Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Thursday, September 29, 2011


Xếp hạng tạp chí khoa học và xếp hạng trường đại học là hai xu hướng toàn cầu vừa mới nổi lên trong thời gian gần đây, và đã tạo ra nhiều tác động về chính sách đối với khoa học và giáo dục đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, như bất cứ một xu hướng mới nào, tác động của việc xếp hạng tạp chí khoa học luôn có hai mặt, tích cực và tiêu cực. 

Để hiểu rõ hơn về các tác động tiêu cực của việc xếp hạng tạp chí, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Ellen Hazelkorn - Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu và doanh nghiệp, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu chính sách giáo dục tại Viện Công nghệ Dublin. Bà còn là tác giả của cuốn sách “Xếp hạng và việc tái định hình giáo dục đại học: Cuộc chiến giành danh hiệu đẳng cấp thế giới” đã được nhà xuất bản Palgrave Macmillan xuất bản vào tháng ba vừa qua. Phương Anh dịch và giới thiệu.
Xếp hạng các tạp chí học thuật là một trong những khía cạnh gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc đánh giá công trình nghiên cứu của nhà khoa học, và là một căn cứ quan trọng để xếp hạng các trường đại học; đồng thời việc xếp hạng này có ảnh hưởng đến sự nghiệp của nhà khoa học và hoài bão của người dân. Trong giới hàn lâm, nếu ai đó chỉ đơn thuần lâu lâu mới viết được một vài bài trên tạp chí khoa học thì sẽ bị xem là không đủ năng lực khoa học.
Để đáp ứng đòi hỏi về việc phải đưa ra bằng chứng rõ ràng về thành tích nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều quốc gia như Úc, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, và nhiều nước khác nữa, đã đưa ra một số tiêu chí trong việc xếp hạng các tạp chí dựa trên tác động trích dẫn, cũng như phạm vi ảnh hưởng của bài viết trên tạp chí là ở tầm địa phương, quốc gia hay toàn thế giới. Gần đây Quỹ khoa học châu Âu đã tiếp tục đưa ra phiên bản kế tiếp của cái gọi là Chỉ số tham khảo châu Âu cho khối ngành nhân văn (European Reference Index for the Humanities).
Đo lường chất lượng là một việc làm có tính chủ quan; và việc những người thực hiện xếp hạng là các học giả có tầm cỡ, hoạt động trong các tổ chức tư nhân độc lập, cũng chẳng làm giảm tính chủ quan của nó một chút nào.  

Cách làm này có lợi cho các trường đại học ưu tú và các nhà nghiên cứu của họ, vốn là những người thống trị các loại ấn phẩm được có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng. Một số người khác tuyên bố rằng việc xếp hạng tạp chí có tác dụng giúp cho các ngành mới được nhiều người biết đến. Nhưng nhìn chung, tuyệt đại đa số các nhà khoa học chỉ biết cắn răng chịu đựng trước trào lưu xếp hạng tạp chí này mà thôi. 
Hơn thế, còn có vấn đề về cơ sở dữ liệu của các tổ chức xếp hạng, vì chúng chỉ chứa được một phần nhỏ hơn 1,3 triệu bài viết được xuất bản hằng năm. Những ngành chiếm ưu thế trong các bảng xếp hạng là các ngành Vật lý, Sinh học và Y học, do thói quen công bố của các ngành này. Điều này có nghĩa là các nguồn ấn phẩm hoặc các định dạng xuất bản quan trọng khác, chẳng hạn như sách hoặc các bản kỷ yếu hội thảo, các đóng góp vào những bộ tiêu chuẩn quốc tế, các báo cáo chính sách, các định dạng điện tử hoặc các ấn phẩm mã nguồn mở, vv, tất cả đều bị bỏ qua.

Bảng xếp hạng trường đại học thế giới của Thượng Hải, vốn đã trở thành tiêu chuẩn vàng được sử dụng bởi các chính phủ trên khắp thế giới, tính điểm thưởng cho những bài viết đăng trên hai tạp chí Nature và Science - nhưng họ làm như thế dựa trên cơ sở nào nhỉ? Những nghiên cứu phục vụ cho các mục tiêu của từng quốc gia thường liên quan đến các ngành nhân văn và khoa học xã hội cũng ít được công bố trên các tạp chí.
Có thể có rất nhiều lý do để dẫn đến một số lượng trích dẫn cao: lĩnh vực của bài báo có thể rất phổ biến, hoặc bài báo đề cập đến một vấn đề quan trọng, nhưng những điều này không có nghĩa là chất lượng của bài viết cao hơn những bài khác.

Thực tế này có thể thấy khi tôi gặp một nhóm phụ nữ từ các nước đang phát triển: Pakistan, Philippines, Nigeria... đang theo học để lấy bằng tiến sĩ và  đang theo đuổi các nghiên cứu về vấn đề chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, và năng suất cây trồng– những nghiên cứu ứng dụng có liên quan thực sự cho cộng đồng của họ; điều này có nghĩa là ngôn ngữ công bố của họ không phải là tiếng Anh vì các công bố của họ là nhắm vào đối tượng độc giả trong nước. Những ứng viên mà tôi phỏng vấn tại Nhật Bản vào năm 2008 cũng đã nêu lên các quan ngại tương tự, khi các tạp chí quốc tế bằng tiếng Anh được đánh giá cao hơn so với các tạp chí bằng tiếng Nhật.

Việc phụ thuộc quá mức vào sự đánh giá của đồng nghiệp như là một thước đo về chất lượng công trình nghiên cứu cũng là một vấn đề cần được nhìn nhận lại, bởi có rất nhiều lý do để dẫn đến một công trình có số lượng trích dẫn cao: lĩnh vực của bài báo có thể rất phổ biến, hoặc bài báo đề cập đến một vấn đề quan trọng, nhưng những điều này không có nghĩa là chất lượng của bài viết cao hơn những bài khác.
Đây chính là nguyên do của việc trường Đại học Alexandria của Ai Cập đã chiếm được một thứ hạng cao nhưng đầy tranh cãi trong kết quả xếp hạng năm 2010 của THE. Trong khi giới hàn lâm đang đặt dấu hỏi về xu hướng chuyển từ nghiên cứu do sự thôi thúc của sự tò mò đi tìm tri thức mới sang hướng nghiên cứu với mục đích ứng dụng, thì các nhà nghiên cứu vẫn phải có trách nhiệm đối với sự tài trợ từ nguồn ngân sách công.

Tuy nhiên, việc xếp hạng các tạp chí không hề quan tâm gì đến trách nhiệm này. Nói cách khác, bằng cách các chính sách của riêng mình, các bảng xếp hạng tạp chí chỉ đơn thuần đo lường những gì đã được các học giả viết ra và được người khác đọc, hơn là đo lường những tác động và lợi ích của nó đối với xã hội.

Đâu là bằng chứng cho thấy rằng các nghiên cứu đang góp phần giải quyết những thách thức lớn của xã hội hoặc đem lại lợi ích cho sinh viên? Chính phủ các nước đã áp dụng việc xếp hạng tạp chí bởi vì nó có vẻ như là một phương pháp khoa học cho việc phân bổ nguồn lực.

Tuy nhiên, với  phương pháp luận của việc xếp hạng tạp chí hiện nay, rõ ràng là sẽ để lại những hậu quả xấu về lâu dài. Đã có bằng chứng về những tác động tiêu cực liên quan đến việc chọn định hướng nghiên cứu và phương pháp quản lý nghiên cứu: các học giả được khuyến khích viết các bài để đăng trên tạp chí chứ không viết sách hoặc các báo cáo phản biện chính sách, làm cản trở những tìm tòi trong lãnh vực mới vì không an toàn, thiên vị một số ngành nghề trong việc phân bổ nguồn lực, và có những tác động đối với việc tuyển dụng và sa thải trong các trường.
Thay vì sử dụng các yếu tố định lượng để đo lường chất lượng, một Nhóm chuyên gia của EU đã đề nghị kết hợp các phương pháp tính và định lượng. Sở dĩ cần phải làm như vậy là vì các tạp chí, các biên tập viên, và những người phản biện của họ thường rất bảo thủ, họ luôn hành động như người gác cổng, và điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm mất đi những đột phá về mặt tư tưởng vào một thời điểm mà xã hội trên toàn thế giới đang cần có ngày càng nhiều hơn, chứ không phải là ít đi những tiếng nói phản biện của các nhà khoa học.
Theo Tia sáng
Posted by Unknown

Nhiều ý kiến về cơ chế, chính sách, mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp cũng như những khó khăn, tồn tại đã được các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo Viện, Trường bày tỏ thẳng thắn trong buổi thăm và làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân với lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PPNT) hồi mới đây.

Những cái “được” của khoa học nông nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, những thành tựu mà khoa học mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua là rất lớn và đáng tự hào. Khoa học đã giúp cho Việt Nam giữ vị trí là một trong những nước đi đầu trong xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.

Là một Viện hàng đầu trong ngành thủy lợi thuộc Bộ NN&PTNT, ông Lê Mạnh Hùng- GĐ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết, hầu hết các đề tài, dự án do Viện thực hiện đều hướng tới giải quyết các vấn đề chiến lược của ngành, đòi hỏi cấp bách của thực tế sản xuất và quản lý.

Một số kết quả tiêu biểu của Viện trong thời gian qua có thể kể tới là: Đề tài nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra loại máy bơm 4000 m3/h hướng trục để thay thế cho các loại máy bơm trục ngang hoạt động kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra hướng cải tạo, nâng cấp, giảm điện năng tiêu thụ, tăng hiệu suất làm việc cho loại máy bơm lắp đặt ở 700 trạm bơm đã được xây dựng 50 -60 năm trước trên hệ thống thủy nông ĐBSH.

Cũng trong 5 năm từ 2006 -2010, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu tạo ra được 273 giống cây trồng, trong đó có 97 giống cây được công nhận chính thức gồm: 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 8 giống rau, 4 giống cây ăn quả…nhiều loại giống đã được công nhận và cho sản xuất thử.

Nghiên cứu nông nghiệp còn nhiều cái "vướng" (Ảnh: Phương Hoàn)

Theo báo cáo của Viện di truyền Nông nghiệp, kết quả khảo nghiệm bước đầu của Viện Di truyền nông nghiệp, ngô chuyển gên kháng sâu có khả năng kháng sâu cao hơn hẳn so với giống đối chứng,  không hề bị gãy cờ do sâu đục thân, trong khi tỷ lệ gãy cờ ở giống đối chứng chiếm 2-8%. Ngô kháng thuốc diệt cỏ hoàn toàn không bị ảnh hưởng, trong khi ngô đối chứng bị nhiễm độc bởi thuốc diệt cỏ. Dự kiến sau khi khảo nghiệm thành công thì từ năm 2011 Viện sẽ đưa các giống ngô biến đổi gên vào sản xuất đại trà, đưa sản lượng ngô của cả nước lên 7 – 7,5 triệu tấn/năm.

Ông Nguyễn Văn Bộ-  GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua, Viện đã có 260 giống cây trồng được công nhận, trong đó công nhận chính thức 95 giống (25 giống lúa, 10 giống ngô, 10 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 10 giống rau, 4 giống cây ăn quả, 4 giống chè, 11 giống cà phê và 2 giống mía..) và 165 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử.

Ông  Nguyễn Đăng Vang, nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN - MT Quốc hội khẳng định, tuy nông nghiệp là ngành nằm trong bộ phận cóp thu nhập thấp nhưng những năm qua ngành đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Ngành nông nghiệp xuất khẩu 18- 19 tỷ đô la/năm, nhập khẩu vào vn 8,6 tỷ/năm, để đạt được kết quả này không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của KH&CN.

Còn nhiều bài toán cần đáp án
Hầu hết đại diện các Vụ, Viện đang hoạt động và nghiên cứu trong nông nghiệp đều đồng ý kiến cho rằng, hiện nay cơ chế chính sách cho nghiên cứu trong nông  nghiệp còn nhiều bất cập trong đó nổi bật nhất là đầu tư cho nghiên cứu còn thấp, cơ sở nghiên cứu phòng thí nghiệm còn chưa đồng bộ dẫn tới kết quả nghiên cứu chưa thực sự hiệu quả.

Theo ông  Bùi Bá Bổng, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT, thì khó khăn đầu tiên mà Bộ gặp phải là trong công tác quản lý KH&CN ở tầm vĩ mô tuy đã đổi mới nhưng còn chậm. Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu.

PGS. TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp.

Trong thời gian tới cần xây dựng thành lộ trình phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 – 20 năm, đồng thời cần một hành lang pháp lý và cơ chế cụ thể để vừa tạo động lực, vừa là áp lực nhất định để các nhà khoa học thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình đã đề ra. Trường Đại học Nông nghiệp 1 mong rằng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu khoa học. Không nên phân cấp nghiên cứu theo kiểu hành chính như cấp Viện, cấp Bộ và cao nhất là cấp Nhà nước, mà hãy quan tâm đến kết quả nghiên cứu đó có hiệu quả và cần thiết hay không.

Đại diện Viện Chăn nuôi thẳng thắn chia sẻ, cần có chế độ ưu tiên các nhà khoa học có công trình khoa học chất lượng cao, khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao. Hiện nay, nhiều nhà khoa học có công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa những họ chưa nhận được nhiều, thậm chí không nhận được sự khuyến khích. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, cũng như sức làm việc của các nhà khoa học, hiện tượng chảy máu chất xám trong các Viện đã và đang là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Ngành nông nghiệp mỗi năm xuất khẩu 18 -19 tỷ đôla/năm, là một ngành giữ vào trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong thời gian qua thì có thể nói rằng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp đã có hiệu quả cao, lợi ích đầu tư cho nông nghiệp là tương xứng.
Phương Hoàn
Posted by Unknown

Tuổi tác và cái chết không phải là thứ con người muốn nghĩ đến. Tuy nhiên, chính quá trình lão hóa lại giúp chúng ta tồn tại và tiến hóa.

Sử dụng mô phỏng máy tính của hai xu hướng “cạnh tranh”, nhà sinh vật học tiến hóa Andre Martins đến từ trường Đại học Sao Paolo, Brazil đã chứng minh rằng dưới một số điều kiện nhất định, đây hoàn toàn là điều có lợi không phải cho các cá nhân có liên quan mà cho toàn thể các loài.


Mô hình của Martins mô phỏng hai nền văn minh với xu hướng đối lập nhau, một là con người theo thời gian sẽ không thoát khỏi cái chết, hai là con người trở nên bất tử. Qua đó, Martins muốn chứng minh rằng lão hóa là quá trình có lợi.

“Khi có sự thay đổi và đột biến, mỗi loài đều cố thích nghi tốt hơn với điều kiện mới”, ông cho biết. Nếu con người trở nên bất tử, theo dự đoán của những nhà nghiên cứu về tương lai như Ray Kurzweil, thì cuối cùng chúng ta có thể sẽ bị tiêu diệt bởi các loài đối thủ có lợi thế.

“Các loài lão hóa có một lợi thế rõ ràng để thích nghi nhanh hơn và khả năng thích ứng này bằng cách nào đó có thể bù đắp một phần ảnh hưởng có hại của cái chết”, Martins nói thêm.

Ông cho biết, theo thời gian, những loài không có sự lão hóa sẽ bị tuyệt chủng.
Phương Huyền (Theo Daily Mail)
Posted by Unknown
Theo các kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu não phải thì ngược lại. Bán cầu não trái có vai trò chính chỉ các kỹ năng nói, viết, tính toán, tư duy và phán đoán; còn bán cầu não phải đóng vai trò chủ đạo quyết định sự khéo léo, óc thẩm mỹ, khả năng cảm thụ âm nhạc, tình cảm, lòng say mê… Như vậy, mỗi bán cầu não đảm trách những nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt và khi được phát triển, sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
- Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi bạn xem tấm hình ở trên:
1. Ngược: Bạn luôn luôn hoặc trong đa số trường hợp thấy cô gái quay ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng não trái nhiều hơn (hay bạn là người thiên về não trái).
2. Thuận: Bạn luôn luôn hoặc trong đa số trường hợp thấy cô gái quay theo chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng não phải nhiều hơn (hay bạn là người thiên về não phải).
3. Bạn thấy cô gái lúc quay chiều này lúc quay chiều kia. Điều này có nghĩa là bạn sử dụng đều cả não trái và não phải.
1. Hãy nhìn thật kỹ vào hình cô gái khoảng một phút, bạn sẽ thấy:


2. Nhìn kĩ dấu cộng màu đen, bạn sẽ thấy sự khác lạ...

3. Bạn thấy các hình tròn quay hay đứng yên?

4. Hãy nhìn vào dấu chấm đen rồi lùi người ra phía sau hoặc phía trước. 

5. Theo bạn các chấm hình tròn có màu đen hay màu trắng?
 

6. Bạn thử tìm hình khuôn mặt người phía trên tấm ảnh này.

7. Bạn thử tìm 9 khuôn mặt người trong tấm ảnh dưới.
Posted by Unknown


Việc làm tổ của chim không phải là một kỹ năng tự nhiên mà là điều phải học và cải thiện dần bằng kinh nghiệm.
Theo hãng tin UPI, các chuyên gia thuộc ĐH Edinburgh (Scotland) đã quay phim những con chim Southern Masked Weaver (một loại chim sâu) ở Botswana khi chúng làm tổ trong suốt mùa sinh sản.
Kỹ năng làm tổ của các con chim thuộc loài trên khác nhau giữa tổ này với tổ kia. Một số xây tổ từ phải qua trái trong khi các con khác làm theo chiều ngược lại.
Một tổ chim Southern Masked Weaver
Một tổ chim Southern Masked Weaver
Các chuyên gia nhận thấy càng xây nhiều tổ, chúng càng đánh rơi ít lá cỏ hơn, nghĩa là việc xây tổ, đối với chúng, là một quá trình học tập.
“Nếu chim làm tổ theo khuôn mẫu di truyền, bạn sẽ nghĩ tất cả các con chim sẽ làm tổ theo cách giống nhau”, chuyên gia Patrick Walsh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
“Tuy nhiên, chuyện này không phải như vậy. Chim Southern Masked Weaver đã phô bày những “biến tấu” trong cách làm tổ của chúng, cho thấy một vai trò rõ ràng của kinh nghiệm. Ngay cả với loài chim, có công mài sắt có ngày nên kim”, ông Walsh nói thêm.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên chuyên san Behavioural Processes.
Theo Thanh Niên
Posted by Unknown


Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Harvard (Mỹ) công bố trên tạp chí Lưu trữ y học nội khoa, những phụ nữ uống từ 2-3 tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được 15% nguy cơ bị trầm cảm và giảm tới 20% nguy cơ này nếu uống 4 tách cà phê/ngày.
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học không giải thích một cách rõ ràng tác dụng này của cà phê, tuy nhiên họ nghĩ rằng chất caffeine trong càphê có thể làm hỏng các đặc tính hóa học của bộ não.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cà phê dù đã được khử chất caffeine cũng không có tác dụng tốt đối với tính khí của những phụ nữ tham gia nghiên cứu.
Trước đó, hồi tháng Năm vừa qua, Trường đại học Harvard cũng đã công bố một nghiên cứu khác cho thấy việc uống cà phê dù có hay không có chất caffeine, đều có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến.
Theo các nhà khoa học, hiện vẫn còn quá sớm để khuyến nghị việc uống nhiều càphê. Người dân không nên uống quá 4 tách cà phê/ngày vì uống quá nhiều cà phê có thể gây mất ngủ, lo lắng và co dạ dày.
Theo Vietnam+
Posted by Unknown


Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) cho biết ít nhất đã có 13 người thiệt mạng và 72 người khác đang trong tình trạng nguy cấp do sự bùng phát dịch bệnh từ vi khuẩn từ hoa quả tại bang Colorado, Mỹ.
Nhiều cái chết được xác định do dưa đỏ bị nhiễm khuẩn. Tại Mỹ, 8 bang đã có báo cáo về dịch bệnh do dưa đỏ bị nhiễm khuẩn.
Trong số 13 nạn nhân thiệt mạng có 4 nạn nhân thuộc bang New Mexico, 2 thuộc bang Colorado, 2 nạn nhân người bang Texas và các nạn nhân còn lại thuộc bang Kansas, Nebraska, Maryland, Missouri và bang Oklahoma.
Nhiều người thiệt mạng do ăn dưa đỏ
Theo thông tin mới nhất, CDC cho hay dịch nhiễm khuẩn đã lan rộng từ California tới Virginia.
Phụ nữ mang thai có thể gặp nguy hiểm do dịch bệnh này. Ba trường hợp tử vong tại bang New Mexico, Kansa và Wyoming đang được nghiên cứu về mối liên hệ với hoa quả bị hư hỏng.
CDC cảnh báo số lượng nạn nhân đang tăng lên. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trên 4 tuần.
Giáo sư Dr Robert Tauxe thuộc CDC cho rằng thời gian ủ bệnh kéo dài thực sự là một vấn đề rắc rối. Người ăn những thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn trong vòng một hoặc hai tuần trước có thể phát bệnh sau đó vài tuần.
Nguồn bùng phát dịch bệnh được xác định là từ dưa đỏ trồng tại trang tại Jensen, Granada, Colorado.
Năm 1988 đã có 21 người thiệt mạng vì dịch bệnh bùng phát do hot dog (món xúc xích kẹp bánh mì) bị nhiễm độc, năm 1985, 52 người chết có liên quan đến một loại pho mát mềm kiểu Mexico bị nhiễm khuẩn.
CDC cho biết hàng năm có khoảng 800 dịch bệnh do vi khuẩn được ghi nhận tại Mỹ.
Phạm Thị Bích Thu (Theo BBC)
Posted by Unknown


Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức ở những người cao tuổi, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức ở những người cao tuổi
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ
và suy giảm nhận thức ở những người cao tuổi
Khi sử dụng máy chụp cắt lớp kiểm tra 121 người già tại Mỹ, những người thiếu vitamin B12, các nhà khoa học nhận thấy thể tích não của những người này nhỏ hơn bình thường, đồng thời nhận thức của họ cũng rất kém.
Trong nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng chính sự thu hẹp của não dẫn đến suy giảm khả năng ghi nhớ thậm chí mất trí nhớ.
Vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng cho phép các tế bào não hình thành kết nối mới, quá trình hình thành bộ nhớ. B12 cũng là một thành phần thiết yếu của Myelin, lớp phủ bảo vệ các tế bào não. Chính vai trò này của B12 có thể giải thích tại sao thiếu nó dẫn đến mất trí.
Vitamin B12 có trong thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Thiếu vitamin B12 là tình trạng phổ biến ở những người ăn chay, người nghèo ở các nước kém phát triển và thậm chí cả với nhiều người ở các nước phát triến do chế độ ăn uống không hợp lý.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố hôm 27/9 trên tạp chí Neurology, khuyên các bác sỹ nên kiểm tra mức độ vitamin B12 khi điều trị cho các bệnh nhân cao tuổi có dấu hiệu mất trí nhớ.
Theo Đất Việt
Posted by Unknown