đến nở hoa vào ban đêm
“Khám phá thật bất ngờ vì có rất nhiều phong lan được biết đến nhưng chưa loài nào được ghi nhận thụ phấn vào ban đêm”, đồng tác giả nghiên cứu Andre Schuiteman, 1 một chuyên gia phong lan tại Vườn Bách Thảo Hoàng Gia Kew nói.
Tại sao lan Nocturnum Bulbophyllum chỉ nở về đêm vẫn còn là 1 bí mật. Các nhà khoa học sẽ đưa mẫu vật đến Hà Lan để làm sáng tỏ vấn đề này.
Khu vực sinh trưởng của Nocturnum Bulbophyllum hiện đang nằm trong địa bàn khai thác gỗ được chính phủ Papua New Guinea cho phép. Điều này sẽ đe doạ sự tồn tại của loài phong lan đặc biệt này.
Andre Schuiteman kêu gọi chính phủ Papua New Guinea bảo tồn những khu vực hoang sơ, nơi có thể còn nhiều loài phong lan chưa được khám phá.
Theo BBC, Đất Việt
Posted by Unknown
Một số chủng của vi khuẩn E.coli có thể chuyển hóa đường trong thực vật thành dẫn xuất axít béo, chất thường được dùng để sản xuất nhiên liệu.
Nhiên liệu sinh học được coi là một giải pháp giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nhưng hiện nhiên liệu sinh học mới chỉ được sản xuất ở quy mô nhỏ và chi phí rất cao.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đã tìm ra giải pháp giúp giảm chi phí bằng quy trình sản xuất trực tiếp từ thực vật với sự tham gia của vi khuẩn E.coli.
Trong những thí nghiệm gần đây, các nhà khoa học phát hiện thấy, một số chủng của vi khuẩn E.coli - có nhiều trong ruột những loài động vật có vú bao gồm cả con người - có thể chuyển hóa đường trong thực vật thành dẫn xuất axít béo. Đây là loại chất hóa học tương tự như xà phòng và có thể được dùng để sản xuất nhiên liệu.
"Tin tốt là bộ máy sản xuất axít béo trong vi khuẩn E.Coli cực kỳ mạnh mẽ", tiến sĩ Chaitan Khosla, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail"Chúng có thể chuyển hóa đường trong thực vật thành dẫn xuất axít béo với tốc độ phi thường."
Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa này vẫn được điều khiển hoàn toàn bởi vi khuẩn và mới chỉ thực hiện được trong phòng thí nghiệm. Dường như vi khuẩn E.Coli hạn chế sản xuất nhằm bảo vệ chúng khỏi tác hại của axít béo do chúng tạo ra.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách điều khiển được vi khuẩn E. Coli để sản xuất axít béo trên quy mô lớn. Nếu thành công, đây sẽ là một bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh học.
Posted by Unknown

Saturday, November 12, 2011

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”.

Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với GV trường Ams (THPT Hà Nội - Amsterdam)
Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này. Hiếu chưa nằm trong tốp học sinh xuất sắc của trường, nhưng cũng là một học sinh khá thông minh. Năm học vừa qua em đã đoạt giải nhì trong kì thi Olympic vật lí và cuối năm được cô giáo chủ nhiệm nhận xét trong học bạ là học sinh học giỏi đều các môn học.
Đến thăm gia đình em mới thấy hoàn cảnh gia đình quả rất khó khăn. Mẹ Hiếu (chị Nguyễn Thị Hạnh) bị suy thận mãn tính nặng phải chạy thận đã 8 năm. Bố Hiếu (anh Nguyễn Xuân Sơn) sức khỏe kém, theo bà nội em kể thì bố em từ nhỏ bị viêm tai giữa, đến khi phát hiện máu chảy ra đằng tai mới cho đến bệnh viện thì đã muộn, bác sĩ nói đã “ăn vào não” và để lại di chứng là trí nhớ và sức khỏe bị giảm sút, không có khả năng lao động. Bà nội Hiếu đã cao tuổi mắt lòa. Mọi chi tiêu cho 5 người trong gia đình Hiếu ở giữa Hà Nội trong thời buổi giá cả leo thang đều chủ yếu trông chờ ở số lương hưu ít ỏi của ông nội em - một cựu quân nhân hiện đang ốm nằm liệt giường …
Cảm thông với gia cảnh của em, Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào “Nhà giáo trường Ams đỡ đầu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Sau một tháng triển khai, tính đến trung tuần tháng 10/2011, ban vận động đã nhận quyên góp và chuyển tới em Nguyễn Trung Hiếu số tiền là 12,9 triệu đồng và một bộ laptop. Ngoài ra, để có nguồn tài chính ổn định và giúp em Hiếu có điều kiện học tập nâng cao trình độ các thày cô còn có hình thức chia sẻ phong phú khác như trích lương “tặng hàng tháng” cho em Hiếu 450 ngàn đồng; thày Nguyễn Trọng Tuấn nguyên hiệu phó nhà trường cam kết cho em Hiếu vay hàng tháng 500 ngàn đồng cho đến khi học hết lớp 12; còn cô Nguyễn Thúy Hằng giáo viên toán thì tặng em một suất học bổng cho tất cả các môn học ở trung tâm “Học mãi”… Hiện nay cuộc vận động vẫn tiếp tục được triển khai.
Nguyễn Trung Hiếu cho biết em rất xúc động trước tình cảm các thày cô dành cho em và gia đình. Em không còn phải nhịn ăn sáng để đi học nữa. Em tự hứa sẽ thật cố gắng để giành thành tích cao hơn trong học tập nhằm vượt lên số phận và để ngày mai lập nghiệp, không phụ lòng mong mỏi của các thày cô, của gia đình …
Vũ Quốc Lịch
(Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam)
*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây “sốc” với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Posted by Unknown

Friday, November 11, 2011

Phương pháp loại bỏ tế bào già yếu ở chuột cho thấy con người hoàn toàn có thể hy vọng về một tương lai không bệnh tật và trường thọ.
Với động tác thủ tiêu các tế bào lão hóa vài lần trong đời sống của chuột thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã có thể giúp những sinh vật này thoát khỏi một loạt chứng bệnh do tuổi già mang lại, từ bệnh đục nhân mắt, da bị lão hóa đến teo cơ. Chuyên gia Darren Baker của Đại học Y thuộc Mayo Clinic (Minnesota, Mỹ) cho biết những con chuột trên được điều trị từ giai đoạn đầu của quá trình sống, trước khi cơ thể chúng sản sinh ra các tế bào lão hóa. Khi một tế bào già cỗi, họ lại loại bỏ nó đi, và kết quả hết sức ấn tượng.

Quá trình thoái hóa của tế bào

Sau những đóng góp quan trọng đối với cơ thể, các tế bào bắt đầu già đi và cho thấy những dấu hiệu bị hao mòn, rách nát, quá trình có thể dẫn đến ung thư. Cũng vì lý do đó mà cơ thể quyết định “khóa” luôn chúng. Khi tế bào động vật có vú bước vào giai đoạn này, chúng có thể phát triển theo hai hướng, một là bị tiêu diệt hẳn hoặc vật vờ trong tình trạng bị thoái hóa. Vì một số lý do nào đó, các tế bào chọn cách tồn tại yếu ớt bắt đầu phun ra những protein lạ. Những tín hiệu hóa chất trên sẽ có tác động bất thường đối với các tế bào khỏe mạnh xung quanh, và giới chuyên gia đặt nghi vấn rằng đây là nhóm hóa chất có thể dẫn đến các căn bệnh có liên quan đến tuổi tác.
Số lượng tế bào bị thoái hóa tăng theo tuổi của mô. Trong tình huống tệ nhất, chúng có thể chiếm đến 15% số tế bào bên trong các mô của động vật hữu nhũ. Với tỷ lệ như vậy, tế bào già yếu đủ khả năng gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Theo chuyên gia Baker, chúng có thể kích hoạt vô số gien không có lợi cho cơ thể và tác động tiêu cực đến chức năng tổng quát của mô.

Phương pháp loại bỏ

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia Mỹ tác động để chuột trong phòng thí nghiệm già đi nhanh chóng. Chúng hiển thị đủ triệu chứng của tuổi già như đục nhân mắt, cơ yếu đi và cơ thể không còn tích đủ mỡ khi được 10 tháng tuổi, thời điểm chuột sẽ chết vì đau tim.
Khi chúng được 3 tuần tuổi, các nhà nghiên cứu điều trị chúng bằng một loại thuốc đặc trị, khiến các tế bào thoái hóa trong cơ thể tự tử hàng loạt. Liệu pháp này được lặp đi lặp lại theo chu kỳ 3 ngày/lần. So với nhóm chuột được phát triển tự nhiên, chuột được can thiệp có cơ bắp mạnh mẽ hơn, ít bị bệnh đục nhân mắt và da không nhăn nhiều (do lớp mỡ được phân bố đều đặn hơn dưới da).
Các chuyên gia cũng để cho một số con chuột phát triển tự nhiên và không can thiệp cho đến khi chúng được 5 tháng tuổi. Vào thời điểm này, chúng đã có dấu hiệu bị lão hóa. Đội ngũ nghiên cứu không khắc phục được những gì đã diễn ra, nhưng sau quá trình điều trị liên tục, tình trạng hủy hoại của cơ bắp và tế bào mỡ giảm dần và chấm dứt. Những con chuột này vẫn mang theo dấu hiệu của tuổi già và không sống thọ hơn, nhưng về cơ bản chúng trải qua giai đoạn vãn niên một cách khỏe mạnh và không mắc bệnh tật.
Hiện các chuyên gia đang lặp lại cuộc nghiên cứu trên chuột bình thường, không bị tác động bởi liệu pháp gien khiến chúng phát triển nhanh hơn như các lứa chuột đầu. Thế nhưng, các cuộc thí nghiệm này mất nhiều thời gian mới cho kết quả vì chuột sống trung bình khoảng 3 năm mới chết. Tuy nhiên, thông tin thu thập từ các cuộc nghiên cứu trước được đánh giá rất hữu ích cho quá trình tìm kiếm các liệu pháp thích hợp cho con người trong thời gian sắp tới. Chẳng hạn các chuyên gia có thể cân nhắc khả năng tiêu diệt những tế bào bị thoái hóa bằng liệu pháp gien, hoặc sử dụng vắc xin để huấn luyện hệ miễn nhiễm tấn công các tế bào có hại. Và trong tương lai, con người cuối cùng sẽ tìm ra biện pháp giúp kéo dài tuổi thọ nhờ những cuộc nghiên cứu như thế này.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown

Wednesday, November 2, 2011

Các nhà nghiên cứu cho hay, những dấu vết của giun thây ma Osedax (giun ăn xương – hay còn gọi là giun zombie) vừa được phát hiện trong mẫu hóa thạch 3 triệu năm ở Ý.


Giun Osedax ăn xương cá voi ở đáy biển bằng cách dùng các mô giống rễ luồn lách và phân hủy xương lấy chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở London (Anh) đã xác định được những lỗ khoan trên hóa thạch cá voi nhờ công nghệ scan.
Phát hiện được nhà khoa học Nicholas Higgs và các đồng nghiệp đăng tải trên tập sanHistorical Biology này mở ra một hướng nghiên cứu mới, cho thấy loài giun kỳ dị nói trên đã phát tán rộng trong đại dương thời tiền sử vượt quá sự tưởng tượng của con người.

Trước phát hiện này, bằng chứng đầu tiên và duy nhất cho thấy dấu vết của giun Osedax trong hóa thạch được tìm thấy ở bờ biển bang Washington (Mỹ) hồi năm ngoái.

Các nhà khoa học đang từng bước khám phá giun Osedax
Các nhà khoa học đang từng bước khám phá giun Osedax

Nhà khoa học Higgs đang nghiên cứu giun Osedax để phục vụ cho nghiên cứu tiến sĩ của mình và liên hệ với các đồng nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên thuộc Đại học Florence của Ý.

Các nhà khoa học Ý trước đó phát hiện ra một hóa thạch cá voi với hàng chùm sinh vật hóa thạch khác vây quanh, và cho rằng một hệ sinh thái đã phát triển bao quanh bộ xương này.

Hóa thạch xương cá voi vốn là điều kiện lý tưởng cho giun ăn xương. Chính vì vậy, nhà khoa học Higgs không thể bỏ lỡ cơ hội của mình, ông bỏ công sức tới Ý và lăn vào nghiên cứu đống hóa thạch.

BBC Nature dẫn lời ông Higgs cho hay: "Chúng tôi không tìm thấy bất cứ dấu hiệu trên hóa thạch xương cá voi… nhưng tôi đã dành cả tuần ở đó để nghiên cứu tất cả các bộ sưu tập và thậm chí tôi còn tìm thấy xương trong một chiếc hộp đầy bụi bặm”.

“Số xương được thu thập hồi năm 1875, nên hẳn đã bị lãng quên từ lâu. Đó không phải mẫu xương cá voi đẹp nên cũng không được mang ra trưng bày và chẳng ai ngó ngàng tới chúng”, ông Higgs nói thêm.

Mẫu hóa thạch các voi có dấu vết của giun Osedax
Mẫu hóa thạch cá voi có dấu vết của giun Osedax

Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhiệt huyết của nhà khoa học Higgs. Ông trở lại London và quyết làm sáng tỏ nghi ngờ của mình bằng cách dùng công nghệ micro-CT scanner.

“Hóa thạch của giun thực sự rất hiếm. Chúng tôi không biết nhiều về tiêu bản hóa thạch của chúng vì chúng vốn là động vật thân mềm. Tuy nhiên, loài giun ăn xương lại có đặc thù riêng, nên chúng tôi có thể tìm thấy dấu vết của chúng qua các lỗ khoan trên xương cá voi”.

Giun Osedax không có miệng và ruột nhưng lại có thể tấn công vào xương cá voi bằng cách đục đẽo nhờ các mô giống rễ của mình để lấy chất dinh dưỡng (đây chính là nguồn gốc khiến chúng được đặt biệt danh giun thây ma!). Một khi giun cái đã đục vào được xương cá voi thì nó sẽ không bao giờ chui ra. Giun đực thì không phải đục đẽo gì cả vì nó sống bên trong giun cái.

Tiêu bản của chúng được phát hiện đầu tiên vào năm 2004 trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Theo BBC, Thanh Niên
Posted by Unknown

Tuesday, November 1, 2011

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy sự tò mò đóng vai trò lớn trong thành tích học tập của học sinh, theo trang tin Top News.


Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Edinburgh (Anh) cho rằng trên thực tế, những đặc điểm tính cách như sự tò mò dường như cũng quan trọng như trí thông minh trong việc quyết định khả năng học tập của học sinh.
Sự thông minh quan trọng đối với thành tích học tập, nhưng nó không phải là tất cả do trẻ em thông minh nhiều khi cũng học hành không ra gì ở trường học, và một người nào đó với trí thông minh bình thường thành công bằng sự cần cù.

Do đó, các nhà khoa học tâm lý bắt đầu tìm kiếm những yếu tố khác ngoài trí thông minh khiến cho một số học sinh học tốt hơn những người khác.
Một trong những yếu tố đó là sự tận tâm. Về cơ bản, đó là chăm chỉ đến lớp và làm bài tập về nhà. Những người có điểm số cao do đặc điểm tính cách này có xu hướng học tốt ở trường.
Bà Sophie von Stumm và các cộng sự tự hỏi liệu sự tò mò có thể là một yếu tố quan trọng khác hay không.
“Sự tò mò về cơ bản là mong muốn được khám phá. Nếu bạn tò mò về mặt tri thức, bạn sẽ về nhà và đọc sách. Nếu bạn tò mò về mặt tri giác, bạn có thể đi du lịch ra nước ngoài và dùng thử nhiều món ăn khác nhau”, bà von Stumm giải thích. Cả hai, theo suy nghĩ của bà, đều có thể giúp bạn học tốt hơn ở trường.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phân tích tổng hợp, thu thập dữ liệu từ khoảng 200 cuộc nghiên cứu trên tổng số khoảng 50.000 học sinh và sinh viên.
Họ nhận thấy rằng sự tò mò thực sự tác động đến thành tích học tập của các em. Thực tế, nó có tác động khá lớn, với mức độ giống như sự tận tâm. Khi kết hợp với nhau, sự tận tâm và sự tò mò ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập như trí thông minh.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Perspectives on Psychological Sciencecủa Hiệp hội Khoa học Tâm lý Mỹ.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown