Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Wednesday, November 2, 2011

Các nhà nghiên cứu cho hay, những dấu vết của giun thây ma Osedax (giun ăn xương – hay còn gọi là giun zombie) vừa được phát hiện trong mẫu hóa thạch 3 triệu năm ở Ý.


Giun Osedax ăn xương cá voi ở đáy biển bằng cách dùng các mô giống rễ luồn lách và phân hủy xương lấy chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên ở London (Anh) đã xác định được những lỗ khoan trên hóa thạch cá voi nhờ công nghệ scan.
Phát hiện được nhà khoa học Nicholas Higgs và các đồng nghiệp đăng tải trên tập sanHistorical Biology này mở ra một hướng nghiên cứu mới, cho thấy loài giun kỳ dị nói trên đã phát tán rộng trong đại dương thời tiền sử vượt quá sự tưởng tượng của con người.

Trước phát hiện này, bằng chứng đầu tiên và duy nhất cho thấy dấu vết của giun Osedax trong hóa thạch được tìm thấy ở bờ biển bang Washington (Mỹ) hồi năm ngoái.

Các nhà khoa học đang từng bước khám phá giun Osedax
Các nhà khoa học đang từng bước khám phá giun Osedax

Nhà khoa học Higgs đang nghiên cứu giun Osedax để phục vụ cho nghiên cứu tiến sĩ của mình và liên hệ với các đồng nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên thuộc Đại học Florence của Ý.

Các nhà khoa học Ý trước đó phát hiện ra một hóa thạch cá voi với hàng chùm sinh vật hóa thạch khác vây quanh, và cho rằng một hệ sinh thái đã phát triển bao quanh bộ xương này.

Hóa thạch xương cá voi vốn là điều kiện lý tưởng cho giun ăn xương. Chính vì vậy, nhà khoa học Higgs không thể bỏ lỡ cơ hội của mình, ông bỏ công sức tới Ý và lăn vào nghiên cứu đống hóa thạch.

BBC Nature dẫn lời ông Higgs cho hay: "Chúng tôi không tìm thấy bất cứ dấu hiệu trên hóa thạch xương cá voi… nhưng tôi đã dành cả tuần ở đó để nghiên cứu tất cả các bộ sưu tập và thậm chí tôi còn tìm thấy xương trong một chiếc hộp đầy bụi bặm”.

“Số xương được thu thập hồi năm 1875, nên hẳn đã bị lãng quên từ lâu. Đó không phải mẫu xương cá voi đẹp nên cũng không được mang ra trưng bày và chẳng ai ngó ngàng tới chúng”, ông Higgs nói thêm.

Mẫu hóa thạch các voi có dấu vết của giun Osedax
Mẫu hóa thạch cá voi có dấu vết của giun Osedax

Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhiệt huyết của nhà khoa học Higgs. Ông trở lại London và quyết làm sáng tỏ nghi ngờ của mình bằng cách dùng công nghệ micro-CT scanner.

“Hóa thạch của giun thực sự rất hiếm. Chúng tôi không biết nhiều về tiêu bản hóa thạch của chúng vì chúng vốn là động vật thân mềm. Tuy nhiên, loài giun ăn xương lại có đặc thù riêng, nên chúng tôi có thể tìm thấy dấu vết của chúng qua các lỗ khoan trên xương cá voi”.

Giun Osedax không có miệng và ruột nhưng lại có thể tấn công vào xương cá voi bằng cách đục đẽo nhờ các mô giống rễ của mình để lấy chất dinh dưỡng (đây chính là nguồn gốc khiến chúng được đặt biệt danh giun thây ma!). Một khi giun cái đã đục vào được xương cá voi thì nó sẽ không bao giờ chui ra. Giun đực thì không phải đục đẽo gì cả vì nó sống bên trong giun cái.

Tiêu bản của chúng được phát hiện đầu tiên vào năm 2004 trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Theo BBC, Thanh Niên
Posted by Unknown

Tuesday, November 1, 2011

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy sự tò mò đóng vai trò lớn trong thành tích học tập của học sinh, theo trang tin Top News.


Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Edinburgh (Anh) cho rằng trên thực tế, những đặc điểm tính cách như sự tò mò dường như cũng quan trọng như trí thông minh trong việc quyết định khả năng học tập của học sinh.
Sự thông minh quan trọng đối với thành tích học tập, nhưng nó không phải là tất cả do trẻ em thông minh nhiều khi cũng học hành không ra gì ở trường học, và một người nào đó với trí thông minh bình thường thành công bằng sự cần cù.

Do đó, các nhà khoa học tâm lý bắt đầu tìm kiếm những yếu tố khác ngoài trí thông minh khiến cho một số học sinh học tốt hơn những người khác.
Một trong những yếu tố đó là sự tận tâm. Về cơ bản, đó là chăm chỉ đến lớp và làm bài tập về nhà. Những người có điểm số cao do đặc điểm tính cách này có xu hướng học tốt ở trường.
Bà Sophie von Stumm và các cộng sự tự hỏi liệu sự tò mò có thể là một yếu tố quan trọng khác hay không.
“Sự tò mò về cơ bản là mong muốn được khám phá. Nếu bạn tò mò về mặt tri thức, bạn sẽ về nhà và đọc sách. Nếu bạn tò mò về mặt tri giác, bạn có thể đi du lịch ra nước ngoài và dùng thử nhiều món ăn khác nhau”, bà von Stumm giải thích. Cả hai, theo suy nghĩ của bà, đều có thể giúp bạn học tốt hơn ở trường.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phân tích tổng hợp, thu thập dữ liệu từ khoảng 200 cuộc nghiên cứu trên tổng số khoảng 50.000 học sinh và sinh viên.
Họ nhận thấy rằng sự tò mò thực sự tác động đến thành tích học tập của các em. Thực tế, nó có tác động khá lớn, với mức độ giống như sự tận tâm. Khi kết hợp với nhau, sự tận tâm và sự tò mò ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập như trí thông minh.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Perspectives on Psychological Sciencecủa Hiệp hội Khoa học Tâm lý Mỹ.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown

Friday, October 28, 2011

Các nhà nghiên cứu Canada nói rằng, sự có mặt của một động vật săn mồi cũng có thể gây căng thẳng đủ để giết chết con mồi, ngay cả khi con vật săn mồi không thực sự bắt được và ăn con mồi, theo hãng tin UPI.
Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Toronto khẳng định phát hiện của họ có thể áp dụng đối với mọi sinh vật đối mặt với một mức độ căng thẳng nhất định.

“Cách thức con mồi phản ứng với nỗi sợ hãi bị ăn thịt là một chủ đề quan trọng trong sinh thái học, và chúng tôi đã biết nhiều về việc các phản ứng này tác động đến những tương tác giữa con mồi và động vật săn mồi như thế nào”, chuyên gia sinh học tiến hóa Locke Rowe cho biết.
Trong một cuộc thử nghiệm, ấu trùng chuồn chuồn mới sinh được nuôi trong bể. Một số được nuôi riêng biệt, và số còn lại được nuôi chung trong những bể nơi chúng có thể nhìn thấy và đánh hơi được mùi của động vật săn mồi, dù các con vật này không thực sự có thể ăn thịt chúng.
“Những gì chúng tôi phát hiện là bất ngờ, nhiều chuồn chuồn chết hơn khi con vật săn mồi chia sẻ môi trường sống với chúng”, ông Rowe nói.
Ấu trùng đối mặt với cá hoặc côn trùng săn mồi có tỷ lệ sống sót thấp hơn 2,5-4,3 lần so với ấu trùng không ở trong hoàn cảnh như vậy.
Và sau đó 11% ấu trùng đối mặt với cá đã chết khi chúng cố gắng biến hình sang giai đoạn trưởng thành, so với chỉ 2% ở nhóm ấu trùng sống trong môi trường không có cá.
“Chúng tôi đã cho các con chuồn chuồn mới sinh đi qua giai đoạn biến hình để trở thành các con trưởng thành, và nhận thấy những con lớn lên xung quanh các con vật săn mồi có khả năng thất bại trong việc hoàn thành quá trình biến hình cao hơn, và thường chết trong khi trải qua quá trình này”, ông nhấn mạnh.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown

Thursday, October 27, 2011



Các nhà khoa học thuộc Đại học Edinburgh và Bristol (Anh) đã tạo được máu nhân tạo từ tế bào gốc. Máu nhân tạo có thể sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng 2 năm tới. Về lý thuyết này, một phôi thai có thể cung cấp đủ tế bào cung cấp máu cho cả nước Anh.

Các nhà khoa học hy vọng máu nhân tạo có thể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, giúp khắc phục tình trạng thiếu máu truyền đang rất phổ biến ở nhiều bệnh viện trên thế giới. Máu nhân tạo có ưu điểm không bị nhiễm mầm bệnh và có thể truyền cho mọi nhóm máu.
Máu nhân tạo sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng 2 năm tới.
Máu nhân tạo sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng 2 năm tới.
Theo Daily Mail, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh và Bristol (Anh) đã lần đầu tiên tạo ra hàng nghìn triệu tế bào hồng cầu từ tế bào gốc ở tủy sống. Tuy nhiên, máu sử dụng để truyền cần chứa tới 2,5 nghìn tỷ tế bào hồng cầu. Vì thế, số lượng hồng cầu mà các nhà khoa học tạo ra chưa đủ để thử nghiệm trên người.
Theo lý thuyết, tế bào lấy gốc từ phôi thai có thể tự nhân thành số lượng lớn, nhưng cho đến nay nhóm nghiên cứu vẫn chưa tạo được đủ số lượng hồng cầu cần thiết. Nếu hiện thực hóa được lý thuyết này, chỉ cần một phôi thai có thể cung cấp đủ tế bào để sản xuất máu cung cấp cho cả nước Anh.
Tiến sĩ Marc Turner, thuộc Đại học Edinburgh, dự đoán trong vòng 2 - 3 năm nữa, nhóm nghiên cứu của ông sẽ sẵn sàng thử nghiệm tiêm máu nhân tạo vào cơ thể những người tình nguyện. Sau đó, một cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn sẽ được tiến hành. Máu nhân tạo có thể được sản xuất và sử dụng rộng rãi trong vòng 1 thập kỷ nữa.
Máu nhân tạo cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia đang phát triển. Hàng nghìn phụ nữ ở các quốc gia này tử vong hàng năm do băng huyết sau khi sinh con. Những phụ nữ này có thể được cứu sống, nếu được truyền máu kịp thời.
Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu sản xuất máu nhân tạo đã bị phản đối bởi một số nhà khoa học. Họ cho rằng sử dụng tế bào gốc của phôi thai để phục vụ nghiên cứu khoa học là một việc làm phi nhân tính.
Theo Daily mail, Vietnamnet
Posted by Unknown

Monday, October 24, 2011



Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Anh đã sử dụng vi khuẩn và ADN để hợp thành những thành phần cơ bản cho các thiết bị kỹ thuật số. Điều này mở ra hướng nghiên cứu các máy tính sinh học kiểm tra sức khỏe con người sắp trở thành hiện thực.
Máy tính sinh học có thể theo dõi sức khỏe người. (Ảnh: Daily Mail)
Máy tính sinh học có thể theo dõi sức khỏe người. (Ảnh: Daily Mail)

GS. Richard Kitney, nhà nghiên cứu khoa học của trường ĐH Hoàng gia London đã công bố trên tờ Nature Communications, các thiết bị kỹ thuật số căn cứ vào các cổng logic, các khối xây dựng cơ bản trong mạch Silicon. “Nếu không có vi khuẩn và ADN, chúng tôi không thể xử lý thông tin kỹ thuật số”, GS. Kitney nói.
Theo tờ Science Daily, GS. Kitney và các đồng nghiệp của ông ở trường ĐH Hoàng gia London đã nhân rộng các khối xây dựng sử dụng vi khuẩn và AND, tạo thành cổng logic sinh học mở đường cho việc xây dựng bộ vi xử lý sinh học phức tạp hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khoa học hi vọng máy tính sinh học có thể áp dụng cho việc theo dõi sức khỏe của con người trong tương lai, đồng thời các bộ vi xử lý sinh học nhỏ gắn vào cơ thể người, có thể theo dõi sức khỏe người và tìm ra đúng bệnh.
“Đây mới chỉ là công trình nghiên cứu sơ khai về các cổng logic sinh học tiên tiến nhất được các nhà khoa học tạo ra. Để đi đến áp dụng công trình này vào trong thực tiễn là cả một chặng đường dài”, GS. Kitney nhận định.
Theo Daily mail, Đất Việt
Posted by Unknown


Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tăng hơn 40% nguy cơ bị tiền sản giật.
Phân tích các nghiên cứu cho thấy thụ tinh trong ống nghiệm khiến các thai phụ có nguy cơ cao hơn bị tiền sản giật dẫn đến tăng huyết áp, có thể gây co giật và thậm chí là tử vong.
Các nhà khoa học tin rằng quá trình nuôi cấy phôi thai trong phòng thí nghiệm có thể dẫn đến tình trạng phát triển kém của bánh nhau sau đó. Các chuyên gia khác tin rằng phụ nữ thực hiện IVF có nguy cơ cao hơn bị tiền sản giật vì những phụ nữ này thường ở độ tuổi lớn hơn và có các vấn đề sức khỏe khác.
Charles Kingsland, bác sĩ sản thuộc Bệnh viện Phụ nữ Liverpool và là thành viên đứng đầu của Hiệp hội Sinh sản Anh nói: “Chúng tôi biết rằng phụ nữ thực hiện IVF có thể phải đối mặt với các nguy cơ và rất nhiều trong số đó là do tuổi tác.”
Các vấn đề về nhau thai dẫn đến tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tiền sản giật.
Để tìm hiểu xem liệu phụ nữ mang thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ mang thai tự nhiên hoặc thụ tinh nhân tạo hay không, các tác giả Mỹ đã xem xét các nghiên cứu trong khoảng từ năm 1995 đến 2011.
Từ việc phân tích 6 nghiên cứu phù hợp, họ phát hiện ra rằng so vơi các nhóm khác tỉ lệ tiền sản giật hoặc tăng huyết áp do mang thai cao hơn 41% ở những phụ nữ sau khi tiến hành IVF.
Nghiên cứu được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ.
Theo Xã luận
Posted by Unknown


Các nhà khoa học của Trường đại học California Davis (UC Davis) cho biết họ đã phát triển một loại vải mới mang tên 2-AQC có thể diệt khuẩn, chống các thuốc trừ sâu và các độc tố một khi được phơi nắng.

Loại vải mới bằng bông này có chứa một thành phần có thể dính vào sợi bông tốt hơn so với những thành phần chống vi khuẩn khác. Theo các nhà khoa học, thành phần này sẽ không làm thay đổi các đặc tính của sợi bông.


Mặc dù khó biết được khi nào người tiêu dùng sẽ mua các loại quần áo làm bằng vải 2-AQC,nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng loại vải này đặc biệt thích hợp với các nhân viên y tế, các nhà nông nghiệp và các quân nhân.

Trong những năm qua, các sản phẩm kháng khuẩn và kháng sinh như xà phòng, tất ngắn, thớt, trò chơi cho trẻ em và bồn cầu được thiết kế phần lớn từ các chất như triclosan và tributyletain, đã tràn ngập thị trường thế giới. Thậm chí, hiện nay, người ta còn sử dụng cả các ion bạc kháng khuẩn trong máy giặt cũng như các chất khử mùi để chống vi khuẩn.

Tuy nhiên, nhiều người đang tự hỏi về những hậu quả của những sản phẩm này đối với môi trường và việc liệu chúng có làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh hay không, đặc biệt là khuẩn cầu chùm.
Theo Vietnam+
Posted by Unknown

Friday, October 21, 2011



Toàn bộ chuỗi gien của cụ già từng sống đến 115 tuổi đã được giải mã trong phòng thí nghiệm, cho phép giới khoa học nghiên cứu sâu hơn về sự trường thọ.

Hơn 10 năm kể từ khi giới khoa học lần đầu tiên đưa ra bản nháp về bộ gien người, đến nay các chuyên gia Hà Lan mới công bố chuỗi gien đặc biệt của một cụ bà sống đến 115 tuổi, là người già nhất thời của mình khi chết. Kết quả nghiên cứu này đã được báo cáo tại hội nghị khoa học thường niên American Society of Human Genetics ở Canada, với hy vọng giúp các chuyên gia mở được cánh cửa đến sự trường thọ.
Cụ già được giữ bí mật danh tính, chỉ được biết đến với cái tên W115, cũng là người sống lâu nhất được mã hóa bộ gien. Chỉ có khoảng vài trăm cá nhân được giải mã toàn bộ chuỗi gien trong hơn một thập niên, nhờ vào công nghệ “đọc” ADN ngày càng trở nên rẻ hơn và chính xác hơn. Cụ bà W115 đã hiến xác nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, cho phép các bác sĩ tìm hiểu về bộ não và những cơ quan khác của cơ thể, cũng như phân tích bộ gien của bà. Bác sĩ Henne Holstege của Đại học VU tại Amsterdam cho hay cụ bà dường như sở hữu một số gien đặc biệt giúp bảo vệ khỏi chứng mất trí nhớ và các bệnh tật của tuổi già.
W115 bị sinh non và cha mẹ bà đã tuyệt vọng vì tưởng con mình không sống nổi. Tuy nhiên, trên thực tế bà có cuộc đời trường thọ và khỏe mạnh, chỉ vào viện dưỡng lão khi được 105 tuổi. Bà chết vì khối u trong bao tử, và từng được điều trị ung thư vú vào năm 100 tuổi. TheoBBC, cuộc thử nghiệm năng lực não bộ vào năm 113 tuổi cho thấy đầu óc của bà minh mẫn như người 60 - 75 tuổi. Sau khi bà chết, kết quả khám nghiệm tử thi không hề cho thấy dấu hiệu của chứng mất trí nhớ, hoặc các mạch máu bị thu hẹp trong trường hợp bệnh tim mạch.
Nhận xét về báo cáo của Đại học VU, tiến sĩ Jeffrey Barrett của Trung tâm Sanger tại Cambridge cho rằng đây là khởi đầu cho cuộc tìm hiểu tại sao sự đa dạng về ADN có liên quan đến quá trình sống lâu một cách khỏe mạnh của con người. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác trước khi rút ra được kết luận cuối cùng.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown