Loại virus lớn nhất mà con người từng phát hiện được phân lập từ nước ở vùng biển thuộc Chile.
BBC đưa tin các nhà khoa học của Đại học Aix-Marseille tại Pháp phát hiện siêu virus ở vùng biển gần thành phố Las Cruces ở miền trung Chile.
Những sợi siêu nhỏ bên ngoài lớp vỏ của siêu virus hiện ra dưới kính hiển vi. (Ảnh: BBC)
Megavirus chilensis, tên của siêu virus, có đường kính thân lên tới 0,7 micromet (7 phần vạn mm). Chiều dài thân của nó gấp từ 10 tới 20 lần những chủng virus thông thường.
“Bạn có thể thấy nó bằng kính hiển vi thường, chứ không cần tới kính hiển vi điện tử”, giáo sư Jean-Michel Claverie, một nhà khoa học của Đại học Aix-Marseille, cho biết.
Virus không có khả năng tự nhân bản. Chúng phải xâm nhập một tế bào khác nếu muốn sinh sôi.
Siêu virus có nhiều sợi siêu nhỏ ở bên ngoài lớp vỏ của nó. Các nhà nghiên cứu cho rằng những sợi siêu nhỏ giúp siêu virus đánh lừa amip, loại sinh vật đơn bào săn vi khuẩn. Do vi khuẩn cũng có những sợi siêu nhỏ như siêu virus, amip lao tới để bắt và bị siêu virus tiêu diệt. Sau khi lọt vào cơ thể amip, siêu virus tự nhân bản và tiếp tục tấn công những con amip khác.
Giáo sư Claverie nói rằng ông và các đồng nghiệp đang áp dụng một phương pháp tìm kiếm virus hoàn toàn mới.
“Trước kia chúng ta chỉ phát hiện virus sau khi chúng gây bệnh ở người, động vật hoặc cây cối. Nhưng bây giờ chúng ta chỉ cần tới các hồ, biển, đại dương và lấy nước. Sau đó chúng ta lọc nước và phân lập virus”, giáo sư Claverie phát biểu.
|
Theo BBC, VNE |
Tuesday, October 11, 2011
Một nhóm các nhà nghiên cứu trường ĐH Pittsburgh (Mỹ) vừa tiết lộ một tin tức gây sốc trên toàn thế giới khi đưa ra cảnh báo về một lượng lớn vi-rút chưa từng biết đến trước nay có thể đang đe dọa loài người.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra trong nước thải chứa một số lượng lớn vi-rút chưa từng được biết đến lên tới 234 loại.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng những loại vi-rút này có thể tác động đến hệ miễn dịch của con người nên cần phải tiến hành nghiên cứu về chúng. Đến bây giờ, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã nghiên cứu và phân tích được khoảng 3.000 loại vi-rút khác nhau.
Tuy nhiên, thật cần thiết để nghiên cứu về những loại vi-rút mới phát hiện này bởi chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ có hại cho con người. Các nhà nghiên cứu trường Đại học Pittsburgh thông báo rằng những loại vi-rút này bao gồm vi-rút gây bệnh mụn cơm trên người (HPV vi-rút) và Norovirut gây bệnh cúm.
Sau những lời cảnh báo này, một quá trình nghiên cứu về metagenome đã được chuẩn bị để có thể phân tích vi-rút. Hiện các nhà nghiên cứu trường ĐH Pittsburgh đã lấy mẫu nước thải từ Pittsburgh,Tây Ban Nha và Ethiopia để phân tích. Hy vọng rằng họ sẽ sớm tiến hành những thí nghiệm cần thiết để có thể chắc chắn những loại virut này không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
|
Theo Xã luận |
Ai cũng biết là khi già đi, cơ thể chúng ta thấp lại. Nhưng điều mà nhiều người không biết chính là chiều cao không phải thứ duy nhất hao hụt do lão hóa, mà tim, xương mặt và các bộ phận khác cũng bị “teo nhỏ”. Dĩ nhiên, những thay đổi như thế thường song hành với các vấn đề về sức khỏe. Các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ này cũng như cách giúp bạn tự bảo vệ cơ thể.
1. Xương sống
Từ tuổi 40 trở đi, hầu hết mọi người đều mất ít nhất 1cm chiều cao sau mỗi thập niên. Tuy nhiên, phụ nữ hao hụt chiều cao nhiều hơn nam giới do lượng hoóc-môn sinh dục nữ oestrogen, giúp bảo vệ sức khỏe xương, giảm đi nhanh chóng sau khi mãn kinh.
Thực tế là sau tuổi 35, xương chúng ta bắt đầu mất dần canxi và các khoáng chất thiết yếu. Vì khả năng củng cố cấu trúc xương của cơ thể chậm lại, mật độ xương sẽ giảm, khiến nó trở nên giòn hơn và dễ gãy, được gọi là bệnh loãng xương. Giảm chiều cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh loãng xương ở phụ nữ hoặc bệnh tim ở nam giới.
- Cách phòng ngừa: Để ngừa loãng xương, bạn nên có chế độ ăn lành mạnh và giàu canxi, gồm các chế phẩm từ sữa và các loại rau lá xanh, tăng cường hấp thụ vitamin D bằng cách phơi nắng sáng, thường xuyên tập thể dục và tránh xa rượu, thuốc lá.
2. Tim
Từ độ tuổi trung niên, cơ tim bắt đầu teo trung bình 0,3g/năm, làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi khắp cơ thể. Các chuyên gia ở Đại học Johns Hopkins (Mỹ) phát hiện tim mất nhiều thời gian hơn cho mỗi chu kỳ co bóp, khoảng từ 2 đến 5%/năm, mặc dù lượng máu được bơm ra khỏi tim giảm khoảng 9 millilitre/năm. Điều này có thể làm huyết áp tăng cao, dẫn đến nhiều bệnh tim mạch.
- Cách phòng ngừa: Giống như cơ bắp, tim sẽ khỏe mạnh và không bị teo nếu được rèn luyện. Hãy thực hiện các bài tập có lợi cho tim bao gồm đi dạo, leo cầu thang, làm việc nhà, khiêu vũ hoặc sử dụng các máy tập thể dục trong nhà.
3. Cơ quan sinh dục
Các cơ quan sinh dục của cả hai phái đều thu nhỏ lại cùng với tuổi tác.
- Cách phòng ngừa: Đối với nam giới, chế độ ăn ít mỡ không những tốt cho tim mà còn tốt cho cả đời sống chăn gối. Ở cả hai phái, sinh hoạt tình dục đều đặn có thể làm chậm lại quá trình thu nhỏ cơ quan sinh dục do hoạt động này giúp cải thiện lưu lượng máu và ôxy đến các bộ phận nói trên.
4. Não bộ
Khi mới sinh, não chúng ta nặng khoảng 400g và phát triển đầy đủ cho đến lúc trưởng thành thì được 1,4kg. Từ 20 tuổi trở đi, não bắt đầu teo lại, khoảng 10-15% cho đến cuối đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình này diễn ra nhanh hơn nếu chủ nhân có thói quen hút thuốc, uống rượu hoặc bị thừa cân, cholesterol cao hay mắc bệnh tiểu đường. Phần não trước và thái dương, khu vực kiểm soát suy nghĩ, lên kế hoạch và trí nhớ, bị thu nhỏ nhiều nhất.
- Cách phòng ngừa: Giữ cho trí não luôn năng động là điều quan trọng nhất, tiếp đến là ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng các loại thức uống có cồn.
5. Gương mặt
Các nghiên cứu gần đây cho thấy xương mặt thật sự thu nhỏ khi chúng ta già, bắt đầu từ làn da và các cơ xung quanh chúng. Xương hàm là phần hao hụt nhiều nhất, nếu bạn mất một cái răng, phần xương hàm nâng đỡ nó cũng sẽ thu hẹp dần. Theo các chuyên gia, phụ nữ bị teo xương mặt sớm hơn, khoảng hơn 40 tuổi, so với ở nam giới là 50-55 tuổi.
- Cách phòng ngừa: Chăm sóc răng miệng thật tốt có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và rụng răng làm xương mặt teo lại.
6. Bàng quang
Ở tuổi 25, bàng quang của một người trung bình có thể chứa khoảng 2 ly chất lỏng, nhưng đến độ tuổi 65, sức chứa của nó giảm chỉ còn một nửa, chức năng của nó vì vậy cũng giảm.
- Cách phòng ngừa: Tránh lạm dụng thức uống chứa chất caffeine hoặc cồn bởi chúng có thể kích thích bàng quang. Thường xuyên rèn luyện vùng xương chậu để tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang.
7. Tuyến ức
Tuyến ức là bộ phận nhỏ nằm phía trên tim, chuyên xuất ra các tế bào T bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Tuyến ức phát triển suốt thời thơ ấu và đạt kích cỡ của một quả táo, nhưng bắt đầu nhỏ lại sau tuổi dậy thì, cho đến khi bằng một hòn bi lúc chúng ta trưởng thành. Đó là lý do khiến hệ miễn dịch của người lớn tuổi yếu dần, khiến họ dễ mắc bệnh hơn, nhất là ung thư.
- Cách phòng ngừa: Nghiên cứu ban đầu cho thấy chế độ ăn ít calorie có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch.
|
Theo Báo Cần Thơ |
Monday, October 10, 2011
Phần mềm ôn thi đại học môn sinh rất bổ ích cho các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học sắp tới. Phần mềm gồm các nội dung chính: Sổ tay kiến thức; Ôn thi tốt nghiệp; Trắc nghiệm theo chủ đề; Ôn thi đại học; Thư giãn.
1. Tải phần mềm về máy tính:
Link: http://www.mediafire.com/?c943t7nqu4gn0jy
2. Hướng dẫn cài đặt:
- Bước 1: Giải nén file đã tải về và chạy file autorun.exe để tiến hành cài đặt phần mềm vào máy tính
- Bước 2: Copy file Trac Nghiem Sinh Hoc.ssdg và thư mục SSDG vào thư mục đã cài đặt phần mềm.
- Bước 3: Đổi tên Trac Nghiem Sinh Hoc.ssdg thành Trac Nghiem Sinh Hoc.exe
- Bước 4: Chạy file Trac Nghiem Sinh Hoc.exe để bắt đầu ôn thi. (Chú ý: không chạy fileTrắc Nghiệm Sinh Học trên Desktop - màn hình.)
Thế là xong, chúc các bạn thành công !
Sunday, October 9, 2011
Với ưu điểm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Sơn La, dễ gieo trồng, dễ chăm sóc, cho thu nhập khá nên cây ngô là cây lương thực chủ lực của tỉnh trong những năm gần đây. Người dân ngày càng chú trọng đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất vì thế diện tích gieo trồng, sản lượng ngô của tỉnh ngày càng tăng nhanh.
Hiện nay, diện tích ngô của tỉnh ổn định trong khoảng 130 nghìn ha, tăng gấp 5 lần so với năm 1995. 97% diện tích gieo trồng bà con sử dụng các giống ngô lai, năng suất cao như LVN10, LVN17, CP888, CP989, CP333... Năm 2010, sản lượng đạt 417 nghìn tấn chiếm hơn 60% tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh. Đến hết tháng 8 năm nay, toàn tỉnh thu hoạch được 24.580 ha ngô xuân hè, năng suất bình quân 3,7 tấn/ha, sản lượng ước đạt hơn 91 nghìn tấn. Năng suất ngô đạt cao tập trung chủ yếu ở những địa bàn có điều kiện thâm canh và những vùng chuyên canh sản xuất ngô hàng hóa như Thành phố, Mai Sơn, Sông Mã...
Hiện nay, diện tích ngô của tỉnh ổn định trong khoảng 130 nghìn ha, tăng gấp 5 lần so với năm 1995. 97% diện tích gieo trồng bà con sử dụng các giống ngô lai, năng suất cao như LVN10, LVN17, CP888, CP989, CP333... Năm 2010, sản lượng đạt 417 nghìn tấn chiếm hơn 60% tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh. Đến hết tháng 8 năm nay, toàn tỉnh thu hoạch được 24.580 ha ngô xuân hè, năng suất bình quân 3,7 tấn/ha, sản lượng ước đạt hơn 91 nghìn tấn. Năng suất ngô đạt cao tập trung chủ yếu ở những địa bàn có điều kiện thâm canh và những vùng chuyên canh sản xuất ngô hàng hóa như Thành phố, Mai Sơn, Sông Mã...
Trên địa bàn tỉnh hiện có 160 cơ sở sấy ngô với công suất từ 8-30 tấn/mẻ, thu mua khoảng 80% sản lượng ngô toàn tỉnh. Các cơ sở chỉ dừng ở việc sấy khô ngô hạt làm nguyên liệu bán về xuôi cho các cơ sở chế biến khác, chưa có cơ sở chế biến sản phẩm từ ngô, chính vì vậy hoạt động thu mua này không đảm bảo tính ổn định, bền vững lâu dài cho nông dân trồng ngô.
Cây ngô ở Sơn La chủ yếu là trồng ở trên nương phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu. Do địa hình dốc nên trồng ngô trên nương phụ thuộc nhiều vào “nước trời”, khi gặp thời tiết không thuận lợi thì nguy cơ mất mùa rất lớn. Độ dốc lớn, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất rất lớn, làm giảm năng suất, hiệu quả trong sản xuất ngô. Trình độ canh tác ngô của nông dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nông dân vẫn gieo trồng theo tập quán quảng canh. Khâu thu hoạch và bảo quản ngô chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm chất lượng sản phẩm. Đây là những vấn đề đặt ra đối với cây ngô ở Sơn La.
Để cây ngô ở Sơn La phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp về kỹ thuật như chọn và tạo giống tốt, chịu được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh; thử nghiệm nhiều dòng giống ở các vùng sinh thái khác nhau. Điều chỉnh khoảng cách gieo trồng phù hợp với đặc điểm của tán lá ngô, sử dụng phân bón cân đối, các biện pháp canh tác ngô trên đất dốc, mở rộng biện pháp trồng xen gối với cây họ đậu, phòng trừ sâu bệnh bằng hệ thống quản lý dịch hại, sử dụng các kỹ thuật và biện pháp thích hợp trừ sâu bệnh cho cây ngô. Gắn cơ sở chế biến với vùng sản xuất ngô. Quản lý chặt chẽ các tổ chức, đơn vị được giao sản xuất, kinh doanh ngô giống đảm bảo cung ứng giống ngô đạt tiêu chuẩn chất lượng và vật tư phân bón cho sản xuất. Chú trọng đầu tư thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất tăng năng suất lên 5 tấn/ha vào năm 2012. Ngoài ra, củng cố mạng lưới các CLB khuyến nông cơ sở, tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho nông dân, khuyến cáo nhân rộng các mô hình sơ chế, bảo quản nông sản quy mô nhỏ.
Để cây ngô thực sự là cây lương thực chủ đạo, xóa đói giảm nghèo cho dân cần có sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng./.
Cây ngô ở Sơn La chủ yếu là trồng ở trên nương phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu. Do địa hình dốc nên trồng ngô trên nương phụ thuộc nhiều vào “nước trời”, khi gặp thời tiết không thuận lợi thì nguy cơ mất mùa rất lớn. Độ dốc lớn, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất rất lớn, làm giảm năng suất, hiệu quả trong sản xuất ngô. Trình độ canh tác ngô của nông dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nông dân vẫn gieo trồng theo tập quán quảng canh. Khâu thu hoạch và bảo quản ngô chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm chất lượng sản phẩm. Đây là những vấn đề đặt ra đối với cây ngô ở Sơn La.
Để cây ngô ở Sơn La phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp về kỹ thuật như chọn và tạo giống tốt, chịu được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh; thử nghiệm nhiều dòng giống ở các vùng sinh thái khác nhau. Điều chỉnh khoảng cách gieo trồng phù hợp với đặc điểm của tán lá ngô, sử dụng phân bón cân đối, các biện pháp canh tác ngô trên đất dốc, mở rộng biện pháp trồng xen gối với cây họ đậu, phòng trừ sâu bệnh bằng hệ thống quản lý dịch hại, sử dụng các kỹ thuật và biện pháp thích hợp trừ sâu bệnh cho cây ngô. Gắn cơ sở chế biến với vùng sản xuất ngô. Quản lý chặt chẽ các tổ chức, đơn vị được giao sản xuất, kinh doanh ngô giống đảm bảo cung ứng giống ngô đạt tiêu chuẩn chất lượng và vật tư phân bón cho sản xuất. Chú trọng đầu tư thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất tăng năng suất lên 5 tấn/ha vào năm 2012. Ngoài ra, củng cố mạng lưới các CLB khuyến nông cơ sở, tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho nông dân, khuyến cáo nhân rộng các mô hình sơ chế, bảo quản nông sản quy mô nhỏ.
Để cây ngô thực sự là cây lương thực chủ đạo, xóa đói giảm nghèo cho dân cần có sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng./.
Theo Báo Điện Tử Sơn La
Saturday, October 8, 2011
Trẻ em sinh thiếu tháng, người có hệ miễn dịch yếu, dùng ống thông đường tiểu và những thiết bị y tế khác ở trong người không nên dùng men vi sinh, theo Viện Nhi khoa Mỹ.
Tuệ Nhi (Theo LiveScience)
Chỉ cần đặt người tài vào một môi trường không thích hợp với tài năng của họ, ngăn chặn các mối liên kết giữa họ với môi trường tất nhiên của họ, tự khắc tài năng đó cũng sẽ mai một rồi thui chột.
Tài năng nào cũng chỉ xuất hiện từ môi trường mà ở đó nó được ươm mầm, nuôi dưỡng, chăm sóc, kích thích, thúc đẩy để tài năng tự thể hiện mình rồi phát triển và tiếp tục phát triển. Điều này cực kỳ quan trọng đối với chiến lược nhân tài.
GS.TS.Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Subscribe to:
Posts (Atom)