Gia sư tiếng anh - Tin học

Gia sư tiếng anh - Tin học

Dạy tin học ngoại ngữ mọi trình độ, đặc biệt dạy cấp tốc cho người đi làm, xuất cảnh, luyện thi chứng chỉ quốc gia A,B,C…

Gia sư tiếng anh - Tin học
Gia sư theo lớp

Gia sư theo lớp

Trung tâm gia sư Bình Minh tại tphcm nhận dạy tại nhà các lớp từ 1-12

Gia sư theo lớp
Gia sư theo môn

Gia sư theo môn

Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Sử – Địa – Ngoại Ngữ (Anh Hoa Pháp Nhật) – Tin Học – Nhạc- Họa …

Gia sư theo môn
Gia sư theo quận

Gia sư theo quận

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Gò Vấp,Tân Bình,Tân Phú,Bình Thạnh,Phú Nhuận,Thủ Đức, Bình Tân

Gia sư theo quận
Showing posts with label dạy-kèm-vẽ. Show all posts
Showing posts with label dạy-kèm-vẽ. Show all posts

Thursday, October 10, 2013

Dạy kèm vẽ là một trong những dịch vụ dạy kèm uy tín và chất lượng của trung tâm dạy kèm.
Dạy kèm Vẽ tại nhà cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5
Dạy kèm : Vẽ, thủ công, trang trí, nặn, thường thức mỹ thuật.
Trang bị cho các em kiến thức kỹ năng cơ bản về bố cục, đường nét, màu sắc, trang trí cơ bản, v.v... Tăng cường khả năng quan sát. Thể hiện ý nghĩ và sự tưởng tượng một cách tự tin. Sáng tác được tranh theo đề tài, tranh theo phong cách trang trí, vẽ theo mẫu ở mức độ tương đối chính xác.
Thủ công: giúp các em có khả năng trang trí và tự làm được đồ chơi, bưu thiếp, đồ dùng học tập, v.v... từ giấy màu và các vật liệu phế thải. Có ý thức dùng vật liệu phế thải làm thành đồ dùng hữu ích khác. Rèn luyện kỹ năng làm việc gọn gàng và sử dụng thành thạo các công cụ thông thường.
Trang trí: giúp các em có kiến thức về họa tiểt và các nguyên tắc trang trí. Có thể ứng dụng ngay vào mọi hoạt động trong cuộc sống.
Nặn: con vật, đồ vật, người, tổ hợp bằng đất màu. Cảm nhận về khối và không gian 3 chiều.
Thường thức mỹ thuật: có khái niệm về chất liệu, thể loại hội họa. Biết cách xem các tác phẩm hội họa và điêu khắc ở mức độ cơ bản. Biết tên một số danh họa trong nước và quốc tế. Tăng khả năng nhận thức về giá trị văn hóa và nghệ thuật.
Dành cho học sinh từ lớp 6 đến 11.
Dạy kèm các môn học mới: hình họa, đồ họa, thiết kế mỹ thuật, điêu khắc, lịch sử mỹ thuật.
Các chất liệu mới: màu nước, sơn dầu, chất liệu tổng hợp, …
Hình họa: Vẽ nghiên cứu sâu, vẽ theo các phong cách và trường phái khác nhau.
Đồ họa: sáng tác bằng các chất liệu cơ bản dành cho đồ họa như bút kim, in ấn, chất liệu tổng hợp.
Thiết kế mỹ thuật: thiết kế được các loại hình cơ bản như bìa sách, poster, …
Điêu khắc: xây hình người, động vật theo cấu trúc giải phẫu, biết cách làm phù điêu đơn giản.
Dạy kèm vẽ cho học sinh có định hướng thi vào các trường mỹ thuật,kiến trúc......
Posted by Unknown

Tuesday, May 28, 2013


    Giáo trình sinh học phân tử gồm 9 chương được viết bởi nhiều tác giả, trình bày các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về các đại phân tử sinh học nói chung và về bộ gen nói riêng, cụ thể như sau:

Chương 1                                 Các đại phân tử sinh học                                           
Chương 2                                 Cấu trúc genome                                                      
Chương 3                                 Cấu trúc và chức năng của gen                             
Chương 4                                 Tái bản DNA                                                               
Chương 5                                 Phiên mã                                                                   
Chương 6                                 Dịch mã                                                                    
Chương 7                                 Sửa chữa và bảo vệ DNA                                        
Chương 8                                 Điều hòa biểu hiện gen                                              
Chương 9                                 Công nghệ di truyền                                                 


           
Download Giáo trình Sinh học phân tử:  Pass: blogsinhhoc
http://www.mediafire.com/download/iyg82ya87vurcxu/Sinh_hoc_phan_tu.rar

Links dự phòng
http://upfile.vn/5cd5


"Nucleic acid, vật chất mang thông tin di truyền của các hệ thống sống, là một polymer hình thành từ các monomer là nucleotide. Mỗi nucleotidee gồm 3 thành phần: nhóm phosphate, đường pentose (đường 5 carbon) và một base nitơ. Các base nitơ thuộc hai nhóm: các purine gồm adenine và guanine, các pyrimidine gồm thymine, cytosine và uracil. Các nucleotide được nối với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo thành chuỗi dài.         
          Nucleic acid gồm hai loại phân tử có cấu tạo rất giống nhau là desoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).
..."
           "Genome chứa toàn bộ thông tin di truyền và các chương trình cần thiết cho cơ thể hoạt động. Ở các sinh vật nhân thật (eukaryote), 99% genome nằm trong nhân tế bào và phần còn lại nằm trong một số cơ quan tử như ty thể và lạp thể. Đa số genome vi khuẩn và phần genome chứa trong các cơ quan tử thường có kích thước nhỏ và ở dạng vòng khép kín. Ngược lại, phần genome trong nhân thường rất lớn và phân bố trên các nhiễm sắc thể dạng thẳng.
..."
           "Cuối những năm 1970, việc phát hiện ra gen gián đoạn ở sinh vật eukaryote cho thấy có những đoạn DNA không mã hóa cho các amino acid trên phân tử protein. Vì thế, khái niệm về gen lại được chỉnh lý một lần nữa: “Gen là một đoạn DNA đảm bảo cho việc tạo ra một polypeptide, nó bao gồm cả phần phía trước (vùng 5’-không dịch mã) và phía sau (vùng 3’-không dịch mã) của vùng mã hóa cho protein, và bao gồm cả những đoạn không mã hóa (intron) xen giữa các đoạn mã hóa (exon)”.
           Hiện nay, có thể định nghĩa gen một cách tổng quát như sau: “Gen là đơn vị chức năng cơ sở của bộ máy di truyền chiếm một locus nhất định trên nhiễm sắc thể và xác định một tính trạng nhất định. Các gen là những đoạn vật chất di truyền mã hóa cho những sản phẩm riêng lẻ như các RNA được sử dụng trực tiếp cho tổng hợp các enzyme, các protein cấu trúc hay các chuỗi polypeptide để gắn lại tạo ra protein có hoạt tính sinh học.
..."
           "Đặc điểm cơ bản của sự tái bản đó là tái bản theo phương thức bán bảo thủ (semiconservative replication). Tái bản bán bảo thủ nghĩa là trong hai chuỗi của tất cả các phân tử DNA bao giờ cũng có:
- Một chuỗi của DNA cũ (từ một trong hai chuỗi của DNA mẹ).
- Một chuỗi của DNA mới (mới được tổng hợp).
Mỗi một lần tái bản đều có sự tách rời của hai chuỗi của DNA mẹ, đồng thời mỗi chuỗi mẹ tiến hành sao chép để cho một chuỗi con, chuỗi này sau đó lại kết hợp với chuỗi mẹ.
Vị trí mở xoắn kép và tổng hợp DNA mới cùng một lúc trên DNA gọi là chạc ba tái bản (replication fork) do cấu trúc của vùng tái bản có hình chữ Y. Sự tổng hợp DNA mới gắn liền với việc mở xoắn DNA cũ.
..."
           "Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA từ khuôn mẫu DNA. Quá trình này về phương diện hóa học và enzyme rất giống với quá trình tái bản DNA. Cả hai đều liên quan đến các enzyme tổng hợp một chuỗi nucleic acid mới bổ sung với khuôn mẫu DNA. Tất nhiên, hai quá trình này có những khác biệt quan trọng, mà đáng chú ý nhất là chuỗi mới trong quá trình phiên mã được tạo thành từ các ribonucleotide thay vì các deoxyribonucleotide. Các nguyên tắc cơ bản của quá trình này được thiết lập dựa vào nghiên cứu trên prokaryote (E. coli) nhưng dường như các nguyên tắc này cũng có tính phổ biến cho cả eukaryote. Tuy nhiên, do sự khác biệt về cấu trúc genome và hệ thống enzyme nên sự phiên mã ở prokaryote và eukaryote cũng có những khác biệt nhất định.
..."
           "Dịch mã là quá trình các thông tin di truyền chứa trong các trình tự nucleotide của mRNA được sử dụng để tạo ra các chuỗi amino acid trong protein. Sự tổng hợp một protein riêng lẽ đòi hỏi sự tham gia của hơn 100 protein và RNA. Bộ máy dịch mã bao gồm bốn thành phần quan trọng là mRNA, tRNA, aminoacyl tRNA synthetase và ribosome. Các mRNA là khuôn mẫu cho quá trình dịch mã. Dịch mã là một trong những quá trình có tính bảo thủ cao và chiếm nhiều năng lượng của tế bào. Tuy nhiên, do cấu trúc khác nhau giữa mRNA của prokaryote và eukaryote nên quá trình dịch mã của chúng cũng có những điểm khác biệt quan trọng.
..."
           "Trên phân tử DNA có thể xuất hiện nhiều biến đổi do sai hỏng trong quá trình trao đổi chất, do các tác nhân gây đột biến vật lý và hóa học của môi trường. Tuy nhiên, genome luôn có độ ổn định cao nhờ các cơ chế sửa chữa và bảo vệ DNA. DNA là phân tử duy nhất, mà khi biến đổi hay bị phá hỏng vẫn có khả năng được sửa chữa nhờ tế bào. Các cơ chế sửa sai rất đa dạng và có hiệu quả cao. Ba quá trình bao gồm sửa sai, tái bản và tái tổ hợp DNA liên quan chặt chẽ với nhau. Đây cũng là một minh chứng về sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ chế di truyền với nhau.
..."
           "Như chúng ta đã biết ba quá trình thiết yếu cho sự tồn tại của tế bào là tái bản, phiên mã và dịch mã. Tuy nhiên, tế bào không thể tồn tại độc lập với môi trường chung quanh. Như vậy, sẽ nảy sinh một vấn đề quan trọng: tế bào sẽ điều chỉnh hoạt động của mình như thế nào cho phù hợp với các biến đổi của môi trường bên ngoài để có thể tồn tại thích ứng? Chương này sẽ đề cập đến các phương thức điều chỉnh đó, tức là các cơ chế điều hòa sự biểu hiện của gen ở các sinh vật prokaryote và eukaryote.
           Sự biểu hiện của các gen chịu sự kiểm soát của các cơ chế điều hòa. Các cơ chế này giữ vai trò rất quan trọng cho các hoạt động sống, đáp lại những biến đổi của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Sự biểu hiện của khác nhau ở prokaryote và eukaryote. Việc điều hòa được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau và liên quan đến từng giai đoạn phát triển. Theo quan niệm về operon, các gen điều hòa (regulatory gen) giữ vai trò quan trọng trong việc đóng và mở các gen cấu trúc (structural gen) để có biểu hiện tổng hợp protein đúng lúc, đúng nơi theo nhu cầu cụ thể của tế bào.
..."
           "Vào năm 1973, một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra cơ thể sinh vật đầu tiên với các phân tử DNA tái tổ hợp. Cohen (ĐH Stanford, Mỹ) và Boyer (ĐH California, Mỹ) cùng các cộng sự đã đưa được một đoạn DNA từ một plasmid này vào một plasmid khác, tạo ra một plasmid hoàn toàn mới, phân tử tái tổ hợp. Sau đó, họ đưa plasmid tái tổ hợp vào trong các tế bào E. coli, trong một thời gian ngắn, họ đã dùng các phương pháp giống nhau để gắn các gen từ hai loại vi khuẩn khác nhau, cũng như để chuyển các gen từ ếch vào vi khuẩn. Các thí nghiệm này đã đánh dấu một cuộc cách mạng vô cùng quan trọng  trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nhân loại.
           Công nghệ DNA tái tổ hợp là một tập hợp các kỹ thuật phân tử để định vị, phân lập, biến đổi và nghiên cứu các đoạn DNA. Thuật ngữ tái tổ hợp được dùng thường xuyên do mục tiêu của nó là phối hợp DNA từ hai nguồn xa nhau. Ví dụ: các gen từ hai nguồn vi khuẩn khác nhau có thể được liên kết lại, hoặc một gen người có thể được đưa vào nhiễm sắc thể vi khuẩn. Công nghệ DNA tái tổ hợp (thường được gọi là công nghệ di truyền) hiện nay bao gồm một mạng lưới các kỹ thuật phân tử được dùng để phân tích, biến đổi và tái tổ hợp hầu như mọi trình tự DNA.
..."
Ngoài các chương nêu trên, giáo trình còn có phần tài liệu tham khảo, giúp các bạn tìm kiếm các tài liệu liên quan. Chúc các bạn học tốt!

Posted by Unknown