Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Wednesday, October 12, 2011


Các nhà khoa học đã tạo ra được một dạng tế bào gốc của người bằng cách kích thích trứng chưa thụ tinh, thay vì từ phôi. Thành tựu này mở ra triển vọng mới trong việc sản xuất các mô để cấy ghép an toàn cho phụ nữ.
Tao ra te bao goc tu trung chua thu tinh
Các nhà khoa học đã tạo ra được tế bào gốc của người từ trứng, thay vì từ phôi. (Ảnh: BBC)
Với bước tiến y học quan trọng này, trong tương lai, nếu một người phụ nữ cần cấy ghép để trị bệnh, như bệnh tiểu đường hay chấn thương cột sống, thì người đó có thể cung cấp trứng cho các chuyên gia để tạo ra mô cấy ghép mà không sợ bị đào thải bởi cơ thể người phụ nữ đó.
Để tạo ra các mô tương thích với cơ thể của người bệnh về mặt di truyền, một số nhà khoa học đã cố gắng xây dựng một qui trình gọi là nhân bản liệu pháp (therapeutic cloning), trong đó DNA lấy từ bệnh nhân sẽ được đưa vào bên trong trứng chưa thụ tinh, từ đó một phôi sẽ được tạo ra và các bác sĩ sẽ thu được tế bào gốc từ phôi. Nhưng cho đến nay, chưa có ai thực hiện qui trình này trên con người.
Những tế bào gốc đó sẽ phát triển thành bất cứ mô nào của cơ thể con người, và các nhà khoa học hy vọng khai thác chúng trong việc sản xuất những mô tế bào đặc biệt – như tế bào thần kinh hay tế bào tụy tạng – để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Nhưng tiến trình tạo ra tế bào gốc như thế sẽ phá hủy phôi người – đó là điều mà nhiều người phản đối vì cho rằng như thế là phi đạo đức. Trong khi đó, nghiên cứu mới này cố gắng tạo ra tế bào gốc phôi người theo một hướng đi khác: kích thích trứng chưa thụ tinh của một phụ nữ để tạo ra sự phát triển phôi.
Theo nhóm nghiên cứu, sự phát triển này không kéo dài đủ lâu để có thể tạo nên bào thai, mà chỉ đủ để sản sinh ra tế bào gốc tương thích với người cho trứng về mặt di truyền. Và tất nhiên là phương pháp này không thể tạo ra được tế bào gốc phù hợp với nam giới.
Nghiên cứu này do các chuyên gia của Công ty Lifeline Cell Technology – LLC (Hoa Kỳ) thực hiện, với sự cộng tác của các nhà khoa học đến từ Moscow, Nga.
Tao ra te bao goc tu trung chua thu tinh
Tế bào gốc phôi người (Ảnh: Science Daily)
Chủ tịch LLC, ông Jeffrey Janus – thành viên nhóm nghiên cứu – cho rằng tế bào gốc được tạo ra theo phương pháp này không chỉ thích hợp với người cho trứng, mà vẫn có thể áp dụng cho những người khác, nếu các liệu pháp chống thải ghép được sử dụng kết hợp. Theo ông, điều đó cũng giống như trong trường hợp sử dụng những dòng tế bào gốc được tạo ra từ phôi người.
Ông Janus và các cộng sự cho biết đã tạo ra được 6 dòng tế bào gốc phôi người, trong đó có 1 dòng có những bất thường về nhiễm sắc thể. Để tạo ra những tế bào gốc này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng trứng được cung cấp tự nguyện bởi 6 người phụ nữ áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Ông Kent Vrana, thuộc Trường Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ), người đã thực hiện một nghiên cứu tương tự trên khỉ, cho rằng phương pháp này cung cấp một “công cụ bổ sung” bên cạnh nhân bản liệu pháp.
Nhận xét về nghiên cứu này, nhà khoa học George Daley, thuộc Viện Tế bào gốc Harvard, Hoa Kỳ, phát biểu: “Đây thật sự là một dạng mới của tế bào gốc. Nhưng điều mà chúng tôi băn khoăn là liệu những tế bào đó có khả năng giống như những tế bào gốc lấy từ phôi được thụ tinh bình thường hay không”.
Theo ông, một vấn đề nữa là việc thiếu sự đóng góp DNA của người cha có làm suy yếu hoạt động của tế bào gốc dạng này hay không. Ông giải thích: “Khác với những chỉ thị di truyền của DNA có trong trứng, những chỉ thị di truyền của DNA trong tinh trùng mang tính đặc thù, có ảnh hưởng đến hoạt động của những gien đặc trưng”.
Ông Ronald M. Green, nhà đạo đức học của trường Đại học Dartmouth (Hoa Kỳ), cho biết ông tin rằng qui trình kích thích trứng như thế sẽ là một phương pháp chấp nhận được về mặt đạo đức trong việc tạo ra tế bào gốc.
Ông nói: “Người ta sẽ thấy rằng đây chỉ là việc kích thích trứng chưa thụ tinh, và trứng đó tự thân nó không phát triển thành bào thai. Trường hợp này không phải là sử dụng phôi người, nên không thể có những đánh giá về mặt sinh học hay đạo đức. Do đó, đây là phương pháp tốt trong việc cung cấp tế bào gốc của người mà không gây ra sự phá hủy phôi”.
Nhưng Đức Cha Tad Pacholczyk, thuộc Trung tâm Đạo đức Sinh học Công giáo Quốc gia ở Philadelphia, Hoa Kỳ, lại có một ý kiến ngược lại. Ông nói: “Quan điểm của tôi là nếu trong những ngày đầu tiên, những tế bào gốc đó đã phát triển thành phôi, và rồi người ta lại chặn đứng sự phát triển đó, thì cũng sẽ giống như trường hợp một người có một thời gian sống rất ngắn ngủi vậy”.
“Người ta rất có thể sẽ liên tưởng tới một con người bị khuyết tật. Và dù không có chứng cớ để lên án, nhưng người ta sẽ nghi ngờ và cho rằng những phôi như thế không nên được tạo ra để rồi lại phá hủy chúng”.
Nghiên cứu mới này vừa được công bố trên ấn bản điện tử của The Journal of Cloning and Stem Cells (Tạp chí Nhân bản và Tế bào gốc) ở Hoa Kỳ.
Quang Thịnh (Theo AP)
Posted by Unknown


Hạn hán làm giảm năng suất ngô là một thực tế đã và đang xảy ra với phạm vi, cường độ ngày càng nghiêm trọng. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của hạn hán rất khó dự đoán để có thể điều chỉnh mùa vụ để né tránh. Do vậy, một trong những giải pháp đầu tiên được quan tâm là lai tạo các giống ngô chịu hạn nhằm giảm bớt thiệt hại. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô chịu hạn ngoài việc trực tiếp chọn năng suất người ta còn dùng các tính trạng liên quan làm chỉ tiêu gián tiếp như khoảng cách trỗ cờ - phun râu (T-PR), số hạt/bắp, khối lượng hạt, số cây không bắp, chỉ số lá còn xanh, khối lượng rễ ở các tầng đất sâu và một số tính trạng khác làm tiêu chí chọn lọc. Chọn giống chịu hạn nhờ marker phân tử dựa vào các bản đồ QTLs.


Mức độ đa dạng di truyền là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống vì khi các cặp cha mẹ có độ đồng nhất di truyền cao sẽ làm mất tính ưu thế lai. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ngô chống chịu hạn, đánh giá đa dạng di truyền các giống ngô chọn lọc đã được tiến hành.

Trong tổng số 102 allele đã được khuếch đại bằng 10 marker SSR, marker 1354 cho nhiều allele nhất với 16 allele, marker phi328175 cho ít allele nhất với 7 allele. Trung bình khoảng cách đa dạng di truyền nằm trong khoảng từ 39% đến 86%. Khoảng cách di truyền giữa hai giống MR-07-2 và LN-22-17 cũng như giữa hai giống V3A-1 và CML465 là cao nhất (86%). Khoảng cách di truyền giữa hai giống MR-07-2 và V-10-1 là thấp nhất (39%).

Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ QTLs cho hai tính trạng năng suất và T-PR trên quần thể phân ly F2 của tổ hợp lai giữa dòng ngô kém chịu hạn D12 và dòng chịu hạn khá CML161 đã xác định sự phân bổ thông số về T-PR và năng suất hạt theo mô hình chuẩn (normal distribution) hoàn toàn phù hợp yêu cầu cho việc sử dụng để xây dựng bản đồ QTLs. 150 marker SSR được chọn lọc đã xác định 85 marker cho đa hình giữa các dòng bố mẹ chiếm 56,7%. 85 marker này được dùng để đánh giá kiểu gene của 192 dòng F2, đã xác định được 31 marker cho kết quả phân ly lệch (distorted segregation) từ tỷ lệ mong muốn (1:2:1) và kiểu gene bố mẹ được xác định 48% từ D12 và 52% từ CML161. Bản đồ liên kết di truyền được xây dựng với tổng chiều dài 1350 cM với khoảng cách trung bình 2 marker là 15,88 cM. Kết quả xác định bản đồ QTL tính trạng T-PR và năng suất ngô trong điều kiện stress hạn đã xác định được 3 QTL liên quan tính trạng quy định khoảng cách trổ cờ phun râu trên nhiễm sắc thể số 1, số 3 và số 9 được chiếm 29.9% tổng biến thiên kiểu hình được giải thích bởi 3 QTL này. Chỉ số LOD từ 2.6 đến 3.67. Xác định marker gần nhất là bnlg1811-umc2228 cho QTL trên nhiễm sắc thể số 1, umc1588-umc1399 cho QTL trên nhiễm sắc thể số 3 và umc1078-bnlg1091 cho QTL trên nhiễm sắc thể số 9.

Liên quan đến tính trạng năng suất, đã xác định 2 QTL trên nhiểm sắc thể số 1 và số 9 với tổng biến thiên về kiểu hình là 24.29% được giải thích bởi 2 QTL này. Chỉ số LOD từ 2.87 đến 4.02. Xác định marker gần nhất là bnlg1429-1811 cho QTL trên nhiễm sắc thể số 1, và umc1804-umc1675 cho QTL trên nhiễm sắc thể số 9. Làm cơ sở để ứng dụng marker phân tử trong việc chọn tạo giống ngô chịu hạn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài thuộc “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.” Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do TS trần Kim Định làm chủ nhiệm đề tài.

Posted by Unknown

Tuesday, October 11, 2011

Một nhà thiết kế thời trang Đức dùng protein sữa nồng độ cao để tạo ra loại vải mềm rất có lợi cho sức khỏe.

Protein trong vải QMilch do nhà thiết kế kiêm nhà vi trùng học Anke Domaske (28 tuổi, đến từ thành phố Hanover) sản xuất chứa nhiều amino acid nên có tác dụng diệt khuẩn, chống lão hóa, điều hòa tuần hoàn máu và nhiệt độ cơ thể.

Vì vậy, QMilch còn có thể được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm…

“QMilch mềm mượt giống như lụa và không có mùi. Bạn có thể giặt như những loại vải khác”, bà Domaske nói.

QMilch cũng là loại sợi nhân tạo đầu tiên được sản xuất mà không dùng hóa chất.

Sợi sữa được sản xuất đã lâu nhưng phải dùng đến rất nhiều hóa chất có hại cho môi trường. Trong khi đó, QMilch được làm hầu như hoàn toàn bằng casein - tên của một nhóm protein chủ yếu trong sữa.

Casein được chiết xuất từ sữa bột khô, rồi đun nóng các vật liệu thiên nhiên khác để protein quện chặt, không thể phân hủy. Cuối cùng, máy se sợi sẽ biến các tơ sữa thành sợi chỉ.

Theo bà Domaske, mất khoảng 6 lít sữa để làm ra một chiếc áo váy giá trên dưới 200 USD (4 triệu VND).

Nhãn hiệu thời trang của bà Domaske là Mademoiselle Chi Chi bắt đầu dùng Qmilch và một số loại sợi vải khác để sản xuất quần áo.

Bà Domaske dự định làm bộ sưu tập làm hoàn toàn bằng sợi sữa.

Tuệ Nhi (Theo Reuters)

Posted by Unknown
Nông dân ở các nước Đông Nam Á đang thu hoạch giống lúa luân canh tăng vụ, có giá trị lên tới hơn 1.6 tỷ USD/ha/ năm.

Báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế Australia (IRRIA) đã cho biết như trên.

Bên cạnh đó, giống lúa mới của IRRIA đã làm tăng thêm thu nhập cho người nông dân ở các nước Đông Nam Á. Cụ thể, ở Việt Nam, người nông dân canh tác giống lúa này đạt 127 USD/ha, Indonesia 76 USD/ha và Philippines đạt 52 USD/ha.

Cùng với đó, các giống lúa nước của IRRIA không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tăng sản lượng lúa gạo đối phó với sức ép gia tăng dân số toàn cầu. 

“Để tạo ra các giống lúa mới sản sinh ra hàng tỷ USD trên những cánh đồng lúa thì đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu “đẻ ra” giống lúa có năng suất cao, thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt…”, ông Rudd Ngoại trưởng Australianhận định. 

V.Trường (Seoul Times)
Posted by Unknown
6. Vita-mRNA MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRÊN VI KHUẨN MỞ RA TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT VACCINE AN TOÀN THẾ HỆ MỚI.

Nature research letter June 16, 2011.
- Trong nghiên cứu đăng trên nature tháng 6 năm 2011, Sander và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu phát hiện ra mRNA thông tin (stimulatory messenger RNA) trên vi khuẩn có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, mRNA này chỉ có ở các vi khuẩn còn sống mà không tìm thấy ở các vi sinh vật đã bị làm bất hoạt. Nhóm nghiên cứu của ông đặt tên chúng là vita-PAMP (viability-associated PAMP) có thể tạm dịch là các yếu tố sống có khả năng gây đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và kích thích mạnh mẽ đáp ứng miễn dịch nhớ. Nghiên cứu này đã mở ra một tiềm năng to lớn trong việc khắc phục tác dụng phụ của vaccine sống (live vaccine) và cho phép sự kết hợp một cách hiệu quả và dễ dàng tiềm năng kích thích miễn dịch thể dịch với các vaccine bất hoạt (dead vaccine) vốn rất an toàn cho tiêm chủng.
Hình 1: Các yếu tố gây đáp ứng miễn dịch của vi khuẩn gây bệnh

- Hệ thống miễn dịch bẩm sinh (The innate immune system) có khả năng nhận diện các phân tử có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh (PAMPs-pathogen-associated molecular patterns) thông qua sự khác biệt quan trọng giữa tế bào chủ và tế bào vi sinh vật (discriminate self from non-self structures). Tuy nhiên nghiên cứu được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học từ US và Pháp đã chỉ ra một cơ chế tương tự sảy ra trong tế bào cho phép nhận diện sự khác biệt trong đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần sống và không sống trong vi sinh vật gây bệnh. 

Các đặc điểm của vita-mRNA có thể được tóm tắt như sau:

1. Chỉ tìm thấy ở các vi sinh vật sống, khi vi sinh vật bị bất hoạt bởi nhiệt hoặc là các chất hóa học, mRNA này cũng bị phân hủy.

Hình 2: Nhân tố tạo ra sự khác biệt là RNA, không phải DNA hay LPS, và cụ thể là mRNA ko phải rRNA hay sRNA, chúng ko có trình tự đặc trưng nhưng cấu trúc có vai trò quan trọng.

2. Khi xử lý ở môi trường tế bào nuôi cấy, chúng có thể đi vào tế bào thông qua thực bào cùng với các thành phần khác của vi khuẩn (phagocytosis)

Figure 3: Bacterial RNA is a vita-PAMP that accesses cytosolic receptors during phagocytosis and in the absence of virulence factors. 

3. vita-mRNA có bản chất là messenger RNA hay RNA thông tin, điểm khác biệt giữa chúng với mRNA của vật chủ là không có đuôi poly A ở đầu 3' và mũ cap 5', tuy nhiên cơ chế ảnh hưởng của chúng có thể do khả năng hình thành cấu trúc bậc 2 secondary structure freely.

4. vita-mRNA kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh thông qua hoạt hóa inflammasome (phụ thuộc caspase 1) để tạo ra các cytokines tiết như IL1 bete, IFN type 1.

5. vita-mRNA kích thích đáp ứng miễn dịch nhớ nhưng tạo ra rất ít polyclonal IgM nhưng switch class IgG lại chiếm ưu thế.

If you are interested in this issue, please refere to this English introduction and nature articles below.

Best regard,
MEOCON 2011

Where there's life there's a PAMP
Nature.com June 16, 2011
[The innate immune system targets PAMPs (pathogen-associated molecular patterns) — invariant molecules crucial to the composition of microbial cells but absent from host tissues — to discriminate self from non-self structures. Now, a similar mechanism has been implicated in determining the differences in the immune response to viable and dead pathogens. Sander et al. identify stimulatory messenger RNA, present in live but not dead bacteria, as a viability-associated PAMP, or vita-PAMP. By incorporating vita-PAMPs in vaccines, it might be possible to combine the efficacy of a live vaccine with the safety associated with dead vaccines.
Live vaccines have long been known to trigger far more vigorous immune responses than their killed counterparts. This has been attributed to the ability of live microorganisms to replicate and express specialized virulence factors that facilitate invasion and infection of their hosts. However, protective immunization can often be achieved with a single injection of live, but not dead, attenuated microorganisms stripped of their virulence factors. Pathogen-associated molecular patterns (PAMPs), which are detected by the immune system, are present in both live and killed vaccines, indicating that certain poorly characterized aspects of live microorganisms, not incorporated in dead vaccines, are particularly effective at inducing protective immunity. Here we show that the mammalian innate immune system can directly sense microbial viability through detection of a special class of viability-associated PAMPs (vita-PAMPs). We identify prokaryotic messenger RNA as a vita-PAMP present only in viable bacteria, the recognition of which elicits a unique innate response and a robust adaptive antibody response. Notably, the innate response evoked by viability and prokaryotic mRNA was thus far considered to be reserved for pathogenic bacteria, but we show that even non-pathogenic bacteria in sterile tissues can trigger similar responses, provided that they are alive. Thus, the immune system actively gauges the infectious risk by searching PAMPs for signatures of microbial life and thus infectivity. Detection of vita-PAMPs triggers a state of alert not warranted for dead bacteria. Vaccine formulations that incorporate vita-PAMPs could thus combine the superior protection of live vaccines with the safety of dead vaccines]
Tài liệu tham khảo.
1. http://www.bioportfolio.com/news/art...-Immunity.html
2. http://www.nature.com/nature/journal...ture10072.html
Posted by Unknown


Dư luận Trung Quốc nghi một giống ngô được trồng phổ biến tại nước này bị biến đổi gene và gây nên nhiều hiện tượng bất thường ở động vật.

Asia Time cho biết, trong lúc nhu cầu đối với ngô tại Trung Quốc tăng vọt, sự chú ý của dư luận tập trung vào giống ngô XY335 (hay còn gọi là Xianyu).
Ngô biến đổi gene khiến người Trung Quốc phân vân
Chỉ trong vòng 5 năm, XY335 đã trở thành giống ngô được trồng phổ biến nhất tại miền bắc Trung Quốc và phổ biến thứ hai trên toàn quốc. Tuy nhiên, giờ đây dư luận bắt đầu nghi ngờ rằng “bố mẹ” của XY335 là giống ngô biến đổi gene. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cây biến đổi gene chưa được phép trồng đại trà tại Trung Quốc.
Vào năm 2010, báo International Economic Herald đăng một bài về việc người dân phát hiện nhiều hiện tượng bất thường ở những động vật ăn ngô XY335 tại nhiều khu vực, như chuột vô sinh, lợn bị sảy thai. Dư luận cho rằng XY335, do bị biến đổi gene, đã gây đột biến gene và giảm khả năng sinh sản của những con vật ăn ngô.
Cây biến đổi gene, cụ thể là ngô, đang là chủ đề tranh luận ở Trung Quốc. Với sản lượng cao, cây biến gene có thể giúp nước này khỏi tốn tiền nhập khẩu. Song mặt khác, các tác động chưa được nghiên cứu hết của cây biến gene khiến các nhà hoạt động xã hội lo ngại về an toàn thực phẩm.
Gạo và lúa mì là hai loại lương thực chủ đạo tại Trung Quốc. Nhưng do mức sống của người dân ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ thịt cũng lớn dần theo thời gian. Vì thế Trung Quốc cần một lượng ngô lớn để nuôi gia cầm và gia súc.
Tình trạng thiếu lương thực của Trung Quốc trong thập niên 70 là động lực quan trọng để Bắc Kinh tiến hành các cải cách nông nghiệp và kinh tế. Nhưng ngày nay, khi kinh tế bùng nổ, Trung Quốc phải quyết định mức độ phụ thuộc vào thị trường quốc tế để đảm bảo nhu cầu lương thực.
Thúc đẩy việc trồng hạt biến đổi gene là một thương vụ lớn đối với những công ty cung cấp hạt giống, công ty sản xuất thuốc diệt cỏ, các tổ chức nghiên cứu và cơ quan chính phủ. Nhưng liệu nó mang đến lợi ích cho nông dân hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng.
Theo Vnexpress
Posted by Unknown


Các nhà khoa học quốc tế do Viện Nghiên cứu Y học Queensland của Úc (QIMR) dẫn đầu vừa phát hiện ra 2 biến thể gene mới làm tăng nguy cơ ung thư da khối u ác tính.

Các biến thể này được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu ADN của hơn 2.000 người dân Úc bị khối u ác tính và hơn 4.000 người không có khối u ác tính.
Nghiên cứu cho thấy nếu một bệnh nhân có biến thể thì nguy cơ phát triển thành ung thư da của họ tăng lên 13 %.
Dẫn đầu nhóm QIMR nhà nghiên cứu Stuart MacGregor nói rằng, việc tìm kiếm hai biến thể di truyền này sẽ giúp tăng khả năng dự đoán những người có nguy cơ mắc căn bệnh có thể gây chết người này.
Những người có biến thể gene mới này có nguy cơ mắc ung thư da tăng lên 13%
Những người có biến thể gene mới này có nguy cơ mắc ung thư da tăng lên 13%
“Phát hiện mới này giúp chẩn đoán sớm về sự phát hiện khối u ác tính để có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Xác định các biến thể là một bước quan trọng trong việc xác định chính xác các nguy cơ gây bệnh. Điều này có nghĩa là mọi người sẽ được thông báo trước và có thể tiến hành các biện pháp phòng ngừa để tránh căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến này”, MacGregor nói.
MacGregor cho biết, không giống như 18 biến thể khác đã được biết đến, hai biến thể di truyền mới không biểu hiện ra bên ngoài đơn giản như là việc thay đổi sắc tố da hay các nốt ruồi.
“Một biến thể xuất hiện trong quá trình làm biến đổi DNA dưới tác động bức xạ của tia cực tím (UV), còn một biến thể khác có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành khối u”, MacGregor cho biết.
Khối u ác tính là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhiều người trẻ tuổi ở Úc. Nó cũng là nguy cơ đe dọa nhiều nhất đối với ung thư da.
Việc khám phá thêm về cơ sở di truyền của các khối u ác tính có thể giúp các nhà y khoa chẩn đoán và điều trị khối u ác tinh trong tương lai. Tất nhiên quá trình phòng bệnh vẫn là điều tốt nhất.
Theo Đất Việt
Posted by Unknown


Trước thông tin có 72 bệnh nhân Mỹ nhiễm khuẩn listeria do ăn dưa vàng, trong đó 13 người chết, khiến người dân rất hoang mang.

Theo các chuyên gia, để phòng bệnh cần bảo đảm thực hiện "ăn chín, uống chín"...
Theo PGS.TS Phạm Văn Ty, nguyên giảng vên khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, listeria monocytogenes là một vi khuẩn gây độc, với 20 - 30% số ca nhiễm lâm sàng dẫn đến tử vong. Vi khuẩn listeria monocytogenes sống rất dai và có thể phát triển ở nhiệt độ từ 3 - 45°C.
Vi khuẩn listeria monocytogenes sống rất dai và có thể phát triển ở nhiệt độ từ 3 - 45°C.
Vi khuẩn listeria monocytogenes sống rất dai và có thể phát triển ở nhiệt độ từ 3 - 45°C.
Trực khuẩn listeria monocytogenes có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong động vật, đất, nước, rơm cỏ khô, thực phẩm sống bảo quản đông lạnh, trên da và ở bàn tay con người. Nguyên nhân gây bệnh do ăn phải thực phẩm, nước uống hoặc qua bàn tay, dụng cụ nhiễm listeria. Thời gian ủ bệnh từ vài ngày tới hằng tháng.
Khoảng 10% người nhiễm vi khuẩn nhưng không có triệu chứng bệnh. Bệnh do listeria là bệnh gây nhiễm khuẩn rầm rộ với biểu hiện chủ yếu là hội chứng viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết, có thể gây viêm mủ ở da, viêm hạch lympho và cơ quan nội tạng. Dấu hiệu khởi phát là có sốt, khó chịu, đau cơ... Nếu độc tố đủ mạnh chúng sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm cấp tính sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm khoảng 24 - 72 giờ, với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đau quặn bụng, nhức đầu...
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viên Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, vi khuẩn listeria monocytogenes trong thực phẩm đã được phát hiện từ nhiều năm qua. Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, sữa tươi, sản phẩm sữa, trứng và các loại rau quả đều có nguy cơ ô nhiễm listeria.
Vì vậy, để phòng bệnh cần bảo đảm an toàn thực phẩm ở các khâu chế biến, vận chuyển, phân phối, tiêu dùng, thực hiện "ăn chín, uống chín", rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng ít nhất 20 giây, giữ vệ sinh dụng cụ chế biến, chứa đựng và tủ lạnh bảo quản thức ăn.
Theo Bee
Posted by Unknown