Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học và Công nghệ sinh học Siberia, Nga, đã rút ra kết luận rằng từ các lớp bùn dưới đáy hồ và sông ngòi, có thể dễ dàng tách suất dầu diesel nguồn gốc sinh học và đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Theo các nhà khoa học, quá trình tách suất diesel sinh học từ bùn khá đơn giản, với một số phản ứng hóa học không phức tạp, chất lỏng nhớt bẩn sẽ biến thành sản phẩm tinh sạch. Chi phí nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu mới cũng không cao.
Đây có thể coi là một nguồn nhiên liệu giá rẻ và không bao giờ cạn kiệt.
Trước đó, các nhà khoa học có thể thu được diesel sinh học từ ngô và cải dầu, tuy nhiên đây là phương pháp tốn kém vì phải trồng rất nhiều hai loại cây nguyên liệu trên.
Kết quả nghiên cứu mới hứa hẹn đem lại hiệu quả hơn hẳn bởi nguồn nguyên liệu đã ở sẵn trong tự nhiên, các lớp bùn ở đáy hồ và sông ngòi là vô hạn, trong khi quá trình tách suất chúng lại đơn giản.
Các nhà nghiên cứu Nga ước tính, từ lớp bùn đọng lại sau khi các chất thải đã qua xử lý do con người thải ra trung bình mỗi ngày, có thể thu được gần 1.500 lít nhiên liệu diesel chất lượng cao.
Phát minh của các nhà khoa học Siberia không chỉ là bước đột phá trong sản xuất nhiên liệu sinh học, mà còn cho phép giải quyết vấn đề môi trường - phát thải từ các nhà máy xử lý nước thải lại trở thành nguồn nguyên liệu điều chế nguồn nhiên liệu thay thế mới.
Đây quả là một vòng tròn khép kín hoàn hảo. Nếu chất thải được khai thác nghiêm túc thì trong tương lai nhiên liệu sinh học thu được từ chúng có thể sẽ được sử dụng tại các xí nghiệp có nhu cầu cao về nhiên liệu diesel.
Kết quả phát minh trên của các nhà khoa học Nga đã trải qua những giám định quốc tế chặt chẽ và đã được công bố trên các tạp chí khoa học và trong tương lai, dự án về sản xuất nhiên liệu sinh học mới với chi phí thấp sẽ được thực hiện.
|
Theo Vietnam+ |
Monday, September 19, 2011
Những người phụ nữ thường tăng cân rất nhiều sau khi sinh và phải kiêng khem hoặc dùng thuốc giảm béo để trở lại bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc cho con bú chính là cách giảm cân hiệu quả.
Các nhà khoa học Mỹ tại Sở Y tế New York cho biết nếu một bà mẹ hàng ngày cho con bú thì hành động đó sẽ tiêu hao được 500 calo và nhờ vậy có thể giảm được trọng lượng dư thừa sau sinh.
Một kết qủa nghiên cứu gần đây trong chiến dịch tìm hiểu lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ còn cho biết việc cho con bú còn hạn chế đáng kể nguy cơ mắc một loại bệnh rất khó chữa là bệnh tiểu đường tuýp 2 ở các bà mẹ.
Những số liệu thống kê tại Mỹ cho thấy càng ngày các bà mẹ càng tự giác hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. So với 15 năm trước, tỷ lệ người cho con bú đã tăng lên nhiều, tới 75% tổng số các bà mẹ mới sinh.
Tuy nhiên, ở các nước khác nhất là ở châu Âu thì dù được tuyên truyền vận động nhiều, tình hình không tiến bộ được bao nhiêu. Tại các nước này, nhiều bà mẹ lúc đầu cũng cho con bú nhưng thường dừng lại sau 3 tháng hoặc nửa năm thì đã chuyển sang sữa bột. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nên cho con bú một năm hay hơn nữa thì càng tốt.
|
Theo Vietnamnet |
Ở vườn hoa Mười Lời, Đà Lạt có một chậu cây chanh ra ba trái khổng lồ. Mỗi trái dài khoảng 40 cm, đường kính khoảng 20cm, cân nặng trên dưới 3,5kg.
Theo anh Bùi Văn Sang - chủ vườn hoa Mười Lời, đây là giống chanh yên (còn gọi thanh yên) có nguồn gốc từ Ấn Độ, Miến Điện, vùng Địa Trung Hải.
Vào khoảng đầu năm 2000, cha ruột của anh Sang là cố nghệ nhân Bùi Văn Lời (Mười Lời) đã sưu tầm về chiết ghép, trồng mới hơn 10 cây trong vườn. Đến năm 2008, anh Sang bứng 10 cây chanh trồng vào chậu cảnh để chăm sóc bằng những kỹ thuật riêng, đến nay mỗi cây có chiều cao trung bình gần 1 mét.
Anh Sang cho biết từ tháng 6 đến nay, cả 10 cây chanh lần lượt đậu hơn 30 trái. Ngoài một cây có ba trái nặng 3,5kg như vừa nêu còn có hơn chục trái đang phát triển nặng 1-2kg. Những trái còn lại nặng trên dưới 0,5kg. Chủ vườn Bùi Văn Sang đang tuyển 3 chậu cây chanh yên nuôi dưỡng theo chế độ đặc biệt để triển lãm trong dịp Festival hoa Đà Lạt 2012.
|
Theo Giáo dục |
Một cây củ cải khổng lồ nặng 38.8 kg vừa mới được thu hoạch tại Thụy Điển.
Người làm vườn tên là Ian Neale sống tại Thụy Điển đã phá vỡ kỷ lục trồng củ cải lớn nhất thế giới khi ông vừa thu hoạch được 1 củ cải nặng tới 38,8kg.
Ông Neale và củ cải khổng lồ
Với thành tích ấn tượng trên, người đàn ông có 30 năm kinh nghiệm trồng thực vật khổng lồ đang hy vọng tên tuổi của ông sẽ được lưu trong cuốn sách kỷ lục thế giới Guinness là người trồng củ cải lớn nhất thế giới.
Củ cải vừa thu hoạch của ông Ian Neale có trọng lượng lớn hơn kỷ lục thế giới cũ 1,6kg.
Cây cải khổng lồ của ông Neale, sống tại Newport, Gwent là giống củ cải Thụy Điển. Giống củ cải này có vỏ màu trắng kem pha tím trên đầu. Bên trong ruột có màu vàng cam và hương vị ngọt, hơi cay.
Ông Neale tiết lộ, ông bắt đầu đam mê trồng rau củ khổng lồ từ 30 năm trước sau khi tham gia một cuộc cá cược với bạn bè xem ai có thể trồng hành tây có kích cỡ lớn nhất.
Ông cũng đã từng trồng được một cây củ cải đường nặng 23,5kg, một cây cần tây phá vỡ kỷ lục với trọng lượng 23,6kg.
Ông cụ vẫn dành 70 giờ mỗi tuần để chăm sóc cho khu vườn đặc biệt của mình và dự tính sẽ nghỉ hưu, chuyển sang chăn nuôi gia súc sau khi giành giải thưởng nhờ cây củ cải khổng lồ trên.
|
Theo Giáo dục |
Sau trận động đất ngày 12/5/2008 tại WenChua, Trung Quốc một chú lơn đã sống sót trong đống đổ nát 36 ngày. Đây có thể là một phép lạ trong cuộc sống, chính vì nghị lực sống phi thường này các thành viên trên mạng xã hội Trung Quốc đã đặt cho chú lơn cái tên “Lợn kiên cường”.
Hiện nay giống lợn này đã và đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và không có khả năng sinh con. Trong thời gian vừa qua các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung Quốc đã tiến hành nhân bản vô tính và kết quả 6 chú lợn kiên cường đã ra đời.
Chú lợn được ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính (Ảnh: Xinhuanet)
Sau khi được đưa ra khỏi đống đổ nát trong trận động đất chú lợn nhanh chóng hồi phục nhưng hoàn toàn mất đi khả năng sinh con.
Lãnh đạo Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung Quốc cho biết để tiếp tục duy trì nguồn gene của giống lợn này, tháng 2/2011 Viện nghiên cứu gene đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra sức khỏe của chú lợn và tiến hành lấy và nuôi dưỡng mẫu tế bào gốc trên đôi tai của lợn đồng thời sử dụng các công nghệ nhân bản vô tính để nhân bản tế bào gốc thành các phôi thai và sau đó đưa những phôi thai nhân bản này vào cơ thể hai lợn mẹ khỏe mạnh.
Trải qua 110 ngày phát triển hai lợn mẹ ngày 31/08 và ngày 2/9 năm 2011 đã sinh ra 6 chú lợn con tại Hui Zhou Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Hiện nay 6 chú lợn con rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Kỹ thuật nhân bản vô tính trên động vật là kỹ thuật chuyển lưu (Hạt) nhân nhưng không có quá trình sinh sản hữu tính, một tế bào có thể phát triển thành một con vật hoàn chỉnh.
Nhóm các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung Quốc cho biết họ đã nhân bản thành công lợn bằng phương pháp vô tính trên một tế bào gốc của chú lợn bị lão hóa. Ý nghĩa của công việc này ở chỗ sẽ giúp duy trì được giống nòi của những loài động vật đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
|
Theo Đất Việt |
Ngày 12/2/2009 là ngày kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882), một nhà khoa học có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học từ cổ chí kim. Trên thế giới có hơn 300 thành phố và địa phương tổ chức ngày kỉ niệm Darwin và những di sản khoa học vô cùng to tát mà ông để lại cho đời. Để hiểu thêm về nhân vật xuất chúng này, tôi sẽ bàn qua vài nét chính vế hai công trình làm nên tên tuổi của ông và cũng gây ra nhiều tranh luận dai dẵng cho đến ngày hôm nay: đó là lí thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.
Theo lời của cha, ông chuyển từ Đại học Edingburgh đến Đại học Cambridge để học văn khoa, với kì vọng trở thành tu sĩ sau này. Năm 1828 ông đến Cambridge , nhưng thay vì chú tâm theo học, ông lại chạy theo những thú vui mới như cưỡi ngựa và săn bắn. Ở đây ông quen với một nhà tự nhiên học rất nổi tiếng đương thời là Giáo sư John Stevens Henslow. Đến kì thi năm 1831, Darwin đạt kết quả tốt, đứng hạn 10 trong số 178 sinh viên.
Thân thế
Charles Robert Darwin sinh ra tại làngShrewsbury , hạt Shropshire (Anh) trong một gia đình trưởng giả gồm 6 anh chị em (ông là người thứ năm). Cha ông là bác sĩ Robert Darwin, và ông nội là Erasmus Darwin, cũng là một bác sĩ, triết gia, nhà thơ, và nhà tự nhiên học có tiếng. Năm 1825, tức mới 16 tuổi, Darwin thực tập nghề y, làm phụ tá cho cha ông điều trị những người nghèo ở hạt Shropshire . Sau đó, ông theo học y khoa tại trường Đại học Edingburgh. Học một thời gian ông cảm thấy chán nản, rồi bắt đầu bỏ bê học hành, nhưng ông lại tìm được một sở thích mới là đọc sách về các loài vật. Cha ông rất giận khi biết Charles bỏ bê học hành theo đuổi một thú vui mà cha ông cho là vô bổ đó.
Năm 1831, qua giới thiệu của Giáo sư Henslow, Charles Darwin được tham gia chuyến viễn du trên tàu Beagle. Chuyến du hành thám hiểm dự trù chỉ 2 năm, nhưng trong thực tế kéo dài đến 5 năm trời qua gần 65.000 km. Khi đến Brazil ông kinh ngạc và thích thú trước sự đa dạng của rừng Amazon, nhưng rất ghét thái độ của những tay thực dân đối với người nô lệ bản xứ. Có người cho rằng chính vì ông ghét thái độ kì thị người bản xứ của người Âu châu đã nung nấu ý chí để ông chứng minh rằng những người da trắng này có cùng nguồn gốc với người nô lệ địa phương. Trong một trang nhật kí nổi tiếng, ông viết rằng: “Theo tôi, chúng ta phải ghi nhận rằng một người dù với những phẩm chất vương giả của mình … vẫn mang trên người cái dấu ấn không thể xóa bỏ của một cội nguồn cấp thấp.”
Trong thời gian thám hiểm và tàu ghé qua nhiều địa điểm khác nhau, ông quan sát hàng loạt hiện tượng và thu thập rất nhiều di vật. Nơi gây ấn tượng sâu sắc nhất cho ông là quần đảo Galapagos (cách đất liền Nam Mĩ khoảng 500 km), vì ở đây ông tìm thấy những con rùa khổng lồ, thằn lằn to lớn, sư tử biển, cua, v.v… mà ông không thấy ở bên Âu châu. Điều đặc biệt thú vị là các sinh vật này cũng có mặt ở một vài đảo chung quanh những với hình dạng khác chút ít. Ông ghi chú rất chi tiết, cẩn thận, phân biệt rõ cái nào là quan sát thực tế, và cái nào là do ông suy luận. Thỉnh thoảng ông gửi các hiện vật này về Đại học Cambridge cùng với nhật kí cho gia đình biết ông đang làm gì và ở đâu.
Thời gian tham gia đoàn thám hiểm cũng chính là lúc ông nhận ra rằng những gì ông đọc trong Kinh Thánh không phù hợp với thực tế của thế giới tự nhiên, và ông thai nghén lí thuyết tiến hóa từ đó. Ngay từ lúc đó ông đã lí giải rằng hình thể đất đai ngày nay đã trải qua những quá trình thay đổi lớn; các sinh vật tồn tại và sẽ thay đổi hình dạng trong các thế hệ sau; và các sinh vật này không phải được một đấng tối cao nào sáng tạo ra một cách độc lập, mà chúng tiến hóa từ các sinh vật khác.
Khi tàu Beagle về London vào ngày 2/10/1836 , Darwin đã nổi tiếng trong giới khoa học, vì trước đó một năm giáo sư Henslow hay sử dụng những hiện vật của Darwin để thuyết giảng trong các hội nghị khoa học. Trong thời gian ở London , ông đọc cuốn sách nổi tiếng về dân số của Linh mục Thomas Malthus, mà trong đó ông lí giải rằng dân số sẽ được quân bình hóa do các yếu tố bệnh tật, hạn chế tài nguyên, và chiến tranh. Chịu ảnh hưởng cách lí giải đó, Darwin suy luận rằng một cơ chế tương tự cũng vận hành trong thế giới tự nhiên, và ông gọi đó là “natural selection” – chọn lọc tự nhiên.
Lí thuyết tiến hóa
Ngày 18/6/1858 khi Darwin viết gần phân nửa cuốn sách vế lí thuyết chọn lọc tự nhiên, ông được người bạn cũ là Alfred R. Wallaces gửi cho đọc luận văn cũng cùng chủ đề, Darwin thấy sốc vì có người có cùng ý tưởng! Darwin dừng viết sách và lập tức đề nghị Wallaces cùng với ông soạn một bài báo công bố trước. Ngày1/7/1858 , Hội Linnean ở London [1] trình bày một cách khiếm diện bài báo khoa học 18 trang của Charles Darwin và Alfred Wallace về lí thuyết chọn lọc tự nhiên, nhưng sau này người ta chỉ nhớ đến Darwin , ít ai nhắc đến Wallace [2]. Thật ra, Darwin là một nhà khoa học đích thực và xứng đáng là người phát triển lí thuyết chọn lọc tự nhiên [3].
Ngày 22/11/1859 (tức 150 năm trước), Darwin cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng “On the Origin of Species” (có khi gọi tắt là Origintạm dịch: “Về nguồn gốc các loài vật”). Cuốn sách chỉ in 1250 bản, nhưng bán hết nga y trong ngày xuất bản! Sau đó (và cho đến nay), sách được in rất nhiều lần và vẫn là một trong những cuốn bán chạy nhất. Sự ra đời của cuốn sách và lí thuyết chọn lọc tự nhiên, nói như nhà sinh vật học Stephen Jay Gould, là một cuộc cách mạng cơ bản nhất trong tất cả cuộc cách mạng tri thức của lịch sử nhân loại, một phát kiến quan trọng nhất trong thiên niên kỉ.
Trong cuốn Origin ông quan sát thấy các loài vật biến đổi theo từng vùng và thời gian. Ngày nay, sự biến đổi đó được gọi là “tiến hóa” (evolution), có nghĩa là sự thay đổi về đặc tính di truyền của các nhóm sinh vật qua nhiều thế hệ. Dựa vào sự thật của tiến hóa, ông tìm một lí thuyết tiến hóa để giải thích những gì ông quan sát được. Lí thuyết tiến hóa được dựa trên 6 phát biểu mang tính “nền tảng” sau đây:
1. các sinh vật (kể cả con người) sản sinh ra nhiều con, và số con sống sót nhiều hơn số chết;
2. những đứa con có khác biệt về chút ít về hình thể, nhưng những biến dạng này có ích cho sự sinh tồn mai sau;
3. các sinh vật đấu tranh (như tìm thực phẩm và nơi cư trú) để tồn tại;
4. những sinh vật nào thích ứng với môi trường sống sẽ sống và tái sản sinh;
5. các đặc tính có ích cho sự tồn tại và tái sản sinh sẽ được lưu truyền cho thế hệ kế tiếp;
6. cơ chế của tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.
Chọn lọc tự nhiên thực ra là một nguyên lí hết sức đơn giản (nhưng cũng dễ gây hiểu lầm). Toàn bộ nguyên lí có thể minh họa bằng một ví dụ như sau: nếu những người với gien A có nhiều con cái hơn những người với gien B, thì về lâu về dài gien A sẽ trở nên phổ biến trong dân số hơn gien B, và gien B sẽ dần dần trở nên hiếm trong dân số. Do đó, nói đến chọn lọc tự nhiên là nói đến (a) sự biến thiên về thông tin chứa trong gien làm nên những khác biệt về đặc tính của loài vật; (b) sự khác biệt về khả năng tái sản sinh của loài vật, do hệ quả của (c) thay đổi thông tin trong gien qua nhiều thế hệ.
Nhiều người hiểu lầm rằng thuyết của Darwin cho rằng con người xuất phát từ khỉ. Thật ra, Darwin chưa bao giờ nói hay viết như thế. Darwin viết rằng khỉ, vượn, và người nhất định phải có cùng một nguồn cội (tổ tiên) vì họ rất giống nhau so với các sinh vật khác như người với cá chẳng hạn. Thật vậy, ngày nay, qua phân tích di truyền học, chúng ta thấy trong bất cứ gien nào hay chuỗi DNA nào được khảo sát, con người và loài tinh tinh có cấu trúc gien và DNA giống nhau hơn là giữa tinh tinh với khỉ. Nếu so sánh DNA của con người vàDNA của tinh tinh, sự trùng hợp lên đến 98.4%, tức chỉ khác biệt 1.6%. Phân tích chuỗi DNA trong hệ thống máu globin, mức độ trùng hợp giữa con người hiện đại và tinh tinh là 98.76%, tức chỉ khác biệt trên dưới 1%. Chính vì sự trùng hợp di truyền này, nhiều nhà nhân chủng học đề nghị xếp loại tinh tinh thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm Pan troglodytes (hay những tinh tinh ‘thường’), nhóm 2 gồm Pan paniscus (còn gọi là bonobo hay pygmy chimpazee – tinh tinh nhỏ), và nhóm 3 là ... chúng ta, tức Homo sapiens, người thông minh. Có thể nói rằng chúng ta và linh tinh hay khỉ có cùng tổ tiên, nhưng qua tiến hóa thì bây giờ chúng ta “văn minh” hơn người anh em họ tinh tinh kia. Darwin không bao giờ nói khỉ là tổ tiên của con người.
Ảnh hưởng
Tại sao lí thuyết chọn lọc tự nhiên được các nhà khoa học đánh giá là một ý tưởng cách mạng vĩ đại của thiên niên kỉ? Tại vì lí thuyết này là nền tảng của nền y sinh học hiện đại, nó cung cấp cho chúng ta một phương tiện để hiểu về thế giới tự nhiên; một sự hiểu biết sâu hơn (dù chưa hoàn hảo) về hành vi của con người, về nguồn cội của chúng ta đến từ đâu và sẽ đi về đâu. Bất cứ ai làm trong ngành y sinh học đều có thể thấy lí thuyết của Darwin hoàn toàn hợp lí.
Trong phần cuối của cuốn Origin, Charles Darwin tiên đoán rằng công trình của ông sẽ dẫn đến nhiều nghiên cứu quan trọng trong một tương lai gần. Sau 200 năm, lời tiên đoán của Darwin đã thành sự thật. Ngày nay, trong y khoa có một bộ môn học gọi là Darwinian Medicine hay Evolutionary Medicine (y học tiến hóa) để giải thích tại sao chúng ta mắc những bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ vữa động mạch, phiền muộn, ho, cảm cúm, nhiễm trùng, v.v… Thuyết tiến hóa chẳng những được sử dụng để lí giải về sự đa dạng của các loài vật, mà còn được áp dụng để hiểu hành vi con người (như tại sao phụ nữ thích đàn ông có chiều cao cao, hay đàn ông thích phụ nữ có mông nở, ngực to và khuôn mặt cân đối); tâm lí, và làm nền tảng cho hàng loạt các bộ môn khoa học xã hội khác. Mới đây, thuyết tiến hóa còn được sử dụng làm mô hình giải thích các hiện tượng xã hội như chiến tranh và tranh chấp quân sự giữa các quốc gia hay các vùng trong một quốc gia. Các nhà kinh tế có hẳn một trường phái kinh tế tiến hóa (evolutionary economics) ứng dụng thuyết tiến hóa để giải thích phát triển kinh tế, tiếp thị, và thị trường chứng khoáng.
Charles Darwin để lại cho đời chỉ 3 công trình khoa học (dưới dạng 3 cuốn sách) và một số bài báo khoa học, nhưng cũng đủ để thay đổi thế giới một cách vĩnh viễn. Cứ mỗi năm, các nhà khoa học lại tìm thấy ứng dụng mới của lí thuyết tiến hóa. Công trình Origin của Darwin có thể xem là một trong những tác phẩm trụ cột của thế giới, và đặt ông vào hàng của những “đại thụ” như Aristotle, Thánh Augustine, William Shakespeare, Charles Dickens, Fyodor Dostoevsky, Honoré de Balzac, Victor Hugo, những tác gia đặt nền móng cho văn minh phương Tây. Charles Darwin, qua công trình Origin, đã và sẽ còn thay đổi thế giới.
[1] Nay là một phần của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Anh. Hội Linnean là một hội sinh học lâu đời nhất trên thế giới, danh xưng của hội lấy từ tên của nhà sinh vật học nổi tiếng người Thụy Điển Carl Linnarus. [2] Nhiều người cho rằng
[3] Xem qua các bài báo và nhật kí của
Ông thậm chí còn dùng tư duy phân tích để xem có đánh giá lợi và bất lợi nếu lập gia đình. Trong nhật kí ông phân tích như sau: Lợi? Có một người phối ngẫu lúc nào cũng bên mình trong cuộc đời, một người bạn lúc tuổi xế chiều, và làm cho cuộc sống ý nhị hơn. Còn bất lợi? Mất tự do đi đứng theo ý mình, giảm thì giờ để đọc sách, giảm thì giờ đi thăm viếng bạn bè và bà con, phải tiêu tiền để nuôi con cháu thay vì để mua sách. Cuối cùng ông quyết định … cưới vợ. Ngày
Sau khi lập gia đình, ông biến cả nhà thành một trung tâm khoa học. Ông nhờ vợ đánh đàn piano cho một đám giun nghe (chứa trong chậu) để ông quan sát xem chúng có phản ứng với nhạc không. Ông báo cáo rằng không có con giun nào phản ứng với nhạc cả! Ông nhờ mấy người con ném bột trên một đàn ong để ông theo dõi đường bay của ong. Nhưng chẳng thấy ông báo cáo có đứa con nào bị ong chích hay không. Ông còn là một nhà sáng chế. Vì phòng làm việc tương đối rộng và chứa nhiều hiện vật, nên mỗi khi ông di chuyển tương đối tốn thời gian, và thế là ông gắn bánh xe vào chân ghế để tiết kiện … vài phút.
|
Box 2 – Vài nét phác họa về Charles R. Darwin
Sinh tử:
Gia đình: Thành hôn với người chị họ là Emma Wedgewood. Hai người có tất cả 10 con.
Học vấn: Học y khoa tại Đại học
Sự nghiệp
1831 Được Giáo sư John Stevens Henslow mời tham gia chuyến du hành trên tàu HMS Beagle đến Nam Mĩ để nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Hoàng gia Anh.
1838-1843 Biên tập và đóng góp cho cuốn sách về khoa học tự nhiên vật và động vật học (The Zoology of the Voyage of HMS Beagle). Phát triển học thuyết lựa chọn tự nhiên.
1859 Công bố cuốn sách nổi tiếng “On the Origin of Species” (Về nguồn gốc các loại vật).
1871 Công bố cuốn sách nổi tiếng khác "The Descent of Man” “Selection in Relation to Sex”
1872 Công bố cuốn sách “The Expression of the Emotions in Man and Animals”.
Câu phát biểu nổi tiếng:
“Theo tôi, chúng ta phải ghi nhận rằng một người dù với những phẩm chất vương giả của mình … vẫn mang trên người cái dấu ấn không thể xóa bỏ của một cội nguồn cấp thấp” (Charles Darwin)
Đánh giá:
“Học thuyết tiến hóa cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn phong phú và ngoạn mục hơn bất cứ tôn giáo nào” (Giáo sư Richard Dawkins)
|
Nguyễn Văn Tuấn
Phương pháp mới sản xuất thực phẩm chức năng mà bạn có thể tự làm để tăng cường sức khoẻ và phòng chống bệnh tật: Gây stress cho cây trồng.
Các nhà nông học trường Đại học Nông nghiệp và Thú y Thành phố Obichiro (thuộc Khu Hokkaido) đã làm những đại biểu Hôi nghị thường niên của Hội hoá học Mỹ rất sửng sốt khi báo cáo rằng, họ đã điều chế được các loại dược phẩm chữa các bệnh nặng và làm trẻ lại với nguyên liệu đầu chỉ là củ khoai tây bình thường.
Trong nhiều nămqurất nhiều nghiên cứu trên thế giới dành cho những chất chống oxi hoá, bảo vệ các tế bào khỏi sự xâm hại của các virus, điều trị các triệu chứng ngộ độc, stress và phòng chống bệnh tật… Đa số các chất này có trong rau quả.
Những chất chống ôxi hoá có hiệu quả nhất là poliphenol, có trong dâu rừng, nho, rượu vang đỏ, lựu, cà rốt, chè xanh. Chúng thường là chất tạo màu cho tự nhiên cho rau quả và dùng để phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Bằng phương pháp gây stress cho cây trồng, khoai tây sẽ trở thành một loại thực phẩm chức
năng tự nhiên. (Ảnh minh họa)
Nhưng vì chiếm tỉ lệ quá thấp nên giá thành của chúng trở nên khá đắt . Các nhà khoa học đã tìm ra được cách làm giàu các poliphenol trong các sản phẩm thường gặp. Họ đã tạo ra được những quả cà chua và những củ cà rốt có màu tím, những chiếc bắp cải màu da cam hoặc xanh da trời. Tất cả những rau quả này đều dựa trên sự áp dụng công nghệ gen hoặc phương pháp chọn lọc nhân tạo qua nhiều thế hệ.
Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rằng, hàm lượng các poliphenol rất quý này tăng lên một cách rõ rệt khi các rau quả bị… stress. Ví dụ khi đang phát triển chúng gặp khô hạn, bị hành hạ, đánh đập…
Họ đã làm giàu poliphenol trong khoai tây bằng nhiều cách để tăng hàm lượng poliphenol trong thời gian rất ngắn. Chẳng hạn họ đã gây trên chúng các sốc điện hoặc hướng vào chúng sóng siêu âm.
Họ mang khoai tây cho vào nước muối chừng 10 giây, sau đó thổi không khí đã ion hoá vào chúng 10, 20, 30 phút. Họ hướng các sóng siêu âm vào 5-10 phút. Kết quả là hàm lượng poliphenol đã tăng được 20% và các chất chống oxi hoá khác tăng tới 60%.
Theo các nhà nghiên cứu, phát minh của họ có thể mang lại cho ngành trồng trọt những khoản lợi nhuận rất lớn, bởi xu hướng hiện nay mọi người đều rất quan tâm đến thực phẩm chức năng, mang lại những lợi ích cho sức khoẻ, đồng thời phòng chống được các bệnh tật.
Thậm chí bạn có thể tự trồng trong mảnh vườn riêng của gia đình, như “khoai tây chống ung thư” chẳng hạn để dùng hàng ngày. Tất nhiên,nếu trở thành một phong trào đại trà, người ta sẽ sản xuất và cung cấp những thiết bị chuyên dùng để “gây thương tích” cho rau quả nhằm nâng hàm lượng chất chống ôxi hoá ví dụ như máy phát siêu âm để mọi người có thể tự làm các sản phẩm chức năng như mình muốn.
Theo Vietnamnet
Tiến sĩ Sarah O’Connor, phó giáo sư hóa học ở Học viện công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vừa công bố một công trình khoa học vào tháng 11/2010 về khả năng điều chỉnh con đường trao đổi chất của thực vật theo ý muốn.
Thực vật có khả năng tổng hợp hằng hà sa số các hợp chất thiên nhiên mà con người vẫn chưa kiểm soát được vì bản chất di truyền, phát triển và sinh thái rất phức tạp của chúng. Vì thực vật quá phức tạp nên từ lâu vi sinh vật đã chiếm vị trí thượng tôn trong các hoạt động sản xuất hợp chất thiên nhiên phục vụ con người, đơn giản chỉ vì người ta dễ dàng điều khiển các tính trạng di truyền vi sinh vật như các gene mã hóa cho các con đường sinh tổng hợp được sắp xếp và điều hòa theo trật tự rõ ràng. Ở thực vật thì trái lại, người ta vẫn chưa rõ có bao nhiêu enzyme tham gia vào việc sinh tổng hợp các hợp chất tự nhiên, gene mã hóa cho các enzyme này lại không được sắp xếp theo trật tự rõ ràng như ở vi sinh vật; ngoài ra, việc sinh tổng hợp các hợp chất này còn phụ thuộc sự phối hợp hoạt động giữa các loại tế bào chuyên biệt cho tổng hợp, vận chuyển, và lưu trữ. Sản xuất khối lượng lớn các hợp chất tự nhiên này là điều rất khó khăn, trong rất nhiều trường hợp là bất khả thi.
Hiện nay, người ta thường sản xuất hợp chất thiên nhiên bằng cách đưa vào trong vi sinh vật (như vi khuẩn Escherichia coli hoặc nấm men) một vài gene có chức năng sinh tổng hợp hợp chất tự nhiên ở thực vật. Một ví dụ thành công điển hình là công trình sản xuất tiền chất của artemisinin (thuốc chống sốt rét) với lượng đáng kể từ nấm men của Tiến sĩ Ro Dae-kyun ở Đại học California–Berkeley (Hoa Kỳ) (nay công tác tại Đại học Calgary, Canada). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc biến đổi di truyền sinh tổng hợp các hợp chất tự nhiên trên chính đối tượng thực vật, đặc biệt là khi người ta vẫn chưa biết hết các enzyme tham gia vào con đường sinh tổng hợp hợp chất mong muốn, như trường hợp monoterpene indole alkaloid trong nghiên cứu của Tiến sĩ O’Connor.
Trong công trình của Tiến sĩ O’Connor, bà và các cộng sự đã chuyển tế bào của cây dừa cạn (Catharanthus roseus) thành các nhà máy sản xuất hợp chất tự nhiên bằng cách kết hợp việc sử dụng gene từ vi sinh vật, kỹ thuật biến đổi enzyme cùng kỹ thuật chuyển gene vào tế bào thực vật. Họ đã thành công trong việc tạo ra các hợp chất tự nhiên monoterpene indole alkaloid có chứa chlor (Cl). Các alkaloid này bao gồm nhiều hợp chất có vai trò quyết định trong việc chữa trị bệnh Hodgkin (ung thư hạch bạch huyết) và bệnh bạch cầu ác tính. Việc gắn thêm một nguyên tử Cl lên một phân tử alkaloid là điều trước đây người ta không thể làm được. Trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để thay đổi hoạt tính và tính chuyên biệt, đồng thời làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
Các alkaloid này rất phức tạp, có chung tiền chất là acid amine tryptophan và phân tử terpene 10 carbon là geraniol. Các tiền chất này thì đơn giản, nhưng sau khi được chuyển hóa với ít nhất 14 enzyme tham gia thì sẽ trở thành hàng trăm loại monoterpene indole alkaloid khác nhau. Một bước quan trọng trong con đường sinh tổng hợp này là việc loại nhóm carboxyl từ phân tử tryptophan do enzyme tryptophan decarboxylase ở cây dừa cạn xúc tác, tạo ra carbon dioxide và chất trung gian tryptamine. Tryptamin sau đó kết hợp với hợp chất secologanin có gốc từ geraniol tạo ra strictosidine do enzyme strictosidine synthase xúc tác. Strictodine này sau đó lại tiếp tục được biến đổi nhờ nhiều enzyme khác nhau để tạo ra hàng rất nhiều loại alkaloid đa dạng ở cây dừa cạn.
Cây dừa cạn (Catharanthus roseus). Nguồn ảnh: PHOTOS HORTICULTURAL/PHOTOSHOT
Trước đây, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ O’Connor đã chứng minh rằng tế bào dừa cạn có thể thu nhận phân tử tương tự như tryptamin nhưng có thêm một nguyên tử Cl và tạo ra được sản phẩm alkaloid có gắn Cl. Ban đầu các nhà khoa học hơi bất ngờ khi thấy tính “dễ dãi” của các enzyme khi chấp nhận cơ chất không chuyên biệt (có thêm Cl); tuy nhiên, sau đó họ nhận ra rằng đây tính chất không chuyên biệt về cơ chất là điều khá phổ biến ở các enzyme tham gia sinh tổng hợp hợp chất tự nhiên. Trong công trình mới này, Tiến sĩ O’Connor còn chứng minh thêm tính không chuyên biệt của enzyme “thượng nguồn” trước tryptamin là tryptophan decarboxylase.
Sau khi đã xác định được các enzyme trong con đường sinh tổng hợp monoterpene indole alkaloid ở cây dừa cạn có khả năng chấp nhận cơ chất có thêm gốc Cl, Tiến sĩ O’Connor và các cộng sự sử dụng các enzyme halogenase từ vi khuẩn đất để gắn nhóm Cl vào hai nguyên tử carbon chuyên biệt trên vòng tryptophan. Sản phẩm tạo ra là hai loại phân tử strictosidine với hai vị trí Cl khác nhau. Kết quả cho thấy chỉ có một loại strictosidine gắn Cl được các enzyme “hạ nguồn” chấp nhận. Các tác giả đã sử dụng lại một kết quả nghiên cứu trước đây về cấu trúc enzyme strictosidine synthase để biến đổi enzyme này thành một enzyme chấp nhận cả hai loại strictosidine gắn Cl.
Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng một loại vi khuẩn đất phổ biến là Agrobacterium rhizogenes có khả năng chèn gene ngoại lai vào tế bào thực vật. Họ nuôi cấy rễ cây dừa cạn được chuyển gene halogenase và dạng strictosidine synthase biến đổi. Tế bào rễ cây dừa cạn sản xuất được không những tryptophan có gắn Cl mà còn rất nhiều dạng alkaloid có chứa Cl khác, chứng minh phổ cơ chất rộng lớn của các enzyme có liên quan.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Sarah O’Connor và cộng sự đã chứng minh tính khả thi của ý tưởng biến đổi con đường sinh tổng hợp chất tự nhiên để tạo ra các hợp chất mang các tính chất mong muốn ngay bằng hệ thống thực vật mà lâu nay thường bị bỏ qua. Nhiều enzyme có liên quan vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể nên không thể đưa vào hệ thống vi sinh vật để tổng hợp hoạt chất được. Lượng sản phẩm tạo ra từ nghiên cứu này còn thấp, tuy nhiên cũng tương đương với mức in vitro hay từ vi sinh vật trong các nghiên cứu khác. Ngoài ra, việc ứng dụng thuyết phục các công cụ biến đổi cấu trúc enzyme và gắn các nhóm chức hóa học vào hợp chất tự nhiên sẽ mở ra cơ hội cho các nhà hóa học y dược tham gia tích cực vào lĩnh vực khám phá các hợp chất tự nhiên.
Theo TTCNSH TPHCM
Subscribe to:
Posts (Atom)