Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận

Friday, September 23, 2011

"Bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền... đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?"

Tôi chỉ là Ashkenazy
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.

Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề. Việc này tất nhiên được nhạc viện thành phố chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.

Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một giáo sư, tiến sỹ, nghệ sỹ nhân dân đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.

Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là: Ashkenazy là gì? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa ? Và câu trả lời là: Tôi chỉ là Ashkenazy.

Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ý thêm cho dễ hiểu hơn: chắc một nghệ sỹ lớn như ông thì phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là gì? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Tôi chỉ là Ashkenazy.

Ô hay! Lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh gì chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy mãi, cuối cùng, dù đông người, ta đã phải chịu thua một mình ông, vì câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đã được pha thêm chút khó chịu: Tôi chỉ là Ashkenazy!

Cách giới thiệu một cuộc hoà nhạc ngày nay và cái tên cha sinh mẹ đẻ
Trên thế giới thì hàng trăm năm nay, khi giới thiệu một buổi biểu diễn nhạc chuyên nghiệp (hoặc in trên bìa CD) chỉ đơn giản như sau, ví dụ:

1/Về tác giả : Sonate số 2, giọng Si giáng thứ của F.Chopin.
2/Về biểu diễn: Piano : V.Ashkenazy

Cách đây khoảng trên hai chục năm, ở Việt Nam ta cũng tương tự như vậy. Nhưng bây giờ thì khác xa rồi, thường họ sẽ giới thiệu theo công thức như sau:

1/ Về tác giả: Tên tác phẩm, của + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú). + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lý (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên tác giả

2/ Về biểu diễn: Độc tấu + tên nhạc cụ, do + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú) + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lý (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên người + biểu diễn

Mời bạn đọc thử lắp những chức danh, danh hiệu này trước những tên tuổi như: Mozart, Beethoven, Chopin ….. hoặc: Karajan, Rubinstein, Horowitz vv… bạn sẽ thấy nó hài hước tới mức nào ngay. Thêm bất cứ cái gì trước những cái tên đó, đều là một sự xúc phạm khó tha thứ. Bản thân nó đã là vàng mười. Sự sâu sắc luôn mộc mạc, giản dị. Ngược lại với sự son phấn loè loẹt, hàng mã.

Và không chỉ dừng lại ở các cuộc biểu diễn, mà ngay cả trong các cuộc họp hành, hiếu hỷ. Khi mời ai lên phát biểu, người ta cũng luôn luôn phủ đầu làm tối tăm mặt mũi cử toạ bằng một tràng dài các chức danh, học vị, chức vụ quản lý, chức vụ Đảng, cuối cùng mới đến tên người. Điều này dần dần đã thành thói quen, gây sự thiếu thân thiện và tủi phận với những kẻ chỉ có cụt lủn mỗi cái tên cha sinh mẹ đẻ. Họ cảm thấy hẫng như mình thiếu hẳn một cái đuôi.

Cuộc họp nội bộ ngày xưa thì giản dị: “Mời anh Trí” hay “Mời chị Tuệ” lên phát biểu. Chỉ vỏn vẹn có 3 từ thôi, mà sao thân mật, ấm cúng và hiệu quả biết bao. Còn bây giờ thì phải khoảng trên dưới 30 từ. Cũng theo công thức trên, ta lại cùng nghép thử, ví dụ :
Xin kính mời + chức danh + học vị + toàn bộ danh hiệu đã được phong + toàn bộ giải thưởng đã được tặng + toàn bộ chức vụ quản lý, chức vụ Đảng đang có + Ông(Bà) + họ tên đầy đủ + lên phát biểu.

Mời bạn tham khảo thêm tên và tước hiệu của cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) một đại thần triều Nguyễn phong kiến như sau: Hiệp biện Đại học sỹ, lãnh Lễ bộ thượng thư, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, sung Kinh diên giảng quan, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm Quốc tử giám sự vụ, kiêm quản Văn thần phò mã đô uý, Phan Thanh Giản, tự Tĩnh Bá, hiệu Ước Phu. (50 từ)

Ôi, nếu cụ sống lại và đến dự một cuộc họp nội bộ của chúng ta ngày nay, và được ta giới thiệu cụ với đầy đủ chức danh như trên, thì chắc cụ rất hãnh diện. Vì lũ con cháu chúng ta sao mà giống thời các cụ thế! tiếp nối được truyền thống cha ông xưa. Và vẫn đang liên tục phát triển.

Đây là hiện tượng phổ biến trên toàn quốc khoảng hai chục năm nay chứ không chỉ riêng ở một đơn vị nào, và nó vẫn còn đang phát triển theo hướng rườm rà hơn nữa. Tôi sợ với đà này, một ngày nào đó, ngay trong gia đình, bố mẹ, con cái, vợ chồng… hoặc bạn bè gặp nhau ngoài phố, khi gọi nhau cũng phải kèm theo những danh hiệu rườm rà đã kể trên thì thực là rồ dại.

Vậy bạn đọc nghĩ sao về những hiện tượng này? Bản chất của những hiện tượng này là gì?

Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc “trồng lúa thu hoạch khoai”
Ta tự hào về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.

Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.

Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.

Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường... Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “ra ngõ gặp giáo sư”. Với thực trạng này thì nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành hữu danh, vô thực.

Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được concert thì khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sỹ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn.

Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì dần dần không còn ai làm, thay vào đó là rất nhiều tiến sỹ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng tiến sỹ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đã trở thành vô ích vì sai mục đích. Trồng lúa thì lại thu hoạch khoai!

Hướng dẫn làm luận văn tiến sỹ chéo ngành chéo nghềỞ hầu hết các trung tâm đào tạo đại học của Việt Nam trên toàn quốc hiện nay, để có được chức danh thạc sỹ, tiến sỹ, phải có người hướng dẫn viết luận văn, luận án. Đó là các giáo sư, phó giáo sư. Nhưng để đào tạo ra càng nhiều, càng nhanh và để “phổ cập” học vị thạc sỹ, tiến sỹ, người ta đã sử dụng các giáo sư hoặc phó giáo sư nghề này, hướng dẫn luận văn cho các thạc sỹ, tiến sỹ nghề khác.

Tuy cùng là một ngành, nhưng càng lên cao, càng phải chuyên sâu, và cùng một ngành nhưng rất nhiều nghề hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như trong ngành thể thao thì môn cờ tướng với bắn súng hoặc đấm bốc, không hề có liên quan đến nhau. Hoặc trong ngành điện ảnh thì nghề viết kịch bản và nghề tạo khói lửa, cũng không hề có liên quan. Nghề nào cũng vậy. Nên dù biện minh rằng, đó là “hướng dẫn phương pháp luận” thì cũng chỉ là ngụy biện, và không thể chấp nhận được.

Thử tưởng tượng trong cùng ngành y. Giáo sư chuyên nghề phụ khoa lại đi hướng dẫn luận văn cho tiến sỹ chuyên nghề nha khoa thì có được không? Bởi vì hai bộ phận này của cơ thể chúng ta là hoàn toàn khác nhau, có những chức năng hoàn toàn khác nhau. Vậy mà chéo ngành chéo nghề vẫn vô tư hướng dẫn đã trở thành bình thường từ lâu.

Vậy xin hỏi cấp trên có biết vấn đề này không? Với những sự hướng dẫn như vậy, những bản luận văn đó có giá trị gì không? Và trong việc này liệu có thể tránh được tiêu cực không? Có được cái bằng cấp ấy, có đáng tự hào để mời mọi người đi khao “rửa bằng” không? Có lẽ sự “rửa bằng” nghĩa đen lại chính xác hơn vì nó vốn không được sạch sẽ cho lắm.

Theo chúng tôi, cấp bộ hãy cho dừng ngay kiểu hướng dẫn trái ngành trái nghề như hiện nay ở hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Và cho rà soát lại tất cả các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ đã có. Nếu không phải do người hướng dẫn có cùng chuyên môn thì cho thu hồi lại, và các luận văn đó phải được làm lại, với sự hướng dẫn của các giáo sư cùng chuyên ngành và công khai việc này trong giới chuyên ngành.

Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt: Vườn hoa chỉ có 2 loại hoa
Định kỳ một hai năm gì đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ Nhân dân và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sỹ Công Huân, nghệ sỹ Nhân dân, giải Xtalin, giải Lê Nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Xtalin năm 1953 vv…).

Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đã bỏ thói quen đã có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức dập theo kiểu Liên Xô cũ như: nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đã bỏ. Nhưng không hiểu vì sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ thì ta lại vẫn duy trì, bởi nó là một phần đồng bộ trong tư duy cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin cho?

Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là: những chính sách dập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.

Về việc phong danh hiệu nghệ sỹ, hãy để chính những nghệ sỹ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của mình (như Ashkenazy) thì nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tỵ với ai được, vì không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sỹ tài năng, thì sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa ưu tú và nhân dân.

Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xã hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.

Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”.

Riêng trong ngành nhạc đã xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển hình là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn địa chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải thì không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!

Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!

6. Kết
Hãy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xã hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, thì khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng? Một xã hội lành mạnh và có tương lai, là một xã hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.

Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, thì đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hãy tự hào về điều đó, và hãy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lý anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời.

Bảng giá trị tưởng như là chân lý đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: diặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt Nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh)

Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ vì trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà - nhất là âm nhạc - ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật mình bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và trình độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ý kiến trên của tôi.

Vì chúng ta đã nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy - dù chỉ nhỏ bé như con Dã Tràng - tôi vẫn muốn nói rằng: Đừng sợ thay đổi vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hãy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.

Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : [Giáo sư, tiến sỹ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân vì sự xúc phạm này) :

“Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”

Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường

Đặng Hữu Phúc
Posted by Unknown

Nguồn: Thuận An (ABC tổng hợp)


Côn trùng lá
Có tên khoa học là Phylliidae, những con côn trùng lá này giống hệt những chiếc lá dù bạn có hình dung cách nào đi nữa - chỉ để nhằm đánh lừa kẻ thù. Chúng lắc mình về trước - sau khi bước để ra vẻ một cái lá đung đưa trong gió. Một số con thậm chí còn có các vết cắn giả trên hai bên sườn của chúng.
Cá bơn
Mặc dù cá bơn không đủ bản lĩnh để có thể chiến thắng trong bất kỳ cuộc thi sắc đẹp nào, song cơ thể bất cân xứng kỳ lạ của nó giúp con vật sống sót bằng cách ngụy trang giống với nền đáy biển. Điều này giúp nó bị các kẻ đói ăn bỏ qua. Một số loài cá bơn có thể thay đổi sắc tố trên lưng.
Cá đá
Loài cá này tình cờ là một trong những sinh vật dưới nước có nọc độc mạnh nhất. Nó chứa các chất độc có thể gây sốc, liệt hoặc thậm chí tử vong. Với những người thích liều với số phận, loài cá này đôi khi vẫn được nuôi làm cảnh hoặc làm món sushi.
Mực Cuttlefish
Được xem là tắc kè hoa của biển cả, loài mực này có thể nhanh chóng đổi màu da để trở nên vô hình trước mắt kẻ thù. Nếu việc trá hình thất bại, con vật cũng sẽ phun ra mực, giống như với bạch tuộc.
Cá đuối Manta
Cá đuối Manta là những kẻ kiếm ăn ở tầng đáy, vì thế, một cách tự nhiên nó dễ dàng ngụy trang thân mình trên đáy biển. Nguy cơ lớn nhất đe dọa nó là cá mập và cá kình.
Bọ Walking Sticks
Một vài động vật sử dụng ngụy trang để ẩn giấu kẻ thù. Nhưng sinh vật ở Ấn Độ này thích làm điều đó để được ở lại một mình. Chúng đều là những con cái và có thể sinh sản mà không cần con đực.
Châu chấu katydid
Thành viên của họ châu chấu râu dài này dường như không muốn ai thấy mình, nhưng lại chẳng bận tâm có ai điếc tai vì mình không. Katydid thường hát và kêu rộn lên trong đêm để hấp dẫn bạn tình.
Rồng biển lá
Mặc dù không quá khó để nhận ra chúng như với các sinh vật biển thần thoại khác, nhưng việc nhìn thấy con rồng biển đặc biệt này đang trở nên hiếm hoi hơn. Chúng đang có nguy cơ tuyệt chúng do sự ô nhiễm môi trường và các chất thải công nghiệp. Đây không phải là con vật duy nhất dễ bị nhầm với một nhánh tảo biển trôi nổi. Một loài bà con với nó được gọi là rồng biển cỏ mọc ra các cái vây giống như cỏ biển.
Cá bống biển
Cá bống biển thích ẩn náu, và tốt hơn là hãy tránh xa chúng ra. Sinh vật này có những cái gai nhọn hoắt và có thể gây ra các vết ngứa ngáy đau nhức.
Posted by Unknown


Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa cho biết, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã phải sử dụng nguồn lương thực dự trữ và 36 nước đang trong tình trạng khủng hoảng lương thực cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. 

Giá lương thực ngày càng gia tăng đã tác động nặng nề đến người nghèo trên thế giới và các chuyên gia nhận thấy hầu như không có dấu hiệu tích cực nào cho thấy giá sẽ dịu bớt. 

Đời sống dân nghèo thêm khó khăn 

Các số liệu của FAO, trong năm 2007, giá lương thực toàn cầu đã tăng gần 40%, khiến đời sống người nghèo ngày càng khó khăn. Sản lượng ngũ cốc của châu Âu, Mỹ và đặc biệt là Australia bị giảm mạnh do thiên tai. Các bệnh dịch như cúm gia cầm, heo tai xanh, dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò tại nhiều nước châu Á đã tác động mạnh đến ngành chăn nuôi. 

Giá gạo tại Banglades tăng 70% do thiên tai làm ngành canh tác ngũ cốc của nước này bị thiệt hại khoảng 600 triệu USD. Cơn bão tuyết kéo dài tại Trung Quốc trùng vào dịp Tết vừa qua đã gây khan hiếm lương thực và thực phẩm. Bốn nước Mỹ Latinh gồm: Bolivia, Haiti, Nicaragoa và Cộng hòa Dominica; các nước Trung Mỹ và Caribe cũng vẫn phải nhập lương thực. 

Nguyên nhân chính khiến lương thực tăng giá là do hiện tượng biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng cho ngành nông nghiệp. Một nghiên cứu của trường Đại học Stanford dự báo đến năm 2030, sản lượng lương thực và hoa màu của châu Á sẽ giảm khoảng 10% hoặc cao hơn do tình trạng khí hậu biến đổi. 

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến giá lương thực tăng mạnh như nhiên liệu tăng giá làm tăng chi phí vận chuyển, kinh tế châu Á tăng trưởng cao, đời sống cải thiện làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, chính sách đô thị hoá cũng làm giảm bớt diện tích canh tác lương thực... 

Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, có trụ sở ở Mỹ, ông Joachim Von Braun, cho rằng tăng trưởng kinh tế châu Á là một lý do then chốt khiến cho giá cả leo thang. Bên cạnh đó, châu Á còn thiếu đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt cho khoa học, công nghệ và thuỷ lợi. 

Nỗ lực giảm sức ép thiếu lương thực 

Báo cáo của tổ chức tư vấn kinh doanh nông sản Bidwells Agribusiness của Anh vừa cho biết tình trạng leo thang giá cả lương thực, thực phẩm trên thế giới sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, trong đó giá các loại ngũ cốc như đậu tương, ngô, bột mỳ đều tăng ở mức cao nhất trong 12 năm qua, giá các loại thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa cũng tăng mạnh. FAO cho biết, sản lượng lương thực thế giới trong năm 2008 có khả năng tiếp tục tăng và sẽ đạt hơn 2 tỷ tấn. Nhưng sức tiêu thụ cũng sẽ tăng xấp xỉ hoặc cao hơn. 

Chính phủ nhiều nước đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm nới lỏng sức ép của giá lương thực và thực phẩm. Tháng Giêng vừa qua, Bắc Kinh phải áp dụng các biện pháp khống chế giá cả một số mặt hàng thiết yếu ở nhiều địa phương. Indonesia đã giảm thuế nhập khẩu đậu xanh, Malaysia lập quỹ dự trữ lương thực quốc gia, Ấn Độ đã ngừng thực hiện các hợp đồng bán gạo ra bên ngoài từ năm 2007. 

Một số nước châu Á như Myanma, Indonesia còn có kế hoạch mở rộng diện tích trồng trọt để tăng sản lượng. Tại Venezuela, đã điều động 1.200 binh sĩ thuộc lực lượng Bảo vệ Quốc gia tới khu vực biên giới giáp Columbia để ngăn chặn nạn buôn lậu lương thực qua biên giới. 

Nhằm kiểm soát an ninh lương thực, ngày 15/2, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã khai trương bản đồ an ninh lương thực trực tuyến của Campuchia. Bản đồ chỉ ra những vùng còn mong manh về an ninh lương thực, chủ yếu do tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và chỉ ra "10 điểm nóng" về an ninh lương thực ở nước này. 

Liên hiệp quốc và WFP đã phải đẩy mạnh các chương trình cứu trợ lương thực cho nhiều nước. Ngày 15/2, WFP và Chính phủ Columbia đã thống nhất chương trình hoạt động chung, trị giá 157 triệu USD, để cung cấp lương thực và trợ giúp nhân đạo cho hơn 530.000 người phải đi sơ tán ở nước này trong 3 năm tới. Chương trình này sẽ được bắt đầu từ tháng 4/2008. 

WFP và Chính phủ Apganisstan cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp khẩn cấp 77 triệu USD để cung cấp 89.000 tấn lương thực cho khoảng 2,55 triệu người ở đất nước Nam Á này.

VnEconomy
Posted by Unknown

Thursday, September 22, 2011


Thời gian gần đây, nhiều người dân hiếu kỳ kéo về nhà ông Tần Ngọc Chiến, (trú tại 6/27 Nguyễn Thị Lý, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) để xem cây chuối kỳ lạ có buồng trổ giữa thân cây.
Cây chuối trổ buồng giữa thân
Ông Chiến cho biết cây chuối mít móc ông trồng sau hồi đã lâu, phát triển bình thường.
Mấy hôm trước đột nhiên gia đình phát hiện cây chuối này buồng trổ ngay giữa thân cây, đang tạo một nải.
Vị trí trổ buồng cách mặt đất chừng 1.5m, đây là cây chuối duy nhất trổ buồng theo kiểu kỳ lạ này, các cây khác xung quanh bụi chuối này vẫn trổ buồng bình thường.
Tin cây chuối trổ buồng giữa thân đã khiến nhà ông luôn luôn có khách xa gần kéo đền để xem, chụp ảnh.
TỐN PHONG
Posted by Unknown


Chim cánh cụt có thể đánh hơi mùi của bạn tình, giúp chúng tìm thấy nhau trong bầy đàn đông đúc, và cũng có thể xác định được mùi của họ hàng để tránh giao phối cận huyết.


Theo Reuters, thí nghiệm với chim cánh cụt Humboldt tại vườn thú Brookfield gần Chicago (Mỹ) lần đầu tiên đã chứng minh rằng, mùi hương đã giúp cho loài chim biển này xác định được bạn tình và họ hàng của chúng.
Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy, chim cánh cụt thích và cảm thấy thoải mái với mùi hương của bạn tình hơn là những con đồng giới.
Jill Mateo, nhà tâm lý sinh học tại ĐH Chicago cho biết, có rất nhiều động vật sống trên cạn đã làm điều này.
Tiến sĩ Jason Watters đang làm việc tại Hội Động vật học Chicago cho biết, nghiên cứu này rất quan trọng, giúp chúng tôi có thể tìm được các khu vực làm tổ lý tưởng cho loài chim này. Thậm chí, nếu muốn đưa chúng về với tự nhiên cũng cần tạo một khu vực có mùi quen thuộc để chúng có thể sống dễ dàng.
Chim cánh cụt dùng mùi hương để nhận biết bạn tình

Theo Thanh Niên
Posted by Unknown


Ngày 19/9, Trung Quốc công bố đã lai tạo thành công giống lúa lai siêu chủng, lập kỷ lục mới trên thế giới về năng suất thu hoạch.
Theo Viện nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Hồ Nam, giống lúa siêu chủng này có tên DH2525, đã cho sản lượng 13,5 tấn/hécta tại một cánh đồng thử nghiệm ở quận Long Huy của tỉnh này.
Để đảm bảo kết quả thực nghiệm được chính xác, một nhóm chuyên gia thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã chọn ngẫu nhiên 3 trong số 18 khu vực trồng thử nghiệm giống lúa DH2525 để giám sát thu hoạch vào hôm 18/9 vừa qua.
Giống lúa DH2525 là sản phẩm nghiên cứu của chuyên gia Viễn Long Bình (Yuan Longping), người nổi tiếng là "cha đẻ của các giống lúa lai". Ông Viễn Long Bình bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ những năm 60 của thế kỷ trước và kết quả nghiên cứu đã cho ra giống lúa đạt sản lượng 10,5 tấn /hécta vào năm 1999 và 12 tấn/hécta vào năm 2005. Cả hai giống lúa này đều lập kỷ lục thế giới về sản lượng.
Theo Vietnam+
Posted by Unknown


Những người hút thuốc có thể bỏ sót một phần ba số thông tin cần ghi nhớ của họ mỗi ngày, các nhà nghiên cứu khẳng định.
Khảo sát do nhóm chuyên gia tại Đại học Northumbria (Anh) thực hiện cho thấy người hút thuốc quên rất nhiều thứ so với người bình thường. Nhưng khi bỏ thói quen xấu này, khả năng lưu giữ thông tin của họ lại phục hồi gần bằng người không hút thuốc.
Theo Fox News, nghiên cứu tìm hiểu trên 70 người tuổi từ 18 đến 25. Người tham gia được yêu cầu nhớ lại các chi tiết nhỏ, như các đoạn nhạc được chơi, và hoàn tất các nhiệm vụ ở những thời điểm khác nhau.
Kết quả là, người hút thuốc thực hiện bài test kém hơn hẳn, chỉ nhớ được 59% các nhiệm vụ.
Nhưng những người đã bỏ thuốc thì nhớ được 74%, so với 81% của những người không bao giờ hút thuốc.
Tiến sĩ Tom Heffernan, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện này có thể hữu ích trong các chiến dịch chống thuốc lá.
Đây là lần đầu tiên, một nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc bỏ thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ.
"Chúng ta đã biết rằng bỏ thuốc lá mang lại lợi ích to lớn với sức khỏe, nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy việc ngừng hút còn đem lại lợi ích cho sự nhận thức".

Theo Việt Báo
Posted by Unknown

Một loại thuốc mới khiến các tế bào ung thư ở não phát sáng trong quá trình phẫu thuật đang được sử dụng lần đầu tiên tại Australia.
Các nhà phẫu thuật tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne đã sử dụng loại thuốc trên, gọi làgliolan, nhằm giúp nhận diện các mô não bị ung thư trong quá trình phẫu thuật để bóc tách chúng khỏi não.
Loại thuốc này tác động lên các khối u thần kinh đệm cấp cao, một kiểu u não rất khó tiên lượng khả năng tiến triển.
Ngày 16/9 vừa qua, tiến sĩ Kate Drummond đã lần đầu tiên sử dụng thuốc này khi phẫu thật cho bệnh nhân David Hall, 53 tuổi, có u thần kinh đệm ác tính.
Australia: Thuốc mới giúp tế bào ung thư phát sáng
Trước đó một ngày, đồng nghiệp của bà là tiến sĩ David Walker cũng tiến hành ca mổ áp dụng kỹ thuật tương tự tại Brisbane.
Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, tiến sĩ Drummond cho biết, kỹ thuật này đã được sử dụng phổ biến tại châu Âu và Vương quốc Anh.
Các bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc khoảng 3-4 tiếng trước ca mổ và thuốc sẽ dần tích tụ tại các tế bào của khối u. Khi tiến hành vi phẫu thuật, những tế bào này sẽ phát sáng dưới ánh sáng xanh, giúp các bác sĩ nhận biết dễ dàng.
"Về cơ bản, loại thuốc này giúp các bác sĩ hình dung khối u rõ hơn để có thể phân biệt nó với phần não bình thường. Do vậy, chúng tôi có thể bóc tách được nhiều khối u hơn trước đây, qua đó có thể bảo vệ các bộ phận não bình thường. Điều này khiến các ca phẫu thuật phức tạp trở nên hiệu quả và an toàn hơn đối với bệnh nhân," tiến sĩ Drummond giải thích.
Theo tiến sĩ Drummond, các loại thuốc khác thường có nguy cơ gây dị ứng, nhưng tác dụng phụ chủ yếu của loại thuốc này là làm cho người ta nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vòng một ngày sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, mặc dù các bệnh nhân dùng thuốc này không nên phơi nắng, nhưng với ánh sáng bình thường xung quanh thì không thành vấn đề.
Số liệu của Viện Y tế và Phúc lợi Australia (AIHW) cho biết, tổng cộng có 1.123 bệnh nhân tử vong vì ung thư não tại xứ sở chuột túi trong năm 2007.
Theo Vietnam+
Posted by Unknown