Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Thursday, October 13, 2011



Sự ra đi của Steve Jobs có liên quan đến chứng bệnh gọi là ung thư tuyến tụy rất hiếm gặp. Vậy nhóm người nào có nguy cơ cao mắc bệnh này?
Steve Jobs đã mãi mãi ra đi ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy
Steve Jobs đã mãi mãi ra đi ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy
Không một ai biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy. Các bác sỹ cũng hiếm khi giải thích tại sao người này lại mắc mà người kia thì không. Tuy nhiên rõ ràng là bệnh này không lây nhiễm từ người này sang người khác. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở mỗi người được đúc kết từ những nghiên cứu của các nhà khoa học:
Khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tụy đi kèm với tuổi tác của mỗi người. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tụy xảy ra ở những người có độ tuổi trên 60.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với những người không có thói quen này.
Nguy cơ bị ung thư tuyến tụy ở những bệnh nhân tiểu đường cũng cao hơn so vói người bình thường.
Nam giới có khả năng mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới.
So với người Châu Á hay người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người da trắng thì tỷ lệ người Mỹ gốc Phi mắc chứng bệnh này là cao hơn nhiều.
Nếu bố mẹ, chị gái, anh trai trong nhà đã bị ung thư tuyến tụy thì nguy cơ bị mắc bệnh này sẽ cao gấp 3 lần. Đồng thời, nếu tiền sử gia đình cũng bị mắc ung thư ruột kết hay ung thư buồng trứng thì nguy cơ bị ung thư tuyến tụy cũng tăng lên.
Viêm tuyến tụy mãn tính là dạng bệnh gây đau đớn của tuyến tụy. Một số bằng chứng đã chứng minh đây cũng chính là yếu tố nguy cơ cho ung thư tuyến tụy sau này.
Ngoài ra với những người phải tiếp xúc với hóa chất nơi làm việc hay có chế độ ăn với hàm lượng chất béo cao cũng tăng cơ hội cho căn bệnh ung thư này hoành hành.
Sau khi kiểm tra hết các yếu tố trên, nếu nghi ngờ mình có nguy cơ mắc bệnh hãy tìm gặp bác sỹ ngay lập tức để có thể tìm ra hướng giải pháp để hạn chế nguy cơ mà đưa ra kế hoạch phù hợp cho việc kiểm tra sau này.
Theo MedicineNet, Dân trí
Posted by Unknown


Sản phụ ở Sóc Trăng vừa sinh một bé gái hai đầu. Khi mang thai siêu âm phát hiện hai tim thai nên gia đình cứ ngỡ là sinh đôi. Thông tin được giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết tối qua.
Sản phụ tuổi ngoài 30 quê huyện Châu Thành (Sóc Trăng) sinh con lần hai, nhập viện vào rạng sáng ngày 12/10. Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện thai nhi có đến hai đầu nên quyết định mổ lấy thai vào chiều cùng ngày.
Bé gái này thực chất là hai cơ thể dính nhau, không hoàn chỉnh.
Bé gái này thực chất là hai cơ thể dính nhau, không
hoàn chỉnh. (Ảnh: Thiên Phước).
Bác sĩ Nguyễn Hồng Thủy, khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cho biết lúc mới sinh sức khỏe bé khá yếu nên phải hỗ trợ hô hấp. Đến tối “hai bé” thở tốt, sức khỏe bình thường.
Qua kiểm tra, bé gái hai đầu cùng một cơ thể nhưng có hai tim, hai cột sống, hai chân và một bộ phận sinh dục. Nhìn mặt trước thấy rõ hai tay (một bên 6 ngón) nhưng phía sau có thêm một tay 3 ngón.
Người nhà sản phụ cho biết lúc mang thai có đi siêu âm nhưng không phát hiện hai đầu. Nơi siêu âm phát hiện hai tim thai nên gia đình rất vui vì tưởng rằng sinh đôi.
Theo Vnexpress
Posted by Unknown

Wednesday, October 12, 2011


Gần gũi với người Việt nhưng tre lại tồn tại một bí ẩn lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó là những bông hoa tre.
Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. Gần gũi là vậy nhưng trong những cây tre tồn tại một bí ẩn to lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó chính là những bông hoa tre.
Điều thứ nhất khiến hoa tre được coi là một bí ẩn chính là chu kỳ nở kỳ lạ. Theo kinh nghiệm truyền lại từ nhiều thế hệ, phải từ 60 đến 100 năm, tre mới nở hoa một lần. Một khoảng thời gian dài bằng cả một đời người.
Điều thứ hai là một giai thoại: thời điểm tre nở hoa cũng là thời điểm tre bắt đầu giã từ cuộc sống. Sau mỗi vụ nở hoa, những cây tre sẽ khô kiệt, tàn úa và không bao tự giờ hồi sinh, mà phải nhờ đến bàn tay con người trồng lại.
Theo quan niệm Á Đông, tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đó quả là một hình ảnh hiên ngang hiếm thấy giữa đất trời.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa tre ở Việt Nam được các thành viên chia sẻ trên các diễn đàn:
Kỳ thú vẻ đẹp
Hoa tre, loài hoa rất ít người có cơ hội nhìn thấy thường nở thành chùm, có màu vàng, tùy từng loài mà hoa sẽ có sự khác biệt ít nhiều
Kỳ thú vẻ đẹp
Hoa tre phất phơ trong gió vùng cao.
Kỳ thú vẻ đẹp
Dáng vẻ thướt tha như những cành liễu rủ.
Kỳ thú vẻ đẹp
Cận cảnh hoa tre với những nhụy vàng lủng lẳng
Kỳ thú vẻ đẹp
Nụ hoa tre thon dài và cứng cáp
Kỳ thú vẻ đẹp
Nếu nhìn kĩ, nụ hoa tre trông giống như những búp măng thu nhỏ.
Kỳ thú vẻ đẹp
Những đóa hoa nở từ mắt tre già cỗi
Kỳ thú vẻ đẹp
Chu kỳ nở lạ lùng của hoa tre kéo dài từ 60 đến 100 năm, bằng cả một đời người.
Kỳ thú vẻ đẹp
Do rất ít cơ hội bắt gặp, những người được chiêm ngưỡng hoa tre là những người rất may mắn.
Kỳ thú vẻ đẹp
Hoa tre khô trở thành một vật trang trí hiếm có và rất thẩm mỹ
Theo Daily info
Posted by Unknown

Các phân tử tạo màu vàng và cam chính là nguyên nhân khiến cây thay áo khi thu sang, nhưng điều gì khiến nhiều loại cây đỏ rực rỡ vẫn còn là bí ẩn. Màu lá còn tiết lộ cho ta biết mức độ stress của cây.
Lá cây phản ứng trước sự giảm nhiệt độ và ánh mặt trời yếu và ít hơn của mùa thu bằng cách ngừng sản xuất diệp lục - chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng. Bởi diệp lục rất nhạy cảm với điều kiện lạnh, nên trong những trường hợp như sương đến sớm, lá cây sẽ đổi màu rất nhanh.
Khi chất diệp lục tạo màu xanh bớt dần đi, thì các chất nhuộm màu đỏ và vàng - chính là cất caroten thường có mặt trong cà rốt hoặc bí đỏ - thống lĩnh bề mặt lá.
"Chất tạo màu vàng và đỏ vẫn luôn hiện diện trong lá cây suốt cả mùa hè, nhưng phải đến khi màu xanh nhạt đi chúng ta mới nhìn thấy", Paul Schaberg, nhà nghiên cứu về thực vật học của Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ cho hay.

Tuy nhiên, sắc đỏ rực rỡ của một số loài cây vẫn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Khi thu sang, những cây phong và tần bì trở nên đỏ rực là nhờ chất sắc tố (anthocyanins), chỉ xuất hiện vào mùa thu. Chất này cũng mang đến màu đỏ cho những quả dâu chín, táo đỏ và mận.
Ở cây cối, những chất tạo màu đỏ này có tác dụng như một tấm lá chắn ánh sáng mặt trời, ngăn các tia có hại và bảo đảm cho lá cây khỏi bị ánh sáng với cường độ quá mạnh. Nó cũng đóng vai trò là chất chống đông, bảo vệ các tế bào cây khỏi bị đông cứng, và còn là chất chống oxy hóa.
Cây cối tạo ra những chất này để phản ứng với điều kiện khắc nghiệt như lạnh đến mức đóng băng, tia UV, khô hạn và nấm mốc.
Ngoài ra, lá cây màu đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh tật và mệt mỏi. Nếu chúng ta thấy lá của một hay nhiều cây chuyển màu đỏ từ rất sớm - vào khoảng tháng 8 - rất có thể nó đang phải chiến đấu với nấm hoặc bị một ai đó lái xe đâm vào.
Nhưng tại sao cây cối lại mất công sức nhuộm lá chỉ để ít ngày sau đó chúng rụng đi?
"Một số người suy đoán rằng điều đó giúp lá cây đương đầu với stress", Schaberg nói với LiveScience. "Nếu các sắc tố giúp cho lá tồn tại trên cây thêm ít ngày nữa, lá có thể giúp cây thu nhận được những điều tốt cho cây trước khi rụng. Cây sẽ tích trữ nguồn sống đó cho mùa sinh sôi sau".
Nếu nhìn từ mối liên hệ giữa màu đỏ của lá cây với mức độ ô nhiễm môi trường, sự thay lá của cây khi mùa thu sang sẽ không chỉ là cảnh đẹp. Các nhà khoa học hy vọng rằng việc nghiên cứu các sắc tố lá cây sẽ giúp tìm hiểu mức độ "stress" mà cây phải chịu đựng và qua đó biết được sự tác động của môi trường. Một ngày nào đó, lá cây sẽ kể cho chúng ta biết cây cối đang thấy gì.


Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Đảo Bannerman nhìn ra sông Hudson, New York, nơi có mùa thu rất nổi tiếng. (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Sắc thu ở Albuquerque, Mỹ. (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Sắc thu ở Albuquerque, Mỹ. (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Phân bố những dãy núi, cánh rừng (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Sắc thu ở Codorado (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Vệ tinh hình ảnh màu sắc mùa thu nở rộ dọc theo bờ biển phía đông của hồ Superior. (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Sắc thu ở Berlin, Đức. (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Cầu trên hồ Chocorua với dãy núi trắng cao chót vót phía sau. (Nguồn: news.discovery.com)
Vì sao lá cây chuyển đỏ hay vàng khi thu tới?
Lá thu ở Nhật Bản. (Nguồn: news.discovery.com)
Posted by Unknown
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, acid béo omega-3 không làm khỏe tim như người ta vẫn tin lâu nay.
Sau khi nghiên cứu hơn 3.000 người, các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ phát hiện việc dùng một lượng lớn omega-3 có tên alpha-linolenic acid (ALA) không đem lại lợi ích gì cho hệ tim mạch.

Nguyên nhân thứ nhất là do việc gọi tên, dán nhãn. Có 2 loại acid béo omega-3: loại chuỗi dài (có trong cá) thực sự tốt cho tim, còn loại chuỗi ngắn (có trong thực vật) không có tác dụng rõ ràng. Nhiều nhà sản xuất thực phẩm chứa omega-3 không nêu rõ sự khác biệt này.
Nguyên nhân thứ hai là có những dân tộc thường xuyên ăn cá (chứa nhiều omega-3) nên việc thừa mứa loại acid này trong cơ thể không phát huy tác dụng tăng cường hệ tim mạch.

Nguyên nhân thứ ba là một số nghiên cứu tập trung vào việc phòng đau tim ở người khỏe mạnh, trong khi một số nghiên cứu khác liên quan người đã bị bệnh tim. Vì vậy, đôi lúc có kết quả nghiên cứu trái ngược về tác dụng của omega-3 đối với tim.

Các nhà khoa học khuyên, nếu có vấn đề tim mạch thì nên dùng thuốc (chống cao huyết áp, hạ mức cholesterol…) theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu dùng omega-3 tự nhiên trong cá thì nên ăn vừa phải vì cá biển chứa thủy ngân không tốt cho tim. Nên ăn cá hồi vì chúng ít thủy ngân mà lại giàu omega-3.

Thạch Vũ (Theo LiveScience)
Posted by Unknown


Một loại cây mới có khả năng gieo hạt của chính mình đã được tìm thấy ở Bahia, đông bắc Brazil, một trong những khu vực đa dạng sinh thái nhất thế giới.
Loài cây nhỏ nhắn chỉ cao vài cm có hoa hình ngôi sao với màu hồng trắng mọc ở sân sau của một nhà thực vật học không chuyên gốc Nga tên Alex Popovkin và người phát hiện ra nó là một trong những phụ tá của ông này là Jose Carlos Mendes Santos.
Phát hiện cây tự gieo hạt ở Brazil
Ông Santos đã liên hệ với các chuyên gia sinh học ở nhiều nước để nhờ hỗ trợ nghiên cứu loài cây mới.
Loài cây trên được đặt tên Spigelia genuflexa do sự thích nghi khác thường của nó. Sau khi đậu quả, những cành có quả uốn cong xuống rồi đặt những quả nang chứa hạt xuống nền đất, và đôi khi vùi chúng dưới lớp rêu mềm. Cách thức này đảm bảo các hạt nói trên nảy mầm và phát triển thành cây gần cây “mẹ” chúng vào mùa tiếp theo.
Tiến sĩ Lena Struwe, chuyên gia sinh vật học tại Đại học Rutgers ở bang New Jersey, cho biết loài cây Spigelia genuflexa có thể đã phát triển khả năng gieo hạt vì nhiều lý do.
“Về loài cây này, rất có thể do nó có thời gian tồn tại ngắn (chỉ vài tháng) và sống trong những phạm vi môi trường thích hợp, cây mẹ được xem là thành công nhất nếu nó gieo hạt sát bên mình, hơn là thả chúng bay xa vào những môi trường không thích hợp”, bà Struwe nói với hãng tin BBC.
Thêm một điều thú vị là do cây tồn tại chỉ trong một mùa, cây mẹ sẽ không cạnh tranh với các cây con của mình, vốn có thể là vấn đề đối với những những loài cây sống dài ngày hơn. Bà Struwe nói, một số ít loài cây khác tiến hóa theo cách này để có thể sống sót trên những vách đá, bằng cách đặt hạt vào những khe hở an toàn, và cũng để tránh những loài động vật ăn hạt.
Theo bà Struwe, khám phá trên chứng tỏ trong thiên nhiên vẫn còn nhiều loài cây chưa được đặt tên và công nhận. Nó cũng cho thấy nhu cầu bức thiết phải bảo vệ và bảo tồn những khu vực còn lại của rừng Đại Tây Dương, một trong những nơi có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, trước bàn tay của những kẻ phá rừng.
Phát hiện của ông Popovkin được công bố trên chuyên san PhytoKeys số mới nhất.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown

“Đàn ông có thể có một nguồn tế bào gốc đầy tiềm năng nằm giữa… 2 chân của họ!”. Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện, tinh hoàn có thể là nguồn tế bào gốc để từ đó, tạo ra tế bào não, bắp thịt, máu… Hứa hẹn nhiều ứng dụng trong y khoa về sau.
Tao te bao goc tu tinh hoan
Tế bào gốc dạng phôi của chuột. Các chuyên gia Mỹ đã tìm ra trong tinh hoàn chuột một loại tế bào gốc có thể biến thành tế bào của não, bắp thịt, máu và ngay cả mạch máu nữa. (Ảnh: www.nsf.gov)
Trong một nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học Mỹ phát hiện được một loại tế bào gốc của tinh hoàn có thể trở về trạng thái tế bào gốc dạng phôi, tức là có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể.
Là một phần của những nỗ lực quốc tế trong việc phát triển tế bào gốc mà không dùng đến phôi, nghiên cứu này được thực hiện bởi tiến sĩ Marco Seandel, chuyên gia tế bào gốc của Viện Y khoa Howard Hughes, và các cộng sự từ 2 trường đại học Harvard và Weill Cornell ở Mỹ.
Với khám phá mới này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra được nguồn tế bào gốc dạng phôi từ tinh hoàn để phục vụ cho mục đích trị bệnh cho con người. Nhóm nghiên cứu nói vui rằng đàn ông có thể có một nguồn tế bào gốc đầy tiềm năng nằm giữa… 2 chân của họ.
Biến thành tế bào máu, não và bắp thịt
Trong nghiên cứu này – được thực hiện trong suốt 10 năm qua – các chuyên gia đã tìm ra trong tinh hoàn chuột một loại tế bào gốc có thể được điều chỉnh để phát triển thành các tế bào não, bắp thịt, máu và cả mạch máu nữa.
Nhóm nghiên cứu đã khám phá được 1 loại protein đặc thù chỉ có trong một lượng rất nhỏ tế bào gốc của tinh hoàn chuột có khả năng trở về trạng thái tế bào gốc dạng phôi. Chính protein này là chỉ dấu sinh học giúp các chuyên gia phát hiện được những tế bào gốc đầy tiềm năng đó.
Theo nhóm nghiên cứu, một ngày nào đó, các bệnh nhân nam sẽ có thể trông cậy vào tinh hoàn của chính mình như là một nguồn tế bào gốc để cứu chữa tim hay thận bị thương tổn, hoặc để khắc phục các thiệt hại ở não do các bệnh Alzheimer hay Parkinson gây ra.
Tiến trình khai thác tế bào gốc dạng phôi từ tinh hoàn chuột bắt đầu từ việc trích xuất một mẫu mô nhỏ của tinh hoàn, giống như trường hợp lấy mẫu sinh thiết vậy.
Không đưa những gien mới vào tế bào gốc như trong những nghiên cứu khác, tiến sĩ Seandel và các cộng sự đã đưa các tế bào gốc của tinh hoàn chuột vào một môi trường phát triển đặc biệt, từ đó những tế bào này sẽ trở về trạng thái của tế bào gốc dạng phôi, tức là có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, chứ không chỉ tế bào tinh trùng mà thôi.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã biến tế bào gốc của tinh hoàn chuột thành các tế bào của não, máu, mạch máu và bắp thịt. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu vì sao các tế bào gốc của tinh hoàn chuột có khả năng trở về trạng thái tế bào gốc dạng phôi. Họ cho rằng việc xác định được cơ chế này sẽ giúp phát triển khả năng đó cho các tế bào gốc ở các bộ phận khác của cơ thể.
Theo tiến sĩ Marco Seandel, tế bào gốc dạng phôi có khả năng phát triển để trở thành hơn 250 loại tế bào đặc thù cho nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.
Tìm kiếm tế bào gốc tương tự ở người
Tao te bao goc tu tinh hoan
Tế bào gốc đang được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra được nguồn tế bào gốc dạng phôi từ tinh hoàn để sử dụng trong điều trị bệnh tật. (Ảnh: AFP)
Sau khi thử nghiệm thành công trên chuột, nhóm nghiên cứu đang xúc tiến việc tìm kiếm những tế bào gốc có khả năng tương tự ở con người.
Tiến sĩ Shahin Rafii, thuộc Đại học Y khoa Weill Cornell và là đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “Tất nhiên là vẫn còn không ít khó khăn. Chúng tôi phải cố gắng tìm ra những tế bào gốc như thế ở con người, và đồng thời phải khám phá được cơ chế của việc tế bào gốc của tinh hoàn trở về trạng thái tế bào gốc của phôi”.
Theo tiến sĩ Seandel, khai thác tế bào gốc dạng phôi từ tinh hoàn là một lĩnh vực nghiên cứu rất thực tế, vì tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng, và khi tinh trùng gặp trứng thì việc thụ thai sẽ xảy ra, từ đó tạo nên một cơ thể có đầy đủ các bộ phận hoàn chỉnh.
Theo nhóm nghiên cứu, tế bào gốc của tinh hoàn có cường độ hoạt động rất mạnh: một người đàn ông bình thường có thể sản sinh ra 40.000 tinh trùng mỗi giây.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học muốn khai thác những công dụng lớn lao của tế bào gốc dạng phôi để sửa chữa các mô hay bộ phận bị hư hại của cơ thể, nhưng việc khai thác đó đang là một vấn đề gây tranh cãi, bởi vì việc lấy tế bào gốc từ phôi sẽ làm cho phôi bị phá hủy.
Do đó, qua nghiên cứu này, các chuyên gia hy vọng sẽ tạo ra được nguồn cung cấp tế bào gốc dạng phôi từ tinh hoàn để sử dụng trong việc điều trị nhiều bệnh khác nhau, như tiểu đường, đột quỵ, Alzheimer (một dạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi), Parkinson (bệnh liệt rung) và một số bệnh ung thư.
  • Quang Thịnh (Theo Globe and Mail, Science Daily, BBC)
Posted by Unknown

Có thể nói công nghệ bóc tách tế bào gốc từ màng dây rốn và dây rốn do GS – BS Phan Toàn Thắng phát hiện có ý nghĩa rất lớn trong sử dụng tế bào gốc vào nghiên cứu và điều trị, bởi vì nó gần như là câu trả lời cho tất cả những khó khăn và trở ngại của công nghệ tế bào gốc hiện hành.
GS Phan Toan Thang va cong nghe tach te bao goc
Dưới đây là buổi trò chuyện với giáo sư Phan Toàn Thắng xung quanh việc ứng dụng công nghệ mới mẻ này vào cuộc sống.
Giáo sư đã từng nói rằng, việc tìm ra nguồn tế bào gốc từ màng dây rốn cũng là chuyện tình cờ?
Đúng vậy, một hôm có một dây rốn lạ gửi tới phòng nghiên cứu của chúng tôi, là chuyên gia nghiên cứu về da và vết thương nên ngay lập tức ý tưởng áp dụng kỹ thuật tách tế bào da vào màng dây rốn đã bắt đầu hình thành trong đầu tôi. Sau 4 tháng tìm tòi và nghiên cứu, công nghệ bóc tách tế bào gốc từ màng dây rốn và cuống rốn đã thành công.
Ưu và nhược điểm của công nghệ điều trị tế bào gốc là gì thưa giáo sư?
Sử dụng tế bào gốc điều trị có hai nguy cơ chính về an toàn được đặt ra đó là nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm như HIV, Viêm gan B. Nguy cơ đầu tiên được kiểm soát dễ dàng và thuận lợi qua việc làm xét nghiệm người cho cũng như xét nghiệm tế bào để đảm bảo không có bất kể một mầm bệnh nguy hại nào trước khi đưa vào sử dụng điều trị. không những thế, khả năng tạo thành khối u ác tính là rất có thể. Đây chính là một trong những trở ngại lớn nhất của các tế bào gốc phôi (embryonic stem cells).
Tế bào gốc phôi nuôi trong ống nghiệm được ví như đứa trẻ 3 tuổi tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh xã hội nó có thể trở thành người tốt hoặc kẻ xấu trong tương lai. Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương thức hiệu quả để kiểm soát quá trình biệt hóa của tế bào gốc phôi nuôi trong ống nghiệm thành tế bào tốt chứ không phải tế bào ác.
Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells) và tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells) được coi là an toàn hơn cả. Hai loại này không tạo khối u ác và đã được sử dụng trong lâm sàng điều trị rất nhiều năm mà không có tai biến tạo u ác tính. Do đó, ứng dụng tế bào gốc từ màng dây rốn được coi là phương pháp an toàn nhất. Vì màng dây rốn và dây rốn phát triển từ phôi thai ở tháng thứ 1 và được thu giữ lại ở tháng thứ 9 nên tính chất tế bào gốc còn rất tốt. Những người khoẻ mạnh thì sẽ trẻ lâu hơn vì khả năng chống lão hóa của tế bào gốc.
Được biết tế bào màng dây rốn còn ứng dụng trong cả ngành thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp?
Thực tế, màng nhau thai và dây rốn đã được sử dụng từ rất lâu trong y học để điều trị vết thương bỏng, vết thương nhãn cầu. Các chế phẩm của nhau thai đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe và chống lão hoá. Hiện một số nước phát triển trên thế giới đã sử dụng tế bào gốc từ nhau thai người và động vật cho thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp.
Tế bào gốc và các chế phẩm chứa một lượng protein tốt, các yếu tố phát triển và các chất nền tảng giúp cho chức năng tế bào da tốt hơn giúp cho làm đầy các nếp nhăn. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây của một trung tâm ghiên cứu ung thư hàng đầu của Mỹ tại Đại học Texas, Trung tâm MD Anderson, thì tế bào gốc còn có khả năng điều trị các khối u tạng đặc (ung thư vú, gan, phổi, não…).
GS đang cùng các đồng nghiệp tại Singapore( nơi GS Thắng sinh sống và làm việc) đang tiến hành nghiên cứu trên động vật để điều trị vết thương, tổn thương da do lão hóa và tia xạ, gẫy xương và tổn thương sụn, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tai biến mạch máu não… Kết quả thu được là…?
Kết quả ban đầu thu được thật đáng khích lệ, đó là bước đệm để cho dự định đầu năm tới sẽ tiến hành điều trị phương pháp bóc tách và nuôi cấy tế bào dây rốn trên người. Trước tiên, cho các loại vết thương bỏng và vết thương mãn tính do tiểu đường tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Úc và Ấn Độ. Những năm tiếp theo, sẽ tiến hành tiếp việc ứng dụng điều trị trên người cho các loại tổn thương sụn và gẫy xương. Trong tương lai xa hơn, sẽ tiến hành áp dụng điều trị trên người cho các loại bệnh như: Tiểu đường và nhồi máu cơ tim.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Ưu điểm của công nghệ tách tế bào gốc từ màng dây rốn
- Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho cả mẹ và con trong quá trình thu giữ dây rốn.
- Quá trình thu giữ dễ dàng nên việc lưu giữ bảo quản đông lạnh rất thuận lợi và hiệu quả cho việc sử dụng tế bào gốc màng dây rốn để điều trị cho gia đình và bản thân trong tương lai (như một loại bảo hiểm) các loại bệnh như: Bỏng, tổn thương da, gãy xương, teo cơ, tổn thương sụn và gân, liệt tủy, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, Parkinson… và thậm chí có thể dùng cho thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp.
- Kỹ thuật nuôi cấy không quá phức tạp và tốn kém nên các nước đang phát triển có thể sớm áp dụng công nghệ này.
Việc đào tạo và chuyển giao công nghệ bóc tách, nuôi cấy tế bào gốc từ màng dây rốn của về Việt Nam của Gs Thắng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ủng hộ và thông qua và triển khai vào đầu năm 2007. Sẽ có nhiều đơn vị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn tham gia.
Phạm Thanh- Mai Hương

Posted by Unknown